Dungct tại sao không tỏ tình

Tin tức - Sự kiện Hoạt động chuyên môn LÊ PHƯƠNG NGA (CB) –LƯƠNG THỊ HIỀN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH

MỤC LỤC TÀI LIỆU

Phần thứ nhất. GIỚI THIỆU CHUNG.. 3

Phần thứ hai. NỘI DUNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG.. 5

Mở đầu. 5

Hoạt động 1. Những điểm mới của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 2018. 7

Hoạt động 2. Một số nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình  2018. 15

Hoạt động 3. Điều chỉnh nội dung dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018. 18

Hoạt động 4. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành. 36

Hoạt động 5: Điều chỉnh đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018. 45

Hoạt động 6: Điều chỉnh bài học Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018. 58

Phần thứ nhất. GIỚI THIỆU CHUNG

          I. Mục tiêu chung

          II. Cấu trúc của tài liệu bồi dưỡng và cách sử dụng

          Cấu trúc của tài liệu gồm những phần sau đây:

1. Giới thiệu chung

2. Nội dung cụ thể

Nội dung bồi dưỡng gồm phần Mở đầu và 6 hoạt động (HĐ) sau:

Hoạt động 1: Những điểm mới cần lưu ý trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 2018

Hoạt động 2: Một số nguyên tắc để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

Hoạt động 3: Điều chỉnh nội dung dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

Hoạt động 4: Điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

Hoạt động 5: Điều chỉnh đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

Hoạt động 6: Nghiên cứu bài học Tiếng Việt lớp 5 Chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

DANH MỤC KÍ HIỆU TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Từ ngữ

CT

chương trình

SGK

sách giáo khoa

GV

giáo viên

HS

học sinh

hoạt động

TV5

Tiếng Việt 5

BT

bài tập

Phần thứ hai. NỘI DUNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

- Làm quen, chia sẻ kinh nghiệm dạy học. 

- Giới thiệu được cấu trúc Tài liệu hướng dẫn.

2. Hoạt động khởi động

Chọn một hình thức khởi động phù hợp: hát một bài, kể một chuyện vui, chơi một trò chơi… để khởi động.

3. Tổ chức lớp tập huấn

- Phiên chế nhóm, bầu nhóm trưởng

- Các nhóm làm quen, từng nhóm giới thiệu thành viên

+ Họ và tên

+ Nơi công tác

+ Sở thích

+ Sở trường

- Viết nhu cầu, mong muốn về lớp bồi dưỡng theo phiếu.

Nội dung

……………………………..

Cách tổ chức

……………………………..

Mong đợi khác

……………………………..

          Từng nhóm tập hợp phiếu của mình cho cán bộ tập huấn.

- Xây dựng nội quy lớp học                            

- Đọc mục tiêu, nội dung và kế hoạch bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng.

4. Hoạt động thực hành

Chia sẻ bước đầu những điều đã biết về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5  mới.

- Từng thành viên trong nhóm bước đầu nêu những hiểu biết, những băn khoăn của bản thân về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5  mới.

Chia sẻ về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5  mới

1. Điểm tương đồng so với CT hiện hành: …

(về mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá)

2. Điểm khác biệt so với CT hiện hành: …

(về mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá)

3. Những điểm chưa hiểu, băn khoăn, thắc mắc  của bản thân về CT môn Tiếng Việt lớp 5  mới:..

- Các thành viên khác đưa ra nhận xét, bổ sung thông tin.

- Thư kí nhóm ghi tóm tắt kết quả thảo luận.

- Thư kí lớp ghi lại kết quả thảo luận.

5. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Nêu 1-2 điểm anh chị chưa hiểu rõ, cảm thấy băn khoăn, thắc mắc về CT chương trình môn Tiếng Việt lớp 5  mới.

HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH 2018

1. Mục tiêu

Phân tích được những điểm mới về chương trình Tiếng Việt lớp 5 hiện hành đối chiếu với chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới (về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá).

2. Đọc và thực hành

a. Học viên đọc tài liệu

 Chương trình 2018 là cách gọi tắt chỉ Chương trình giáo dục phổ thông được BộGiáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT–BGDĐT ngày 26/12/2018. Ngoài ra, cuốn sách còn sử dụng cách gọi tắt Chương trình 2006 để chỉ Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 05/5/2006.

Học viên truy cập hệ thống học online LMS hoặc truy cập đường link website sau để đọc các tài liệu sau:

- Tài liệu 1: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ văn 2018 ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018, phần về Tiếng Việt tiểu học.

Các nội dung cần đọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá

Link website:

http://rgep.moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-moi/chuong-trinh-cac-mon-hoc/chuong-trinh-mon-ngu-van-4729.html

- Tài liệu 2: Chương trình môn Tiếng Việt, ban hành tháng 5 năm 2006.

Các nội dung cần đọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá

Link website:

http://rgep.moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBPQ/Attachments/1315/Quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%2016%20BGD%C4%90T.pdf

b. Yêu cầu hoạt động:

Học viên thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: So sánh mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 để chỉ ra những điểm mới về mục tiêu của chương trình 2018.

Nhiệm vụ 2: Phân tích, chỉ ra điểm mới về yêu cầu cần đạt cho năng lực chung, năng lực đặc thù trong môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

Nhiệm vụ 3: Phân tích, chỉ ra điểm mới về nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

Nhiệm vụ 4: Phân tích, chỉ ra điểm mới về tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trên cơ sở so sánh hai chương trình.

Nhiệm vụ 5: Phân tích, chỉ ra điểm mới về phương pháp giáo dục theo chương trình Ngữ văn 2018

Nhiệm vụ 6: Nêu điểm mới về đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh theo chương trình Ngữ văn 2018.  

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: So sánh mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 để chỉ ra những điểm mới về mục tiêu của chương trình 2018.

- Mục tiêu chương trình 2006 chú trọng kiến thức, kĩ năng, thái độ. Môn Tiếng Việt:

+ Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.

+ Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ  nghĩa; tinh thần dân chủ nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

- Mục tiêu chương trình 2018 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Đối với cấp tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 có hai điểm mới hoặc được làm rõ, nhấn mạnh hơn.

Thứ nhất, môn Tiếng Việt phát triển 5 phẩm chất (Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ) cho học sinh với những biểu hiện ở cấp tiểu học gồm: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

Thứ hai, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển năng lực gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù. Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung; phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói; phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Như vậy, so với Chương trình môn Tiếng Việt 2006 thì ngoài việc phát triển năng lực ngôn ngữ với cách thức hiệu quả hơn, Chương trình môn Tiếng Việt 2018 còn nhằm giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. Các chương trình môn Tiếng Việt trước đây không phải là không hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực nhưng chưa xác định mục tiêu này một cách hiển ngôn, chưa mô tả chi tiết và chưa đưa ra những cách thức phù hợp để đạt được.

3.2. Nhiệm vụ 2: Phân tích điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình về yêu cầu cần đạt cho năng lực chung, về yêu cầu cần đạt cho môn học tiếng Việt.

Môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn, 2018 xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung và năng lực đặc thù).

Về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

Về năng lực đặt thù, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học sinh gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

Năng lực ngôn ngữ gồm năng lực tiếp nhận (đọc, nghe) và năng lực tạo lập (viết, nói). Năng lực ngôn ngữ làm cho môn Tiếng Việt trở thành môn học công cụ: công cụ để học các môn học khác, để tự học, sống và làm việc. Năng lực ngôn ngữ được cụ thể hoá như sau:

– Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

– Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.

Cụ thể học sinh viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

– Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

– Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

Năng lực văn học bao gồm tiếp nhận (cảm thụ văn học, hiểu biết về đời sống) và tạo lập văn bản có tính văn học, ứng dụng vào đời sống. Năng lực văn học làm cho môn học Tiếng Việt thể hiện vai trò môn học thẩm mĩ. Năng lực văn học được cụ thể hoá như sau:

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

3.3. Nhiệm vụ 3: Phân tích, chỉ ra điểm mới về nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

Chương trình 2018 trình bày nội dung dạy học theo định hướng chuẩn đầu ra: Nội dung dạy học được mô tả bằng cách xác định các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; phạm vi kiến thức (tiếng Việt, văn học) và ngữ liệu.

- Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe

Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc:

+ Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...

+ Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau: Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...; Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ,...), ngôn ngữ biểu đạt,...; Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,...; Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.

Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết:

+ Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...

+ Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.

Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng nói và nghe:

+ Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...

+ Kĩ năng nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,...

+ Kĩ năng nói nghe tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,...

- Kiến thức:  

Các kiến thức tiếng Việt được học ở tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.

Các kiến thức văn học được học ở tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.

3.4. Nhiệm vụ 4: Phân tích điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 về tiêu chí lựa chọn ngữ liệu

Trong môn Ngữ văn, ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực được nêu trong chương trình. Chương trình 2018 chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp; riêng ở cấp tiểu học có quy định độ dài của văn bản.

Để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, ngữ liệu được lựa chọn bảo đảm các tiêu chí sau:

– Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.

– Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học. Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.

– Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

– Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Theo chương trình 2018, ngữ liệu cần bổ sung một số kiểu loại văn bản mới: Văn bản văn học: truyện khoa học viễn tưởng; văn bản thông tin gồm: Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; Văn bản giới thiệu sách, phim; Chương trình hoạt động; quảng cáo.

Chú trọng đọc loại văn bản đa phương thức.

3.5. Nhiệm vụ 5: Phân tích điểm mới về phương pháp giáo dục theo chương trình Ngữ văn 2018

Từ quan niệm năng lực là thuộc tính cá nhân, mang tính tích hợp và được hình thành và bộc lộ qua hoạt động, định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm phân hoá, tích hợp và tích cực.

- Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.

- Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.

- Dạy học tích cực là định hướng áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

3.6. Nhiệm vụ 6: Nêu điểm mới về đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh theo chương trình Ngữ văn 2018   

Chương trình 2018 xác định mục tiêu đánh giá để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh để điều chỉnh cách học, cách dạy và các yếu tố khác trong quá trình giáo dục.

Chương trình 2018 chú trọng cả hai loại đánh giá gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Trong đó tập trung nhấn mạnh đánh giá thường xuyên.

Các đối tượng đánh giá gồm bài viết (trắc nghiệm khách quan, tạo lập văn bản ngôn ngữ, tạo lập văn bản đa phương thức); bài nói (thuyết trình, tranh luận); các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập khác (đọc thành tiếng, tự đọc, nghe hiểu, thực hiện dự án học tập, tìm thông tin trong sách báo và Internet,...)…

Chủ thể tham gia đánh giá gồm 3 chủ thể: giáo viên, học sinh (tự đánh giá bằng bảng kiểm, đánh giá lẫn nhau bằng nhận xét), cha mẹ học sinh (đánh giá thái độ học tập, nhận thức về đời sống, kĩ năng sống).

Chuẩn đánh giá là các yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được để xác nhận sự thành công trong học tập ở từng giai đoạn của cấp học.

4. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Anh/chị hãy: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chương trình môn Tiếng Việt 5 hiện hành với và chương trình môn Tiếng Việt 5 mới về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu, phương pháp giáo dục và đánh giá két qu quả giáo dục. Cho ví dụ cụ thể và phân tích.

HOẠT ĐỘNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH  2018

1. Mục tiêu

Học viên nêu được các nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình  2018.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

- Công văn 5842/BGDĐT-VP 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông

- Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.2. Hướng dẫn hoạt động:

Trao đổi, thảo luận, đề xuất một số nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình  2018.

3. Thông tin cốt lõi

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Không xáo trộn lớn chương trình môn Tiếng Việt và nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành, nhưng phải tiếp cận chương trình mới về nội dung, phương pháp và đánh giá.

(2) Không tăng thêm thời lượng dạy học và dung lượng dạy học, chú trọng dạy học tích hợp. Thời lượng và dung lượng dạy học điều chỉnh thêm, bớt cần hợp lí.

Định hướng tích hợp có thể hiểu là:  1) Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy cho HS trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học; 2) Tích hợp dạy các kĩ năng tiếng Việt; 3)Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy văn chương, phát triển tình cảm , tâm hồn, năng lực thẩm mĩ; 4) Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy các giá trị văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách HS; 5) Tích hợp dạy tiếng Việt với các môn học khác và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Quan điểm tích hợp được thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn ngữ liệu. Các ngữ liệu như văn bản để dạy đọc, các ví dụ được đưa ra để dạy ngữ pháp, chính tả, tập viết cần được tích hợp với những tri thức văn hóa chung, thống nhất với những mục tiêu giáo dục khác.

Ví dụ: Trong 3 bài, nếu bớt 1 bài thì cần tăng thêm bài hoặc tăng thêm nhiệm vụ, tương ứng với tổng thời lượng cần thực hiện.

Khi sử dụng ngữ liệu để thiết kế bài tập, cần phải chú trọng tính tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; khai thác tối đa trên nền một ngữ liệu có tính tiết kiệm. Chẳng hạn: Bài học Quang cảnh ngày mùa, giáo viên  có thể tích hợp dạy kĩ năng đọc văn bản văn học (văn bản miêu tả), viết đoạn văn miêu tả cảnh, dạy học kiến thức về từ đồng nghĩa (chỉ màu sắc)

(3) Thể hiện được những điểm mới về nội dung, phương pháp, đánh giá học sinh tiếp cận chương trình mới.  

Nguyên tắc này đòi hỏi việc điều chỉnh nội dung dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Chẳng hạn: GV có thể lựa chọn hoạt động khởi động tạo tình huống đối với bài học Luyện từ và câu thể hiện lợi ích học tập, giúp học sinh gắn kết bài học và cuộc sống. Ví dụ: Bài học Từ đồng nghĩa (tuần 1)

Đọc/ quan sát tranh, gợi ý để trả lời.

 Hôm qua cô giáo Chim Én dẫn học sinh ra cánh đồng mùa xuân. Đám học trò tíu tít:

- Đồng xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa...

- Cánh đồng bát ngát mênh mông.

- Cánh đồng... rộng thùng thình. – Sáo Nâu hối hả chen vào khiến các bạn cười vang.

Em có biết vì sao các bạn lại cười Sáo Nâu không?

Đối với ngữ liệu, cần lựa chọn, sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn, tạo được cơ hội phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Chẳng hạn những ngữ liệu minh họa những tình huống giao tiếp mà HS thường gặp; là ngữ liệu mang tính tích hợp cao, có tác dụng mở rộng kiến thức cho HS về nhiều mặt; ngữ liệu có tần số sử dụng cao, có tác dụng củng cố và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS; ngữ liệu phản ánh những điều thú vị của tiếng Việt; ngữ liệu có hình thức sinh động...

Hệ thống hoạt động dạy học điều chỉnh hướng đến những yêu cầu cần đạt của chương trình 2018. Bài tập có hình thức sinh động, hấp dẫn

Trên bình diện phương pháp dạy học, GV cần sử dụng những phương pháp  và hình thức tổ chức dạy học tích cực hóa hoạt động của HS, tạo hứng thú cho HS. Chẳng hạn, khi dạy học đọc hiểu, gv có thể lựa chọn một số phương pháp  và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài: đóng vai nhân vật để nói về các chi tiết liên quan trong tác phẩm; tổ chức trò chơi học tập; tổ chức dạy học theo nhóm; các kĩ thuật đọc tích cực (chúng em biết 3, trình bày 1 phút); kĩ thuật giải quyết tình huống khi vận dụng nội dung văn bản bào thực tiễn ....

Ví dụ: Tuần 19: Người công dân số 1, giáo viên  có thể điều chỉnh bổ sung bài tập. Chẳng hạn: 1. Đặt mình vào vai Lê, nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật Thành; 2. Lập bảng nêu ra những việc cần làm để trở thành người học sinh chăm ngoan. Hai bài tập này đáp ứng yêu cầu cần đạt về đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối. Giáo viên cho học sinh sử dụng phương pháp đóng vai để nêu được những suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật Thành trong tác phẩm.

Về phương tiện dạy học, GV cũng sử dụng những đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin để phát huy hứng thú, tính tích cực của học sinh.

 (4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

Những điều chỉnh về nội dung dạy học cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương.

4. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Anh/chị hãy nêu những nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình  2018. Lấy ví dụ và phân tích.  

HOẠT ĐỘNG 3. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH 2018

1. Mục tiêu

 - Học viên xác định được các nội dung điều chỉnh và các bước điều chỉnh gắn với từng mạch nội dung.

- Học viên thực hiện điều chỉnh được trên một nội dung cụ thể.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

 - Đọc lại phần thông tin cốt lõi ở Hoạt động 1.

-  Đọc lại chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006 và chương trình 2018, đọc kĩ phần nội dung về Tiếng Việt 5 trong hai chương trình.

-  Đọc SGK Tiếng Việt 5 hiện hành.

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đối chiếu yêu cầu cần đạt các mạch nội dung môn Tiếng Việt 5 hiện hành và chương trình 2018. Trên cơ sở phân tích những điểm mới môn Tiếng Việt 5 theo chương trình 2018, đề xuất những điểm cần bổ sung, điều chỉnh.

Nhiệm vụ 2: Xác định cách thức điều chỉnh với từng mạch nội dung: Kiến thức, đọc hiểu, viết chính tả, tập làm văn (viết đoạn, bài).

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Đối chiếu yêu cầu cần đạt các mạch nội dung môn Tiếng Việt 5 hiện hành và chương trình 2018. Trên cơ sở phân tích những điểm mới môn Tiếng Việt 5 theo chương trình 2018, đề xuất những điểm cần bổ sung, điều chỉnh.

Chủ đề/ Nội dung

Mức độ cần đạt/ yêu cầu cần đạt

Đề xuất điều chỉnh CT 2006

Chương trình 2006 (hiện hành) (8 tiết/ tuần)

Chương trình 2018

(7 tiết/ tuần)

1. KIẾN THỨC

1. 1. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1.1. Ngữ âm và chữ viết

- Nhận biết cấu tạo của vần: âm đệm, âm chính, âm cuối. Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính

- Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

1.1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

1.2. Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

- Bổ sung  kiến thức về “Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.”

1.1.2. Từ vựng

- Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,…

- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

- Bước đầu nhận biết và có khả năng  lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết.

2.1. Vốn từ theo chủ điểm

2.2. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

 2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”

2.5. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

 2.6. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

- Bổ sung kiến thức về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”

1.1.3. Ngữ pháp

- Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ từ phổ biến.

Ghi chú: Nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép.

- Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết.

Ghi chú:

+ Nhận biết câu ghép và các vế của câu ghép trong văn bản.

+ Biết đặt câu ghép theo mẫu.

-  Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

3.1. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

3.2. Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng

3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

- Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép.

1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ; Tập làm văn /Hoạt động giao tiếp

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

- Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học.

- Biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay.

Tập làm văn

 - Bước đầu biết nhận diện và sử dụng một số biện pháp liên kết câu trong nói và viết.

- Biết cách làm bài văn tả người, tả cảnh.

4.1. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng

4.2. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng.

4.3. Kiểu văn bản và thể loại

 – Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

– Bài văn tả người, phong cảnh

 – Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

 – Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

– Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

- Thay tìm hiểu tác dụng của so sánh, nhân hoá bằng việc giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ (tích hợp qua việc tìm hiểu bài đọc).

- Giảm bớt, điều chỉnh một số bài ôn tập về kể chuyện, miêu tả ở HKII để dành thời gian hướng dẫn viết đoạn văn:

+ đoạn văn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng

+ đoạn văn biểu cảm, + đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội

+ bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim.

5. Biến thể ngôn ngữ

5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Bổ sung nội dung mới, tích hợp dạy thông qua văn bản đọc là văn bản thông tin có hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

1.2. KIẾN THỨC VĂN HỌC

Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật, lời thoại trong kịch.

1. Chủ đề

2. Kết thúc câu chuyện

3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ

5. Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại

Chú ý kiến thức văn học ở lớp 5 mới , tích hợp vào dạy đọc văn bản truyện, thơ, kịch:

1. Chủ đề

2. Kết thúc câu chuyện

3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ

5. Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại

2. KĨ NĂNG

2. 1. KĨ NĂNG ĐỌC

2.1.1. Đọc thông/Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính, khoa học, báo chí,…có độ dài khoảng 250 - 300 chữ với tốc độ 100 – 120 chữ/phút.

- Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120 – 140 tiếng/phút).

- Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.

Ghi chú: Biết điểu chỉnh giọng đọc về cao độ, trường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài.

(0.1). Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.

(0.2). Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.

(0.3). Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.

(0.4). Biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).

(0.5). Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

- Bổ sung những điểm mới trong yêu cầu kĩ thuật đọc của chương trình 2018 là: (0.5). Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay. Tích hợp vào hướng dẫn đọc mở rộng.

2.1.2. Đọc – hiểu

Đọc hiểu nội dung

 - Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản.

- Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.

Đọc hiểu hình thức

- Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch được học. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học.

Văn bản văn học

1. Đọc hiểu nội dung

1.a. Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.

1.b. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

1. c.Hiểu chủ đề của văn bản.

2. Đọc hiểu hình thức

2.a. Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.

2.b.Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.

2.c. Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá trong văn bản.

3. Liên hệ, so sánh, kết nối

3.a.Biết nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.

3.b. Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.

3.c. Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.

Văn bản thông tin

1. Đọc hiểu nội dung

1.a. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.

1.b. Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.

1.c.  Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

2. Đọc hiểu hình thức

2.a. Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.

2.b. Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.

2.c. Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc theo tầm quan trọng.

2.d. Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

3. Liên hệ, so sánh, kết nối

Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối ở những điểm CT cũ chưa có.

- Chú ý bổ sung  1 số bài về đọc mở rộng (tích hợp trong tiết đọc thư viện).

2.3. Ứng dụng kĩ năng đọc/Đọc  mở rộng

- Biết tra từ điển và một số sách công cụ.

- Nhận biết nội dung ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản.

- Thuộc khoảng 7 bài thơ, đoạn văn xuôi dễ nhớ có độ dài khoảng 150 chữ.

Văn bản văn học

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 10 – 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ.

Văn bản thông tin

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Bổ sung đọc thuộc thêm 3- 5 bài thơ.

- Bổ sung yêu cầu đọc văn bản trên internet

2.2. KĨ NĂNG VIẾT

2.2.1. Viết chính tả/ Kĩ thuật Viết

- Viết được bài chính tả nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 100 chữ trong 20 phút, không mắc quá 5 lỗi.

- Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Giảm chính tả đoạn bài (nghe – viết) ở HK II.

- Bổ sung yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính

2.2.2. Viết đoạn văn, văn bản

Quy trình viết

- Biết tìm ý cho đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn.

Ghi chú: Viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài cho bài văn tả cảnh, tả người.

- Biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh, tả người.

Thực hành viết

- Biết viết bài văn kể chuyện hoặc miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ.

Ghi chú: Viết 4 bài văn kể chuyện, miêu tả.

- Biết viết một số văn bản thông thường: đơn, biên bản, báo cáo ngắn, chương trình hoạt động.

Ghi chú :

+ Viết một sô loại đơn theo mẫu đã học.

+ Viết biên bản một cuộc họp của học sinh ở trường lớp, biên bản về một sự việc đơn giản mới xảy ra.

+ Viết báo cáo ngắn về một số hoạt động của học sinh trong tổ, lớp.

+ Lập chương trình hoạt động của tổ, lớp.

1. Quy trình viết

1.a. Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

1.b. Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau

2. Thực hành viết

2.a. Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.

2.b. Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.

2.c. Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.

2.d. Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.

2.e. Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).

2.g.Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.

-  Giảm bớt  ôn tập tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối

- Chú trọng yêu cầu viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng một cách phù hợp.” (VD: viết thêm kết bài, thay đổi kết bài, ….).

- Chú trọng yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc) trong bài văn kể chuyện, miêu tả.

- Chú trọng và dành thời lượng thích hợp cho hoạt động hướng dẫn cho HS chữa bài và viết lại bài văn cho tốt hơn.

- Bổ sung yêu cầu ĐV hướng dẫn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng XH

- Bổ sung yêu cầu viết bài văn thuyết minh ngắn (bài giới thiệu sách báo, phim)  

2.3. NÓI VÀ NGHE

2.3.1. Nói

Sử dụng nghi thức lời nói

Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến.

Ghi chú: Xưng hô lịch sự, dùng từ, đặt câu phù hợp với mục đích nói năng.

Thuật việc, kể chuyện

 Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc; chuyển đổi ngôi khi kể chuyện; thuật lại một sự việc đã biết hoặc đã tham gia.

Ghi chú:

 + Kể câu chuyện đã nghe, đã chứng kiến bằng lời người kể, bằng lời của nhân vật trong câu chuyện.

+ Thuật lại một việc thành bài có độ đai khoảng 15 – 20 câu.

Trao đổi, thảo luận

 Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô. Bước đầu biết nêu lí lẽ để bày tỏ sự khẳng định hoặc phủ định.

Phát biểu, thuyết trình

Biết giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn về lịch sử, văn hoá, về các nhân vật tiêu biểu,… của địa phương.

1.a. Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng) cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.

1.b. Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.

1.c. Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.

- Bổ sung yêu cầu “Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.”

- Bổ sung yêu cầu về tính tương tác và tính chủ động trong khi nghe – nói, học sinh cần“biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.”

Nghe

Nghe - hiểu

Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện được nghe.

Nghe - viết

- Nghe – viết bài chính tả có độ dài 90 chữ, trong đó có chứa âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.

- Ghi chép được một số thông tin, nhận xét về nhân vật, sự kiện, …của bài tập nghe – ghi.

2.a. Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.

2.b. Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.

Bổ sung “Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác”

Tích hợp dạy nghe - ghi (chuẩn bị cho HS học lớp 6) vào yêu cầu dạy đọc, kể chuyện, nghe nói tương tác.

Nói và nghe tương tác

Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.

Đối chiếu SGK TV5, chương trình hiện hành với các yêu cầu cần đạt trong chương trình 2018 có thể thấy một số điểm:

1) Phần kiến thức tiếng Việt ở TV5  chương trình hiện hành có 2 tiết Luyện từ và câu; còn theo chương trình 2018, nội dung này không nhất thiết phải hiển thị trên sách mà được lồng vào khi dạy đọc, viết, nói và nghe.

2) Phần Nói và nghe: SGK hiện hành thường giới hạn hoạt động nói trong kể chuyện. Theo chương trình 2018, nội dung nói phong phú hơn, có hoạt động nói theo chủ đề, gắn được với những vấn đề thời sự của thế kỉ 21.

3) Phần Tập làm văn: SGK chương trình hiện hành chưa có hoặc chưa dành nội dung riêng cho các kiểu văn bản như văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng phổ biến.

3.2. Nhiệm vụ 2: Xác định cách thức điều chỉnh với từng mạch nội dung: Kiến thức, đọc hiểu, viết chính tả, tập làm văn (viết đoạn, bài).

3.2.1. Điều chỉnh Kiến thức

3.2.1.1. Các kiến thức cần điều chỉnh:

Dựa vào ma trận so sánh, các kiến thức cần điều chỉnh như sau:

- Về tiếng Việt

+ Bổ sung kiến thức về một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”; đoạn văn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; văn bản thông tin có hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

+ Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép; giảm bớt bài ôn tập về kể chuyện, miêu tả ở HKII.

+ Bổ sung giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ (tích hợp qua tìm hiểu bài đọc).

- Về văn học

Bổ sung kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ; nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.

3.2.1.2. Cách điều chỉnh kiến thức

a. Điều chỉnh nội dung dạy học (tăng, giảm, thay đổi, sắp xếp lại nội dung cho phù hợp)

- Giảm tải bớt một số nội dung dạy học chiếm thời lượng nhiều không cần thiết như nội dung học về các loại dấu; một số bài  ôn tập kể chuyện, miêu tả ở HKII.

-Sắp xếp một số bài học thành một chủ đề tích hợp với các mục tiêu rèn luyện đọc, viết và kiến thức. Ví dụ: Trong phần bài học minh họa, chúng ta chọn bài học theo chủ đề Cảnh đẹp ngày mùa, gồm rèn luyện kĩ năng đọc văn bản Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài), luyện tập về từ đồng nghĩa (được cụ thể hóa lớp chỉ màu sắc trong tả cảnh), viết đoạn văn tả cảnh (tả màu sắc).

b.  Điều chỉnh ngữ liệu dạy học

Khi học các bài lí thuyết, cần chọn ngữ liệu điển hình, tối giản. Nhiều bài dạy lí thuyết của SGK hiện nay bị xem là khó, quá tải chỉ vì đã chọn ngữ liệu có dung lượng lớn, các ví dụ khó, không tiêu biểu.

Ví dụ:

- Bài Từ đồng nghĩa (SGK TV5, tập một, trang 7), bài tập 1 yêu cầu “So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau” (trích Thư gửi các học sinh- Hồ Chí Minh). Bài tập này có đến 3 cặp từ đồng nghĩa. Vì vậy, cần thay cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn kiến thiết/xây dựng bằng một cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn dễ nhận biết (kèm tranh minh họa): học sinh/học trò

-  Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK, TV5, tập hai, trang 38) có ngữ liệu thơ (1.b. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng...) là ngữ liệu không điển hình, một vế của câu ghép ẩn chủ ngữ. Thơ do có đặc thù riêng về ngắt nhịp nên không phải là lựa chọn điển hình để phân tích cấu trúc câu.  Vì vậy, cần thay bằng một ngữ liệu câu ghép lấy từ văn bản văn xuôi, có tính chất điển hình hơn.

c. Tích hợp các nội dung dạy học phù hợp

Tích hợp những nội dung trùng lặp để không tăng  nội dung dạy học. Một số cách tích hợp như sau:

-  Tích hợp bổ sung kiến thức văn học trong khi dạy đọc văn bản truyện, thơ, kịch

- Tích hợp bổ sung kiến thức tiếng Việt trong khi dạy đọc văn bản, ví dụ: Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ qua việc tìm hiểu bài đọc.

- Tích hợp dạy nghe - ghi (chuẩn bị cho HS học lớp 6) vào yêu cầu dạy đọc (đặc biệt là đọc mở rộng), kể chuyện, nghe nói tương tác, chính tả (nghe- ghi) để học sinh đạt được yêu cầu “Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác”.

- Tích hợp bài học theo chủ đề gồm 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trên nền ngữ liệu đọc.

d. Điều chỉnh yêu cầu các hoạt động trong bài học (tăng, giảm, bổ sung, thay thế bằng các hoạt động phù hợp)

Điều chỉnh nội dung dạy học thể hiện bằng việc tăng, giảm, thay đổi, sắp xếp lại bài tập theo hướng: Tăng số lượng bài tập dạy sử dụng (bài tập có tính chất tổng hợp, sáng tạo) các đơn vị ngôn ngữ và các kiểu loại đơn vị ngôn ngữ; giảm số lượng bài tập nhận diện, phân loại các đơn vị ngôn ngữ; thay đổi bài tập nhận diện thành bài tập sử dụng; sắp xếp các bài tập phù hợp trật tự nhận thức từ dễ đến khó, từ nhận biết đến vận dụng…

Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích giúp cho học sinh nhận ra các hiện tượng, các đơn vị ngôn ngữ được học. Những bài tập này phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là một bước trên con đường phát triển lời nói, phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh.

Bài tập dạy sử dụng là những bài tập có tính chất xây dựng, tổng hợp hay còn gọi là bài tập lời nói nhằm dạy học sinh sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, các kiểu loại đơn vị ngôn ngữ. Đây là dạng bài tập có ý nghĩa trong việc phát triển lời nói của học sinh vì nó đi theo quy trình tự nhiên của sản sinh: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp có thật.

Ví dụ 1:  Bài Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô (SGK Tiếng Việt 5, tập một, tr.106) có bài tập 1, mục II- Luyện tập: “Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:” (đoạn trích từ truyện Thỏ và Rùa, theo La- phông- ten). Đây là bài tập yêu cầu học sinh nhận diện từ xưng hô, nhận biết thái độ khi sử dụng từ xưng hô của Thỏ và Rùa. Mục tiêu sử dụng từ xưng hô phù hợp hoàn cảnh và giáo dục tinh thần hợp tác cho học sinh chưa được đặt ra cho bài học. Cách điều chỉnh: Thiết kế một tình huống giao tiếp mới, một nhiệm vụ mới. Ví dụ: Câu chuyện Thỏ và Rùa bàn nhau qua suối.

Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ. Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà đường đi phải qua cả đèo, cả suối.Hai bạn bàn nhau. Thỏ nói:

- Mình và cậu phải tính cách giúp nhau mới kịp đến trường được.

Rùa buồn rầu đáp:

- Tớ chậm như rùa, giúp gì cậu được!

Thỏ chợt nghĩ ra:

- Cậu đừng lo, tớ đã nghĩ ra rồi! Tớ chạy nhanh nên tớ sẽ cõng cậu băng đèo chạy đến bờ suối.

Rùa vui hẳn lên:

- Đúng rồi, thế mà tớ không nghĩ ra. Đến suối, tớ sẽ xuống bơi và cõng cậu qua.

Thế là Thỏ cõng Rùa đến bờ suối, Rùa cõng Thỏ vượt qua suối. Hai bạn đến trường thật là sớm làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.

Các cách điều chỉnh như sau:

(1) Cách 1: Sử dụng phiên bản trên làm ngữ liệu bài tập  yêu cầu HS điền các đại từ xưng hô vào các chỗ trống sao cho phù hợp. Đây là một bài tập mở tạo cơ hội cho học sinh có thể điền nhiều đại từ xưng hô khác nhau vào chỗ trống. Chẳng hạn Thỏ xưng là “mình” hoăc “tớ”,… gọi Rùa là “cậu, bạn” hoặc gọi chính tên Rùa. Qua đây, học sinh thấy được sự phong phú, linh hoạt trong cách xưng hô của người Việt đồng thời bài tập cũng giúp các em có được một vốn từ xưng hô lịch sự  tương đối lớn khi thể hiện quan hệ ngang hàng để sử dụng trong giao tiếp. Ở phiên bản gốc, Thỏ tự xưng là “ta”, gọi Rùa là “chú em”. Đây là cách xưng hô của bề trên, coi thường người nói chuyện. Rùa sử dụng cặp xưng  hô “anh-tôi”, lịch sự nhưng không thân mật. Ở phiên bản mới, quan hệ của Thỏ và Rùa đã thay đổi, cách xưng hô của Thỏ và Rùa trở nên thân mật... Đồng thời, phiên bản mới của câu chuyện cũng giáo dục ở học sinh tinh thần hợp tác, đoàn kết, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường tiểu học.

(2) Cách 2: Chuyển câu chuyện thành truyện tranh hoặc phim hoạt hình cho HS xem và yêu cầu HS bổ sung lời thoại của Thỏ và Rùa khi bàn nhau cùng đến trường học.

(3) Cách 3: Đóng vai Thỏ và Rùa diễn hoạt cảnh phiên bản chuyện Thỏ và Rùa đến trường (với các đồ dùng mũ thỏ, mai rùa và một số mũ các con vật khác). Tổ chức hoạt động theo hình thức này làm học sinh rất hứng thú vì các em được trải nghiệm, được thực sự nhập vào vai nhân vật. Thông qua việc nhập vai, các em vận dụng được cách sử dụng đại từ xưng hô vừa được học.

Những cách điều chỉnh bài tập trên đã chuyển từ việc yêu cầu HS nhận biết sang sử dụng đại từ xưng hô. Phiên bản này giúp học sinh có cơ hội để hiểu được một điều sâu xa: chuyển từ giá trị ai thắng ai đến cùng thắng lợi, hiểu rằng khi mục đích, quan hệ giao tiếp thay đổi thì xưng hô cũng thay đổi.

Ví dụ 2: Bổ sung thêm những BT điền từ sau chuẩn bị cho HS viết bài văn miêu tả.

Mùa xuân rộn rã sắc màu, mùa hè rực rỡ chói chang, thu dịu dàng, đông lặng lẽ... Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả cảnh một mùa mà em yêu thích.

a. Mùa xuân rộn rã sắc màu. Chồi non ...... Mây trời ...... Sắc màu ...... của ......, sắc màu ...... của ...... càng làm cho sắc xuân thêm ......

b. Mùa hè rực rỡ chói chang. Nắng ...... Những sợi rơm ...... Âm thanh ...... của ......, âm thanh ...... của ...... như hòa điệu với những sắc màu ......

c. Mùa thu dịu dàng lắm! Nắng thu ...... Những giọt mưa thu ...... Mùi hương ...... của ......, mùi hương ...... của ...... góp thêm cho thu nét đẹp ......

d. Mùa đông mang dáng vẻ thâm trầm, tĩnh lặng. Con đường ...... Dòng sông ...... Không có tiếng hót ...... của ...... Không có cả tiếng ca ...... của ......

3.2.2. Điều chỉnh Kĩ năng

3.2.2.1. Điều chỉnh dạy đọc hiểu

Dạy đọc hiểu  đọc hiểu  CT 20206 hiện nay  quá tập trung vào việc nhận biết, tái hiện các tình tiết của văn bản (đọc nhớ)  mà ít đánh giá khả năng giải thích và đặc biệt hình thành cho HS năng lực hồi đáp ( đánh giá văn bản, liên hệ những điều đọc được với bản thân, với thực tế) nên chưa hướng học sinh đến việc đọc vận dụng, đọc sáng tạo.

Hoạt động đọc được điều chỉnh theo hướng bổ sung loại bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh. Những bài tập này sẽ tạo cơ hội tích hợp với yêu cầu viết đoạn bài theo các kiểu văn bản mới chỉ có ở chương trình 2018. Các bài tập dạy đọc sẽ phát triển  năng lực đọc hiểu, phát huy liên cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời kích thích hứng thú, khả năng làm việc độc lập và hợp tác của học sinh. Đó là nhữngbài tập hồi đáp yêu cầu đánh giá văn bản hoặc liên hệ bài đọc với cuộc sống.

Ví dụ: Gợi ý một số bài tập bổ sung như sau

Tuần 14: Chuỗi ngọc lam

Bài tập: Kể tiếp kết thúc câu chuyện Chuỗi ngọc lam.

Tuần 21: Tiếng rao đêm

Bài tập: Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy. 

Tuần 29: Một vụ đắm tàu

Bài tập: Viết một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu.

Tuần 29: Con gái

Bài tập: Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái.

Tuần 34: Lớp học trên đường

Bài tập:

1. Đặt mình vào vai Rê mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.

2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê mi không? Em có có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó

Chương trình 2018 bổ sung yêu cầu đọc hiểu văn bản với thể loại và độ dài tương đương. Giáo viên  cần hướng dẫn học sinh tìm nguồn văn bản, rèn luyện đọc hiểu và ghi chép kết quả đọc hiểu. Ví dụ: Ghi lại câu thơ yêu thích sau khi đọc; nêu nhân vật yêu thích và giải thích lí do vì sao yêu thích; tóm tắt lại câu chuyện đã đọc… Cần có hoạt động phản hồi cho đọc mở rộng để kiểm soát được chất lượng đọc của học sinh.

3.2.2.2. Điều chỉnh dạy viết chính tả

Hướng cơ bản để điều chỉnh HĐ viết chính tả là:

- Lựa chọn ngữ liệu mang tính tiết kiệm (tần xuất xuất hiện các nội dung chính tả cao), sử dụng nhiều văn vần cho dễ nhớ, sử dụng nhiều đồng âm để rèn luyện chính tả so sánh.

- Tích hợp chữa lỗi chính tả trong dạy Tập làm văn.

- Chính tả đoạn bài HKII thay bằng nghe ghi.

Ví dụ: Kết hợp lấy thời gian của Chính tả đoạn bài ở HKII để dạy cho HS nghe ghi.

3.2.2.3. Điều chỉnh hoạt động viết đoạn, bài (Tập làm văn)

Nhược điểm trong dạy học Tập làm văn hiện nay là các đề văn và cách hướng dẫn viết đã tạo cơ hội cho học sinh chép lại bài văn mẫu đã  thuộc, ít hình thành  năng lực suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình, ít dạy  cách dạy cách hình thành và biểu đạt ý tưởng nên chưa định hướng để các em học cách viết sáng tạo

Các bài tập yêu cầu học sinh viết đoạn, bài văn không phải là một sự đánh đố, bắt học sinh viết những điều xa lạ với HS bởi vì người ta chỉ có thể viết và có hứng thú viết  về những gì mình đã hiểu rõ… Để kích thích được hứng thú viết văn của HS, đề bài phải yêu cầu viết về những gì gần gũi, quen thuộc, có quan hệ thân thiết với các em. Tuy vậy, muốn hình thành năng lực tạo lập văn bản của học sinh, chúng ta không nên đưa ra những đề bài lặp lại những đề bài đã có tạo cơ hội cho học sinh chép lại những bài làm có sẵn.  Các đề văn cần có những cải biến so với các đề đã có nhiều bài văn mẫu.

Ví dụ: Nếu đề bài “ Hãy tả một cây hoa mà em yêu thích đã quá  quen, có nhiều bài mẫu thì có thể điều chỉnh thành một đề bài mới với 3 cải biến (vai nói, hoàn cảnh nói và thêm yêu cầu mong ước): “Đặt mình vào vai một cây hoa mà em yêu thích tham gia cuộc thi hoa hậu các loài hoa giới thiệu về vẻ đẹp của bản thân và nói lên mong ước của mình.”.

Cần xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho các em  sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình.

Ví dụ: Đề bài: “Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con người đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,…

Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.”

 Chương trình 2018 chú trọng:  1) yêu cầu viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng một cách phù hợp;  2) chú trọng yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc) trong bài văn kể chuyện, miêu tả; 3) bổ sung yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội; 4) bổ sung  yêu cầu viết bài văn thuyết minh ngắn (bài giới thiệu sách báo, phim). Chương trình 2018 chú trọng  và dành thời lượng thích hợp cho hoạt động hướng dẫn cho HS chữa bài và viết lại bài văn cho tốt hơn. Những điều chỉnh về dạy viết có thể theo hai hướng:

Thứ nhất, giảm bớt những bài ôn về kể chuyện, miêu tả để dành thời lượng cho học sinh luyện viết thể loại bổ sung hoặc rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả.

Thứ hai, giáo viên  có thể sử dụng hoạt động vận dụng của đọc hiểu để học sinh liên hệ, kết nối với hoạt động viết. Phần đọc hiểu được coi là phần chuẩn bị cho hoạt động viết.

Ví dụ: Bổ sung một số đề bài:

- Tuần 2: Sắc màu em yêu

Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Sắc màu em yêu”. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, tình cảm trước một bài thơ).

- Tuần 4: Những con sếu bằng giấy

Bài tập: Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội)

- Tuần 29: Một vụ đắm tàu

Bài tập:  Thay một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng)

Tuần 29: Con gái

Bài tập: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội)

Tất nhiên, để HS có thể thực hiện được bài tập này, trước hết giáo viên phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho HS một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng.

4. 4. Câu hỏi và bài tập đánh giá

Anh/chị hãy:

(1) Lập bảng ma trận so sánh chương trình Tiếng Việt lớp 5  2006 và 2018, đề xuất những nội dung điều chỉnh SGK TV5 theo chương trình hiện hành theo chương trình 2018.

(2) Nêu những cách thức điều chỉnh theo các mạch nội dung: Kiến thức, đọc hiểu, viết chính tả, viết đoạn bài. Lấy ví dụ minh họa.

(3) Thảo luận để hoàn thành bản điều chỉnh của từng đơn vị học của mạch Kiến thức tiếng Việt, Đọc hiểu và Viết văn bản.

Mẫu điều chỉnh:

Bài Tập đọc trong SGK TV5 hiện hành

Nhận xét, định hướng điều chỉnh

Gợi ý cụ thể

Tuần 29: Một vụ đắm tàu

Tăng 1 bài tập vận dụng để học sinh phát huy tính sáng tạo

Xây dựng một kết thúc vui cho câu chuyện

HOẠT ĐỘNG 4.  ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH

1. Mục tiêu

- Học viên phân tích được những vấn đề chung về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

- Lựa chọn và sử dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp khi dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau

- Đọc lại Chương trình 20006, Chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn 2018.

- Đọc sách giáo khoa TV5

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thảo luận, thực hiện ba nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Giáo viên  đổi mới như thế nào về phương pháp dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh?

Nhiệm vụ 2: Giáo viên  cần điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh?

Nhiệm vụ 3: Tổ chức hoạt động học theo tiến trình giờ học theo định hướng phát triển năng lực người học như thế nào?

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Giáo viên  đổi mới như thế nào về phương pháp dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Các phương pháp dạy học truyền thống vẫn được kết thừa theo tinh thần và định hướng mới nêu trên.

Thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn TV trực tiếp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu.

Thông qua nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản, môn Tiếng Việt góp phần hình thành và phát triển năng lực chung.

Về phương pháp dạy đọc, giáo viên nắm được phương pháp đặc thù cho 2 kiểu loại văn bản: văn bản văn học và văn bản thông tin. Mỗi kiểu văn bản có những đặc điểm riêng, vì thế cần có cách dạy đọc hiểu văn bản phù hợp.

Với văn bản văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật. Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ để có ấn tượng chung về văn bản (câu văn, hình ảnh, nhân vật, chi tiết…), tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tìm kiếm, suy luận các thông tin, ý nghĩa, thái độ, tình cảm… của tác giả gửi gắm trong văn bản; liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân, với bối cảnh đời sống và với những văn bản khác cùng đề tài. Những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy đọc hiểu gồm:

- Đọc diễn cảm. Vd: Đọc diễn cảm bài thơ Sắc màu em yêu (tuần 2), đoạn trích Đất nước (tuần 27)…

- Đọc phân vai, kể chuyện. Vd: Đọc phân vai câu chuyện Chuỗi ngọc lam (tuần 14)

- Đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch. Vd: Đóng vai viên quan, hai người đàn bà diễn lại cảnh phân xử trong câu chuyện Phân xử tài tình (tuần 23).

-  Sử dụng câu hỏi. Giáo viên đặt câu hỏi về hình thức, nội dung và liên hệ, so sánh, kết nối cho học sinh để khám phá, tìm hiểu bài đọc.

-  Hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách. Những phương pháp này rất cần thiết khi giáo viên hướng dẫn học sinh đọc mở rộng một cách tích cực, hiệu quả . Vd. Dưới đây là một mẫu phiếu Nhật kí đọc sách

Ngày

Tên sách và tác giả

Đánh giá

Những điều em học được

- Tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản. Vd. Em sẽ nói gì với một người coi trọng con trai hơn con gái (Con gái- Tuần 29)

Với văn bản thông tin, giáo viên  hướng dẫn học sinh khai thác những đặc trưng văn bản liên quan đến hình thức văn bản, cách đọc kênh hình, kênh chữ, sơ đồ, bảng biểu… Giáo viên  có thể sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như KWL, kĩ thuật giải quyết tình huống, kĩ thuật đọc tích cực “chúng em biết 3”…. Vd: Khi học bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em- Tuần 33, giáo viên sử dụng kĩ thuật KWL chỉ dẫn học sinh khám phá văn bản trước khi đọc trên lớp

Những điều em biết về quyền và bổn phận trẻ em

Câu hỏi của em về quyền và bổn phận trẻ em

Những điều em đã biết qua bài đọc

Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.

Về phương pháp dạy viết, giáo viên  tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc điểm của kiểu văn bản. Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu. Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo.

Các bước thực hiện trò chơi gồm:Bước 1. Chia lớp thành 2-4 nhóm với số lượng thành viên đồng đều tương đối;  Bước 2. Nêu đề bài và gọi học sinh phân tích đề; chú ý về nội dung của đoạn/ bài văn và số lượng câu yêu cầu phải có; Bước 3. Các nhóm thực hiện viết tiếp sức, yêu cầu mỗi học sinh viết từ một đến ba câu; Bước 4. Các nhóm dành thời gian kiểm tra đoạn viết, sau đó trình bày trước tập thể lớp; Bước 5. Các nhóm phân tích, phản biện đoạn văn/ bài văn của nhau và đánh giá tậpthể về chất lượng của từng đoạn/ bài văn, chọn ra nhóm thắng cuộc.

