Dụng cụ đo công suất điện là gì

10:15:0216/11/2021

Khi sử dụng đèn điện, có đèn sáng mạnh đèn sáng yếu, ngay cả khi các đèn này được dùng với cùng một hiệu điện thế. Tương tự như vậy, các dụng cụ điện như quạt điện, nồi cơm điện,.... cũng có thể hoạt động mạnh, yếu khác nhau.

Bài viết này sẽ giúp các em biết công suất định mức của các dụng cụ điện, số vôn và số oat trên các dụng cụ điện, ý nghĩa của số oat và công thức tính công suất điện.

I. Công suất định mức của các dụng cụ điện

- Mỗi dụng cụ điện khi được sử dụng với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức, thì tiêu thụ công suất điện (gọi tắt là công suất) bằng số oát ghi trên dụng cụ đó, và được gọi là công suất định mức.

- Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

II. Công thức tính công suất điện

- Công suất của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.

Công thức tính công suất điện: P = U.I

Trong đó:

 P: Công suất đo bằng oát (W)

 U: Hiệu điện thế đo bằng vôn (V)

 I: Cường độ dòng điện đo bằng Ampe (A)

> Lưu ý: Công thức này có thể được sử dụng để tính công suất cho các dụng cụ điện sử dụng với mạng điện gia đình nếu các dụng cụ điện chỉ chạy qua các điện trở, chẳng hạn như bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, bếp điện,...

 Công suất điện của mạch tính theo công thức: P = I2.R = U2/R

 Đơn vị của công suất:

Ngoài đơn vị W người ta còn thường dùng đơn vị kW, MW:

1kW = 1000W;  1MW = 106W;

III. Câu hỏi vận dụng công suất điện

* Câu C6 trang 36 SGK Vật Lý 9: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W

- Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn và điện trở của nó khi đèn sáng bình thường

- Có thể dùng cầu trì loại 0,5A cho bóng đèn này được hay không? Vì sao?

> Lời giải:

- Khi đèn sáng bình thường thì công suất tiêu thụ (P) của đèn bằng công suất định mức 75W

Ta có: P = UI = 75W

⇒ Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: 

Điện trở khi đèn sáng bình thường là: 

- Có thể dùng cầu trì loại 0,5A cho bóng đèn này vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắt mạch khi đoản mạch.

* Câu C7 trang 36 SGK Vật Lý 9: Khi mắc 1 bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ bằng 0,4A. Tính công suất của bóng đèn và R?

> Lời giải:

- Bài cho: U = 12(V), I = 0,4(A)

- Công suất của bóng đèn là: P = U.I = 12.0,4 = 4,8(W)

- Điện trở của bóng đèn là: 

* Câu C8 trang 36 SGK Vật Lý 9: Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc với hiệu điện thế 220V và khi đó bếp có điện trở 48,4Ω. Tính công suất của bếp điện?

> Lời giải:

- Bài cho: U = 220(V); R = 48,4(Ω).

- Theo bài ra, ta có cường độ dòng điện qua bếp:

 

- Vậy công suất của bếp điện:

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Công suất điện là gì? Công thức tính công suất điện và ý nghĩa của số Oat trên mỗi dụng cụ điện. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Dụng cụ đo công suất điện năng tiêu thụ ATA NL01 Là thiết bị thông minh đồng hồ điện tử dùng để kiểm tra công suất của thiết bị, đồng thời có thể kiểm tra thiết bị với công suất như vậy thì điện năng tiêu thụ trong1 giờ, 1 ngày được bao nhiêu kí điên (KWH) từ đó tính được số tiền phải chi trả cho thiết bị đó.

Đặt mua sản phẩm tại: http://thegioidienthongminh.vn/dong-ho-do-cong-suat-dien-nang-tieu-thu-kawa-en106/
Hình ảnh
Dụng cụ đo công suất điện là gì
Thêm chú thích


Thông sô kỹ thuật máy đo công suất
  • Nguồn sử dụng: điện áp 220VAC IN và OUT
  • Công suất tải: 3680W
  • Bảo hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu lỗi kỹ thuật
  • Model:NL01
  • Xuất xứ: chính hãng ATA Việt Nam


Chức năng đồng hồ đo công suất tiêu thụ điện
  • Đo công suất tiêu thụ (W)
  • Đo cường độ dòng điện (A)
  • Đo hiệu điện thế (V)
  • Đo thời gian sử dụng
  • Đo điện năng sử dụng (KWH)

Watt kế, Oát kế hay Wattmeter là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện) tính bằng watt của mạch điện bất kỳ [1].

