Đẻ xong bao lâu ăn được mì tôm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cho con bú ăn mì tôm được không? Mẹ không nên ăn mì tôm khi đang cho con bú vì đây là món ăn thiếu dinh dưỡng, khiến sữa mẹ bị thiếu hụt thậm chí gây tắc sữa. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thành phần của mì tôm
  • Mẹ đang cho con bú ăn mì tôm được không?

Thành phần của mì tôm

Mì ăn liền, mì gói… là những tên gọi khác của mì tôm. Thành phần chủ yếu trong 1 vắt mì gồm tinh bột mì, dầu ăn, 1 số gia vị và thành phần khác. Mì tôm có thời hạn sử dụng tương đối dài do đã được sấy hoặc chiên giúp vắt mì khô, kéo dài thời hạn bảo quản.

Trong mỗi 100g mì tôm có chứa:

  • Năng lượng: 435kcal
  • Đạm: 9,7g
  • Tinh bột: 55,1g
  • Nước: 14g
  • Chất béo: 19,5g
  • Chất xơ: 500mg

Với giá trị dinh dưỡng “khiêm tốn” này, mì tôm được xem như một bữa ăn nhẹ tiện lợi. Chỉ cần mở gói, đổ nước sôi và chờ khoảng 5 phút là bạn có thể thưởng thức. Nhanh gọn, tiện lợi và ngon là 3 đặc điểm nổi bật của loại thực phẩm này. Cũng chính vì ưu điểm này mà mì tôm trở thành món ăn cực kỳ phổ biến thời hiện đại, khi nhịp sống ngày càng hối hả hơn.

Tuy nhiên, liệu với bảng thành phần dinh dưỡng nghèo nàn như vậy, liệu mì tôm có thật sự phù hợp với phụ nữ sau sinh. Các mẹ đang cho con bú có nên ăn mì tôm không?

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh bao lâu thì được uống nước ngọt? Mẹ sinh mổ có nên uống nước có gas không?

Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mì tôm vì mì tôm không chỉ không có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không? (Nguồn ảnh: unsplash)

Chậm hồi phục sau sinh

Cơ thể mẹ sau cơn vượt cạn rất yếu ớt nên cần lượng dinh dưỡng lớn để mau hồi phục. Thực đơn cho mẹ mỗi ngày cần đầy đủ 6 nhóm chất: Protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước.

Cho con bú có ăn được mì tôm không? Trong khi đó, dinh dưỡng mà một gói mì tôm mang lại hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ. Không đủ năng lượng cần thiết, sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng cả về chất và lượng. Mẹ chậm hồi phục khiến cơ thể suy nhược, không đủ dinh dưỡng cho bé.

Những nhược điểm về mặt dinh dưỡng của mì tôm có thể kể đến là:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Hàm lượng chất béo cao, nhất là chất béo bão hòa gây hại
  • Thiếu protein và chất xơ từ rau xanh
  • Mỗi gói mì chứa đến 910mg muối, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo hằng ngày
  • Có chất bisphenol A có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen
  • Hàm lượng calo cao, tương đương 1/4 liều lượng khuyến cáo mỗi ngày cho phụ nữ
  • Là thực phẩm đã được rán ở nhiệt độ cao, không tốt cho sức khỏe.

Dinh dưỡng mà một gói mì tôm mang lại hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ (Nguồn ảnh: unsplash)

Mất sữa

Phụ nữ cho con bú có được ăn mì tôm? Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất và lượng sữa mẹ tiết ra. Mì tôm được chế biến bằng công đoạn xử lí sinh học, chiên qua dầu mỡ. Việc kích thích tuyến sữa sẽ giảm rõ rệt. Bột mì – thành phần chính của mì tôm – rất dễ gây mất sữa. Nếu ăn mì tôm không kiểm soát, tắc sữa hoặc mất sữa là hệ quả trầm trọng đầu tiên trên cơ thể mẹ.

Nóng trong người

Phương thức chế biến mì tôm khiến người ăn không tránh khỏi tình trạng bị nóng trong người. Nếu ăn với tần suất cao, da mặt nổi mụn, gan thận bị ảnh hưởng. Quá trình lão hoá cũng diễn ra nhanh hơn. Thức ăn cay nóng vào cơ thể mẹ sẽ khiến nguồn sữa tiết ra không mát lành nữa. Bé bú sữa có thể bị quấy khóc, tiêu chảy và thậm chí gây kích ứng, nổi mẩn đỏ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hoá mẹ cho con bú rất nhạy cảm. Ăn nhiều mì tôm tăng nguy cơ gây rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón sau sinh. Muối và các chất phụ gia cũng tác động xấu đến thận cả mẹ và bé.

