Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư chúng ta cần phải có những hạnh đồng như thế nào

Bài tập 2: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

a)   Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;

b)   Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;

c)   Bỏ trồng cây thuốc phiện ;

d)   Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ)   Sinh đẻ có kế hoạch ;

e)   Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;

g)   Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;

h)   Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;

i)   Tích cực đọc sách báo ;

k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;

l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;

m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;

n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;

o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Câu 2: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

a)   Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;

b)   Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;

c)   Bỏ trồng cây thuốc phiện ;

d)   Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ)   Sinh đẻ có kế hoạch ;

e)   Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;

g)   Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;

h)   Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;

i)   Tích cực đọc sách báo ;

k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;

l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;

m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;

n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;

o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Câu hỏi: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống bình yên.

B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

D. Cả A,B,C.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Cả A,B,C.

Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Cộng đồng dân cư là gì?

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau cùng thực lợi ích chung

2. Nếp sống văn hóa cộng đồng là gì?

Nếp sống văn hóa của cộng đồng là toàn bộ các hoạt động sống và mối liên hệ giữa các nhân và tập thể trong một cộng đồng dân cư nhất định. Nếp sống văn hóa, lành mạnh và tiến bộ của các cá nhân trong một cộng đồng tạo nên nét văn hóa đặc thù của nếp sống cộng đồng ấy.

3. Tại sao phải xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?

Không ai có thể một mình mà tạo nên thế giới. Muốn tồn tại và phát triển con người phải dựa vào cộng đồng. Một cộng đồng chỉ hình thành khi các cá nhân có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mối liên kết này càng bền chặt thì cộng đồng càng mạnh mẽ. Ngược lại, khi liên kết giữa các cá nhân suy giảm thì cộng đồng sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ. Vai trò và vị trí của một cá nhân do cộng đồng tôn vinh. Chính sự thành công của mỗi cá nhân góp phần làm nên sự thành công của một cộng đồng.

Văn hóa cộng đồng lành mạnh sẽ mang lại cho con người sự bình yên, tin tưởng ở cuộc sống. Một cộng đồng vững mạnh khi mỗi cá nhân có đóng góp nhất định để xây dựng cộng đồng ấy. Không những là liên kết về vật chất mà còn liên kết cả tinh thần. Chính mỗi cá nhân góp phần làm nên sức mạnh cộng đồng. Và ngược lại, cộng đồng có vai trò bảo vệ mỗi cá nhân trong cộng đông ấy.

Con người sống trong cộng đồng luôn có tác động qua lại với cộng đồng ấy. Một cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng cá nhân thì sẽ giúp cộng đồng vững mạnh. Ngược, lại, các cá nhân còn được tôn trọng, che chở, bảo vệ bởi cộng đồng ấy. Xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người.

4. Làm thế nào để xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư?

Trước hết là xây dựng lối sống lành mạnh, trong sạch và tiến bộ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình có đời sống văn hóa tốt đẹp làm nên nếp sống văn hóa của cộng đồng. Xây dựng kinh tế vững mạnh là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Bởi vì, các phúc lợi dành chung cho cộng đồng được tạo ra nhờ năng lực kinh tế dồi dào của các cá nhân đống góp mà thành. Cộng đồng nào có nguồn phúc lợi xã hội càng lớn thì càng bền vững và phát triển.

Biết sống yêu thương, đoàn kết và gắn bó với mọi người xung quanh. Biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn trong cộng đồng. Kiên quyết lên án, phê phán và loại trừ cái xấu, cái ác ra khỏi cộng đông. Bệnh vực, bảo vệ những người yếu đuối, nhỏ bé, giúp họ vượt qua nghịch cảnh. Xây dựng một cộng đồng dân cư có nếp sống lành mạnh sẽ tạo nên một môi trường sống an toàn và hạnh phúc.

Đồng cảm, gần gũi và giúp đỡ những người lầm lạc trong cộng đồng. Tạo điều kiện cho họ phấn đấu sửa chữa sai lầm, làm lại cuộc đời mới. Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa của cộng đồng. Không chỉ ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà nên phát triển tinh thần ấy trong toàn bộ cộng đồng dân cư. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh những cá nhân có tinh thần cống hiến vì sự phát triển của cộng đồng. Khuyến khích và kêu gọi những hoạt động cứu trợ, tương thân tương ái.

Xây dựng nếp sống vệ sinh sạch sẽ, không tệ nạn xã hội, không tội phạm. Hướng cộng đồng đạt đến các giá trị vĩnh hằng nhân, trí, tín, đức, thiện, mỹ. Nhiệm vụ ấy phải được duy trì lâu dài, được phổ biến rộng khắp và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong mỗi cộng đồng dân cư.

