Điều lệ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức đặc biệt ở Việt Nam, được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Ngày nay hình thức hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp xanh ngày càng phổ biến bởi nhu cầu phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường ngày càng cao.

Vậy hợp tác xã nông nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.

Điều lệ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã nông nghiệp cũng như các loại hình hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đẳng và dân chủ.

Tại hợp tác xã nông nghiệp, thành viên (chủ yếu là nông dân) tập trung nguồn lực của họ trong một số lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, cung cấp sản phẩm nông nghiệp hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp.

Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập để thúc đẩy lợi ích của các thành viên, đồng thời cũng là chủ sở hữu của HTX. Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập khá nhiều ở các vùng nông thôn muốn phát triển nông nghiệp.

Hợp tác xã nông nghiệp có nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhằm không ngừng nâng cao mức sống của các thành viên, tăng tích lũy vốn cho hợp tác xã và xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, làm tròn mọi nghĩa vụ đối với nền kinh tế, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Ngày càng củng cố và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, tạo ra sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản chất lượng, an toàn, uy tín. Góp phần nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hợp tác xã nông nghiệp hỗ trợ nông dân chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất tại trang trại, đồng thời vẫn hưởng lợi từ nền kinh tế theo quy mô và nguồn cung cấp đầu vào và tiếp thị sản phẩm đầu ra, không chịu rủi ro bị khai thác quá mức bởi nhiều đối tác kinh doanh mưu mẹo trên thị trường.

Nhiệm vụ của hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng trước hết được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012. Theo đó:

  • Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật Hợp tác xã.
  • Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
  • Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
  • Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, với tính chất đặc thù là hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, hợp tác xã nông nghiệp còn có nhiệm vụ như tích cực thực hiện chính sách phát triển nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thành viên, sử dụng hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, đại diện cho thành viên trong các giao dịch mua bán nông sản, cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, thị trường nhằm bảo đảm công bằng, bình ổn giá, …

Tham khảo thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành

Hợp tác xã nông nghiệp đang ngày càng thể hiện vai trò trong nền kinh tế. Do đó, hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã nông nghiệp là một cách để đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ, phát triển loại hình hợp tác xã này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thông tin chi tiết về chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Trong quá trình thực hiện, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, xin liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Hợp tác xã nông nghiệp là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của hợp tác xã nông nghiệp? Cách thức thành lập Hợp tác xã nông nghiệp?

Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp thì để tổ chức các hoạt động kinh doanh những chủ thể kinh doanh có thể lập hợp tác xã với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu đời sống của thành viên theo các nguyên tắc mà các bên đặt ra dựa trên sự tôn trọng pháp luật về hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp cũng được thành lập khá nhiều khi ở các vùng nông thôn muốn phát triển nông nghiệp.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Hợp tác xã nông nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012:

“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Như vậy, dựa trên khái niệm hợp tác xã mà Luật hợp tác xã đã đưa ra thì Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình hợp tác xã. Đối với hợp tác xã nông nghiệp thì loại hình này được hiểu là một tổ chức về nông nghiệp với số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời hợp tác xã tạo ra việc làm cho những người nông dân, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thể các thành viên về tạo ra sản phẩm cũng như lợi nhuận đối với các hoạt động nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp cũng như các hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đẳng và dân chủ.

2. Đặc điểm, ý nghĩa và cách thức thành lập Hợp tác xã nông nghiệp:

Căn cứ vào khái niệm hợp tác xã nông nghiệp cũng như các quy định khác về hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng thì hợp tác xã nông nghiệp có những đặc điểm sau đây:

* Đặc điểm thứ nhất: Hợp tác xã nông nghiệp theo khái niệm vừa phân tích ở trên được xác định là một tổ chức kinh tế có tính tập thể:

Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan do đó mà Hợp tác xã được quy định là một tổ chức kinh tế. Điều này được quy định ngay tại khái niệm của hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã 2012.

Không chỉ được xác định là một tổ chức kinh tế mà Hớp tác xã nông nghiệp còn được quy định là một tổ chức kinh tế tập thể.

Với đặc điểm của tác xã nông nghiệp là được tổ chức bởi nhiều cá nhân cùng chung mục đích là phát triển kinh tế nông nghiệp, đem lại lợi nhuận chung cho cả tập thể. Những cá nhân này cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế do đó mà hợp tác xã nông nghiệp mới được xác định là tổ chức kinh tế tập thể.

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hợp tác xã?

* Đặc điểm thứ hai là: Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.

Bên cạnh là một tổ chức kinh tế tập thể thì hợp tác xã nông nghiệp còn là một tổ chức mang tính xã hội. Về đặc điểm của tính xã hội được thể hiện như sau: Hợp tác xã nông nghiệp vừa tiến hành bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thì hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức kinh tế xã hội khi các hợp tác xã tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất và kiếm được thu nhập từ các việc làm của hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức thực hiện việc đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình.

Từ việc thành lập hợp tác xã nông nghiệp mà những lợi ích từ hợp tác xã như tại ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập, những người này có thể góp vốn vào hợp tác xã để tiến hành hoạt động kinh doanh, vì thế mà đây được coi là tổ chức kinh tế xã hội cộng đồng.

* Đặc điểm thứ ba là: Hợp tác xã nông nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên theo quy định bắt buộc về thành lập hợp tác xã. Cùng với đặc điểm tối thiểu là 07 thành viên thì cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.

* Đặc điểm thứ bốn là: Do hợp tác xã là pháp nhân nên Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình

– Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp khi tổ chức này đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.

– Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức pháp nhân, do đó hợp tác xã này cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân, cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, bao gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Với cơ cấu tổ chức này, những người nằm trong ban lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

Xem thêm: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: là một pháp nhân được pháp luật công nhận thì hợp tác xã nông nghiệp phải có các tài sản độc lập và nếu có rủi ro thì hợp tác xã nông nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. Về tài sản thì hợp tác xã nông nghiệp có các tài sản bao gồm cả vón góp và các phần vật chất khác như tài sản hiện hữu cố định, quyền sử dụng đất.

– Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật: Trên cơ sở các thành viên hợp tác xã tự nguyện tham gia thành lập hợp tác xã về cả góp vốn, lao động sản xuất, cùng làm việc cũng như về các cam kết tự nguyện dụng hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp, do đó có thể hiểu Hợp tác xã nông nghiệp tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.

* Về Đăng ký hợp tác xã: các quy định về đăng ký hợp tác xã được quy định tại Luật hợp tác xã 2012:

– Bước 1: Các hợp tác xã nộp hồ sơ

Cơ quan nhận hồ sơ: quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

Cụ thể thì hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Mẫu giấy đề nghị này là mẫu được ban hành, bên hợp tác xã cần chuẩn bị mẫu giấy ghi đầy đủ các thông tin liên quan mà mẫu này yêu cầu.

+ Điều lệ của hợp tác xã nông nghiệp phải được các xã viên đồng thuận và không vi phạm các quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác mới nhất

+ Phương án sản xuất, kinh doanh đặt ra trong thời gian hoạt động của hợp tác xã. Các phương án này phải có tính khả thi và không thực hiện các hoạt động trái pháp luật.

+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

+ Nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã đươc ban hành khi tiến hành cuộc họp thành lập hợp tác xã.

– Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ hợp tác xã thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu cơ quan có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ và từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý trong quá trình đăng ký hợp tác xã thì người đại điện hợp pháp của hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung bắt buộc trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.