Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Thầy cô giáo và các em học sinh có nhu cầu tải các tài liệu dưới dạng định dạng word có thể liên hệ đăng kí thành viên Vip của Website: tailieumontoan.com với giá 500 nghìn thời hạn tải trong vòng 6 tháng hoặc 800 nghìn trong thời hạn tải 1 năm. Chi tiết các thức thực hiện liên hệ qua số điện thoại (zalo ): 0393.732.038

Điện thoại: 039.373.2038 (zalo web cũng số này, các bạn có thể kết bạn, mình sẽ giúp đỡ)

Kênh Youtube: https://bitly.com.vn/7tq8dm

Email: [email protected]

Group Tài liệu toán đặc sắc: https://bit.ly/2MtVGKW

Page Tài liệu toán học: https://bit.ly/2VbEOwC

Website: http://tailieumontoan.com

Dưới đây chúng tôi cung cấp cho các quý thầy cô và các em học sinh bộ tài liệu Tổng hợp bài tập ôn tập chương 1 đại số 8 và các đề kiểm tra. Chúng tôi mong muốn giúp thầy cô và các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo và ôn tập tốt nhất.

Phần lý thuyết ôn tập chương 1 đại số 8

  • Phát biểu các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. – Nhân đơn thức với đa thức:. Để nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức. Rồi cộng các tích với nhau. – Nhân đa thức với đa thức:. Để nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia. Rồi cộng các tích với nhau.
  • Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
  • Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B? Đơn thức A được gọi là chia hết cho đơn thức B. Khi mỗi biến của B đều là biến của A và số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
  • Khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B? Đa thức A được coi là chia hết cho đa thức B. Khi từng hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B thì đa thức A chia hết cho đơn thức B.

Các bước để học tốt môn Toán 8

Bước 1: Xác định những phần kiến thức quan trọng cần nắm vững Bước 2: Không được bỏ qua phần lý thuyết Bước 3: Nghe giảng trên lớp và chọn lọc các thông tin hữu ích để ghi chép Bước 4: Tóm tắt đề bài trước khi giải, làm bài từ dễ đến khó Bước 5: Làm nhiều bài tập. Xây dựng kế hoạch học tập nghiêm túc ngay từ đầu năm học

Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Lê Anh

Với 50 Bài tập ôn Toán 8 Chương 1 Đại số có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập ôn Toán 8 Chương 1 Đại số

50 Bài tập ôn Toán 8 Chương 1 Đại số có đáp án chi tiết

Bài 1: Tích của đơn thức x và đa thức (1 – x) là:

  1. 1 – 2x
  1. x – x2
  1. x2 – x
  1. x2 + x

Lời giải

x(1 – x) = x.1 – x.x = x – x2

Đáp án cần chọn là: B

Quảng cáo

Bài 2: Tích của đa thức 4x5 + 7x2 và đơn thức (-3x3) là:

  1. 12x8 + 21x5
  1. 12x8 + 21x6
  1. -12x8 + 21x5
  1. -12x8 – 21x5

Lời giải

(4x5 + 7x2).(-3x3) = 4x5.(-3x3) + 7x2.(-3x3) = -12x8 – 21x5

Đáp án cần chọn là: D

Bài 3: Thực hiện phép tính (x2 + x + 1)(x3 – x2 + 1) ta được kết quả là:

  1. x5 + x + 1
  1. x5 – x4 + x
  1. x5 + x4 + x
  1. x5 – x – 1

Lời giải

(x2 + x + 1)(x3 – x2 + 1)

\= x2.x3 – x2.x2 + x2.1 + x.x3 – x.x2 +x.1 + 1.x3 – 1.x2 + 1.1

\= x5 – x4 + x2 + x4 – x3 + x + x3 – x2 + 1

\= x5 + x + 1

Đáp án cần chọn là: A

Bài 4: Rút gọn biểu thức A = (x2 + 2 – 2x)(x2 + 2 + 2x) – x4 ta được kết quả là

  1. A = 4
  1. A = -4
  1. A = 19
  1. A = -19

Lời giải

A = (x2 + 2 – 2x)(x2 + 2 + 2x) – x4

\= x2.x2 + 2.x2 + 2x.x2 + 2.x2 + 2.2 + 2.2x – 2x.x2 – 2.2x – 2x.2x – x4

\= x4 + 2x2 + 2x3 + 2x2 + 4 + 4x – 2x3 – 4x – 4x2 – x4

\= 4

Vậy A = 4

Đáp án cần chọn là: A

Bài 5: Rút gọn đa thức 16x2 – 4x + ta được kết quả nào sau đây?