Về phương pháp dạy nói và nghe, giáo viên tổ chức cho học sinh môi trường thân thiện để tự tin trình bày, chỉ dẫn cho học sinh: nội dung nói, thái độ nói và mục đích nói. Giáo viên  có thể cài đặt phát triển năng lực nói và nghe trong khi dạy học đọc hiểu. Vd: Nếu được tham gia vào cuộc tranh luận Cái gì quý nhất (Tuần 9), em sẽ nói gì?

Về dạy học kiến thức tiếng Việt (Luyện từ và câu),  cũng có thể đổi mới phương pháp, hình thức dạy học như  sử dụng các phương tiện nghe-nhìn,  đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp hội thoại. Ví dụ với bài học Từ xưng hô đã phân tích điều chỉnh nội dung ở trên, ta đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động như sau:

Ví dụ, cách làm thứ nhất, chuyển câu truyện thành truyện tranh hoặc phim hoạt hình cho học sinh xem và yêu cầu các em bổ sung đoạn đoạn hội thoại giữa  Thỏ và Rùa khi bàn nhau cùng đến trường học.

Câu chuyện Rùa và Thỏ đến trường

Dungct tại sao không tỏ tình

Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ.Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà đường đi phải qua cả đèo, cả suối. Hai bạn bàn với  nhau...

Dungct tại sao không tỏ tình

Thế rồi, Thỏ và Rùa thực hiện kế hoạch như đã định. Thỏ cõng rùa chạy nhanh đến bờ suối.

Dungct tại sao không tỏ tình

Đến suối, Rùa nhảy xuống nước, cõng Thỏ bơi qua.

Dungct tại sao không tỏ tình

Thế là hai bạn Thỏ và Rùa đến trường thật là sớm làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.

Cách làm thứ hai, chúng ta thiết kế cho học sinh tham gia trò chơi sắm vai theo nhóm, đóng hoạt cảnh phiên bản chuyện Thỏ và Rùa đến trường (với các đồ dùng mũ thỏ, mai rùa và một số mũ các con vật khác). Tổ chức hoạt động theo hình thức này làm học sinh rất hứng thú vì các em được trải nghiệm, được thực sự nhập vào vai nhân vật. Thông qua việc nhập vai, các em vận dụng được cách sử dụng đại từ xưng hô vừa được học.

3.2. Nhiệm vụ 2: Giáo viên  cần điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học TV5 chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Khi điều chỉnh về hình thức tổ chức dạy học, giáo viên chú ý theo định hướng lựa chọn những hình thức phát huy tính năng động, tích cực của học sinh: giảm bớt học theo lớp, chú trọng hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác (hoạt động theo cặp, nhóm).

Học trong nhóm giúp cho mỗi HS không chỉ học được kiến thức, kĩ năng tiếng Việt mà còn học được kĩ năng hợp tác với bạn trong học tập, nhờ đó hình thành được năng lực hợp tác.

Hình thức tổ chức HS làm việc theo cặp, theo nhóm thường có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho từng cá nhân được tham gia vào các hoạt động luyện đọc, tìm hiểu bài trong hoạt động  đọc hoặc hỗ trợ nhau thực hiện các bài tập thực hành luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện,... Để việc tổ chức cho HS làm việc theo cặp, theo nhóm đem lại hiệu quả thiết thực, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau :

- Tính toán thời gian làm việc của HS sao cho hợp lí, thiết thực .

- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cụ thể của HS khi làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (Vd: Luyện đọc cá nhân, đọc diễn cảm cho bạn nghe và nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm đọc, trao đổi-thảo luận để tìm hiểu bài, bày tỏ ý kiến về vấn đề do SGK nêu ra,…).

  - Hình thành thói quen tự giác làm việc và ý thức kỉ luật cho HS (luyện đọc tích cực, đọc thành tiếng với mức độ vừa phải, không làm ảnh hưởng đến các nhóm khác, thái độ trao đổi nhẹ nhàng, lịch sự và tôn trọng ý kiến của bạn, …).

- Thường xuyên giám sát, động viên hay giúp đỡ HS (nhất là những HS học yếu) trong quá trình học ; đánh giá đúng kết quả luyện tập của HS để có biện pháp tiếp theo cho phù hợp.

3.3. Nhiệm vụ 3: Tổ chức hoạt động học theo tiến trình giờ học theo định hướng phát triển năng lực người học

Theo chương trình mới, người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình  dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, chúng. Giáo viên  tổ chức HĐ học theo tiến trình giờ học theo định hướng phát triển năng lực người học theo các bước: Khởi động – Khám phá – Thực hành – Vận dụng. Quy trình này đã làm cho việc học trở thành một hoạt động tích cực bởi học sinh biết những kiến thức và kĩ năng mới học mang tính  hấp dẫn khiến cho các em hứng thú và có nhu cầu học, các em có thể học được và dùng được nó cho cuộc sống của mình ở gia đình, cộng đồng .

Đối với mỗi hoạt động học tập, GV cần nắm chắc mục tiêu của hoạt động. GV cần biết ý nghĩa, lợi ích của mỗi HĐ rèn cho HS đạt được yêu cầu cần đạt nào về đọc, viết, nói và nghe. Có như thế, GV mới có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh HĐ mà không làm sai lạc mục tiêu. Các bước tiến hành hoạt động gồm:  1) Phát lệnh cho HS thực hiện hoạt động (Kết quả cần đạt: HS nắm yêu cầu của hoạt động (lệnh của HĐ); Cách thức thực hiện: HS tự đọc thầm yêu cầu / Nhóm trưởng hoặc một bạn trong nhóm đọc yêu cầu/ GV nêu yêu cầu); 2) Chỉ dẫn thực hiện hoạt động (Kết quả cần đạt: HS hiểu cách tiến hành hoạt động; Cách thức thực hiện: HS tự đọc lời chỉ dẫn /GV chỉ dẫn bằng lời / GV phân tích mẫu); 3) Kiểm soát, hỗ trợ HS  thực hiện hoạt động (Kết quả cần đạt: HS thực hiện hoạt động và được giúp đỡ kịp thời để hoàn thành hoạt động; Cách thức thực hiện: GV quan sát HS, giúp đỡ kịp thời nếu cần, HS tự thực hiện/ thực hiện với sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn); 4)  Đánh giá kết quả hoạt động (Kết quả cần đạt được: HS trình  bày kết quả hoạt động, được đánh giá hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động;Cách thức thực hiện: HS trình bày hoặc lưu giữ kết quả hoạt động)

 4. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Anh/chị hãy:

(1) Nêu định hướng đổi mới về phương pháp dạy học TV5 chương trình hiện hành nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Lấy một số ví dụ minh họa.

(2) Nêu định hướng điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học TV5 chương trình hiện hành nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Lấy một số ví dụ minh họa.

(3) Nêu các hoạt động trong tiến trình giờ học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Lấy ví dụ minh họa cho hoạt động Khởi động và Vận dụng.

HOẠT ĐỘNG 5: ĐIỀU CHỈNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH 2018.

1. Mục tiêu

- Nắm được mục tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 5 của HS trong chương trình 2018.

- Nắm được những vấn đề cơ bản về phương pháp đánh giá và các công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.

- Xây dựng được công cụ kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

- Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thảo luận, trao đổi để thực hiện hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Nêu mục tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 5 của HS trong chương trình 2018.

Nhiệm vụ 2: Nêu và lấy ví dụ về một số phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên.

Nhiệm vụ 3: Nêu quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ theo Thông tư 27 và lấy ví dụ minh họa.

Nhiệm vụ 4: Phân tích đề kiểm tra minh họa sau đây để làm rõ: mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá  

Ví dụ đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 1 lớp 5

           A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

            1.Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau (3 điểm):

Đoạn thứ nhất 

Dungct tại sao không tỏ tình

            Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia lỗi lạc của Việt Nam và thế giới. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, ông  là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và giành những chiến thắng vang dội trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 - 1954),  Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979). 

Theo ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP-Internet

Đoạn thứ hai 

Hà Nội khi đêm về thật đẹp và thật yên tĩnh. Thành phố đã rũ bỏ chiếc áo khoác đầy bụi bặm, xô bồ của ban ngày, đem về miền yên lành tĩnh lặng. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau Lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước hồ Gươm lung linh, quảng  trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng dần những dòng xe qua. Cả không gian phố phường đông đúc dần chìm vào bóng đêm với ánh đèn vàng ấm áp.

Theo Tác phẩm mới HÀ NỘI VỀ ĐÊM

                        Trả lời 1 trong 2 câu hỏi sau (tương ứng với từng đoạn trên):

Câu 1: Vì sao nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam và thế giới.                                                                                

Câu 2: Những hình ảnh nào trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình?

            2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

            Đọc bài sau rồi làm những bài tập ở dưới.

CÂU CHUYỆN VỀ NƯỚC MẮT

Trong một buổi gặp mặt gia đình nước, Nước Biển tự hào nói:

- Trên trái đất này, Nước Biển ta là vĩ đại nhất, vì không có loại nước nào nhiều bằng ta, và đầy quyền uy bằng ta.

Nước Mưa tán đồng, nhưng cũng rất hãnh diện về mình:

- Nước Mưa em đây cũng có ích cho đời. Em tưới mát cho cây cối xanh tươi, cho vạn vật sinh sôi nảy nở.

Nước Sông, Suối, Ao Hồ... cũng nhao nhao lên, tự hào không kém:

- Bọn em cũng không thua các anh, bọn em cũng có vai trò to lớn.

Ai ai cũng ồn ã, tâng bốc nhau và tự tâng bốc mình. Chỉ riêng Nước Mắt, và Nước Ngầm là không nói gì. Nhận ra sự im lặng ấy, mọi người lên tiếng hỏi. Nước Mắt khẽ trả lời:

- Em thấy các anh ai cũng vĩ đại, ai cũng có ích cho đời. Còn riêng em, khi em xuất hiện, chỉ là những lúc con người đau khổ, bất hạnh. Sự hiện diện của em chẳng có ý nghĩa gì cả.

Đến khi ấy Nước Ngầm mới lên tiếng:

- Nước Mắt à, khi con người cảm thấy đau khổ, buồn bực, sự xuất hiện của em sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Và em không thấy sao? Một người đi xa nay trở lại quê hương, trên mắt họ, long lanh những giọt nước mắt cảm động. Và kia nữa, một người mẹ đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt hạnh phúc... Những giọt nước mắt đó, không phải là em sao? Em cũng là giọt nước quý mà nhân loại có được. Hãy dũng cảm sống, và sống thật ý nghĩa nhé em.

Theo Góc tâm hồn

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

            Câu 1: Gia đình Nước đang tranh luận về điều gì?

a. Vai trò của các loại nước. 

b. Sức mạnh của Nước Biển.

c. Nỗi buồn của Nước Mắt.

d. Lợi ích của Nước Mưa.

            Câu 2: Hai nhân vật nào im lặng, không tham gia tranh luận?

a. Nước Biển và Nước Mưa

b.Nước Sông,  Nước Hồ

c.Nước Mắt và Nước Suối

d. Nước Mắt và Nước Ngầm

            Câu 3: Vì sao Nước Mắt lại im lặng?   

a. Vì thấy mình không có nhiều quyền lực như Nước Biển.                          

b. Vì cho rằng mình không có lợi ích gì cho đời.              

c. Vì cho rằng không nên tâng bốc mình và tâng bốc nhau.

d. Vì Nước Mắt là một người hiền lành, ít nói.

      Câu 4: Vì sao Nước Ngầm lại cho rằng Nước Mắt cũng là giọt nước quý của nhân loại?

ĐĐúng 

SSai

a. Vì Nước Mắt làm vơi bớt nỗi buồn đau của con người.

b. Vì Nước Mắt giúp con người thể hiện sự xúc động.

c. Vì Nước Mắt rất ít, rất hiếm hoi.

d. Vì Nước Mắt giúp con người thể hiện niềm hạnh phúc.

      Câu 5: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

  a.Nước Mắt là đáng quý nhất  trong các loại nước.

b.Sự có mặt của mỗi sự vật, mỗi người trong cuộc sống đều có ý nghĩa.

c. Cần phải sống tự tin, lạc quan.

 d. Khi đau khổ cần phải khóc để vơi bớt nỗi buồn.

Câu 6: Khi Nước Mắt buồn và cho rằng bản thân mình chẳng có giá trị gì cả, em sẽ nói gì để an ủi, động viên Nước Mắt?

Câu 7: Từ nào không đồng nghĩa với từ đau khổ?

a.Đau buồn

b.Đau đớn

c.Đau bụng

 d.Đau lòng

Câu 8: Hai câu “Người mẹ đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt. Bà khóc vì xúc  động và hạnh phúc.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a.Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.

b.Bằng cách thay thế từ ngữ.

c.Bằng cách lặp từ ngữ.

d. Bằng các từ ngữ nối.

Câu 9: Điền vế câu còn thiếu vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh hai câu ghép sau:

a)Nước Biển chưa nói xong thì.................................................................

b)Mẹ càng dỗ dành, ……………………………………………………...

Câu 10: Đặt một câu ghép nói về Nước Mắt trong đó có sử dụng cặp từ: tuy …nhưng.

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết  

Nghe viết đoạn văn sau:

LỊCH SỬ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm . Đó là Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, ... Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là  bị áp bức, bóc lột nhiều nhất nên họ luôn mong muốn và sẵn sàng đi theo cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam  được thành lập. Từ đó, Đảng  đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".

Theo Internet – Khoa học.tv

2. Tập làm văn

Hãy tả một người trong gia đình em.

PHẦN II. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

                                       Đề 3 (Giữa học kì II)

  1. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng một đoạn văn (3 điểm) 

- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt 100 - 115 tiếng / phút; giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu: 0,5 điểm ; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm

                  - Đọc đúng tiếng, từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các  cụm từ : Có từ 0-3 lỗi: 1điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có trên 5 lỗi: 0 điểm

            - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm ; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ : 0,5 điểm ; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi : 0 điểm

                             - Đáp án cho câu hỏi phần đọc thành tiếng, ví dụ:

            + Câu 1: Nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam và thế giới là vì Đại tướng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và giành những chiến thắng vang dội trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, Kháng chiến chống Mĩ cứu nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung.

            + Câu 2: Có nhiều hình ảnh trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau Lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vắng dần những dòng xe qua.

2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1 : Chọn câu trả lời a : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác a : 0 điểm

Câu   2 : Chọn câu trả lời d : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác d : 0 điểm

Câu  3 : Chọn câu trả lời c : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm

Câu  4 : Chọn đúng 4 ý: 1 điểm; Chọn đúng 3 ý:  0,5 điểm ; Chọn đúng  0-2 ý: 0 điểm

a,b, d: Đúng;  c: Sai

Câu   5 : Chọn câu trả lời b : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm

Câu  6 :- Câu trả lời nêu được 1 ý tương tự như  ý sau : “Nước Mắt ơi, cậu đừng buồn nữa. Cậu tồn tại không hề vô nghĩa. Khi con người khổ đau, cậu xuất hiện và khiến họ trở nên nhẹ nhõm hơn. Không chỉ có vậy, cậu còn gúp con người thể hiện nỗi xúc động và niềm  hạnh phúc vô bờ. Cậu thật là đáng quý đấy. ”: 1 điểm

            - Câu trả lời đã nêu được 1 ý tương tự như đã nêu những câu chưa đầy đủ thành phần hoặc câu trả lời đã thành câu những chưa nêu rõ 1 ý tương tự như đã nêu : 0,5 điểm

                 - Câu trả lời chưa thành câu, chưa nêu rõ 1 ý tương tự như đã nêu : 0 điểm

Câu  7 : Chọn câu trả lời c : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác c : 0 điểm

Câu  8 : Chọn câu trả lời b : 0,5 điểm ; chọn câu trả lời khác b : 0 điểm

Câu 9 : a) Điền được vế câu : 0,5 điểm; Không điền được vế câu: 0 điểm

b) Điền được vế câu : 0,5 điểm; Không điền được vế câu: 0 điểm

                                                                                                                  Đáp án tham khảo:

  1. Nước Mưa đã tiếp lời.
  2. em bé càng khóc to.                                                                    

Câu 10:                                                                                                    

            - Viết được câu ghép nói về Nước Mắt có sử dụng cặp từ đã cho: 1 điểm

            - Viết được câu ghép nói về Nước Mắt, không sử dụng đúng cặp từ đã cho hoặc câu có lỗi: 0,5 điểm

            - Viết câu không nói về Nước Mắt: 0 điểm

  1. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn : 2 điểm

            - Tốc độ 100 chữ / 15 phút ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ , cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu trên: 0,5 điểm; đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm.