Dụng cụ đo công suất điện là gì

Watt kế

Watt kế điện từ được sử dụng để đo công suất ở tần số âm thanh và DC. Việc đó cống suất ở tần số radio cần đến loại chuyên dụng [2].

Các Watt kế được phân loại theo mức công suất đo:

  • Mili-watt kế đo điện năng trong các thí nghiệm.
  • Watt kế đo điện năng trong tiêu dùng thông thường.
  • Kilo và Mega watt kế đo điện năng ở các nhà máy phát điện.

Phân loại theo số pha làm việc thì có Watt kế một pha và ba pha, trong đó loại ba pha chỉ có trong công nghiệp điện năng.

Phân loại theo mạch đo thì có Watt kế điện động và điện tử.

Các Watt kế tương tự truyền thống thuộc loại dụng cụ điện động lực. Nó có một cặp cuộn dây cố định là cuộn dây dòng điện, và một cuộn dây di động được là cuộn dây điện áp.

Các cuộn dây dòng điện được nối nối tiếp với mạch, trong khi cuộn dây điện áp được kết nối song song. Ngoài ra, trên các Watt kế tương tự, cuộn dây điện áp mang kim di chuyển qua thang đo để biểu thị kết quả đo. Một dòng điện chạy qua cuộn dòng tạo ra một trường điện từ xung quanh cuộn dây. Cường độ của trường này tỷ lệ thuận với dòng điện và cùng pha với nó. Các cuộn dây điện áp, theo nguyên tắc chung, có nối tiếp một điện trở có giá trị cao để giảm dòng điện chạy qua nó.

Kết quả của sự sắp xếp này là trên một mạch điện một chiều, độ lệch của kim tỉ lệ với cả dòng điện I {\displaystyle I}   và điện áp V {\displaystyle V}  , do đó phù hợp với phương trình P = V I {\displaystyle P=VI}  .

 

Watt kế điện tử Prodigit Model 2000MU (UK version) kiểu ổ cắm, đang hiện số đọc 10 watt phụ tải trên LCD

Watt kế điện tử được thiết kế với vi điều khiển, cho ra máy đo nhỏ gọn và tin cậy.

Sơ đồ khối của máy đo cơ bản thì gồm mạch lấy mẫu dòng và điện áp, lấy RMS và số hóa rồi đưa tới vi điều khiển thực hiện phép nhân. Kết quả được đưa tới khối hiển thị LCD hoặc LED, và có thể có ra ngõ chuẩn để truyền trực tiếp số liệu tới thiết bị khác, ngày nay thường dùng là cổng USB. Nhịp lấy mẫu thường là một vài ngàn số trong mỗi giây.[3]

Các dạng máy đo mở rộng thì có thêm nhiều chức năng phức tạp hơn, và giá thành cũng cao hơn. Nhờ có vi điều khiển và bộ nhớ lắp sẵn thiết bị này có thể tính và lưu trữ các giá trị điện áp RMS, dòng RMS, VA, công suất (watt), hệ số công suất và điện năng kilowatt-giờ.

Tuy nhiên các watt kế có sự khác nhau đáng kể trong việc tính toán chính xác mức tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khi công suất thực thấp hơn nhiều so với VA (tải phản ứng cao, ví dụ như động cơ điện). Các máy đo đơn giản có thể được hiệu chuẩn để đáp ứng độ chính xác chỉ định cho dạng sóng hình sin. Dạng sóng cho nguồn cung cấp năng lượng chuyển đổi hiện sử dụng cho nhiều thiết bị điện tử có thể rất xa hình sin, dẫn đến các lỗi không xác định và có thể lớn ở bất kỳ nguồn điện nào. Điều này có thể không được chỉ định trong hướng dẫn sử dụng.

  1. ^ Dụng cụ đo và cách đo các đại lượng điện: Đo công suất và điện năng Lưu trữ 2019-01-23 tại Wayback Machine. Thư viện Học liệu mở Việt Nam VOER, 2015. Truy cập 15/01/2019.
  2. ^ Joeseph J. Carr, RF Components and Circuits, Newnes, 2002 ISBN 978-0-7506-4844-8 pages 351-370
  3. ^ Le wattmètre. Energie-environnement. Truy cập 15/01/2019.

  • Electronics and Electrical test and measurement equipment trên DMOZ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Watt_kế&oldid=67115091”