Lời giải

Đáp án cần chọn là: A

Quảng cáo

Bài 6: Trong các khai triển hằng đẳng thức sau, khai triển nào sai?

  1. (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
  1. (A – B)3 = A3 – 3A2B – 3AB2 + B3
  1. A2 – B2 = (A – B)(A + B)
  1. A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2)

Lời giải

(A – B)3 = (A + (-B))3

\= A3 + 3.A2.(-B) + 3.A.(-B)2 + (-B)3

\= A3 – 3A2B + 3AB2 – B3

⇒ (A – B)3 = A3 – 3A2B – 3AB2 + B3 là sai

Đáp án cần chọn là: B

Bài 7: Cho 3y2 – 3y(y – 2) = 36. Giá trị của y là:

  1. 5
  1. 6
  1. 7
  1. 8

Lời giải

3y2 – 3y(y – 2) = 36

⇔ 3y2 – 3y.y – 3y(-2) = 36

⇔ 3y2 – 3y2 + 6y = 36

⇔ 6y = 36

⇔ y = 6

Đáp án cần chọn là: B

Bài 8: Giá trị của biểu thức A = 2x(3x – 1) – 6x(x + 1) – (3 – 8x) là:

  1. -16x – 3
  1. -3
  1. -16x
  1. Đáp án khác

Lời giải

A = 2x(3x – 1) – 6x(x + 1) – (3 – 8x)

⇔ A = 2x.3x – 2x.1 – 6x.x – 6x.1 – 3 + 8x

⇔ A = 6x2 – 2x – 6x2 – 6x – 3 + 8x

⇔ A = -3

Đáp án cần chọn là: B

Bài 9: Cho A = 5x(4x2 – 2x + 1) – 2x(10x2 – 5x – 2) – 9x + 1. Chọn câu đúng

  1. A = 9x
  1. A = 18x + 1
  1. A = 9x + 1
  1. giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào biến x

Lời giải

A = 5x(4x2 – 2x + 1) – 2x(10x2 – 5x – 2) – 9x + 1

⇔ A = 5x.4x2 – 5x.2x + 5x.1 – 2x.10x2 – 2x.(-5x) – 2x(-2) – 9x + 1

⇔ A = 20x3 – 10x2 + 5x – 20x3 + 10x2 + 4x – 9x + 1

⇔ A = 9x – 9x + 1

⇔ A = 1

Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào biến x

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Bài 10: Tìm x biết (x + 2)(x + 3) – (x – 2)(x + 5) = 6

  1. x = -5
  1. x = 5
  1. x = -10
  1. x = -1

Lời giải

(x + 2)(x + 3) – (x – 2)(x + 5) = 6

⇔ x.x.+ 3.x + 2.x + 2.3 – x.x – 5.x + 2.x + 2.5 = 6

⇔ x2 + 3x + 2x + 6 – x2 – 5x + 2x + 10 = 6

⇔ 2x + 16 = 6

⇔ 2x = -10

⇔ x = -5

Vậy x = -5

Đáp án cần chọn là: A

Bài 11: Rút gọn biểu thức (3x + 1)2 – 2(3x + 1)(3x + 5) + (3x + 5)2 ta được

  1. 8
  1. 16
  1. 24
  1. 4

Lời giải

(3x + 1)2 – 2(3x + 1)(3x + 5) + (3x + 5)2

\= ((3x + 1) – (3x + 5))2

\= (3x + 1 – 3x – 5)2

\= (-4)2 = 16

Đáp án cần chọn là: B

Bài 12: Cho biết (x + 4)2 – (x – 1)(x + 1) = 16. Hỏi giá trị của x là:

