Doping la gi

Doping – một khái niệm khá quen thuộc trong thể thao đối với các vận động viên. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ Doping là gì, các loại thuốc Doping? Chất này có tác dụng như thế nào? và tại sao doping bị cấm trong thể thao. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn về loại chất kích thích này. Mời các bạn tham khảo!

Doping là việc sử dụng các chất kích thích, thuốc tăng cường hiệu suất thể thao bị cấm. Trong tất cả các môn thể thao, các vận động viên không được phép sử dụng thuốc Doping khi thi đấu.

Có 3 loại Doping phổ biến :

Doping cơ: (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormon). Loại này thường dùng trong các vận động viên như: bóng đá, xe đạp, điền kinh, đẩy tạ, cử tạ, đấu vật,…

Doping máu: (tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu) như NESP (Darbapoetin), ESP (Erythropoetin)… NESP mạnh gấp 10 lần ESP và có tác dụng trong 10 ngày.

Doping thần kinh: (ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh), làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.

Doping la gi
Doping là gì ?

Vì sao Doping bị cấm trong thể thao

Trong thi đấu thể thao Doping luôn luôn bị cấm bởi vì các chất kích thích đa số có tác dụng là tăng khả năng hoạt động của cơ thể ngay cả trong trạng thái mệt mỏi nhất. Các loại chất này nó thúc đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim.

Sử dụng doping chính là một biện pháp tinh vi làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Tế bào hồng cầu chứa ôxi đưa vào máu, giúp con người hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, tăng sức chịu đựng. Làm tăng thể lực và sự tập trung cho các vận động viên. Khiến cho cơ thể sung mãn không cần nghỉ ngơi trong thời gian chất kích thích còn hoạt động.

Tuy nhiên, có một tác hại cực lớn mà sau khi sử dụng doping đó là: Khi hết thời gian chất kích thích, lúc này nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng. Cơ thể cực kỳ mệt mỏi, xuống sức và gây nhanh các tác dụng phụ hoặc thâm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của vận động viên. Ngoài ra, điều này làm mất đi tính công bằng trong thi đấu thể thao.

Doping la gi
Vì sao Doping bị cấm trong thể thao

Các tác hại khi sử dụng Doping

Làm yếu cơ, to các đầu chi

Doping kích thích sản sinh các hormone, nội tiết tố tăng trưởng trong cơ thể, đẩy mạnh và làm tăng sức bến cho vận động viên. Tuy nhiên, trên thực tế lâu dần nó sẽ làm yếu cơ và các đầu ngón tay, ngón chân sẽ to phình lên hoặc gây ra các bệnh khác như tiểu đường…

Biến đổi hormone giới tính

Thông thường các chất kích thích Doping làm tăng cường nội tiết tố nam testosterone. Trong trường hợp các vận động viên lạm dụng doping sẽ có nguy cơ biến đổi nam hóa. Các tác hại có thể sinh ra như: giọng nói trầm lại, mọc râu, mọc lông, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt. Còn đối với các VĐV nam có nguy cơ xu hướng nữ hóa: bị teo tinh hoàn, giảm chất lượng tinh dịch hoặc có thể dẫn đến liệt dương.

Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa

Doping làm tăng máu – lượng hồng cầu từ đó tăng khả năng cung cấp oxi cho các tế bào, giúp các cơ hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Nó sẽ truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn, có thể dẫn đến nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng cục bộ, hoặc thậm chí tử vong. Những vận động viên áp dụng phương pháp này có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV.

Gây ra các hội chứng

Sau khi sử dụng xong các chất kích thích, Doping sẽ có nhiều trường hợp gây ra các hội chứng như run rẩy tay chân, hay hồi hội, suy nghĩ nhiều dẫn tới mất ngủ và suy nhược thần kinh. Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như amphetamin có vẻ giúp vận động viên tăng sức. Nhưng nghiên cứu cho thấy, khi vận động viên dùng nhiều, chúng không làm tăng lực và sức bền cho cơ.

Gây ung thư gan và suy tim thận

Nếu sử dụng Doping nhiều sẽ gây ra tình trạng giữ muối (Na+) gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Dễ dẫn đến suy tim hoặc suy thận. Loại dược phẩm này còn có thể gây bệnh gan ứ huyết và ung thư gan.

Doping la gi
Các tác hại khi sử dụng Doping

>>>> Xem thêm Những lợi ích của bóng đá

Thử nghiệm Doping đối với cầu thủ sau thi đấu

Dù đã bị nghiêm cấm sử dụng khi thi đấu thể thao, thế nhưng vẫn xuất hiện nhiều trường hợp các vận động viên sử dụng và bất chấp nguy hiểm. Hiện nay, Doping có rất nhiều loại chất kích thích khó phát hiện ra bằng mắt thường. Sử dụng doping là  một hình thức gian lận tinh vi.

Để phát hiện ra 1 VĐV có sử dụng hay không thì cần kiểm tra, test thử nghiệm Doping bằng phương pháp xét nghiệm máu. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra này rất phức tạp. Mỗi loại thuốc doping đòi hỏi có phương pháp xét nghiệm khác nhau.

Do đó, các trung tâm y tế hay phòng xét nghiệm buộc phải lưu trữ mẫu máu gốc của vận động viên. Mẫu máu này được dùng để so sánh với mẫu máu khi thử doping. Phương pháp xét nghiệm lại này sẽ phát hiện những bất thường trong máu và có thể tìm ra loại thuốc mới.

Doping la gi
Thử nghiệm Doping đối với cầu thủ sau thi đấu

Các trường hợp vận động viên sử dụng Doping

Mặc dù sử dụng doping rất có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Nhưng hiện tượng này vẫn còn phố biến trên thế giới do các VĐV phải chịu sức ép về thành tích quá lớn:

Năm 1999, trong lần đầu vô địch Tour de France. Lance Armstrong đã sử dụng chất kích thích EPO (Erythropoietin – một loại hormone kích thích quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy). Và vào thời điểm đó, đây là loại doping tinh vi và chưa có thí nghiệm nào phát hiện ra được.

Tại Việt Nam Vào năm 2014. Tuyển thủ futsal Việt Nam – Đoàn Ngọc Hào bị xác định dương tính với doping tại Vòng chung kết châu Á 2014. Anh sau đó bị AFC cấm thi đấu 2 năm trong tất cả các hoạt động liên quan đến bóng đá.

Ngoài ra có 1 vụ Scandal Doping thế kỷ trên thế giới. Vận động viên có tên: Lance Armstrong Lance Armstrong (đã vượt qua căn bệnh ung thư quái ác, vô địch 7 lần liên tiếp cuộc đua xe đạp danh giá Tour de France). Anh đã làm dấy lên nhiều nghi ngại trong lòng người hâm mộ. Do Lance Armstrong đã nhiều lần sử dụng doping và chủ yếu là chất EPO qua đường truyền máu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Doping là gì?  Các tác dụng cũng như tác hại và lý do tại sao nó bị cấm trong thể thao. Hy vọng các bạn đã nắm rõ và tránh xa sử dụng các chất kích thích khi thi đấu. Hãy chơi với một tâm lý và cơ thể khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công!

Tags : kiểm tra doping là gì, doping la gi, doping là j, doping máu là gì, doping trong thể thao, thuốc doping, chất kích thích doping, thử nghiệm doping là gì, doping là thuốc gì

>>>> Xem thêm Cách đá bóng không mệt