Loãng xương

GS.TS.BS Nguyễn Đức Vy – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Sản phụ Trung ương chia sẻ “Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh thường mất một lượng lớn canxi cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và khi nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, hoạt động của buồng trứng phụ nữ sau sinh suy giảm, khiến lượng estrogen có vai trò ngăn ngừa loãng xương ít đi. Vì thế, họ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương: xương giòn, xốp, dễ gẫy do thiếu hụt canxi và estrogen”.

Những thành phần trong mì tôm cũng khiến mẹ tăng nguy cơ bị loãng xương. Do đó, mì tôm là một trong những món nên kiêng trong thời gian đầu sau sinh.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không? Các mẹ hẳn đã có câu trả lời cho riêng mình. Nếu không ngăn cản được cơn thèm, mẹ có thể ăn 1-2 gói trong vòng 1 tháng để sữa không bị ảnh hưởng. Kết hợp rau thịt thì mẹ sẽ có đủ năng lượng cho một bữa ăn cần thiết nhé!

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ cho con bú ăn đồ chua có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Những lưu ý khi ăn mì tôm

Những lưu ý khi ăn mì tôm (Nguồn ảnh: unsplash)

Mặc dù mẹ đã biết không nên ăn mì tôm khi cho con bú, tuy nhiên đây vẫn có thể là món ăn tạm khi mẹ quá đói mà chưa chuẩn bị được thực phẩm thay thế. Nếu ăn mì tôm, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Không nên ăn quá nhiều mì tôm, chỉ nên ăn khi không còn lựa chọn nào khác
  • Nên chọn những loại mì tôm không làm từ lúa mạch. Hiện nay mẹ có vô vàn lựa chọn các loại mì ống, mì nui… làm từ gạo lứt, mì rau củ, mì chay, quinoa… có lợi cho sức khỏe của mẹ hơn
  • Khi ăn mì gói, mẹ nên chần vắt mì qua nước sôi và đổ nước đầu tiên đi để hạn chế bớt tác hại của mì
  • Vì thành phần của gói mì nghèo dinh dưỡng nên mẹ nên bổ sung thêm rau củ, thịt, tôm, trứng… khi ăn mì để cân bằng
  • Không nên nêm nếm quá mặn vào bát mì để giảm áp lực cho thận.

Tóm lại dù đã biết câu trả lời cho câu hỏi đang cho con bú có được ăn mì tôm không, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Mì tôm là thức ăn nhanh có thể được dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên. Mẹ có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác như rau xanh để đảm bảo tính đa dạng và nên hạn chế gia vị nhất có thể.