Lời giải

(x + 4)2 – (x – 1)(x + 1) = 16

⇔ x2 + 2.x.4 + 42 – (x2 – 1) = 16

⇔ x2 + 8x + 16 – x2 + 1 = 16

⇔ 8x = 16 – 16 – 1

⇔ x = -1/8

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Bài 13: Cho x + y = 3. Tính giá trị của biểu thức: A = x2 + 2xy + y2 – 4x – 4y + 1

  1. 1/2
  1. 1
  1. 2
  1. -2

Lời giải

A = x2 + 2xy + y2 – 4x – 4y + 1

\= (x2 + 2xy + y2) – (4x + 4y) + 1

\= (x + y)2 – 4(x + y) + 1

Tại x + y = 3, ta có: A = 32 – 4.3 + 1 = -2

Đáp án cần chọn là: D

Bài 14: Tìm x biết (x + 1)3 – (x – 1)3 – 6(x – 1)2 = -10

  1. x =
  1. x = 1
  1. x = -2
  1. x = 3

Lời giải

(x + 1)3 – (x – 1)3 – 6(x – 1)2 = -10

⇔ x3 + 3x2 + 3x + 1 – (x3 – 3x2 + 3x – 1) – 6(x2 – 2x + 1) = -10

⇔ x3 + 3x2 + 3x + 1 – x3 + 3x2 – 3x + 1 – 6x2 + 12x – 6 = -10

⇔ 12x – 4 = -10

⇔ 12x = -10 + 4

⇔ 12x = -6

⇔ x =

Đáp án cần chọn là: A

Bài 15: Kết quả phân tích đa thức 6x2y – 12xy2 là:

  1. 6xy(x – 2y)
  1. 6xy(x – y)
  1. 6xy(x + 2y)
  1. 6xy(x + y)

Lời giải

6x2y – 12xy2 = 6xy.x – 6xy.2y = 6xy(x – 2y)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 16: Điền đơn thức vào chỗ trống: 12x3y2z2 – 18x2y2z4 = …(2x – 3z2)

  1. 6xy2z2
  1. 6x2y2z2
  1. 6y2z2
  1. 6x3y2z2

Lời giải

12x3y2z2 – 18x2y2z4 = 6x2y2z2.2x – 6x2y2z2.3z2 = 6x2y2z2(2x – 3z2)

Vậy đơn thức điền vào chỗ trống là: 6x2y2z2

Đáp án cần chọn là: B

Bài 17: Tìm x biết: 2x(x – 3) + 5(x – 3) = 0

Lời giải

Đáp án cần chọn là: B

Bài 18: Tính giá trị của biểu thức A = x(x – 2009) – y(2009 – x) tại x =3009 và y = 1991:

  1. 5000000
  1. 500000
  1. 50000
  1. 5000

Lời giải

A = x(x – 2009) – y(2009 – x)

⇔ A = x(x – 2009) + y(x – 2009)

⇔ A = (x + y)(x – 2009)

Với x =3009 và y = 1991, giá trị của biểu thức là:

A = (3009 + 1991)(3009 – 2009) = 5000.1000 = 5000000

Đáp án cần chọn là: A

Bài 19: Chọn câu sai

  1. 15x2 + 10xy = 5x(3x + 2y)
  1. 35x(y – 8) – 14y(8 – y) = 7(5x + 2y)(y – 8)
  1. -x + 6x2 – 12xy + 2 = (6xy + 1)(x – 2)
  1. x3 – x2 + x – 1= (x2 + 1)(x – 1)

Lời giải

Ta có

+) 15x2 + 10xy = 5x.3x + 5x.2y = 5x(3x + 2y)

+) 35x(y – 8) – 14y(8 – y) = 7.5x(y – 8) + 7.2(y – 8)

\= (7.5x + 7.2y)(y – 8) = 7(5x + 2y)(y – 8)

+) -x + 6x2 – 12xy + 2 = (6x2y – 12xy) – (x – 2)

\= (6xy.x – 6xy.2) – (x – 2)

\= 6xy(x – 2) – (x – 2)

\= (6xy – 1)(x – 2)

+) x3 – x2 + x – 1= x2.x – x2 + x – 1

\= x2(x – 1) + (x – 1)

\= (x2 + 1)(x – 1)

Vậy A, B, D đúng, C sai

Đáp án cần chọn là: C

Bài 20: Giá trị lớn nhất của x thỏa mãn phương trình 7x2(x – 7) + 5x( 7 – x) = 0 là

