Định cư ở nước ngoài tiếng anh là gì

Bảo lãnh định cư là một hình thức cho phép cha mẹ bảo lãnh cho con hoặc cũng có thể là ngược lại, vợ chồng bảo lãnh cho nhau để được định cư ở nước ngoài dạng đoàn tụ với gia đình.

1.

Chương trình nhập cư yêu cầu một bảo lãnh định cư.

The immigrant program requires a permanent residence sponsorship.

2.

Ngân hàng yêu cầu một bảo lãnh định cư cho khoản vay thế chấp.

The bank required a permanent residence sponsorship for the mortgage loan.

Để được định cư ở một đất nước khác, ngoài bảo lãnh định cư từ một người thân trong gia định (family member) hoặc công ty bạn đang làm việc (employer), bạn còn cần: 1. immigrant petition (n): đơn xin di dân 2. health certification (n): giấy khám sức khỏe 3. proof of income (n): giấy chứng minh thu nhập 4. passport (n): hộ chiếu 5. fee (n): tiền phí

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội cũng dần được nâng cao và cải thiện. Việc mong cầu một cuộc sống hiện đại, đầy đủ phúc lợi, cơ sở vật chất, y tế, điều kiện học tập và làm việc luôn là điều mọi người mong muốn. Vì thế, việc đi định cư nước ngoài đã và đang trở thành xu hướng của rất nhiều gia đình Việt Nam.

Định cư ở nước ngoài tiếng anh là gì

Bảo lãnh định cư tiếng anh là gì?

1. Bão lãnh định cư là gì?

Bão lãnh Định cư được hiểu là một thuật ngữ mang nghĩa bao gồm sinh sống, làm việc, học tập ở một khu vực cố định nào đó lâu dài của một cộng đồng dân cư, ổn định và không có ý định chuyển sang nơi khác. Ta sẽ ngầm hiểu được là người đi định cư nước ngoài họ đang có nhu cầu về một cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn, phát triển và tiến bộ hơn.

2. Bảo lãnh định cư tiếng anh là gì?

Bảo lãnh định cư tiếng anh là Settlement Guarantee.

3. Người Việt Nam định cư nước ngoài là gì?

Hiểu theo nghĩa thông thường, người Việt Nam định cư nước ngoài là chỉ người gốc Việt đã định cư ngoài lãnh thổ Việt Nam. Người đó có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc tịch của nước sở tại mà họ đang sống. Ngoài ra, định nghĩa người Việt Nam định cư nước ngoài cũng được quy định cụ thể và rõ ràng bằng văn bản trong luật.

4. Quy định về định cư nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiếng anh là “Overseas Vietnamese” hoặc “Vietnamese people intend to stay abroad”. Thông thường Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thường được mọi người gọi với tên thuần Việt hơn là Việt Kiều. Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.

Bên cạnh đó khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì hiện được pháp luật Việt Nam giải thích trong các văn bản pháp luật và tương đối thông nhất với nhau.

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định Số 138/2006/NĐ-CP quy định “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài“.

+ Căn cứ Khoản 3,4 điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 quy định:

“ 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

+ Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013 quy định:

“1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”

Như vậy có thể thấy dựa trên các quy định pháp luật hiện hành thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó:

+ Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam.

+ Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).

5. Các hình thức định cư nước ngoài

Trường hợp, người được phép định cư dài hạn tại nước ngoài thì có những quyền lợi gần giống như người có quốc tịch chính thức. Và sau một khoảng thời gian nhất định, tùy vào mỗi quốc gia, thì người định cư dài hạn được nhập quốc tịch hoặc phải thi để được nhập quốc tịch. Cùng tham khảo thêm các cách đi định cư nước ngoài sau đây :

  • Theo dạng đoàn tụ gia đình

Hay còn gọi là bảo lãnh. Đối tượng bảo lãnh là vợ chồng bảo lãnh nhau, bố mẹ bảo lãnh con cái và ngược lại. Anh chị em không được bảo lãnh cho nhau.

  • Theo dạng kỹ năng

Nhiều quốc gia thiếu nguồn lao động đối với một số lĩnh vực đặc thù, và cho phép nhập cư những người có kỹ năng mà họ đang cần. Trường hợp này không được cấp visa tạm thời như hình thức xuất khẩu lao động mà được nhập quốc tịch sau một thời gian nhất định và được phép cho cả vợ hoặc chồng sang cùng.

  • Theo dạng chuyên viên

Đối với những trường hợp người có kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh, có tài sản tối thiểu theo mức quy định tùy vào từng quốc gia và họ đang có nhu cầu mở doanh nghiệp tại quốc gia đó.

Trường hợp này, yêu cầu xét về kinh nghiệm, chức vụ quản lý, hay quy mô nơi họ từng làm trước đây đều phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Kèm theo đó là những kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể và khả thi sau khi sang định cư. Đảm bảo rằng bạn có khả năng mang lại lợi nhuận, đóng thuế đầy đủ và lâu dài.

  • Theo dạng đầu tư:

Trường hợp này cho phép định cư dựa trên trình độ quản lý, khả năng tài chính. Mỗi quốc gia có mức quy định riêng tuy nhiên định cư dạng này đơn giản hơn nhiều so với dạng chuyên viên. Có quốc gia chỉ yêu cầu bạn có mặt ở nước đó 1 lần/ năm là được.