Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024

Chuyên gia cho rằng, cần có giới hạn cụ thể về nồng độ cồn để áp dụng chế tài xử phạt vi phạm giao thông.

Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024
Một chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Tô Thế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 10.11, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn để xử phạt.

Cụ thể, Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, trong dự thảo Luật cần quy định rõ nồng độ cồn là bao nhiêu mới xử phạt. Cần nghiên cứu một tỉ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn thì bị xử phạt.

Thông tin này đang nhận được nhiều quan tâm và bàn luận.

Trên thực tế, đây là điều nhiều quốc gia trên thế giới đã làm khi có khung áp dụng cụ thể về tỉ lệ nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Theo website của ĐH Khoa học và Công nghệ Okinawa, ở Nhật Bản, nồng độ cồn 0,15 mg/1l khí thở, người lái xe đã bị xác định vi phạm lái xe trong tình trạng ảnh hưởng DUI, có thể bị phạt tù có lao động tới 3 năm cùng phạt tiền tới 500.000 Yên (3.709 USD). Mức vi phạm lái xe trong khi say DWI (lớn hơn DUI) có thể bị ngồi tù có lao động đến 5 năm và phạt tiền lên đến 1 triệu Yên (7.419 USD). Bên cạnh đó, người đưa phương tiện cho người say rượu lái cũng có thể bị truy tố và phạt hành chính.

Singapore cho phép lái xe ở giới hạn 35 microgam cồn trên 100ml khí thở hoặc 80 miligam cồn trên 100ml máu. Đạo luật Giao thông Đường bộ Singapore quy định, tài xế có thể bị kết tội lái xe khi đã uống rượu bia nếu vượt quá giới hạn cho phép về nồng độ cồn.

Một số nước khác cũng có quy định cụ thể về nồng độ cồn trong máu. Canada cho phép không vượt quá giới hạn 0,08%, Australia là 0,05%, Na Uy là 0,02%.

“Tôi cho rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã hỗ trợ rất nhiều trong việc răn đe, tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Dù vậy, cần có những sửa đổi để có thể đi sâu hơn vào đời sống. Cụ thể, đó là giới hạn chi tiết về mức nồng độ cồn cho phép, cả ở đo lường theo khí thở hay theo máu. Từ đó, có khung pháp lý rõ ràng để đưa ra chế tài xử phạt. Ta phải lượng hóa trong việc áp dụng, nếu không sẽ dễ sa đà vào cảm tính chủ quan” – chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải (Công ty Luật TNHH Thái Hà) nêu quan điểm.

Ông Hải lấy dẫn chứng, nhờ quy định xử phạt nghiêm khắc, Nhật Bản nằm trong top 10 nước có tỉ lệ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia thấp nhất thế giới. Ở Trung Quốc, tỉ lệ lái xe trong tình trạng say rượu đã giảm 70% do áp dụng chế tài phạt tù. Đó là hai nước châu Á với phong tục, truyền thống và văn hóa có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.

"Tôi đồng ý với quan điểm phải xác định rõ giữa hai khái niệm 'có nồng độ cồn' và 'có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép'. Tôi nghĩ nếu nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, dù khi thổi cho thấy kết quả nào, nên chỉ có một khung xử phạt, và phải đủ nặng để răn đe" - ông Hải nói thêm.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? Mức phạt là bao nhiêu? Có quy định nồng độ cồn tối thiểu hay không? Những quy định về mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024.

Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt theo nghị định 100 mới
Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024
Nghị định 100 về nồng độ cồn xe máy và ô tô

Nồng độ cồn dưới 0.25 mg/l phạt bao nhiêu?

  • Đối với ô tô: Phạt từ 6 – 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng
  • Đối với xe máy: Phạt từ 2 – 3 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng
  • Xe đạp, xe đạp điện: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng

Như vậy theo nghị định 100 mới, thì câu trả lời cho câu hỏi “nồng độ cồn bao nhiêu thì không bị phạt?”, “nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?”, đó chính là cứ có nồng độ cồn trong hơi thở là sẽ bị phạt, không có mức tối thiểu.

Nồng độ cồn trên 0.25mg/l và dưới 0.4 mg/l phạt bao nhiêu?

  • Đối với ô tô: Phạt từ 16 – 18 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng
  • Với xe máy: Phạt từ 4 – 5 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng
  • Xe đạp, xe đạp điện: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng

Nồng độ vượt quá 0.4 mg/l phạt bao nhiêu?

  • Đối với ô tô: Phạt từ 30 – 40 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng
  • Đối với xe máy: Phạt từ 6 – 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng
  • Xe đạp: Phạt từ 600 – 800.000 đồng

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

  • Theo nghị định 100, người vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày
  • Các trường hợp bị tạm giữ xe trong một số trường hợp như:
  • Để xác minh các tình tiết mà nếu không tạm giữ xe thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt
  • Để ngăn chặn nếu không tạm giữ sẽ gây hạu quả nghiêm trọng
  • Rượu di chuyển từ miệng xuống cổ họng và đến dạ dày
  • Bên trong dạ dày và ruột non, rượu được hấp thụ vào máu, tiếp xúc với Oxy trong máu
  • Oxy cùng với máu đi khắp cơ thể đến não và phổi
  • Máu mang Oxy chứa cồn sẽ đi đến các túi khí khỏ bên trong phổi, cồn chuyển thành hơi và bay ra ngoài
    Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024
    Cồn trong hơi thở có thể đo được nhờ máy đo nồng độ cồn trong hơi thở
  • Nồng độ cồn trong hơi thở được tính bằng công thức B= C/210
  • C là nồng độ cồn trong máu, được tính theo công thức: C = 1.056*A/(10*W*R)
  • A là số đơn vị cồn uống vào (1 đơn vị là 10 g), W là cân nặng của người, R là hằng số hấp thụ cồn theo giới tính (R = 0,7 với nam và R = 0,6 với nữ).

Uống 1 chai bia 220ml thì nồng độ cồn bao nhiêu?

Đo nồng độ cồn bao nhiêu là vi phạm năm 2024
Cách quy đổi 1 đơn vị cồn với các loại nước uống

Ví dụ: Một nam giới có cân nặng là 65kg uống 220ml (2/3 lon) bia có nồng độ cồn là 5% tương đương 1 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là