Địa linh nhân kiệt là gì năm 2024

Hướng đến kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh Bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992- 1/4/2022), Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh có dịp nhìn lại tiến trình lịch sử và thành tựu xây dựng, phát triển của quê hương - nơi có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Nói đến Ninh Bình là nói đến Cố đô Hoa Lư - kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam; là nói đến người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Vị trí địa lý, thế núi, hình sông đã làm cho Ninh Bình trở thành vùng đất "địa linh". Sống trên vùng đất đó, các thế hệ người Ninh Bình đã hun đúc lên truyền thống yêu nước, cách mạng, tạo ra những "nhân kiệt" tiêu biểu, thời nào cũng có đã được sử sách ghi danh... Ninh Bình - đất không rộng, người không đông - nhưng có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó Quần thể danh thắng Tràng An là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của thời gian cùng những đổi thay của xã hội, vùng đất quê hương thân yêu của chúng ta đã có nhiều tên gọi khác nhau và đến năm 1822 được định danh là đạo Ninh Bình. Danh xưng Ninh Bình chính thức có từ đây với ý mong muốn là vùng đất này luôn yên ổn, thanh bình. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tỉnh Ninh Bình chính thức được thành lập…. Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau ngày tái lập tỉnh (1/4/1992) đến nay, Ninh Bình đã khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội và đạt được những kết quả quan trọng.

Địa linh nhân kiệt là gì năm 2024

Một góc thành phố Ninh Bình

Kinh tế có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng được duy trì liên tục qua các năm, (tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 1992-2010 đạt 12,8%/năm; giai đoạn 2011- 2021 đạt 7,7%/năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, đến hết năm 2021 đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 105 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2021 tỷ trọng các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng- dịch vụ- nông nghiệp lần lượt là: 47,2%- 41,3%- 11,5%. (Năm 1992, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 62,9% trong cơ cấu kinh tế). Thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay là: 22.094 tỷ đồng, trong đó thu cân đối đạt 18.869 tỷ đồng, gấp 474 lần so với năm 1992 và số thu nội địa xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố của cả nước. (Từ năm 2022, Ninh Bình sẽ là tỉnh tự cân đối ngân sách). GRDP bình quân đầu người đạt 71,5 triệu đồng, gấp 85 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển vượt bậc, từ một vài khu, điểm du lịch nhỏ lẻ, đến nay, Ninh Bình đã có nhiều khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Đặc biệt, từ khi quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, đã tạo điều kiện và mở ra vận hội mới để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình. Tốc độ đô thị hóa nhanh, kết cấu hạ tầng được xây dựng tương đối đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phong trào xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và người dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 117/119 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 98,3%; có 17 xã nông thôn mới nâng cao, 11 xã nông thôn mới kiểu mẫu; có 5 huyện, thành phố được công nhận chuẩn nông thôn mới.

.jpg)

Diện mạo nông thôn mới xã Yên Lâm huyện Yên Mô

Cùng với tập trung phát triển kinh tế, các lĩnh vực giáo - dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội cũng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng. Giáo dục - đào tạo Ninh Bình phát triển cả về quy mô và chất lượng, liên tục đứng trong top đầu cả nước về điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng; cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đến nay, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 96,2%; (trường mầm non mức độ 1 đạt 96,7%, trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 là 77,4%, trường THCS đạt 100%, trường THPT đạt 66,7%). Lĩnh vực y tế có bước phát triển và trưởng thành cả về cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sỹ và trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó nổi bật là năng lực phòng, chống dịch bệnh. Sau 30 năm tái lập tỉnh, tổng số giường bệnh tăng 2,3 lần, số cán bộ y tế tăng 2,7 lần so với năm 1992, cơ bản đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong 2 năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe nhân dân, song, đội ngũ cán bộ ngành y tế Ninh Bình đã tham mưu và trực tiếp trên tuyến đầu chống dịch, giữ cho Ninh Bình an toàn trong thời gian dài, đồng thời tích cực triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân với tỷ lệ tiêm cao. Các hoạt động văn hóa, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử con người của tỉnh trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành tựu. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có đời sống ổn định và phát triển. Nhiều chính sách của tỉnh đảm bảo cho đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát, đào tạo nghề, hỗ trợ xuất khẩu lao động… được triển khai thực hiện, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 30% (năm 1995) giảm xuống còn 2,91% (năm 2015) theo tiêu chí nghèo đơn chiều và từ 7,46% (cuối năm 2015) xuống còn 1,87% (năm 2020) theo tiêu chí nghèo đa chiều… Nhìn lại những kết quả đạt được của tỉnh Ninh Bình sau 30 năm tái lập, có thể khẳng định là to lớn, toàn diện và đáng tự hào. Thành tựu qua 30 năm đã làm thay đổi hẳn diện mạo của tỉnh Ninh Bình hôm qua, để có Ninh Bình hôm nay đổi mới, khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Kết quả đó là một minh chứng cho hướng phát triển đúng đắn, là thành quả của tinh thần đoàn kết, sự năng động, sáng tạo, kiên trì, bền bỉ phấn đấu của lớp lớp các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Ninh Bình. Kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, chúng ta càng thêm quý trọng và biết ơn những giá trị lịch sử văn hóa mà ông, cha đã để lại. Kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh, chúng ta càng thêm tin tưởng và tự hào với sự phát triển của tỉnh Ninh Bình. Từ thành quả hôm nay, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân Ninh Bình như được tiếp thêm nguồn sinh lực mới với khí thế mới đẩy mạnh thi đua lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thế nào là vùng đất địa linh nhân kiệt?

Lam Sơn (Thọ Xuân) là đất “địa linh nhân kiệt”. Đây không chỉ là nơi sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt làm rạng danh nước nhà; mà còn là nơi từng in dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Vùng đất cổ Lam Sơn - nơi từng in dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Địa linh có nghĩa là gì?

Địa linh là tính chất thiêng liêng của đất nước. Cụ Phan Bội Châu viết: Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng. Lâu nay ta thường nghe nói "Địa linh sinh nhân kiệt" có nghĩa là đất linh thiêng thì sinh người hào kiệt. Hào kiệt là có tài chí và dũng cảm hơn người.

Đồng Sơn quý liên quan đến cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo?

Mười năm, từ núi rừng Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã chuyển biến thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại, đánh bại một trong những lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đập tan ách đô hộ 20 năm của phong kiến Trung Hoa, mở ra một thời kỳ huy hoàng cho lịch sử dân tộc Việt Nam. GS.

Tại sao nói Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt?

Lam Sơn được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Bởi nơi đây, không những là một vùng đất thiêng; còn là nơi sinh ra và dung dưỡng, che chở biết bao anh hùng hào kiệt.