Giấy tạm trú trong đăng ký kết hôn là gì năm 2024

Thưa luật sư, sau khi “khai tử” sổ hộ khẩu, ông đánh giá thế nào về việc người dân vẫn phải sử dụng nhiều loại giấy tờ để chứng minh thông tin cư trú?

- Căn cứ Nghị định số 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Giấy tạm trú trong đăng ký kết hôn là gì năm 2024
Công dân thực hiện thủ tục tại bộ phận một cửa phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân

Theo đó, từ ngày 1/1/2023, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên quá trình thực tiễn triển khai có rất nhiều phát sinh liên quan đến việc xác định nơi cư trú, thông tin cư trú, thông tin trong các giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu chưa đầy đủ, chưa chính xác, thiếu thông tin. Dẫn đến việc các cơ quan nhà nước yêu cầu người dân bổ sung thêm giấy tờ là xác nhận cư trú. Điều này cũng khiến cho người dân lại phải mất công sức, thời gian đi xin xác nhận cư trú, gây phiền hà, phức tạp thêm về thủ tục hành chính công.

Vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có cần phải xin bổ sung thêm giấy tờ xác nhận cư trú không, thưa ông? Phải chăng yêu cầu này là không cần thiết, gây phiền hà cho người dân?

- Liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn có cần phải xin bổ sung thêm giấy tờ xác nhận cư trú không cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Trước đây khi thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định Luật Hộ tịch năm 2014 thì giấy tờ để đăng ký kết hôn gồm có bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và giấy giới thiệu đăng ký kết hôn của UBND xã/phường/thị trấn cấp cho người đi đăng ký kết hôn ở địa phương khác.

Giấy tạm trú trong đăng ký kết hôn là gì năm 2024
Luật sư Đinh Đức Duy

Với quy định bỏ sổ hộ khẩu cũng không làm ảnh hưởng, thay đổi về nơi cư trú, thực tế có rất nhiều giấy tờ, các xác nhận của UBND đã thể hiện rõ nơi cư trú, hộ khẩu của người đăng ký kết hôn. Nếu có sai sót, cần bổ sung thì trong quá trình xác nhận tình trạng hôn nhân, UBND đã yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa các thông tin.

Việc yêu cầu bổ sung xác nhận cư trú trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là không cần thiết, gây phiền hà, khó khăn cho người dân khi làm thủ tục hành chính công. Vì thế, trên tinh thần cải cách hành chính, thủ tục và theo chỉ đạo chung của Thủ tướng chính phủ về việc không nên bắt buộc người dân phải xin xác nhận cư trú như một hình thức bắt buộc về hồ sơ, thủ tục.

Cho mình hỏi mình có cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú khi đăng ký kết hôn hay không? - Câu hỏi của Hà Anh (Khánh Hoà).

Người dân đăng ký kết hôn có cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú hay không?

Căn cứ khoản 1 ' onclick="vbclick('44EC0', '388233');" target='_blank'> quy định như sau:

Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

...

Điều này đã được sửa đổi bởi khoản 2 ' onclick="vbclick('84DB1', '388233');" target='_blank'> quy định như sau:

Bãi bỏ, thay thế một số cụm từ quy định tại các nghị định

...

2. Bãi bỏ cụm từ “trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Tại khoản 1 ' onclick="vbclick('3F68F', '388233');" target='_blank'> quy định nội dung đăng ký hộ tịch gồm:

Nội dung đăng ký hộ tịch

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

  1. Khai sinh;
  1. Kết hôn;
  1. Giám hộ;
  1. Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

  1. Khai tử.
...

Theo đó, đăng ký kết hôn là một nội dung đăng ký hộ tịch. Như vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký kết hôn không phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú như quy định trước đây.

Giấy tạm trú trong đăng ký kết hôn là gì năm 2024

(Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì trong hồ sơ đăng ký kết hôn?

Căn cứ ' onclick="vbclick('44EC0', '388233');" target='_blank'> quy định về đăng ký kết hôn như sau:

Đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
  1. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
  1. Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ như:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;

- Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?

Căn cứ Thông tư 04/2020/TT-BTP' onclick="vbclick('6CF1D', '388233');" target='_blank'>Thông tư 04/2020/TT-BTP ban hành mẫu tờ khai đăng ký kết hôn hiện nay như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Kính gửi: (3)................................................................................................

Thông tin

Bên nữ

Bên nam

Họ, chữ đệm, tên

Ngày, tháng, năm sinh

Dân tộc

Quốc tịch

Nơi cư trú (4)

Giấy tờ tùy thân (5)

Kết hôn lần thứ mấy

Chúng tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi là tự nguyện, không vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

Đề nghị Quý cơ quan đăng ký.

...........................………., ngày ..........…tháng ............ năm............…

Bên nữ

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

....................................

Bên nam

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

....................................

Đề nghị cấp bản sao(6): Có , Không

Số lượng:…….bản

Chú thích:

(1) (2) Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ.

(3) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký kết hôn.

(4) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(5) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/1982).

Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú cần những gì?

- Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh đang còn thời hạn sử dụng; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp. - Nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn thì có thêm Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực.

Khi đi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?

Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, khi đăng ký kết hôn trong nước, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị: - Tờ khai đăng ký kết hôn; - Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn hạn sử dụng; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đăng ký tạm trú gồm những giấy tờ gì?

1.1 Các hình thức đăng ký tạm trú Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và bản sao thẻ CMND/CCCD kèm bản gốc để đối chiếu. Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an và thanh toán lệ phí theo quy định.

Vợ chồng khác tính đăng ký kết hôn ở đâu?

Người dân phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để đăng ký kết hôn. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Mặt khác, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.