              - Viết đúng chính tả, Có từ 0-2 lỗi: 1điểm; có 3-4lỗi: 0,5 điểm; có trên 4 lỗi: 0 điểm

2. Tập làm văn-Viết bài văn : 8 điểm

Điểm cho từng phần như sau:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm

1 điểm

0,5 điểm

0 điểm

1.Mở bài (1 điểm)

 - Có phần mở bài viết bằng  vài câu giới thiệu người trong gia đình được tả.

- Có cách vào bài gián tiếp hấp dẫn.

Giới thiệu được người trong gia đình được tả.

 Không có câu mở bài.

2

Thân bài

(3 điểm)

2.1.

(1 điểm)

-Lựa chọn và miêu tả  được những nét nổi bật về vóc dáng, nét mặt... cử chỉ, điệu bộ...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả phong phú.

- Lựa chọn và miêu tả được một số nét nổi bật về vóc  dáng, nét mặt... cử chỉ, điệu bộ...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả chưa phong phú.

- Miêu tả sơ sài và không chọn được nét nổi bật về ngoại hình của người được tả.

Hoặc

-Miêu tả không theo quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình, có nhiều câu chép lại nguyên văn của người khác.

2.2.

(1 điểm)

-Lựa chọn và miêu tả  được những nét nổi bật về tính tình qua việc làm, tình cảm, lời nói...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả phong phú.

- Lựa chọn và miêu tả được một số nét nổi bật về tính tình qua việc làm, tình cảm, lời nói...của người được tả.

- Các chi tiết miêu tả chưa phong phú.

- Miêu tả sơ sài và không chọn được nét nổi bật về tính tình của người được tả.

Hoặc

-Miêu tả không theo quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình, có nhiều câu chép lại nguyên văn của người khác.

2.3

(0,5điểm)

Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo một trong các trình tự hợp lí dưới đây :

- Tả từ bao quát đến cụ thể

- Tả theo trình tự không gian 

Chi tiết miêu tả chưa thể hiện rõ sự sắp xếp hợp lí.

(0,5 điểm)

Đạt một trong hai yêu cầu:

-Có những câu văn nêu tình cảm yêu mến, sự gắn bó của mình với người được tả.

-Thể hiện được tình cảm của mình đối với người được tả trong khi tả.

Không đạt hai yêu cầu đã nêu.

3.Kết bài (1 điểm)

- Thể hiện được tình cảm của người viết với người được tả.

- Nêu được một vài suy nghĩ,  mong muốn về người được tả hoặc lời hứa hẹn với người thân đó.

- Thể hiện được tình cảm của người viết với với người được tả.

Không viết kết bài hoặc viết kết bài không nêu rõ tình cảm và mong muốn của người viết.

4. Kĩ năng

4.1.Chữ viết, chính tả

(1 điểm)

- Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng.

- Có từ 0-2 lỗi chính tả.

- Chữ viết tương đối đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng.

Hoặc

- Có từ 3-4 lỗi chính tả.

- Chữ viết không đúng kiểu, cỡ, không rõ ràng.

Hoặc

- Có trên 4 lỗi chính tả.

4.2. Dùng từ, đặt câu,

 viết đoạn (1 điểm)

Có từ 0-2 lỗi dùng từ, đặt câu 

(- Dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi)

-Viết câu sai hoặc diễn đạt  lủng củng không rõ ý)

Có từ 3-4 lỗi dùng từ, đặt câu 

Có hơn 4 lỗi dùng từ, đặt câu

4.4.Sáng tạo  về ý hoặc về dùng từ, đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc

(1điểm)

Bài văn đạt 2 trong 3 yêu cầu sau: 

- Có ý độc đáo

- Miêu tả có hình ảnh

-  Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc.

Bài văn đạt 1 trong 3 yêu cầu đã nêu. 

Bài văn không đạt yêu cầu nào đã nêu. 

               

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Mục  tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 5 của HS trong chương trình 2018.

- Mục tiêu đánh giá: Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng  dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn: các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh lớp 5 đã quy định trong chương trình.

- Nội dung đánh giá: phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Tuy nhiên, chương trình hiện hành tập trung chủ yếu vào đánh giá hoạt động đọc và viết. Với hoạt động đọc, đánh giá học sinh tập trung vào yêu cầu học sinh đọc hiểu nội dung, hình thức văn bản và liên hệ, so sánh, kết nối. Với hoạt động viết, đánh giá học sinh tập trung vào yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,...

- Cách thức đánh giá trong môn TV5 thực hiện bằng hai cách: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. GV cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

3.2. Nhiệm vụ 2: Một số phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên.

Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá thường xuyên gồm:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp kiểm tra viết

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập và sản phẩm học tập.

Công cụ đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh có thể là:

- Câu hỏi, bài tập

- Sản phẩm học tập của học sinh

- Hồ sơ học tập

- Bảng kiểm

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics)

Mỗi HS có bộ hồ sơ đánh giá kết quả nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng, bao gồm một số tài liệu như: Những trang nhật kí đánh giá của GV; Các bài kiểm tra định kì đã được GV đánh giá; Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Nhật kí tự đánh giá của học sinh (nếu có); Các sản phẩm của hoạt động thực hành, ứng dụng,…(nếu có); Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích,…của học sinh trong năm học (nếu có). Bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời là phương tiện liên lạc giữa HS, GV, nhà trường và gia đình HS.

3.2. Nhiệm vụ 3: Quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ theo Thông tư 27

3.2.1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ

Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.

Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập.

Bước 3: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu,…; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu,…).

Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện).

3.2.2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 3 mức độ

Theo thông tư 272020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Đề kiểm tra định kì phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng.

3.2.2.1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt

- Mức 1 (Biết) : Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó.

Ví dụ:

(1) Thế nào là từ đồng nghĩa?

(2) Tìm 3 từ  đồng nghĩa trong mỗi dòng sau:

a) nước nhà, non sông, tổ quốc, hành tinh

b) hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới

c) kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây

- Mức 2 (Hiểu) : Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó.

Ví dụ:

(1) Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa.

(2) Vì sao ca trong câu a và ca trong câu b là hai nghĩa khác nhau của một từ ca? Vì sao ca trong câu a và ca trong câu c là hai từ đồng âm?

                   a) Cho tôi mượn cái ca một tí.

          b) Sa uống hết cả ca nước.

          c) Lan ca rất hay.

- Mức 3 Vận dụng

Vận dụng gồm vận dụng trực tiếp và vận dụng trong tình huống mới

 -Vận dụng trực tiếp: Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào.

Ví dụ:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau:

( hiền hòa, hiền lành, hiền từ, nhân ái)

          a) Bạn Nhung lớp em rất …....................

          b) Dòng sông chảy …................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

          c) Ba luôn nhìn em bằng cặp mắt ….....................

          d) Cụ già ấy là một người ..................…

-  Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn: Lựa chọn để sử dụng  một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật.

          Ví dụ :

Thay từ in đậm bằng một từ láy đồng nghĩa để câu văn gợi tả hơn:

Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh trong mây.

3.2.2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu

- Mức 1 (Biết) : Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.

Ví dụ :

(1) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tiếng Việt 5)

- Mức 2 (Hiểu) : Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.

Ví dụ: Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

(Lòng dân)

- Mức 3 ( Vận dụng)

+Vận dụng trực tiếp : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.

Ví dụ : Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn.

(Những người bạn tốt)

+ Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Ví dụ:

(1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?

(Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng)

(2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

(Bài ca về trái đất)

3.2.3. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...)

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

3.4. Nhiệm vụ 4: Đề kiểm tra minh họa sau đây để làm rõ: mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá.

Mô tả: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 1 lớp 5 có cấu trúc hai phần: Phần A gồm nội dung A.1. kiểm tra Kĩ năng đọc, đọc hiểu, Nói và nghe, Kiến thức tiếng Việt; nội dung A.2 kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt. Phần B gồm nội dung B1. kiểm tra chính tả nghe- viết; nội dung B.2 kiểm tra kĩ năng viết bài văn tả người.

Công cụ đánh giá: Câu hỏi, bài tập, rubrics.

4. Câu hỏi và bài tập đánh giá

(1) Xác định các nội dung Tiếng Việt cần đánh giá trong quá trình học (đánh giá thường xuyên)

Gợi ý :

a) Các hoạt động học đọc thành tiếng và đọc hiểu

b) Các hoạt động luyện nghe – nói

c) Các hoạt động luyện viết

d) Các hoạt động học nhằm hình thành kiến thức mới về từ, câu, đoạn, bài

Gợi ý :

a) Các hoạt động học đọc thành tiếng và đọc hiểu

  Có thể đánh giá hoạt động đọc thành tiếng và đọc hiểu của học sinh theo những câu hỏi gợi ý sau:

- Học sinh đọc các câu, đoạn có lưu loát, trôi chảy không? Có ngắt hơi phù hợp không? Có thể hiện đúng cảm xúc được thể hiện trong bài không? Có thể hiện được lời của các nhân vật trong văn bản truyện hoặc kịch không?

- Bên cạnh đó, các câu hỏi về chính âm cũng cần được trả lời:  Học sinh mắc những lỗi phát âm nào?

- Học sinh hiểu nội dung bài đọc ở mức độ nào?

+ Học sinh có trả lời được những câu hỏi tái hiện không?

+ Học sinh gặp khó khăn gì khi trả lời những câu hỏi cần suy luận, vận dụng?

+ Học sinh có hiểu nội dung chính của bài không?

+ Học sinh hiểu thông điệp và vẻ đẹp ngôn ngữ của văn bản ở mức độ nào?

b) Các hoạt động luyện nghe – nói

- Có thể đánh giá hoạt động kể chuyện theo các các câu  hỏi gợi ý chủ yếu sau:

+ Câu chuyện có nội dung phù hợp yêu cầu của đề không?

+ Các tình tiết trong câu chuyện có hợp lí không?

+ Các từ ngữ của  học sinh được sử dụng có hợp lí không?

+ Việc sử dụng ngữ điệu và vẻ mặt, điệu bộ, ánh mắt của học sinh có gì hay hoặc chưa hay?

- Có thể đánh giá hoạt động nói lời hội thoại theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu lời nói của người đối thoại không?

+ Lời nói của học sinh có phù hợp tình huống và nội dung giao tiếp không?

+ Lời nói của học sinh có ngắn gọn, dễ hiểu không?

+ Ngữ điệu và vẻ mặt, cử chỉ của học sinh khi nói có gì phù hợp hoặc không phù hợp?

-   Có thể đánh giá hoạt động nói lời hội thoại theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có nghe – hiểu câu hỏi và hồi đáp đúng không?

+  Học sinh có nghe – hiểu nội dung văn bản và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – ghi nhớ và kể lại văn bản (câu chuyện) đã nghe không?

+ Học sinh có nghe – hồi đáp được trong các tình huống hội thoại giả định hoặc tình huống hội thoại thực  tế không?

c) Các hoạt động luyện viết

Có thể đánh giá hoạt động này theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

- Học sinh dùng từ có phù hợp nghĩa và khả năng kết hợp hay không?

-Câu học sinh viết có đúng cấu tạo ngữ pháp không, dấu câu và các chữ các chữ cái hoa có được sử dụng đúng không?

-Đoạn văn / bài văn có được viết đúng cấu tạo không? Nội dung có đạt yêu cầu không?

- Trong câu / đoạn / bài có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp không?

d) Các hoạt động học nhằm hình thành kiến thức mới về từ, câu, đoạn, bài

Có thể đánh giá hoạt động này theo những câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu bản chất khái niệm mới không ?

+ Học sinh có thể dùng từ / câu trong tình huống giao tiếp giả định không?

+ Học sinh có hiểu bản chất của kiểu đoạn văn, bài văn không?

+ Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học khi viết đoạn / bài không?

(2) Thực hành đánh giá định kì môn Tiếng Việt 

Thiết kế một đề kiểm tra năng lực.

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Mục  tiêu, căn cứ, nội dung, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt 5 của HS trong chương trình 2018.

- Mục tiêu đánh giá: Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng  dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn: các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh lớp 5 đã quy định trong chương trình.

- Nội dung đánh giá: phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Tuy nhiên, chương trình hiện hành tập trung chủ yếu vào đánh giá hoạt động đọc và viết. Với hoạt động đọc, đánh giá học sinh tập trung vào yêu cầu học sinh đọc hiểu nội dung, hình thức văn bản và liên hệ, so sánh, kết nối. Với hoạt động viết, đánh giá học sinh tập trung vào yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,...

- Cách thức đánh giá trong môn TV5 thực hiện bằng hai cách: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. GV cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

3.2. Nhiệm vụ 2: Một số phương pháp và công cụ đánh giá thường xuyên.

Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá thường xuyên gồm:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp kiểm tra viết

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập và sản phẩm học tập.

Công cụ đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh có thể là:

- Câu hỏi, bài tập

- Sản phẩm học tập của học sinh

- Hồ sơ học tập

- Bảng kiểm

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics)

Mỗi HS có bộ hồ sơ đánh giá kết quả nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng, bao gồm một số tài liệu như: Những trang nhật kí đánh giá của GV; Các bài kiểm tra định kì đã được GV đánh giá; Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Nhật kí tự đánh giá của học sinh (nếu có); Các sản phẩm của hoạt động thực hành, ứng dụng,…(nếu có); Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích,…của học sinh trong năm học (nếu có). Bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời là phương tiện liên lạc giữa HS, GV, nhà trường và gia đình HS.

3.2. Nhiệm vụ 3: Quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ theo Thông tư 27

3.2.1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ

Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.

Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập.

Bước 3: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu,…; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu,…).

Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện).

3.2.2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 3 mức độ

Theo thông tư 272020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Đề kiểm tra định kì phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 3 mức độ phù hợp để áp dụng cho nội dung kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu và kiểm tra đọc hiểu. Các nội dung kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, viết đoạn/bài cần có chỉ dẫn riêng.

3.2.2.1. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt

- Mức 1 (Biết) : Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó.

Ví dụ:

(1) Thế nào là từ đồng nghĩa?

(2) Tìm 3 từ  đồng nghĩa trong mỗi dòng sau:

a) nước nhà, non sông, tổ quốc, hành tinh

b) hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới

c) kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây

- Mức 2 (Hiểu) : Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó.

Ví dụ:

(1) Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa.

(2) Vì sao ca trong câu a và ca trong câu b là hai nghĩa khác nhau của một từ ca? Vì sao ca trong câu a và ca trong câu c là hai từ đồng âm?

                   a) Cho tôi mượn cái ca một tí.

          b) Sa uống hết cả ca nước.

          c) Lan ca rất hay.

- Mức 3 Vận dụng

Vận dụng gồm vận dụng trực tiếp và vận dụng trong tình huống mới

 -Vận dụng trực tiếp: Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào.

Ví dụ:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong các câu sau:

( hiền hòa, hiền lành, hiền từ, nhân ái)

          a) Bạn Nhung lớp em rất …....................

          b) Dòng sông chảy …................... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

          c) Ba luôn nhìn em bằng cặp mắt ….....................

          d) Cụ già ấy là một người ..................…

-  Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn: Lựa chọn để sử dụng  một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật.

          Ví dụ :

Thay từ in đậm bằng một từ láy đồng nghĩa để câu văn gợi tả hơn:

Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh trong mây.