Nguồn tham khảo: Vì sao loãng xương thường “tấn công” phụ nữ sau sinh? – Lao động.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Ngay khi cảm nhận có một trái tim bé nhỏ đang đập trong bụng mình, cũng là khi mẹ phải hy sinh biết bao thói quen và sở thích cũ. Lúc bầu, mẹ chẳng thể thoải mái chạy nhảy, không thể ngủ tư thế mình thích, từ bỏ nhiều thói quen ăn uống... Sau khi sinh con, những tưởng sẽ được tẩm bổ thỏa thích nhưng hóa ra danh sách kiêng khem còn dài hơn nữa. Bác sĩ bảo rằng, có 1 số thực phẩm là cấm kỵ trong thời gian cho con bú, nếu mẹ nhỡ ăn có thể gây tắc sữa hoặc mất sữa hoàn toàn, thậm chí gây thêm bệnh cho con. Mẹ nhỡ ăn ngon 1 miếng mà để lại hậu quả dài lâu. Vì vậy hãy nghĩ tới em bé bụ bẫm, kháu khỉnh của mình rồi cố gắng kiêng khem mẹ nhé! 1. Lá lốt và rau mùi tây Lá lốt là thành phần không thể thiếu của một số món ăn hấp dẫn như bò nướng lá lốt, chả lá lốt… Thế nhưng lá lốt lại gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ. Đây là kinh nghiệm đã được kiểm chứng trong dân gian. Do vậy, mẹ muốn đảm bảo nguồn sữa cho con hãy tránh xa loại lá này. Tương tự như vậy, rau mùi tây cũng là loại lá giúp tăng mùi vị món ăn thêm thơm ngon. Nhưng ăn nhiều rau mùi tây có thể khiến mẹ mất sữa hoàn toàn. Vì vậy mẹ cũng nên loại bỏ loại rau này trong thực đơn của mình hay chỉ thêm một vài cọng cho đẹp mắt thôi. 2. Măng Măng vốn không tốt cho mẹ bầu và giờ cũng không tốt cho mẹ sau sinh vì thành phần độc tố có trong nó. Dù lượng độc tố này dễ dàng bị mất đi khi nấu sôi măng với nước. Nhưng để cho an toàn, tốt nhất mẹ không nên ăn măng nếu không muốn bị mất sữa. 3. Quả bơ và trái cây họ cam Đây là hai loại quả lành tính nhưng thành phần của chúng được truyền qua sữa mẹ có thể khiến trẻ khó chịu.Một số kinh nghiệm cho thấy bơ có thể làm bé khó chịu bụng còn cam thì có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy. Vì vậy hãy theo dõi phản ứng của bé để biết có nên tiếp tục dùng những thực phẩm này hay không. 4. Khoai tây chiên và thức ăn dầu mỡ Đại diện cho nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ và dễ gây nghiền là khoai tây chiên cần được các mẹ ưu tiên cho ra khỏi danh sách thực đơn trước tiên. Có thể thấy khoai tây chiên là một món ăn vặt rất hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú không nên “nhâm nhi” món ăn này bởi khoai tây chiên và các món rán có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. 5. Mì tôm Không có gì bất ngờ khi mì tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mì tôm có thể khiến mẹ mất sữa. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì chế độ dinh dưỡng thiếu kém như vậy cũng khiến mẹ mất sữa vì quá gầy. Vì vậy đừng biến mì tôm thành những bữa ăn chính của mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú nhé. 6. Thực phẩm cay nóng và tỏi Nếu mẹ ăn thức ăn cay nóng, con bú sữa mẹ có thể bị quấy khóc hay tệ hơn là bị tiêu chảy và nổi mẩn… Những thành phần có trong thực phẩm cay như ớt co thể gây ra kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi cũng là một thực phẩm cay và hơn nữa nó còn có thể gây mùi trong sữa khiến bé không muốn bú sữa mẹ. 7. Đậu phộng (lạc) Đây là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, nếu mẹ ăn con có thể bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để tránh những điều không mong muốn xảy ra, mẹ nên cẩn thận khi ăn đậu phộng. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm này thì mẹ nên kiêng ăn hoàn toàn trong thời gian cho con bú. 8. Chocolate, cà phê Chocolate, cà phê và bất cứ các đồ ăn thức uống nào khác có chứa cafein đều có thể gây ra kích thích cho trẻ. Trẻ bú sữa có thành phần này có thể trở nên khó ngủ, bồn chồn và quấy khóc. Vì vậy nếu bạn không muốn mệt đờ đẫn vì trông con thì nên hạn chế dùng chúng. 9. Bắp và các chế phẩm làm từ bắp Bắp và các chế phẩm làm từ bắp như bột bắp, bim bim… cũng dễ gây dị ứng cho trẻ khiến trẻ bị đau bụng, quấy khóc. Do vậy mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm từ bắp. Nếu thấy trẻ có triệu chứng nêu trên thì nên ngừng ăn để theo dõi. 10. Bạc hà Khi đang cho con bú các mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có thành phần từ bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hoặc thuốc ho bạc hà. Bởi bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của mẹ.Các mẹ có thể thay thế trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cho bé và cả cho mẹ

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Xem thêm 1 số bài viết cùng chủ đề: 30 ngày ở cữ, mẹ phải ĂN ĐỦ 8 món đại bổ này thì mới bù được lượng máu đã mất, lại khỏi lo mắc 10 bệnh hậu sản nguy hiểm Trời se lạnh, mẹ bầu ăn LẨU đừng quên 7 điều này kẻo nguy hại đến HỆ THẦN KINH thai nhi Mẹ sau sinh không lo nám da, rụng tóc, thiếu máu, ít sữa... nếu chăm ăn 5 loại ĐẬU này suốt thời kỳ mang thai

Video liên quan

Chủ đề