Đơn xin phúc khảo bài thi học sinh giỏi THCS

Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi là gì? Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi mới nhất? Hướng dẫn soạn đơn xin phúc khảo chi tiết nhất? Một số quy định về phúc khảo bài thi?

Trong suốt quá trình học tập và thi cử không ít lần chúng ta có những thắc mắc về điểm số đối với các bài thi của mình. Hình thức phúc khảo không còn xa lạ với chúng ta. Vậy đơn phúc khảo là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi là gì?

Phúc khảo là động từ dùng để chỉ hành động chấm kiểm tra, đánh giá, chấm lại bài thi đã được chấm trước đó. Hiểu một cách đơn giản, phúc khảo là khi bạn nhận được kết quả thi, mà bạn cảm thấy người chấm thi chấm không đúng với số điểm mà bạn chắc chắn thì bạn có thể làm hồ sơ phúc khảo để xem kết quả chấm có chính xác hay không. Nếu có sai sót thì bạn có thể được nâng điểm lên hoặc cũng có thể mất điểm khi giám khảo phát hiện thêm sai sót của bạn.

Đơn phúc khảo là đơn yêu cầu của thí sinh nộp đến hội đồng chấm thi yêu cầu phúc khảo bài thi của mình.

Khi có nghi ngờ về điểm số trong bài thi mình làm không đúng với khả năng làm bài của bản thân thì cá nhân nộp đơn phúc khảo để xem xét kết quả chấm có chính xác không.

2. Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi chi tiết nhất:

2.1. Đơn xin chấm phúc khảo số 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tư do – Hạnh phúc

…, ngày… tháng …..năm….

ĐƠN XIN CHẤM PHÚC KHẢO BÀI THI

Kính gửi: Khoa….

Xem thêm: Đơn phúc khảo là gì? Điều kiện phúc khảo và cách nộp đơn phúc khảo bài thi?

Em tên:…. Sinh ngày:…

Lớp:….

Mã số sinh viên …..Phòng thi số….

Môn dự thi:….

Số điện thoại:…

Trong kỳ thi học kỳ…. ngày .…… vừa qua, em đã tham gia thi hết môn:… với điểm số như sau:…….điểm.

Kính đề nghị Khoa xem xét chấm phúc khảo cho em bài thi môn:…

Em xin chân thành cảm ơn.

Xem thêm: Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới nhất

 Người làm đơn

 (Ký và ghi rõ họ tên)

2.2. Đơn xin chấm phúc khảo số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN PHÚC KHẢO BÀI THI

Kính gửi: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

Tôi tên là: ….. MSSV: …., Khoa/Bộ môn: ….

Xin phúc khảo bài thi môn: ….

Xem thêm: Có nên phúc khảo điểm thi? Phúc khảo có làm giảm điểm thi?

Phòng thi: .…, Ca thi:…., Học kỳ:.…, Năm học: ….

Mã đề thi (Thi trắc nghiệm):….

Tên tiểu luận (Làm tiểu luận): ….

Lớp: …, Giảng viên:….

Tôi xin chân thành cảm ơn.

……, ngày.… tháng.… năm 20 ….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục, thời hạn nộp đơn xin phúc khảo thi công chức

Số điện thoại:…..

* Ghi chú: Đề nghị SV ghi đầy đủ và chính xác các thông tin trên, mọi sai sót sẽ không được giải quyết.

2.3. Đơn xin chấm phúc khảo số 3:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

….., ngày ….. tháng ….. năm 200.

ĐƠN XIN CHẤM PHÚC KHẢO

(Bài thi kết thúc môn học)

Xem thêm: Phúc khảo bài thi trung học phổ thông chuyên

Kính gửi: PHÒNG KHCN-HT&SĐH

Thầy (Cô):…

Phụ trách môn học:…

Họ tên học viên: ….MSHV: ….

Ngày sinh: … Nơi sinh: …

Chuyên ngành:….. Khóa: ….

Đề nghị Phòng KHCN-HT&SĐH và giảng viên phụ trách môn học cho chấm phúc tra bài thi môn ….

Ngày thi….. Phòng thi…… Điểm thi ….(điểm chữ.…).

Xem thêm: Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi THPT Quốc Gia chi tiết nhất

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn cách viết đơn xin phúc khảo chi tiết nhất:

– Phần kính gửi:

+ Gửi đến khoa trục tiếp theo học

+ Phòng khảo thí của trường đang theo học,…

– Thông tin người phúc khảo:

+ Họ và tên người phúc khảo;

+ Năm sinh;

Xem thêm: Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi viên chức chi tiết và mới nhất

+ Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

+ Địa chỉ liên hệ;

+ Số điện thoại liên lạc.