  1. x = 5/7
  1. x = 7
  1. x = 0
  1. x = 8

Lời giải

Giá trị lớn nhất của x thỏa mãn đề bài là x = 7.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 21: Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn x3 – 3x2 + 3 - x = 0

  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. 4

Lời giải

Vậy x = 1 hoặc x = 3 hoặc x = -1

Vậy có ba giá trị của x thỏa mãn đề bài

Đáp án cần chọn là: C

Bài 22: Đa thức 12x – 9 – 4x2 được phân tích thành:

  1. (2x – 3)(2x + 3)
  1. –(2x – 3)2
  1. (3 – 2x)2
  1. –(2x + 3)2

Lời giải

12x – 9 – 4x2 = -(4x2 – 12x + 9) = -((2x)2 – 2.2x.3 + 32) = -(2x – 3)2

Đáp án cần chọn là: B

Bài 23: Phân tích đa thức x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3 thành nhân tử

  1. (x – y)3
  1. (2x – y)3
  1. x3 – (2y)3
  1. (x – 2y)3

Lời giải

x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3 = x3 – 3.x2.(2y) + 3.x.(2y)2 – (2y)3 = (x – 2y)3

đáp án cần chọn là: D

Bài 24: Cho 4x2 – 25 – (2x + 7)(5 – 2x) = (2x – 5)(…).Biểu thức điền vào dấu ba chấm là

  1. 2x + 12
  1. 4x – 12
  1. x + 3
  1. 4x + 12

Lời giải

4x2 – 25 – (2x + 7)(5 – 2x)

\= (2x)2 – 52 – (2x + 7)(5 – 2x)

\= (2x – 5)(2x + 5) – (2x + 7)(5 – 2x)

\= (2x- 5)(2x + 5) + (2x + 7)(2x – 5)

\= (2x – 5)(2x + 5 + 2x + 7)

\= (2x – 5)(4x + 12)

Biểu thức cần điền là 4x + 12

Đáp án cần chọn là: D

Bài 25: Chọn câu sai

  1. x2 + 4x – y2 + 4 = (x – y + 2)(x + y+ 2)
  1. (2x2 – y)2 – 64y2 = (2x2 – 9y)(2x2 + 7y)
  1. -x3 + 6x2y – 12xy2 + 8y3 = (2y – x)3
  1. x8 – y8 = (x4)2 – (y4)2 = (x4 + y4)(x2 + y2)(x + y)

Lời giải

+) x2 + 4x – y2 + 4 = (x2 + 4x + 4) – y2 = (x2 + 2.2.x +22) – y2 = (x + 2)2 – y2

\= (x + 2 + y)(x + 2 – y)

+) (2x2 – y)2 – 64y2 = (2x2 – y)2 – (8y)2 = (2x2 – y – 8y)(2x2 – y + 8y) = (2x2 – 9y)(2x2 +7y)

+) -x3 + 6x2y – 12xy2 + 8y3 = (-x)3 + 3.x2.2y + 3(-x)(2y)3 + (2y)3

\= (-x + 2y)3 = (2y – x)3

+) x8 – y8 = (x4)2 – (y4)2 = (x4 + y4)(x4 – y4) = (x4 + y4)(x2 + y2)(x2 – y2)

\= (x4 + y4)(x2 + y2)(x + y)(x – y)

Nên A, B, C đúng, D sai

Đáp án cần chọn là: D

Bài 26: Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn (x + 5)2 – 2(x + 5)(x – 2) + (x – 2)2 = 49

  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. Vô số

Lời giải

(x + 5)2 – 2(x + 5)(x – 2) + (x – 2)2 = 49

⇔ ((x + 5) – (x – 2))2 = 49

⇔ (x + 5 – x + 2)2 = 49

⇔ 72 = 49

Vậy với mọi x đều thỏa mãn

Đáp án cần chọn là: D

Bài 27: Rút gọn biểu thức B = (x – 2)(x2 + 2x + 4) – x(x – 1)(x + 1) + 3x

  1. x – 8
  1. 8 – 4x
  1. 8 – x
  1. 4x – 8

Lời giải

B = (x – 2)(x2 + 2x + 4) – x(x – 1)(x + 1) + 3x

B = (x – 2)(x2 + x.2 + 22) – x(x2 – 1) + 3x

B = x3 – 23 – x.x2 + x.1 + 3x

B = x3 – 8 – x3 + x + 3x

B = 4x – 8

Đáp án cần chọn là: D

Bài 28: Phân tích đa thức thành nhân tử: 5x2 + 10xy – 4x – 8y

  1. (5x – 2y)(x + 4y)
  1. (5x + 4)(x – 2y)
  1. (x + 2y)(5x – 4)
  1. (5x – 4)(x – 2y)

