Đại hội đại biểu là gì năm 2024

Đại biểu ở đại hội đại biểu và đảng viên ở đại hội đảng viên được quy định ra sao? Mong sớm nhận phản hồi.

Đại biểu ở đại hội đại biểu và đảng viên ở đại hội đảng viên được quy định tại Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, cụ thể như sau:

Về đại biểu ở đại hội đại biểu và đảng viên ở đại hội đảng viên

13.1. Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác sang đảng bộ khác nhưng cùng trực thuộc đảng bộ cấp trên thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ; nếu được cử làm trưởng đoàn cần sinh hoạt với đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển đại biểu về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới; đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.

13.2. Việc đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội:

Cấp ủy cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội thì số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.

13.3. Việc tham gia cấp ủy nơi sinh hoạt chính thức của cấp ủy viên được cử đi học:

Cấp ủy viên được cử đi học, đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến cơ sở đào tạo thì đồng chí đó vẫn tính trong đảng số của đảng bộ và vẫn là cấp ủy viên của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức, cấp ủy viên đi học dài hạn, đã chuyển sinh hoạt chính thức đến cơ sở đào tạo thì thôi tham gia cấp ủy; nếu cần giới thiệu để bầu vào cấp ủy khoá mới thì đồng chí đó phải chuyển sinh hoạt chính thức về đảng bộ nơi cử đi học và thực hiện các thủ tục để giới thiệu tham gia cấp ủy hoặc được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như các đảng viên khác.

Như vậy, theo quy định thì Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần.

Ngoài ra, có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

Đại hội đại biểu là gì năm 2024

Đại hội đại biểu toàn quốc được triệu tập bao nhiêu năm một lần? Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)

Đại hội đại biểu toàn quốc có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Căn cứ Điều 9 về nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:

Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Như vậy, Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.

Theo đó, cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo như sau:

Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Như vậy, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Tổng Bí thư được giữ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 quy định như sau:

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...

Theo quy định thì Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành trường hợp đặc biệt tái đắc cử Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];