5. Bài tập

Bài 1 (trang 23 Bài tập tình huống GDCD 8):Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.

Trả lời:

Em hãy đọc báo, thời sự, tivi, nghe ông bà bố mẹ kể về việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương và xem xét đánh giá về việc thực hiện đó.

Bài 2 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8): Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?

Trả lời:

Em thấy phong trào xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời và một phong trào ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Từ đây, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trẻ em, những người có điều kiện khó khăn có cơ hội được đi học.

Em quan sát, hoặc hỏi người lớn về nhà văn hóa, thư viện, trạm bưu điện, sách báo, hội khuyến học, kể tên các nơi đó.

Em thấy cán bộ xã, phường em đã làm gì để nâng cao mức sống dân cư, hiểu biết pháp luật, chất lượng và an toàn dân cư.

Bài 3 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8):Nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư, theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình không?

Trả lời:

Theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình. Bởi vì, nhờ có từng gia đình có nếp sống lành mạnh thì mới xây dựng được một tập thể xã hội vững mạnh, có nếp sống văn minh.

Bài 4 (trang 24 Bài tập tình huống GDCD 8):Em hãy nêu ra những nếp sống văn hóa riêng biệt ở địa phương em đang sống. Có điều gì khó thực hiện không? Nên ứng xử thế nào cho tốt?

Trả lời:

Những nếu sống riêng biệt ở địa phương em là: Mọi người sống rất hòa thuận, khi gia đình khác có cãi vã to tiếng thì đều sang khuyên bảo và can ngăn, tất cả học sinh đều được đi học và học lên cao…

Điều khó thực hiện ở chỗ em là: Tình trạng người dân không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.

Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư – SBT GDCD Lớp 8. Giải bài 1 đến bài 15 trang 31, 32, 33, 34 Sách bài tập GDCD 8. Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư; Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?…

Bài 1: Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Hãy nêu một số ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

+ Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

+ Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường

Ví dụ: Mở các lớp bóng chuyền, tập thể dục cho người cao tuổi, phát động phong trào thu gom rác thải.

Bài 2:  Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

Vì xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa rất quan trọng:

+ Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh

+ Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng

+ Làm cho cuộc sống yên bình, hạnh phúc

Bài 3: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

 Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư .

Bài 4: Hãy liên hệ bản thân xem em đã làm được những gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

– Em đã biết ngoan ngoãn, kính trọng, lẽ phép với bố mẹ, ông bà, anh chị em, với mọi người xung quanh – Chăm chỉ học tập. – Tránh xa những tệ nạn xã hội. – Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan. – Trồng cây xanh. – Giữ gìn vệ sinh ? tru?ng h?c và khu dân cư. – Giữ gìn an ninh trật tự .

– Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia.

Bài 5: Hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn

B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc

C.Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận

D. Vứt rác bừa bãi

Bài 6: Câu thành ngữ nào dưới đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Tương thân tương ái

C Đâm bị thóc, chọc bị gạo

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

Bài 7: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi.

C Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng.

D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

Bài 8: Hành vi nào sau đây nói đầy đủ nhất về ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B.Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp.

C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ.

Câu

Đáp án

Câu 5

A

Câu 6

C

Câu 7

B

Câu 8

C

Bài 9:  Vừa bước vào lớp, Lan đã thấy Huyền đang khóc thút thít. Hỏi ra mới biết mấy bữa nay bố bạn ấy thua lô đề, cờ bạc nên chủ nợ kéo đến nhà đòi nợ ráo riết. Huyền còn buồn hơn khi thấy bố Huyền chuẩn bị cho chị gái mới 16 tuổi đi lấy chồng để có chút tiền trả nợ. Cả nhóm bỗng xôn xao :

–   Thế là tảo hôn đấy.

–     Ngày xưa mẹ tớ cũng 16 tuổi lấy chồng đấy, có sao đâu. Nhà nước cũng không cấm. Vì đấy là quyền tự do hôn nhân mà – Dũng xen vào.

1 / Theo em, bạn Dũng nói như thế đúng hay sai ?

2/ Nếu em là người chứng kiến cuộc trò chuyện đỏ, em sẽ nói với Dũng như thế nào ?

3/ Theo em, những ai có thể giúp cho Huyền và chị gái của Huyền thoát khói hoàn cảnh đó ?

1/ Dũng nói như thế là sai

2/ Em sẽ bảo Dũng là Dũng không nên có suy nghĩ đấy, con gái 16 tuổi là tuổi vị thành niên, còn đang học tập chưa đủ tuổi lấy chồng

3/ Những người thân và bạn bè cùng nhau cho Huyền và chị gái mượn tiền trả tiền cho chủ nợ.

