Trường hợp bố là người nước ngoài mẹ là gì năm 2024

Sau khi trẻ em được sinh ra, quốc tịch là một trong những nội dung được đăng ký khai sinh cho trẻ. Vậy xác định quốc tịch của trẻ em như thế nào? Cùng theo dõi tại bài viết dưới đây.

Xác định quốc tịch của trẻ em như thế nào?

Theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, việc xác định quốc tịch của trẻ em được sinh ra trong/ngoài lãnh thổ Việt Nam được xác định là người có quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam và khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
  • Sinh ra trong/ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha hoặc mẹ - chỉ một người là công dân Việt Nam còn người còn lại là người không có quốc tịch.
  • Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam còn cha thì không xác định được là ai.
  • Cha hoặc mẹ một người là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nhưng cha mẹ có thoả thuận bằng văn bản về việc lấy quốc tịch Việt Nam cho con tại thười điểm đăng ký khai sinh cho con.
  • Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận việc lựa chọn quốc tịch của con là quốc tịch Việt Nam.
  • Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và khi sinh ra, cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam.
  • Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, mẹ là người không quốc tịch, có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha thì không xác định được.
  • Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ của trẻ em đó là ai. Với trường hợp này, nếu tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ nhưng người này lại chỉ có quốc tịch nước ngoài thì trẻ em này không còn quốc tịch Việt Nam.
  • Trẻ em là công dân Việt Nam, được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn được giữ quốc tchj Việt Nam.
  • Trẻ em là người nước ngoài, được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì từ thời điểm được công nhận việc nuôi con nuôi sẽ có quốc tịch Việt Nam.
  • Trẻ em là người nước ngoài được cặp vợ chồng trong đó có một người là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nếu có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi thì được mang quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, căn cứ vào việc trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hay không, cha mẹ có thoả thuận việc lấy quốc tịch Việt Nam cho con hay không… để xác định trẻ em sinh ra có mang quốc tịch Việt Nam không.

Bởi theo Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hạn chế tình trạng không quốc tịch nên luôn tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được có quốc tịch và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp bố là người nước ngoài mẹ là gì năm 2024
Xác định quốc tịch của trẻ em thế nào? Hồ sơ gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

Nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần hồ sơ gì?

Để trẻ em được nhập quốc tịch Việt Nam và được xác định quốc tịch của trẻ em là quốc tịch Việt Nam thì cha mẹ cần phải chuẩn bị hồ sơ theo Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam sau đây:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (đơn này thực hiện theo mẫu).

- Giấy khai sinh (nếu trẻ em là con của công dân Việt Nam - giấy tờ này dùng để chứng minh mối quan hệ này).

- Bản khai lý lịch.

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác phải có ảnh được đóng dấu kèm theo đầy đủ thông tin về họ tên của trẻ em, ngày tháng năm sinh của trẻ em hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị sử dụng.

- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch.

- Văn bản thoả thuận của cha mẹ, có đầy đủ chữ ký của hai người về việc xin nhập quốc tịch cho trẻ em chưa thành niên theo cha mẹ (trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam). Nếu cha mẹ đã chết thì cần giấy tờ chứng minh cha mẹ đã chết, đã mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự…

- Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc bố và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

+ Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

+ Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

- Trường hợp bố, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.

Căn cứ Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

- Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

- Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Như vậy, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch. Thẩm quyền đăng ký sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con có bố là người nước ngoài

Căn cứ Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

- Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của bố, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp bố, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014.

Theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Và căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC quy định về lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch như sau:

- Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.

- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.

Theo đó, thủ tục đăng ký giấy khai sinh sẽ bao gồm các bước như: chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin và xác nhận vào sổ hộ tịch. Người dân sẽ đóng lệ phí đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bố hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

  1. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
  1. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  1. Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  1. Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

  1. Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
  1. Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Như vậy, trong trường hợp trẻ em sinh ra tai Việt Nam có bố là người nước ngoài, mẹ là công dân Việt Nam sẽ thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.