Đề KIỂM TRA Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

Đề KIỂM TRA Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

Đáp án kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức gợi ý cho thầy cô hoàn thành quá trình tập huấn.

Câu 1: Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục. B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, đề tham khảo, các phụ lục.

C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, ôn tập học kì, các phụ lục.


D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục.

Câu 2: Các bài học trong SGK Ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
B. Có 10 bài học, trong đó 9 bài có cấu trúc giống nhau; có 1 bài tập trung vào văn bản nghị luận. C. Có 10 bài học, trong đó mỗi tập có 1 bài thiết kế theo cấu trúc khác biệt; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.

D. Có 10 bài học, tuỳ ngữ liệu chính thuộc loại, thể loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi; có một bài tập trung vào văn bản nghị luận.

Câu 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về loại, thể loại VB. B. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một loại, thể loại VB. C. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các loại, thể loại VB đa dạng, linh hoạt nhưng kết nối với nhau về chủ đề.

D. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc loại, thể loại VB chính của bài và một VB khác về loại, thể loại nhưng có cùng chủ đề.

Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 7?

A. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB. B. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc. C. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.

D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Câu 5: Trong Ngữ văn 7, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

A. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích. B. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

C. Thực hành đọc một VB sau phần củng cố, mở rộng ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.


D. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học (từ 1 đến 9), đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.
Câu 6: Trong SGK Ngữ văn 7, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề văn học, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
B. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.

C. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể lại một sự việc theo cách sáng tạo, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
D. Tóm tắt VB, kể một trải nghiệm, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự cố trong lớp học, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.

Câu 7: Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

A. Giúp HS hình dung cách triển khai VB đáp ứng yêu cầu của kiểu bài. B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo. C. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.

D. Giúp HS khai thác các thông tin, ý tưởng trong bài để dùng vào bài viết của mình.

Câu 8: Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải đảm bảo tiêu chí nào?

A. Trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.
B. Phát triển hiệu quả kĩ năng đọc, tạo cơ sở cho việc phát triển kĩ năng viết, nói và nghe. C. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 9: Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao. B. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói. C. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra.

D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài dạy được quay video clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó. B. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.

C. Với Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.


D. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thức hiện đại về văn học và tiếng Việt.

Trên đây Đáp án kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Đề KIỂM TRA Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

Đề KIỂM TRA Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

Đề KIỂM TRA Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

Bài tập Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) gồm hai tập, được biên soạn tiếp nối định hướng của Bài tập Ngữ văn 6, bám sát các yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học của sách giáo khoa (SGK). Nội dung sách chia thành hai phần Phần một: Bài tập Phần hai: Gợi ý làm bài. Phần một gồm những bài tập ngắn và đa dạng, thể hiện quan điểm đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhóm biên soạn. Sách dùng khoảng 60% ngữ liệu lấy từ SGK và khoảng 40% ngữ liệu mới, thường là đoạn trích hoặc văn bản ngắn. Với ngữ liệu là những văn bản đã được học trong SGK hoặc đoạn trích từ những văn bản này thì các câu hỏi đọc hiểu trong sách sẽ tập trung khai thác những khía cạnh nội dung và nghệ thuật mà SGK chưa khai thác. Với ngữ liệu là văn bản Thực hành đọc (tuy có trong SGK, nhưng là văn bản mà học sinh (HS) phải tự đọc) và văn bản ngắn hoặc đoạn trích văn bản ngoài SGK, sách có hệ thống câu hỏi đọc hiểu giúp HS phát huy năng lực tự đọc và tự đánh giá kết quả đọc của mình. Các câu hỏi đọc hiểu không chỉ tập trung vào chủ đề và những yếu tố có liên quan đến loại, thể loại văn bản,... mà còn chú ý đến cả các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt giúp HS có cơ hội phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu văn bản. Sách cũng thiết kế một số để luyện viết thuộc các kiểu bài HS đã được thực hành trong SGK. Bên cạnh yêu cầu viết đoạn, sách còn yêu cầu lập dàn ý cho những đề bài cụ thể nhằm tạo cơ hội cho HS được luyện tập và phát triển kĩ năng viết một cách toàn diện. Ngoài ra, HS cũng có cơ hội thực hành nói và nghe bằng hình thức lập dàn ý cho bài nói về một nội dung phù hợp, thường được tích hợp với nội dung đọc hoặc viết, và thực hành nói theo dàn ý đã lập. các việc và nhanh Phần hai của sách là Gợi ý làm bài. Với những câu hỏi tự luận, sách không đưa đáp án có sẵn, nhưng có gợi ý đủ rõ giúp HS có thể kiểm tra kết quả làm bài của mình; phần nào HS không tự làm được thì có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành. Nhờ đó, HS có thể sử dụng sách này để tự học và tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Tiếp nối Bài tập Ngữ văn 6, Bài tập Ngữ văn 7 sẽ là tài liệu hữu ích giúp HS phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe và hỗ trợ GV đổi mới kiểm tra, đánh giá thông qua việc gợi mở cách thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách này. Chúng tôi mong nhận được ý kiến phản hồi, góp ý của quý thầy cô, các em HS và các bậc phụ huynh để nâng cao chất lượng sách trong những lần tái bản và tiếp tục biên soạn sách bài tập cho các lớp trên nhằm phục vụ hiệu quả cho việc đổi mới dạy học môn Ngữ văn.