Bài 10: Bài tập 10: Vài năm gần đây, các cửa hàng internet, game online mọc lên như nấm sau mưa trong các khu dân cư. Nhiều thanh thiếu niên suốt ngày la cà chơi điện tử dẫn đến tình trạng lười học, lười lao động, tiêu phí thời gian vô ích và còn có cả hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp đế có tiền chơi, thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.

1 / Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?

2/ Theo em, các cơ quan chức năng  địa phương cần làm gì để hạn chế những tệ nạn đó ?

1/ Hiện tượng thường xuyên xảy ra là một điều không tốt đối với cả khu dân cư, thanh thiếu niên suốt ngày la cà chơi điện tử, không lo học hành, nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật xảy ra. Là tình trạng báo động đối với xã hội

2/ Em nghĩ rằng các cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra các cửa hàng internet, có hình phạt thích đáng đối với những đối tượng vào cửa hàng chơi điện tử. Đồng thời tuyên truyền cho người dân và thanh thiếu niên về tác hại của game online và định hướng mọi người vào cuộc sống lành mạnh.

Bài 11: Bác Tổ trưởng dân phố đi từng nhà thông báo :

– Sáng thứ 7 tuần này mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ nhé.

Sáng thứ 7, tất cả mọi người trong tổ mang dụng cụ lao động ra làm vệ sinh. Chi có gia đình ông Bảy là không có ai ra lao động. Ông Bảy còn báo : “Rỗi hơi, làm vệ sinh là công việc của lao công, công nhân môi trường đô thị. Các ông các bà quét làm gì ? về nhà nghỉ đi”.

Mọi người…. ???

1 / Em có suy nghĩ gì về câu nói cứa ông Bảy ?

2/ Nếu em là bác Tổ trưởng tổ dân phố, em sẽ nói với ông Bảy như thế nào ?

3/ Em hãy đề xuất một hoạt động để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở.

1/ Câu nói của ông Bảy thực sự đáng lên án, em không tán thành với quan điểm của ông

2/ Nếu em là Bác tổ trưởng dân phố, em sẽ nói rõ cho ông Bảy hiểu rằng là giữ gìn vệ sinh xóm ngõ là nhiệm vụ của tất cả mọi người không riêng gì công nhân môi trường đô thị. Ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.

3/ Một số hoạt động

+ tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho mọi người

+ Tổ chức các buổi phát động dọn vệ sinh môi trường, các hoạt động tình thương

+ Các chương trình văn hóa, văn nghệ.

Bài 12:  Em hãy nhận xét hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở xã (phường) em. Em có tích cực tham gia các hoạt động ấy không ? Em có cảm nghĩ gì khi tham gia các hoạt động ấy ?

Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư không? Vì sao ?

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở xã em diễn ra rất sôi nổi, mọi người đều nhiệt tình tham gia. Em nghĩ hoạt động ấy là một hoạt động bổ ích. Không những có thể giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà mọi người trong khu dân cư có thể gắn bó với nhau hơn.

Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Mọi người có thể chia sẻ, cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn. Sống đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Bài 15: Em đã làm gì và dự định sẽ làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở ?

+ Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi

+ Không mê tín dị đoan

+ Treo cờ tổ quốc những dịp lễ lớn

+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Trong câu chuyện này, em thấy bạn Loan băn khoăn, buồn rầu về vấn đề gì ? Ở địa phương em có những vấn đề tương tự như vậy không ?

 

Trong câu truyện này em thấy bạn Loan băn khoăn ,buồn rầu về hủ tục ở khu dân cư mình sống. Khi ông nội Loan vừa mất, cả nhà đã lo làm cỗ tưng bừng, Một bên thì buồn rầu, một bên thì lo đi ăn cỗ như trẩy hội. Hai hoàn cảnh đối lập nhau.

Ở địa phương em không có những vẫn đề tương tự xảy ra.

Theo em, nguyên nhân nào khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển ?

 

Nguyên nhân khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển là do chúng được tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử của dân cư, được mọi người tôn kính, không ai dám phá bỏ. Cùng với đó là sự thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến những hủ tục đó vẫn tồn tại và đi sâu vào đời sống người dân. Hủ tục này cần được lên án và xóa bỏ.

Em có thể làm gì để góp phần xoá bỏ những hủ tục đó ?

Những hủ tục đó làm xấu đi nét văn hóa cộng đồng nơi dân cư, cần được lên án mạnh mẽ. Chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức hơn. Em tích cực tham gia các hoạt động văn hóa khu dân cư để nâng cao ý thức người dân trong vấn đề tang lễ.

Video liên quan

Chủ đề