Giá trị thương hiệu quốc gia là gì

(TG) - Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã qua 17 năm phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

Giá trị thương hiệu quốc gia là gì

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, với mục tiêu phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất/ kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các tiêu chí của Chương trình, đó là Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong. Đây không phải là giải thưởng mà việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của chương trình. Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước, đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

Thông qua Chương trình THQG, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Có thể nói, thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối quan hệ rất chặt chẽ và mang tính tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Đằng sau các thương hiệu doanh nghiệp có uy tín trên thị trường là câu chuyện của một thương hiệu quốc gia thành công. Góp phần vào sự thành công của thương hiệu quốc gia là rất nhiều thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm của quốc gia đó. Do vậy, khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao, và khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi các con số doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG tăng cao qua các thời kỳ cũng có nghĩa là số lượng các thương hiệu mạnh của Việt Nam đang dần tăng cao, Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ càng có cơ hội vươn mình cùng sánh vai với thương hiệu quốc gia của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM

Sự khác biệt quan trọng giữa Chương trình THQG Việt Nam với nhiều giải thưởng khác hiện nay chính là THQG không phải là một giải thưởng. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ, được tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam mang đến cho các doanh nghiệp niềm tự hào và hãnh diện: là đại diện cho hình ảnh Việt Nam – một quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hơn nữa, các hoạt động của Chương trình luôn hướng tới mục tiêu đưa doanh nghiệp đến gần với 3 tiêu chí “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong” trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

Song Hoàng

Giá trị thương hiệu quốc gia là gì
Các đại biểu dự lễ công bố sản phẩm đạt chuẩn Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 năm 2020. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh vấn đề này trong phát biểu tại lễ công bố sản phẩm đạt chuẩn “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” lần thứ 7 năm 2020 tổ chức tối 25/11 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Buổi lễ có sự tham dự của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chúc mừng 124 doanh nghiệp (DN) đã có 283 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” lần thứ 7 năm 2020. Đây là những thương hiệu, đại diện cho hình ảnh DN, cho đất nước Việt Nam có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đánh giá cao sự nỗ lực cùng những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, DN Việt Nam đối với phát triển KT-XH đất nước, đặc biệt là sự đóng góp của 124 DN được vinh danh lần này.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh năm 2020 là năm đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN khó khăn chồng chất khi nguồn cung bị gián đoạn, thị trường bị thu hẹp, nhưng các DN Việt Nam bằng bản lĩnh, trí tuệ, tư duy sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với đất nước, với người lao động vẫn vững vàng, mạnh mẽ trong nỗ lực duy trì, thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị trường nội địa và xuất khẩu. Cùng với sự phát triển, khẳng định vị thế của sản phẩm, của DN, hoạt động hiệu quả của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) đã góp phần thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của THQG Việt Nam trong thời gian qua, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh.

Theo tổ chức Brand Finance, THQG Việt Nam được định giá tăng 29%,  từ 247 tỷ USD năm 2019 lên 319 tỷ năm 2020, đồng thời tăng thêm 9 hạng, từ hạng 42 lên hạng 33 thế giới và Việt Nam được đánh giá là trường hợp thăng hạng nhanh trên thế giới. Cùng với sự phát triển của THQG Việt Nam, giá trị thương hiệu của các DN Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Theo xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước đạt trên 9,3 tỷ USD, đây là sự nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nhân, DN, sự nỗ lực quảng bá của Chương trình THQG cũng như các cơ chế, chính sách thuận lợi của Đảng và Nhà nước dành cho DN. Đây là niềm tự hào của tất cả chúng ta.

Theo Phó Thủ tướng, đại dịch COVID-19 càng cho thấy chuyển đổi số là xu thế của thời đại, xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bởi cốt lõi của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đổi số, với sự tích hợp của số hóa, kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng... Kinh tế số tạo thêm nguồn tài nguyên mới (tài nguyên số, của cải số) cho phát triển, thay đổi cách tiếp xúc trong làm việc, tạo cơ hội cho các nước tận dụng tốt cơ hội vươn lên.

Giá trị thương hiệu quốc gia là gì
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các DN ngày càng gay gắt, tận dụng được cơ hội chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự vươn lên hay tụt hậu của mỗi quốc gia, của DN. Thực tiễn thành công của nhiều nước đều khẳng định đất nước có thương hiệu sẽ có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, khách du lịch, nhân tài, nhà đầu tư và chính khách các nước trên thế giới.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình khẳng định Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và quyết tâm hơn nữa trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, đồng hành với DN, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, làm hết sức mình để DN Việt Nam có thể lớn mạnh, vươn ra thế giới, cạnh tranh với DN trên toàn cầu.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình THQG Việt Nam, tiếp thu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị của các DN; phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, các cơ quan liên quan để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng DN, trong đó có các DN thương hiệu quốc gia tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam. Tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, các DN cần khai thác tốt tiềm năng, tận dụng lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu thông qua giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN với THQG Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, tăng cường chủ động hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.

Các DN THQG Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi các tiêu chí của Chương trình là: “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong”, nỗ lực hơn nữa để ngày càng xứng đáng và đóng vai trò đi đầu, dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa, đại diện cho THQG, hỗ trợ hiệu quả sự phát triển của cộng đồng DN Việt Nam, khẳng định sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt Nam. Các DN phải luôn tâm niệm và thấu hiểu vấn đề “Tạo được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu còn khó gấp trăm nghìn lần” để nỗ lực sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên số, Phó Thủ tướng Thường trực nhắn nhủ.

Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn các DN đạt THQG Việt Nam tiếp tục sáng tạo và không ngừng đổi mới, phát triển vững chắc, chung tay đưa con tàu kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới và tận dụng tốt cơ hội mà chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, ngày càng có nhiều DN Việt Nam đạt THQG và nước ta sớm có trên 1.000 sản phẩm đạt thương hiệu này.

Giá trị thương hiệu quốc gia là gì
Đại diện các doanh nghiệp được tôn vinh tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Theo Bộ Công Thương, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển THQG thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để DN đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất/kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình. Từ đó khuyến khích các DN chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”. 

Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động xét chọn, ngày 29/9/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam ban hành Quyết định số 2534/QĐ-BCT công nhận 124 DN với tổng số 283 sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2020. Như vậy, so với năm 2018, năm nay cả nước đã có thêm 27 DN có sản phẩm đạt THQG Việt Nam. Đây là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của Chương trình đối với DN trong việc xúc tiến xuất khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như phát triển thị trường nội địa. 

Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 124 doanh nghiệp năm 2020. Những con số này khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng ngày càng được cải thiện của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Các doanh nghiệp đạt THQG ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt, 124 doanh nghiệp đạt THQG năm 2020 có kết quả kinh doanh ấn tượng, tổng doanh thu năm 2019 khoảng 1.430 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 137 nghìn tỷ đồng và đóng góp cho an sinh xã hội rất lớn.

Lê Sơn