3.2.2.2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu

- Mức 1 (Biết) : Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.

Ví dụ :

(1) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tiếng Việt 5)

- Mức 2 (Hiểu) : Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.

Ví dụ: Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

(Lòng dân)

- Mức 3 ( Vận dụng)

+Vận dụng trực tiếp : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.

Ví dụ : Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn.

(Những người bạn tốt)

+ Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Ví dụ:

(1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?

(Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng)

(2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

(Bài ca về trái đất)

3.2.3. Quy trình xây dựng đề kiểm tra

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham khảo)để thiết kế một đề kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...)

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

3.4. Nhiệm vụ 4: Đề kiểm tra minh họa sau đây để làm rõ: mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá.

Mô tả: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 1 lớp 5 có cấu trúc hai phần: Phần A gồm nội dung A.1. kiểm tra Kĩ năng đọc, đọc hiểu, Nói và nghe, Kiến thức tiếng Việt; nội dung A.2 kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt. Phần B gồm nội dung B1. kiểm tra chính tả nghe- viết; nội dung B.2 kiểm tra kĩ năng viết bài văn tả người.

Công cụ đánh giá: Câu hỏi, bài tập, rubrics.

4. Câu hỏi và bài tập đánh giá

(1) Xác định các nội dung Tiếng Việt cần đánh giá trong quá trình học (đánh giá thường xuyên)

Gợi ý :

a) Các hoạt động học đọc thành tiếng và đọc hiểu

b) Các hoạt động luyện nghe – nói

c) Các hoạt động luyện viết

d) Các hoạt động học nhằm hình thành kiến thức mới về từ, câu, đoạn, bài

Gợi ý :

a) Các hoạt động học đọc thành tiếng và đọc hiểu

  Có thể đánh giá hoạt động đọc thành tiếng và đọc hiểu của học sinh theo những câu hỏi gợi ý sau:

- Học sinh đọc các câu, đoạn có lưu loát, trôi chảy không? Có ngắt hơi phù hợp không? Có thể hiện đúng cảm xúc được thể hiện trong bài không? Có thể hiện được lời của các nhân vật trong văn bản truyện hoặc kịch không?

- Bên cạnh đó, các câu hỏi về chính âm cũng cần được trả lời:  Học sinh mắc những lỗi phát âm nào?

- Học sinh hiểu nội dung bài đọc ở mức độ nào?

+ Học sinh có trả lời được những câu hỏi tái hiện không?

+ Học sinh gặp khó khăn gì khi trả lời những câu hỏi cần suy luận, vận dụng?

+ Học sinh có hiểu nội dung chính của bài không?

+ Học sinh hiểu thông điệp và vẻ đẹp ngôn ngữ của văn bản ở mức độ nào?

b) Các hoạt động luyện nghe – nói

- Có thể đánh giá hoạt động kể chuyện theo các các câu  hỏi gợi ý chủ yếu sau:

+ Câu chuyện có nội dung phù hợp yêu cầu của đề không?

+ Các tình tiết trong câu chuyện có hợp lí không?

+ Các từ ngữ của  học sinh được sử dụng có hợp lí không?

+ Việc sử dụng ngữ điệu và vẻ mặt, điệu bộ, ánh mắt của học sinh có gì hay hoặc chưa hay?

- Có thể đánh giá hoạt động nói lời hội thoại theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu lời nói của người đối thoại không?

+ Lời nói của học sinh có phù hợp tình huống và nội dung giao tiếp không?

+ Lời nói của học sinh có ngắn gọn, dễ hiểu không?

+ Ngữ điệu và vẻ mặt, cử chỉ của học sinh khi nói có gì phù hợp hoặc không phù hợp?

-   Có thể đánh giá hoạt động nói lời hội thoại theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có nghe – hiểu câu hỏi và hồi đáp đúng không?

+  Học sinh có nghe – hiểu nội dung văn bản và hồi đáp đúng không?

+ Học sinh có nghe – ghi nhớ và kể lại văn bản (câu chuyện) đã nghe không?

+ Học sinh có nghe – hồi đáp được trong các tình huống hội thoại giả định hoặc tình huống hội thoại thực  tế không?

c) Các hoạt động luyện viết

Có thể đánh giá hoạt động này theo các các câu  hỏi gợi ý sau:

- Học sinh dùng từ có phù hợp nghĩa và khả năng kết hợp hay không?

-Câu học sinh viết có đúng cấu tạo ngữ pháp không, dấu câu và các chữ các chữ cái hoa có được sử dụng đúng không?

-Đoạn văn / bài văn có được viết đúng cấu tạo không? Nội dung có đạt yêu cầu không?

- Trong câu / đoạn / bài có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp không?

d) Các hoạt động học nhằm hình thành kiến thức mới về từ, câu, đoạn, bài

Có thể đánh giá hoạt động này theo những câu hỏi gợi ý sau:

+ Học sinh có hiểu bản chất khái niệm mới không ?

+ Học sinh có thể dùng từ / câu trong tình huống giao tiếp giả định không?

+ Học sinh có hiểu bản chất của kiểu đoạn văn, bài văn không?

+ Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học khi viết đoạn / bài không?

(2) Thực hành đánh giá định kì môn Tiếng Việt 

Thiết kế một đề kiểm tra năng lực.

 

HOẠT ĐỘNG 6: ĐIỀU CHỈNH BÀI HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH 2018.

  1. Mục tiêu

HV có thể:

- Nhận xét được những điều chỉnh về việc lựa chọn nội dung cho bài học, xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho bài đọc, lựa chọn thiết bị và phương tiện dạy học, tiến trình các hoạt động học tập của học sinh, kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo hai dạng bài học: Bài học theo mạch phân môn (Kiến thức, Đọc, Viết) và bài học theo chủ đề, lấy bài đọc hiểu làm trục.

- Điều chỉnh được bài học Tiếng Việt lớp 5 CT hiện hành để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các bài học sau

2.1.1. Tài liệu 1: Bài học thiết kế theo yêu cầu phát triển năng lực

BÀI HỌC THIẾT KẾ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI HỌC THIẾT KẾ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Thiết kế bài học (kế hoạch bài học, giáo án, bài soạn) là “kịch bản” lên lớp của mỗi giáo viên với một đối tượng học sinh cụ thể và một nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian cụ thể... Thiết kế bài học là sản phẩm của cá nhân giáo viên dùng cho chính mình, không phải là văn bản dùng để báo cáo cho người khác về hoạt động dạy học của mình. Không nên bắt buộc mọi người theo một mẫu bài soạn chung, chỉ cần thống nhất một số yêu cầu cơ bản, còn cách trình bày giáo án có thể khác nhau.

Chương trình môn Tiếng Việt mới là chương trình phát triển năng lực, bài học theo chương trình mới là bài học phát trển năng lực.

Một bài học thiết kế theo cách tiếp cận năng lực có đặc điểm sau:

– Mục tiêu của bài học định hướng vào việc mô tả kết quả học tập mong đợi (các khả năng, năng lực học sinh sẽ phải đạt được), chứ không phải là nội dung kiến thức được giáo viên truyền thụ.

– Các khả năng/ năng lực mong muốn hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng, có thể quan sát, đánh giá được. Chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả (đầu ra).

– Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên – học sinh và giữa học sinh – học sinh, khuyến khích học sinh trao đổi/ tranh luận, đánh giá, chia sẻ quan điểm/ kinh nghiệm, thúc đẩy/ cổ vũ tinh thần hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm.

– Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, học sinh cảm thấy thoải mái (không bị áp đặt, được khuyến khích phát biểu/ tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, học sinh cảm thấy ý kiến của mình được thừa nhận, được tôn trọng...), hứng thú, tự tin.

– Nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, trải nghiệm, đặc biệt là vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ trong những tình huống gắn với thực tế cuộc sống/ trong những bối cảnh khác nhau.

– Chú trọng phát triển các năng lực tư duy bậc cao: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy phản biện, năng lực siêu nhận thức.

– Nhấn mạnh vào hoạt động tự học qua khai thác, tìm kiếm, xử lí thông tin...

– Vai trò chính của giáo viên là làm thay đổi người học như sẵn sàng tiếp thu các khái niệm mới, tích cực thể hiện, tích cực tương tác, trải nghiệm, nghĩ về cách suy nghĩ...; tăng cường hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học.

– Kết thúc bài học, học sinh cảm thấy mình thay đổi và biết cách thay đổi/ sáng tạo lại bản thân,...

Giáo án theo yêu cầu phát triển năng lực khác với giáo án dạy học theo nội dung. Giáo án nội dung là giáo án nêu lên các nội dung bài dạy mà giáo viên cần truyền thụ cho học sinh, tức là trả lời câu hỏi: Bài học gồm những nội dung gì? (Dạy cái gì?). Giáo án phát triển năng lực là giáo án nêu lên các hoạt động (công việc) mà giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện để tìm ra nội dung cần học, qua đó mà biết cách học; tức trả lời câu hỏi: Bài học cần dạy bằng cách nào, thông qua các hoạt động nào?

Giáo án nội dung tập trung vào mục tiêu trang bị những kiến thức, hiểu biết của giáo viên về một vấn đề nào đó cho học sinh; học sinh tiếp thu những kiến thức mà giáo viên cung cấp một chiều và mang tính áp đặt (cũng có phát vấn và yêu cầu học sinh trao đổi... nhưng cuối cùng vẫn là ý kiến của giáo viên), do đó hạn chế về cách học và tự học. Giáo án phát triển năng lực tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, học sinh thực hiện các hoạt động để tự tìm ra kiến thức, hiểu biết phù hợp với mình và qua đó biết cách học và biết tự học.

Giáo án nội dung giúp học sinh biết nhiều nhưng vận dụng được ít. Giáo án năng lực có thể không giúp học sinh biết nhiều nhưng đã biết thì vận dụng được, làm và thực hiện được trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới.

Yêu cầu của giáo án phát triển năng lực gồm những điểm sau đây:

a) Mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học cần hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực đặc thù của môn học. Mỗi bài học cần xác định mục tiêu phát triển năng lực cụ thể. Với môn Ngữ văn, đó là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cần chú ý yêu cầu cần đạt về các năng lực này đã nêu

trong chương trình mỗi lớp. Các năng lực lớn phải qua nhiều bài học mới hình thành được, nhưng mỗi bài học phải hướng tới các biểu hiện cụ thể của năng lực đó.

b) Tiến trình bài học

Tiến trình bài học phải thông qua các hoạt động và bằng các hoạt động học tập là chính; trong đó học sinh phải tham gia hoạt động tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi, phản bác, chứng minh, phân tích... và rút ra nhận xét, kết luận của mình; giáo viên là người nêu (giao) nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức hoạt động và gợi mở, nêu ý kiến của mình khi cần thiết. Giáo viên không làm thay, học thay cho học sinh, hạn chế diễn giảng, tránh áp đặt ý kiến của mình, tôn trọng ý kiến của học sinh...

Các hoạt động học tập phải bám sát và tập trung thực hiện mục tiêu đã đề ra, tránh tình trạng có nêu trong mục tiêu nhưng không có hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã nêu. Mỗi mục tiêu có thể được triển khai bằng một hoặc nhiều hoạt động.

c) Chú ý yêu cầu tích hợp và phân hoá

Trước hết, tích hợp dạy học tiếng Việt trong cả nội dung đọc hiểu, viết và nói, nghe. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp và nhằm phát triển năng lực đòi hỏi phải gắn các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Các kiến thức tiếng Việt phải phục vụ trực tiếp cho kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đúng hơn, hay hơn, thuần thục hơn.

Yêu cầu phân hoá đòi hỏi giờ học cần có các nhiệm vụ, nội dung, cách thức tổ chức học tập phù hợp cho đối tượng học sinh: yếu, trung bình và khá giỏi. Muốn vậy, cần chú ý đến tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức, hoàn cảnh cá nhân, khai thác vốn hiểu biết và sự trải nghiệm (tri thức nền) của người học.

Trên đây là những yêu cầu cốt lõi cần có với giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung, với môn Tiếng Việt nói riêng. Tất cả các yêu cầu khác như các bước lên lớp, từ khởi động đến củng cố, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, hình thức dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học... đều khuyến khích giáo viên tự chủ, sáng tạo và không cần phải bắt buộc như nhau. Từ các điểm trên, giáo viên vận dụng vào các bài học một cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng môn học.

II.  QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI HỌC TIẾNG VIỆT

Quy trình thiết kế bài học Tiếng Việt  tuân thủ quy trình thiết kế bài học theo yêu cầu phát triển năng lực.

1.Yêu cầu cơ bản của thiết kế bài học

Có hai yêu cầu cơ bản của một thiết kế bài học:

– Bản thiết kế bài học phải chỉ rõ các hoạt động học tập của học sinh và phải đảm bảo trình tự của các hoạt động này phù hợp với logic nhận thức của học sinh.

– Bản thiết kế bài học phải chỉ rõ mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh cần đạt sau khi học.

2. Cấu trúc bản thiết kế bài học

Bản thiết kế bài học gồm ba phần: Mục tiêu, Đồ dùng dạy – học, Hoạt động dạy – học chủ yếu.

Sau phần Mục tiêu có thể có thêm phần Những điều cần lưu ý. Phần này có các nội dung: (1) Nêu rõ những lĩnh vực kiến thức giáo viên cần nắm vững và huy động để dạy bài học. (2) Nêu kiến giải cụ thể của sách giáo khoa mà học sinh đang sử dụng về kiến thức nào đó đang có những kiến giải khác nhau. (3) Cần nêu tên các phương pháp dạy học chủ yếu sẽ thực hiện khi lên lớp. Trong phần minh hoạ bằng các thiết kế bài học được dẫn ra ở sau không có phần này.

3.Thiết kế từng phần

3.1. Phần Mục tiêu

– Mục tiêu bài học là mục tiêu học sinh cần đạt được chứ không phải là mục tiêu của giáo viên. Do đó, khi viết phải rõ chủ thể đạt được mục tiêu là học sinh. Nên mở đầu mỗi mục tiêu bằng một động từ.

– Mục tiêu đưa ra trong từng bài phải rõ ràng, cụ thể, tức là chúng phải đo được, phải lượng hoá được, phải kiểm soát được bằng một phương pháp đánh giá không quá phức tạp.

– Mục tiêu cần chỉ rõ những yêu cầu cụ thể của mục tiêu đặc thù môn học, yêu cầu về năng lực chung và phẩm chất được hình thành. Có thể không nêu yêu cầu về năng lực chung và phẩm chất cho từng bài khi chúng được lặp lại hoặc cần một cụm bài, một chủ đề mới đạt được.

3.2. Phần Đồ dùng dạy – học

Cần chỉ rõ các đồ dùng dạy – học mà giáo viên và học sinh cần chuẩn bị để phục vụ cho việc học bài mới của học sinh. Cần chú ý đến các phương tiện, thiết bị dành cho học sinh để tổ chức hoạt động học tập tích cực.

Phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng tạo nên hiệu quả của dạy học phát triển năng lực. Ngoài các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, các phương tiện dạy học hiện đại như ti vi, máy tính, máy chiếu hắt..., còn có thể sử dụng các phương tiện tiêu hao như giấy khổ lớn, bút dạ...

Điểm đặc biệt là giáo viên cần chỉ dẫn, kết nối học sinh với nguồn tư liệu trong thư viện lớp học, với các đồ dùng học tập trong góc học tập, với môi trường xung quanh. Nhờ thế, các em được làm việc với nhiều công cụ, đồ dùng trực quan, với nguồn tư liệu phong phú, từ đó việc học tập có hiệu quả cao hơn.

Ngoài phương tiện mua sắm, giáo viên phải biết tự làm đồ dùng dạy học, biết lựa chọn, thay thế các phương tiện dạy học một cách linh hoạt. Các chỉ dẫn về phương tiện dạy học trong sách giáo viên cũng chỉ là một phương án, giáo viên nên tuỳ điều kiện, hoàn cảnh dạy học của mình mà lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp.

