Giải bài tập sbt Tin học 10 Bài 4

Với giải sách bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết đầy đủ chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Tin học 10.

  • Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức
  • Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
  • Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và những thành tựu của tin học
  • Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số
    • Câu A23 trang 8 SBT Tin 10
  • Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội
  • Chủ đề B: Mạng máy tính và internet
  • Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống
  • Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật
  • Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính
  • Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  • Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
  • Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số
  • Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
  • Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao
  • Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
  • Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá python
  • Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản
  • Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản
  • Bài 6,7: Câu lệnh rẽ nhánh - Thực hành câu lệnh rẽ nhánh
  • Bài 8, 9: Câu lệnh lặp thực hành câu lệnh lặp
  • Bài 10, 11: Chương trình con và thư viện chương trình con có sẵn - Thực hành lập trình với hàm và thư viện
  • Bài 12, 13: Kiểu dữ liệu xâu kí tự - xử lí xâu kí tự - Thực hành dữ liệu kiểu xâu
  • Bài 14, 15: Kiểu dữ liệu danh sách - xử lí danh sách - Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách
  • Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
  • Bài 17, 18: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính
  • Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học
  • Bài 1, 2: Nhóm nghề thiết kế và lập trình - Dự án nhỏ: Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động
  • Chủ đề ACS: Máy tính và xã hội tri thức
  • Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng - Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân
  • Bài 3: Số hóa văn bản
  • Bài 4: Số hoá hình ảnh và số hoá âm thanh
  • Chủ đề EICT: Ứng dụng tin học
  • Bài 1: Tạo văn bản, tô màu và ghép ảnh
  • Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh
  • Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ hoạ với kênh alpha
  • Bài 4: Thực hành tổng hợp

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 4: Số hoá hình ảnh và số hoá âm thanh sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Tin học lớp 10 Bài 4: Số hoá hình ảnh và số hoá âm thanh

Câu ACS21 trang 59 SBT Tin 10Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Nếu có người hỏi “điểm ảnh” hay “pixel” là gì thì em giải thích như thế nào?

2) Tại sao lại có thể coi pixel là một màu đồng nhất?

Trả lời:

1) Điểm ảnh (picture element) là một ô trong lưới ô rời rạc hoá hình ảnh để số hoá.

2) Pixel có diện tích rất nhỏ nên sự thay đổi màu trong phạm vi một pixel là rất ít.

Câu ACS22 trang 59 SBT Tin 10Hãy chọn câu đúng khi nói về hình ảnh số hoá.

A. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số điểm ảnh trên đường chéo chính.

B. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số hàng và số cột của lưới chia để rời rạc hoá hình ảnh.

C. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số “chấm” của máy ảnh đã chụp nó.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số hàng và số cột của lưới chia để rời rạc hoá hình ảnh.

Câu ACS23 trang 59 SBT Tin 10Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh cao hơn thì ảnh sẽ:

A. mịn hơn.                   B. sáng hơn.                  C. nhiều màu hơn.

D. thô hơn.                    E. tối hơn.

2) Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh thấp hơn thì ảnh sẽ:

A. mịn hơn.                   B. sáng hơn.                  C. nhiều màu hơn.

D. thô hơn.                    E. tối hơn.

Trả lời:

1) A

Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh cao hơn thì ảnh sẽ mịn hơn.

2) D

Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh thấp hơn thì ảnh sẽ tối hơn.

(Tham khảo SGK trang 143, mục 1)

Câu ACS24 trang 59 SBT Tin 10Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Độ phân giải điểm ảnh đạt mức HD đầy đủ nghĩa là gì?

2) Máy ảnh số “4 chấm” nghĩa là gì?

Trả lời:

1) HD đầy đủ (full HD) là độ phân giải có 1920 hàng ngang và l080 cột dọc (2 073 600 pixel).

2) Máy ảnh số “4 chấm” có khả năng chụp ảnh với độ phân giải hơn 4 triệu điểm ảnh.

Câu ACS25 trang 60 SBT Tin 10Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Hệ màu RGB biểu diễn tổ hợp ba màu cơ bản nào?

2) Hệ màu RGB dùng mấy byte để biểu diễn màu?

Trả lời:

1) RGB là tổ hợp ba màu Đỏ (Red), Lục (Green), Lam (Blue).

2) Hệ màu RGB dùng 3 byte để biểu diễn màu.

Câu ACS26 trang 60 SBT Tin 10Trong ngôn ngữ hằng ngày, ta nói “ảnh đen trắng” nghĩa là chỉ có các màu xám, biến đổi từ trắng tinh đến đen tuyền. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Có thể số hoá ảnh đen trắng theo cách làm tương tự như với ảnh màu bằng cách cho mỗi màu xám tương ứng với một dãy bit duy nhất được không?

2) Nếu dùng 1 byte biểu diễn một điểm ảnh thì ảnh đen trắng thực ra là có bao nhiêu màu xám?

Trả lời:

1) Có thể số hoá ảnh đen trắng bằng cách cho mỗi màu xám tương ứng với một dãy bit duy nhất.

2) 256.

Câu ACS27 trang 60 SBT Tin 10Ngoài hệ màu RGB, em còn biết những hệ màu nào khác nữa? Hãy nêu tên và nói thêm những điều em biết về hệ màu đó.

Trả lời:

Ngoài hệ màu RGB, có hệ màu CMYK: Cyan, Magenta, Yellow, Black.

(Hs tham khảo thêm thông tin trên Internet)

Câu ACS28 trang 60 SBT Tin 10Em hãy chọn đáp án đúng:

Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì:

A. Âm thanh càng to.

B. Âm thanh càng bé.

C. Âm thanh càng trung thực.

D. Âm thanh càng vang xa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì càng trung thực.

Câu ACS29 trang 60 SBT Tin 10Xét việc số hoá âm thanh. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1) Trước khi rời rạc hoá, biên độ biến thiên như thế nào?

2) Để rời rạc hoá biên độ người ta làm gì?

Trả lời:

1) Trước khi rời rạc hoá, biên độ biến thiên liên tục.

2) Để rời rạc hoá biên độ, người ta chia khoảng biến thiên liên tục thành một số mức.

Ví dụ: 4, 8 hay 16 mức và coi như biên độ chỉ nhận các mức giá trị rời rạc này.

Câu ACS30 trang 60 SBT Tin 10Độ sâu bit trong số hoá âm thanh là độ dài dãy bit biểu diễn các giá trị biên độ sau khi rời rạc hoá. Em hãy chọn câu SAI trong các câu sau đây:

A. Độ sâu bit càng lớn thì càng có nhiều mức biên độ.

B. Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.

C. Độ sâu bit càng lớn thì càng xấp xỉ với đồ thị hình sóng ban đầu.

D. Độ sâu bit càng lớn thì càng xa với đồ thị hình sóng ban đầu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.

Câu ACS31 trang 60 SBT Tin 10Trong các câu sau, những câu nào đúng?

Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần:

A. Tăng tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.

B. Giảm tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.

C. Đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.

D. Đồng thời giảm tốc độ lây mẫu và giảm độ sâu bit.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.