+ Lớp, Khóa;

– Thông tin môn học xin làm mẫu đơn xin chấm phúc khảo: bộ môn (mẫu đơn xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT, mẫu đơn xin phúc khảo bài thi vào lớp 10), học phần, ngày thi, giờ thi, lần thi môn, phòng thi, địa điểm, số điểm đạt được, ngày công bố điểm thi.

– Lý do làm đơn phúc khảo: cần trình bày lý do cũng như mong muốn của bản thân với kết quả khác.

– Gửi đến đơn vị tổ chức chấm lại bài thi: tùy vào từng mức độ phúc khảo bài thi và nơi bạn thi mà đơn vị gửi đến khac nhau: ban giám hiệu, phòng giáo dục và đào tạo, tên trường đại học bạn đăng ký…

– Nơi nộp, thời gian nộp đơn phúc khảo

Xem thêm: Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi công chức chi tiết và mới nhất

4. Một số quy định về phúc khảo bài thi:

– Những điều kiện phúc khảo bài thi

 Dưới đây là những điều kiện phúc khảo của bài thi và đối tượng phúc khảo bài thi.

Mọi người tham gia thi đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Nếu nhận thấy kết quả bài thi không đúng với khả năng làm bài trước đó, thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.

Điểm phúc khảo chỉ được công nhận khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên. Khi đó Hội đồng phúc khảo sẽ kết luận điểm mới của bài thi.

Hội đồng phúc khảo bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi. Thời gian làm việc của Hội đồng phúc khảo không kéo dài quá 10 ngày.

Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc.

Những quy định cụ thể về phúc khảo điểm thi kết thúc học phần:

Tiếp nhận đơn xin phúc khảo:

+ Thời gian nộp đơn phúc khảo:

Đối với học kỳ 1 và học kỳ 3: trong vòng 15 ngày kể từ ngày Nhà trường công bố điểm thi.

Đối với học kỳ 2: tuần học đầu tiên của kỳ tiếp theo.

+ Sinh viên lấy đơn xin phúc khải theo mẫu của nhà trường (tại website của trường).

+ Nộp lệ phí cùng với đơn.

Tổ chức chấm phúc khảo:

+ Phòng ban sẽ gửi công văn tới Khoa, bộ môn có môn thi phải chấm phúc khảo. Sau khi nhận được công văn, Nhà trường yêu cầu trưởng bộ môn có trách nhiệm lập danh sách cán bộ tham gia chấm phúc khảo.

+ Việc tổ chức chấm phúc khảo do Hội đồng chấm phúc khảo thực hiện, địa điểm phúc khảo.

+ Xử lý kết quả phúc khảo bài thi: điểm phúc khảo được Hội đồng chấm phúc khảo kết luận là điểm thi kết thúc học phần môn học do đơn đề nghị phúc khảo của sinh viên.

+ Công bố điểm chấm phúc khảo: kết quả phúc khảo sẽ được gửi về Phòng Đào tạo, giáo vụ Khoa, Bộ môn và đăng tải trên website của trường.

– Quy định về chấm phúc khảo bài thi

Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, chấm phúc khảo bài thi tự luận và trắc nghiệm như sau:

Chấm phúc khảo bài thi tự luận

– Mỗi bài thi tự luận do hai cán bộ chấm thi chấm phúc khảo theo quy định và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó.

– Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm.

– Trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực phải báo cáo Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận để xử lý theo quy định.

Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm

– Khi có mặt đầy đủ thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm mới tiến hành mở niêm phong túi bài thi.

– Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính, nếu có những sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ.

Lưu ý:

– Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

– Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo.

Theo Thông tư 15/2020/BGD quy định về phúc khảo bài thi như sau:

Điều 33. Phúc khảo bài thi

1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.

2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày k từ ngày công bố điểm thi và chuyn dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày k từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:

a) Tra cứu từ số báo danh đ tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra;

b) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi;

c) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận đ chấm phúc khảo;

d) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng.

4. Chấm phúc khảo bài thi tự luận: Mỗi bài thi tự luận do hai CBChT chấm phúc khảo theo quy định tại Điều 27 Quy chế này và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh. Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên và có sự giám sát của thanh tra. Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận do Ban Thư ký Hội đồng thi xử lý như sau:

6. Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).

7. Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo tr cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chng nhận kết quả thi trước phúc khảo.

Video liên quan

Chủ đề