3.3. Phần Hoạt động dạy – học

Theo mô hình bài học phát triển năng lực, theo tiến trình bài học, có các hoạt động dạy – học sau: khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng, đánh giá. Bài học cũng có thể chia thành ba nhóm hoạt động: hoạt động mở đầu, hoạt động chính, hoạt động kết thúc; trong đó chú ý đến các bước trong mô hình bài học phát triển năng lực. Khi thiết kế bài học, có thể trình bày khung chung của bài học, cũng có thể trình bày trực tiếp vào các hoạt động đặc thù của môn học.

3.3.1. Hoạt động mở đầu – khởi động

Hoạt động khởi động thực hiện vào đầu bài học. Hoạt động khởi động nhằm tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học, làm cho học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình, làm cho không khí lớp học vui, học sinh chờ đợi,thích thú.

Hoạt động khởi động không chỉ nhằm ôn bài cũ hoặc giới thiệu bài mới mà là một việc làm nhằm kích não, mở não, kích tâm, mở tâm, tức là khởi động tâm não học sinh. Nó nhằm gây ấn tượng, thu hút học sinh, khơi dậy hứng thú và đam mê của học sinh về nội dung các em được học trong bài mới. Hứng thú, đam mê là hai chỉ số tạo nên sự thành công hơn cả chỉ số thông minh và đây là hai chỉ số mà người thầy có thể tạo ra được ở học sinh.

Tuỳ vào nội dung bài mới, tuỳ vào điều kiện thiết bị dạy học mà giáo viên đã chuẩn bị, tuỳ vào khả năng của chính giáo viên và học sinh, giáo viên có thể lựa chọn các cách khởi động khác nhau. Đối với những bài học tiếp nối các kiến thức hoặc kĩ năng của bài trước đó, có thể khởi động bằng một trò chơi ôn bài cũ, hoặc có thể bắt đầu bằng một việc làm mà sản phẩm của việc làm đó bao gồm cả những kiến thức, kĩ năng của bài cũ và những kiến thức, kĩ năng có trong bài mới để giáo viên từ sự phân tích sản phẩm mà nhắc lại kiến thức, kĩ năng cũ và giới thiệu kiến thức, kĩ năng mới.

Hoạt động khởi động được thực hiện trong nhóm hoặc toàn lớp để mỗi cá nhân chia sẻ những điều mình biết về chủ điểm của bài đọc mới, về nội dung bức tranh minh hoạ cho bài tập đọc, cùng hát một bài hát, vẽ một bức tranh hoặc tham gia một trò chơi, đặt câu hỏi, đố vui, kể chuyện, đưa ra một tình huống,... liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động khởi động thực hiện tốt sẽ tạo được hứng thú học tập của học sinh đối với nội dung của bài học, tạo được cơ hội để học sinh bộc lộ, chia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan đến kiến thức sắp học trong bài.

Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu của hoạt động khởi động, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp để học sinh cảm thấy không khí học tập thoải mái, thân thiện, nội dung học tập trong bài mới gần gũi và bổ ích đối với các em. Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên, rất quan trọng nhưng cũng không nên chiếm quá nhiều thời gian.

3.3.2. Hoạt động chính – khám phá

Khám phá là hoạt động thường thực hiện vào thời gian chính của bài học. Nó gồm các hoạt động học tập của học sinh với tư cách là hoạt động chủ đạo và các hoạt động của giáo viên với tư cách là các hoạt động tổ chức và hướng dẫn.

Khi viết từng hoạt động, nên nêu đủ những thông tin sau về hoạt động đó:

– Tên của hoạt động.

– Mục đích của hoạt động.

– Các việc làm cụ thể, sự phân công và hợp tác hành động của học sinh.

– Đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động.

– Thời gian dự kiến.

– Kết quả mong đợi của hoạt động.

3.3.3. Hoạt động kết thúc

Loại hoạt động này thường diễn ra vào cuối giờ học. Nó gồm các hoạt động sau:

– Tổng kết những nội dung cốt lõi của bài.

– Vận dụng kiến thức hoặc kĩ năng mới học vào thực tế sử dụng ngôn ngữ của bản thân.

– Đánh giá việc học (giáo viên và học sinh đánh giá).

– Tiếp nhận những nhiệm vụ nối tiếp cho bài học sau.

Mô hình bài học phát triển năng lực rất chú trọng hoạt động vận dụng (ứng dụng) và đánh giá, đặc biệt chú ý đến tự đánh giá của học sinh.

Phần Vận dụng giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có trong thực tiễn đời sống. Nội dung hoạt động vận dụng là hướng dẫn học sinh tìm thêm tài liệu trong sách vở, trên internet và trong cuộc sống; thăm các địa điểm văn hoá, lịch sử, kinh tế hoặc những nơi có vấn đề cần khắc phục về môi trường; tổ chức gặp gỡ các nhân vật có liên quan hoặc có hiểu biết về những nội dung được học trong bài; thực hiện các dự án nghiên cứu nhỏ; giới thiệu các tài liệu đã sưu tầm được và kết quả các dự án nghiên cứu nhỏ mà các em đã thực hiện... Hoạt động ứng dụng có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

Phần Tự đánh giá giúp học sinh tổng kết những điều đã học được, những việc đã làm được sau mỗi bài học, qua đó xác định mức độ đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của bản thân. Để giúp học sinh tổng kết những điều đã học được, giáo viên đưa ra các bảng hỏi hoặc các đề trắc nghiệm khách quan để học sinh trả lời và tự cho điểm hoặc tự xếp loại theo biểu điểm hoặc hướng dẫn xếp loại.

Để giúp học sinh tổng kết những việc đã làm được, giáo viên đưa ra các bảng kiểm. Những học sinh chưa thực hiện đầy đủ hoặc chưa thực hiện tốt các việc cần làm có thể thực hiện bổ sung những việc đó.

Hoạt động tự đánh giá có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

2.2.2. Tài liệu 2: Bài học dành cho học sinh

BÀI HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA (1 tiết)

Bài học Từ đồng nghĩa của SGK hiện hành (TV5 tập 1 trang 7-8)

                                               Từ đồng nghĩa

I.Nhận xét

1.So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a)Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

HỒ CHÍ MINH

b)Màu lúa chín dưới  đồng vàng  xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

TÔ HOÀI

Tràng hạt bồ đề: chuỗi hạt mà người theo đạo Phật dùng để lần từng hạt khi tụng kinh, niệm Phật.

Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

II. Ghi nhớ

1.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

VD : siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...

2.Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: hồ, cọp, hùm,...

3.Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. VD:

-Ăn,  xơi, chén ( biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến)

-Mang, khiêng, vác,... (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

III.Luyện tập

 1.Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

2.Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to, học tập.

M :         đẹp – xinh

3.Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.

M: Quê hương em rất đẹp.

Bé Hà rất xinh.

Bài học đã điều chỉnh như sau:

[KHỞI ĐỘNG]

Đọc/ quan sát tranh, gợi ý để trả lời.

 Hôm qua cô giáo Chim Én dẫn học sinh ra cánh đồng mùa xuân. Đám học trò tíu tít:

- Đồng xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa...

- Cánh đồng bát ngát mênh mông.

- Cánh đồng... rộng thùng thình. – Sáo Nâu hối hả chen vào khiến các bạn cười vang.

Em có biết vì sao các bạn lại cười Sáo Nâu không?

[KHÁM PHÁ]

1. So sánh nghĩa của hai cặp từ sau để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa.

Dungct tại sao không tỏ tình

Nghĩa của hai từ học sinh, học trò có điểm gì giống nhau? (hai từ cùng chỉ ai?)

Dungct tại sao không tỏ tình

Nghĩa của hai từ khiêng, vác có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?

Ghi nhớ

1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

VD :

– học sinh, học trò

– khiêng, vác

2. Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết sự khác nhau giữa chúng để lựa chọn dùng cho chính xác.

VD :

– Mang/ khiêng/ vác,chèo/lái (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

– Ăn, xơi, chén,... (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

[THỰC HÀNH VẬN DỤNG]

1. Xếp 6 từ in đậm trong đoạn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa :

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

M: 1/ nước nhà – non sông

2. Ghi lại từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to, học tập.

M :      đẹp – xinh

  to – ...

  học tập – ...

3. Chọn từ phù hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:  

Cánh đồng vào mùa thu hoạch thật là đẹp. Cả cánh đồng (1)…. như một tấm thảm mượt mà trải đến tận chân trời. Từng bông lúa chín vàng óng nghiêng nghiêng trong ánh nắng (2)…..Những lá lúa sau độ xanh mỡ màng giờ ngả màu (3)…..cạnh những chân rơm (4)………

(vàng tươi, vàng nhạt, vàng ươm, vàng sậm)

2.2.3. Tài liệu 3: Bài soạn dành cho GV theo bài học ở tài liệu 2 (mục 2.2.2 ở trên)

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA

BÀI: TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA (1 tiết)

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

 -  Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa để lựa chọn sử dụng từ đồng   nghĩa chính xác

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Hệ thống tranh ảnh được đưa lên slide để chuẩn bị cho trò chơi khởi động về từ đồng nghĩa.

- Phiếu BT hoặc bảng phụ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

[KHỞI ĐỘNG]

HS hoạt động theo nhóm, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Em có biết vì sao các bạn lại cười Sáo Nâu không? (HS: Vì Sáo Nâu dùng sai từ “rộng thùng thình” để miêu tả cánh đồng)

GV có thể trao đổi thêm:

- Vậy khi nào chúng ta dùng “rộng thùng thình”? (HS: Khi nói về quần áo, trang phục)

- Em dùng từ nào thay cho từ “rộng thùng thình”? (HS: bao la, bát ngát, mênh mông, rộng…)

GV: Đó đều là các từ đồng nghĩa với từ “rộng” nhưng không phải dùng thế nào cũng được. Việc lựa chọn đúng từ đồng nghĩa trong sử dụng rất quan trọng.

[KHÁM PHÁ]

1. So sánh nghĩa của hai cặp từ để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa

- HS nêu yêu cầu của hoạt động

- HS nghe GV hướng dẫn:  Quan sát tranh ở mục a), cho biết hai từ cùng chỉ ai?;  Quan sát tranh ở mục b) tương ứng hai từ chỉ “khiêng” và “vác”, cho biết nghĩa hai từ này có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?

- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, so sánh nghĩa của hai cặp từ “học sinh, học trò”, “khiêng, vác”.

- Một số HS báo cáo trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. HV và HS thống nhất đáp án:

+ “học sinh” và “học trò” đều để chỉ người đi học ở trường.

+ “khiêng” và “vác” khác nhau ở chỗ “khiêng” (nâng và chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại), “vác” (nâng, chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai). Tuy nhiên cả hai từ giống nhau đều chỉ “hoạt động di chuyển một vật khỏi vị trí ban đầu”.

- GV: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau là các từ đồng nghĩa.

Ghi nhớ: GV gọi một số HS đọc phần ghi nhớ của bài học.

[THỰC HÀNH, VẬN DỤNG]

1. Tìm cặp từ đồng nghĩa.

- HS đọc yêu cầu của đề bài và đoạn văn trích Thư gửi học sinh

- GV cho HS phân tích mẫu: Cặp từ “nước nhà” và non sông” đều chỉ “đất nước/quốc gia”

- HS thảo luận theo cặp để so sánh nghĩa của các từ in đậm. GV gọi một số HS lên bảng làm bài tập.

- HS báo cáo kết quả trước lớp. GV và HS nhận xét. GV và HS thống nhất đáp án: nước nhà- non sông; hoàn cầu- năm châu; kiến thiết – xây dựng

Với HS khá giỏi, GV có thể cho so sánh nghĩa của từ trong cặp với nhau. VD:” kiến thiết” và “xây dựng” đều có nghĩa là “làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị”; “năm châu” và “hoàn cầu” đều chỉ “toàn thế giới”.

2. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to, học tập.

- HS hoạt động theo nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm nhanh. Nhóm nào tìm được nhiều từ đồng nghĩa và nhanh thì thắng cuộc. HS viết các từ tìm được vào phiếu học tập hoặc bảng phụ.

PHIẾU HỌC TẬP/HOẶC BẢNG CHUNG CỦA NHÓM (1)

Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ cho trước.

M: đẹp – xinh

to- ……………………………………………………………………………..

học tập - ……………………………………………………………………….

- GV khen ngợi các nhóm tìm nanh. GV và HS thống nhất đáp án:

to – to tướng, to đùng, to to, lớn, khổng lồ, vĩ đại, hùng vĩ, khủng.

học tập- học, học hỏi, học hành, học việc

Với lớp khá – giỏi, GV có thể yêu cầu thêm: Nói câu với một từ đồng nghĩa với “to”/hoặc “học tập” mà em tìm được

3. Chọn từ phù hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn.

- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm, để tìm nhanh những từ ngữ thích hợp với mỗi chõ trống trong đoạn văn. Các nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập hỗ trợ (nên đưa lên bảng chung của nhóm)

PHIẾU BÀI TẬP/HOẶC BẢNG CHUNG CỦA NHÓM (2)

Cánh đồng vào mùa thu hoạch thật là đẹp. Cả cánh đồng (1)…. như một tấm thảm mượt mà trải đến tận chân trời. Từng bông lúa chín vàng óng nghiêng nghiêng trong ánh nắng (2)…..Những lá lúa sau độ xanh mỡ màng giờ ngả màu (3)…..cạnh những chân rơm (4)………

(vàng tươi, vàng nhạt, vàng ươm, vàng sậm)

- Giáo viên cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.  Giáo viên cho cả lớp trưng bày bảng nhóm. Học sinh cả lớp cùng đọc và nhận xét, bổ sung.

- GV và HS thống nhất đáp án: 1- vàng ươm, 2- vàng tươi; 3- vàng nhạt; 4- vàng sậm.

[CỦNG CỐ]

- GV nhận xét về tiết học, biểu dương HS học tốt

- Nhắc HS tìm thêm các từ đồng nghĩa xung quanh ta

2.2.4. Tài liệu 4: Bài học dành cho học sinh

BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HƠP (ĐỌC, VIẾT, KIẾN THỨC)

CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (3 tiết)

TIẾT 1

[KHỞI ĐỘNG]

Chia sẻ với bạn: Bạn chọn màu nào để vẽ quê hương?

Gợi ý: Nếu chọn màu sắc để vẽ bức tranh quê hương của mình, bạn sẽ chọn những màu sắc nào? Màu sắc nào nổi bật nhất? Đó là màu của những sự vật nào?

 

 [KHÁM PHÁ]

ĐỌC

QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

1.Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khácnhau.

 2.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

3.Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng,  vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.  Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

4.Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

(Tô Hoài)

   Thực hiện bài tập:

1.  Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp :

a.
kéo đá

b.
hợp tác xã

c.
lụi

(1) ... :cây cùng loại với cây cau ; cao một, hai mét ; lá xẻ hình quạt ; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

(2) ... : dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

(3) ... : Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể trước đây.

2. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.

M: lúa- vàng xuộm

3. Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương?

TIẾT 2

[THỰC HÀNH]

1. Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:

a. Các từ chỉ màu xanh : xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh mắt, xanh sẫm, xanh thẫm, xanh rì, xanh mướt, xanh rớt, xanh rờn, xanh mượt, xanh bóng, xanh mướt, xanh nhạt, xanh non, xanh lơ

b. Các từ chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ chót, đỏ gay, số đỏ, đỏ hỏn, đỏ lòe, đỏ lừ, đỏ lựng, đỏ ối, đỏ ngầu, đỏ nhừ, đỏ ửng, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ thẫm

c. Các chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng bệch, trắng phau, trắng tay, trắng ngà, trắng ngần, trắng hếu, trắng lốp, trắng xóa, trăng trắng

d. Các từ chỉ màu đen: đen đủi, số đen, đen sì, đen kịt, đen thui, đen thủi, đen láy, đen lánh, đen nhẻm, đen ngòm, đen giòn

2.Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Được mưa xuân, cỏ non lên .............................. (xanh mướt, xanh mơn mởn, xanh ngắt).

b. Chị ấy ốm nặng , da dẻ .................. (xanh mét, xanh xanh, xanh).

c. Ngoài đồng, lúa đã chín ... ……………………(vàng ối,  vàng ươm, vàng nhạt).

d. Thằng bé suốt ngày dang nắng, da .... (đen tuyền, đen láy, đen trũi) .

(Thay BT 2 SGK Đặt câu với từ chỉ màu để HS biết sử dụng từ chỉ màu phù hợp ngữ cảnh cụ thể)

3. Chọn từ phù hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:  

Cánh đồng vào mùa thu hoạch thật là đẹp. Cả cánh đồng (1)…. như một tấm thảm mượt mà trải đến tận chân trời. Từng bông lúa chín vàng óng nghiêng nghiêng trong ánh nắng (2)…..Những lá lúa sau độ xanh mỡ màng giờ ngả màu (3)…..cạnh những chân rơm (4)………

(vàng tươi, vàng nhạt, vàng ươm, vàng sậm)

TIẾT 3

[VẬN DỤNG] (BT hoàn toàn mới)

1. Chọn 3 câu tả màu vàng ở trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và một câu nêu ý chung để dựng đoạn.

2. Sau đây là đoạn văn miêu tả sắc độ màu xanh khác nhau của một rừng cây:

Rừng hôm nay là ngày hội của màu xanh. Màu xanh biếc của những lá cời non dễ thương mới chui ra từ lòng mẹ. Màu xanh ngọc của những lá sương mỏng tang mềm mại đang run run trước gió. Màu xanh thẫm của những tán lá đa vững chãi in lên cả nền trời.

Viết đoạn văn gồm 4 câu tương tự đoạn văn đã dẫn để tả các sắc độ khác nhau của một màu của một cảnh mà em chọn. Trong đoạn văn sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa có hình ảnh gợi tả.

Gợi ý: Em hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào các chỗ trống để tạo đoạn văn gồm 4 câu:

…là ngày hội của màu… Màu …của… Màu … của… Màu … của…

2.2.5. Tài liệu 5: Bài soạn dành cho GV theo bài học ở tài liệu 2 (mục 2.2.2 ở trên)

THIẾ KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA

BÀI: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (3 tiết)

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

-  Đọc đúng và diễn cảm bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/1 phút.

- Hiểu được nội dung bài văn miêu tả cảnh ngày mùa ở làng quê tươi đẹp, trù phú, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả; nhận biết và hiểu được được một số chi tiết trong bài; hiểu được nghĩa của từ chỉ màu sắc

-  Nhận biết và sử dụng được từ đồng nghĩa.

- Viết được đoạn văn tả cảnh (màu sắc của cảnh)

(Năng lực đặc thù)

- Biết yêu vẻ đẹp  thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

(Phẩm chất)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hệ thống tranh ảnh được đưa lên slide để chuẩn bị cho trò chơi khởi động về từ đồng nghĩa.

- Bảng phụ hoặc slide viết sẵn các đoạn văn phục vụ dạy luyện viết văn.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TIẾT 1 

[KHỞI ĐỘNG]

Mục tiêu: Định hướng chú ý, suy nghĩ của học sinh vào bài học mới

Cách tổ chức:

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ theo ý thích và trải nghiệm riêng của mình theo gợi ý: Nếu chọn màu sắc để vẽ bức tranh quê hương của mình, em sẽ chọn những màu sắc nào? Màu sắc nào nổi bật nhất? Đó là màu của những sự vật nào? Ngoài câu hỏi gợi ý, HS quan sát các bức tranh để nhớ lại.

-  Một số HS báo cáo trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

GV: Những bức tranh của các em đều đẹp. Chúng ta cùng xem trong bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tác giả Tô Hoài đã vẽ bức tranh làng quê bằng ngôn từ như thế nào nhé.

[KHÁM PHÁ]

* Luyện đọc thành tiếng

- GV hướng dẫn cách đọc: đọc đúng các tiếng, từ ngữ; giọng đọc dịu dàng, nhẹ nhàng.

- Tổ chức cho HS đọc mẫu: gọi 2-3 HS khá giỏi đọc một lượt toàn bài (đọc nối tiếp nhau). HS lắng nghe GV hướng dẫn, bạn đọc bài và đọc thầm theo.

-   GV cho HS đọc một số từ ngữ khó, dễ mắc lỗi phát âm theo: làng quê, lắc lư, lơ lửng (Miền Bắc); lác đác, vàng xuộm, mải miết (Miền Nam)…

HS quan sát và luyện phát âm.

- GV giúp HS nhận ra ranh giới giữa các đoạn; gọi một số HS đọc nối tiếp.

+ Đoạn 1: Từ mở đầu đến “rất khác nhau”

+ Đoạn 2: Từ “Có lẽ bắt đầu…” đến “treo lơ lửng”

+ Đoạn 3: Từ “Từng chiếc lá mít” đến “quả ớt đỏ chót”

+Đoạn 4: Đoạn còn lại

HS quan sát để nhận ra ranh giới đoạn, nghe bạn đọc, nhận xét bài nghe GV nhận xét về cách đọc của bạn: đọc đúng chưa? Có từ nào phát âm chưa đúng không?

- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ mới và khó (nếu có). Một số HS cùng GV nêu từ ngữ chưa hiểu, giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn HS phân công nhiệm vụ và đọc theo nhóm. HS hoạt động theo nhóm đọc tiếp nối từng đoạn văn trong bài, mỗi bạn một đoạn. Lần lượt quay vòng để bạn nào cũng được đọc.

- GV cho một số HS đọc toàn bài. HS lắng nghe, nhận xét bạn đọc về phát âm, nội dung.

- HS nghe GV đọc diễn cảm một đoạn trong bài.  Một số HS đọc diễn cảm một đoạn (tự chọn đoạn), yêu cầu giọng đọc văn tả chậm rãi, dịu dàng, nhấn mạnh những chi tiết tả cảnh màu vàng khác biệt. Một số nhận xét giọng đọc của bạn.

* Luyện đọc hiểu

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4. HS làm việc nhóm, cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi, bài tâp theo gợi ý trong phiếu BT đọc hiểu hoặc bảng chung của cả nhóm.

PHIẾU BÀI TẬP ĐỌC HIỂU/HOẶC BÀNG CHUNG CỦA CẢ NHÓM

1. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp :

a.
kéo đá

b.
hợp tác xã

c.
lụi

(1) ... :cây cùng loại với cây cau ; cao một, hai mét ; lá xẻ hình quạt ; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

(2) ... : dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

(3) ... : Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể trước đây.

2.  Tìm từ ngữ chỉ sự vật còn thiếu hoặc từ chỉ màu sắc còn thiếu.

- lúa – vàng xuộm

- ………. – vàng hoe

- xoan -……..

- tàu lá chuối -…………………….

- bụi mía - …………………………

- ………………….- vàng giòn

- lá mít - ………………….

- ……………- vàng tươi

- quả chuối - …………………..

- ………………..- vàng mượt

- ……………… - vàng mới

- tất cả - …………………..

3. Tìm chi tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ghi vào 2 cột.

Chi tiết về thời tiết

Chi tiết về con người

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

…………………………………

…………………………………

……………………………………

…………………………………

…………………………………

4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương?

……………………………………………………………………………………

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

Câu 1:

 lụi:cây cùng loại với cây cau ; cao một, hai mét ; lá xẻ hình quạt ; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.

kéo đá: dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

hợp tác xã : Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể trước đây.

Câu 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi đối đáp giữa hai nhóm. Cả lớp làm trọng tài. Nhóm nào tìm nhanh và đúng hết là thắng cuộc.

Nhóm 1: Lúa vàng thế nào? – Nhóm 2: vàng xuộm

Câu 3: Một số HS báo cáo trước lớp kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhau. GV và HS thống nhất đáp án:

Chi tiết về thời tiết (Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa) cho thấy thời tiết ngày mùa rất dễ chịu. Chi tiết về con người (Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay) cho thấy con người chăm chỉ, say mê lao động.

Câu 4: Môt số HS báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhau. GV và HS thống nhất đáp án: Bài văn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Có yêu mến thì tác giả mới quan sát tinh tê, kĩ lưỡng như vậy.

GV: Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ và chọn lọc hình ảnh gợi cảm, chính xác và sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bức tranh cảnh ngày mùa đẹp đầm ấm, trù phú. Bài văn thể hiện tình yêu của tác giả với thiên nhiên quê hương.

- Với lớp khá giỏi, giáo viên có thể  cho HS thi đọc diễn cảm: Chọn đoạn văn mình thích nhất để đọc diễn cảm.

+ Giáo viên và học sinh xây dựng tiêu chí đánh giá bài đọc diễn cảm hay.

+ Giáo viên đọc diễn cảm mẫu một đoạn văn

+ Tổ chức cho học sinh đọc trước lớp

Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.

Một số học sinh đọc diễn cảm trước lớp.

Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay theo tiêu chí đã thống nhất. Ví dụ:

+ Đọc đúng, phát âm chính xác

+ Giọng đọc tình cảm, dịu dàng, nhấn giọng vào những chi tiết, hình ảnh đẹp trong đoạn.

TIẾT 2

[THỰC HÀNH]

1. Gạch bỏ 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận tìm từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ.

- Đại  diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung. Giáo viên và học sinh thống nhất đáp án.

2. Chọn từ đồng nghĩa chỉ màu cho phù hợp với ngữ cảnh.

- HS dọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập 2: làm việc theo cặp hoặc nhóm thảo luận về ý nghĩa sắc thái của từng từ chỉ màu sắc, xem xét sự vật trong đoạn có sự vật nào, rồi tìm từ chỉ màu sắc phù hợp với sự vật được nêu ra.

- Đại diện một số nhóm phát biểu kết quả làm việc của nhóm, cả lớp thống nhất đáp án.

TIẾT 3

[VẬN DỤNG]

1. Chọn 3 câu tả màu vàng ở trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và một câu nêu ý chung để dựng đoạn.

- HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV hướng dẫn Hs tìm câu nêu ý chung trước. GV: Câu đó trả lời được câu hỏi cho 3 ý: Quang cảnh đó ở đâu, vào khi nào, như thế nào? (Đáp án: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.)

- GV: Mỗi em chọn 3 sự vật và 3 từ miêu tả màu sắc vàng tương ứng

- HS làm bài tập cá nhân

- HS báo cáo kết quả. Các bạn và GV nhận xét góp ý.

M: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

- GV khen ngợi những bạn HS tìm đúng câu và viết đủ ý.

2. Viết đoạn văn tả màu sắc của cảnh

- HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV và HS cùng phân tích đoạn mẫu. GV gạch chân dưới những từ ngữ hình thành khung đoạn văn gồm 4 câu: “…là ngày hội của màu… Màu …của… Màu … của… Màu … của…”

- HS viết cá nhân

- Viết xong, HS đổi bài cho bạn ngồi cạnh cùng đọc và sửa chữa.

- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.

Đáp án đã thử nghiệm sơ bộ và nhận được một số bài làm của HS có kết quả tích cực như  sau:

Vườn rau nhà bà em hôm nay là ngày hội của màu xanh. Màu xanh đậm của những chiếc lá su hào đang xòe ra ôm ấp lấy những củ tròn trĩnh như những bánh xe nhỏ. Màu xanh nõn/xanh mỡ của những cây rau diếp đang vươn mình đón ánh mặt trời. Màu xanh pha sắc trắng của những cây bắp cải cuộn tròn đã đến mùa thu hoạch/của những chiếc lá bắp cải đang cuốn chặt nhau như không muốn rời.

Vườn nhà bà em hôm nay là ngày hội của màu vàng. Màu vàng hoe của những tia nắng mùa thu dịu dàng rải xuống khắp vườn. Màu vàng tươi của những bông hoa cúc đua nhau nở rộ. Màu vàng ối của mấy tàu đu đủ khẽ đung đưa như đón chào chị gió.

Trường em hôm nay là ngày hội của màu đỏ. Màu đỏ cờ của biển băng rôn treo trước cổng trường với dòng chữ Chào mừng các bạn học sinh về tham gia Hội khỏe Phù Đổng. Màu đỏ rực của những bông hoa phượng đầu mùa vừa nở. Màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng phấp phới trên vai các bạn học sinh.

Lưu ý:  Muốn viết đoạn văn đủ ý, GV hướng dẫn HS chọn ít nhất 3 sự vật cùng có một màu giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái để tả; gọi tên các màu của các sự vật đó (Các từ ngữ đồng nghĩa chỉ màu sắc của đối tượng). Muốn HS viết hay hơn, GV dùng kĩ thuật mở rộng thành phần câu để đối tượng thêm gợi tả, sinh động.

[ CỦNG CÔ]

- GV nhận xét tiết học

- Vẽ bức tranh làng mạc ngày mùa hoặc chơi trò chơi Thi kể tên từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Mỗi bài học thực hiện những mục tiêu gì trong các mục tiêu dạy học tiếng Việt? (đọc, viết, nghe-nói, tìm hiểu kiến thức?)

Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những điểm điều chỉnh trong từng hoạt động, từng bài học; bình giá điều chỉnh đã hợp lí chưa; giải thích lí do điều chỉnh, cách thức điều chỉnh.

Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp kết quả của HĐ.        

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhận xét về bài học Từ ngữ đồng nghĩa theo phân môn Luyện từ và câu đã điều chỉnh:

Những điểm đã điều chỉnh:

-Thêm phần Khởi động vui cho thấy  sự cần thiết phải học về từ đồng nghĩa.

-Điều chỉnh lệnh BT 1 để thấy rõ mục đích BT.

-Thay ví dụ là một đoạn văn thành 2 từ, thay cặp đồng nghĩa động từ có từ Hán Việt thành cặp danh từ cụ thể và bổ sung tranh minh họa, bổ sung câu hỏi Hai từ cùng chỉ ai để HS dễ nhận ra sự gống nhau về nghĩa của từ đồng nghĩa.

-Thay ví dụ b gồm các từ đông nghĩa không hoàn toàn chỉ màu vàng thành 2 từ khiêng,  vác cụ thể hơn kèm lời giải nghĩa và tranh để giúp HS dễ nhận sự giống và khác nhau về nghĩa của chúng.

-Thay nội dung phân biệt đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn (không có ứng dụng nhiều trong sử dụng) bằng nội dung lưu ý về sự khác nhau của từ đồng nghĩa để HS lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.

-Ở phần Luyện tập, thay BT3 “Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2” bằng BT sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả để giúp cho dạy văn tả cảnh.

3.2. Nhận xét về bài học Cảnh đẹp ngày mùa theo chủ đề tích hợp đã điều chỉnh:

Những điểm đã điều chỉnh:

Tiết 1

- Ngữ liệu: Đã tách đoạn 2 của SGK hiện hành thành 3 đoạn, phù hợp cấu trúc 4 đoạn của bài văn tả cảnh.

- Thực hiện bài tập đọc hiểu:

+ Bài (1): Đây là BT được thêm vào so với BT SGK hiện hành

+ Giảm bớt bài (2) của SGK hiện hành: 2. Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì.

Tiết 2

- Bài (1): (Thay BT “Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu” của SGK để giảm thời lượng thực hiện và đưa ra được nhiều từ hơn

- Bài (2): Thay cho BT Điền từ trong bài Cá hồi vượt thác để tích hợp với dạy miêu tả màu sác trong văn tả cảnh

Tiết 3

Bài tập sáng tạo (viết) hoàn toàn mới.

4. Câu hỏi và bài tập đánh giá

Anh/chị hãy: Chọn một văn bản (trong SGK hoặc ngữ liệu bên ngoài SGK) thỏa mãn yêu cầu về ngữ liệu của chương trình, tạo cơ hội giáo dục phẩm chất và năng lực, tạo cơ hội dạy học tích hợp đọc, tập làm văn, luyện từ và câu. Thiết kế nội dung dạy học đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt, Tập làm văn/Viết đoạn, bài theo định hướng chương trình 2018.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, tháng 12/2018.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, tháng 5/2006

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, tháng 12/2018.

4. Lê Phương Nga (Chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I, NXB Đại học Sư phạm, 2009.

5. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên) – Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên) – Phan Thị Hồ Điệp – Lê Phương Nga, Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2018.