Lời giải

5x2 + 10xy – 4x – 8y = (5x2 + 10xy) – (4x + 8y)

\= 5x(x + 2y) – 4(x + 2y) = (5x – 4)(x + 2y)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 29: Điền vào chỗ trống: 3x2 + 6xy2 – 3y2 + 6x2y = 3(…)(x + y)

  1. (x + y + 2xy)
  1. (x – y + 2xy)
  1. (x – y + xy)
  1. (x – y + 3xy)

Lời giải

3x2 + 6xy2 – 3y2 + 6x2y = (3x2 – 3y2) + (6xy2 + 6x2y)

\= 3(x2 – y2) + 6xy(y + x) = 3(x – y)(x + y) + 6xy(x + y)

\= [3(x – y) + 6xy](x + y) = 3(x – y + 2xy)(x + y)

Vậy chỗ trống là (x – y + 2xy)

Đáp án cần chọn là: B

Bài 30: Tìm giá trị của x thỏa mãn x(2x – 7) – 4x + 14 = 0

Lời giải

Đáp án cần chọn là: C

Bài 31: Chọn câu đúng nhất

  1. x2 – 2x – 4y2 – 4y = (x – 2y – 2)(x + 2y)
  1. x2 + y2x + x2y + xy – x – y = (x + xy – 1)(x + y)
  1. Cả A, B đều đúng
  1. Cả A, B đều sai

Lời giải

+) x2 – 2x – 4y2 – 4y = (x2 – 4y2) – (2x + 4y)

\= (x – 2y)(x + 2y) – 2(x + 2y)

\= (x – 2y – 2)(x + 2y)

+) x2 + y2x + x2y + xy – x – y

\= (x2 + xy) + (y2x + x2y) – (x + y)

\= x(x + y) + xy(y + x) – (x + y)

\= (x + xy – 1)(x + y)

Vậy A, B đều đúng

Đáp án cần chọn là: C

Bài 32: Tổng các giá trị của x thỏa mãn x(x – 1)(x + 1) + x2 – 1 = 0 là

  1. 2
  1. -1
  1. 1
  1. 0

Lời giải

x(x – 1)(x + 1) + x2 – 1 = 0

⇔ x(x – 1)(x + 1) + (x2 – 1) = 0

⇔ x(x – 1)(x + 1) + (x – 1)(x + 1) = 0

⇔ (x + 1)(x – 1)(x + 1) = 0

⇔ (x + 1)2(x – 1) = 0

Vậy x = -1 hoặc x = 1

Tổng các giá trị của x là 1 + (-1) = 0

Đáp án cần chọn là: D

Bài 33: Phân tích đa thức m.n3 – 1 + m – n3 thành nhân tử, ta được:

  1. (m – 1)(n + 1)(n2 – n + 1)
  1. n2(n + 1)(m – 1)
  1. (m + 1)(n2 + 1)
  1. (n3 – 1)(m – 1)

Lời giải

m.n3 – 1 + m – n3

\= (mn3 – n3) + (m – 1)

\= n3(m – 1) + (m – 1)

\= (n + 1)(n2 – n + 1)(m – 1)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 34: Điền vào chỗ trống 4x2 + 4x – y2 + 1 = (…)(2x + y + 1):

  1. 2x + y + 1
  1. 2x – y + 1
  1. 2x – y
  1. 2x + y

Lời giải

4x2 + 4x – y2 + 1 = ((2x)2 + 2.2x + 1) – y2

\= (2x + 1)2 – y2

\= (2x + 1 – y)(2x + 1 + y)

\= (2x – y + 1)(2x + y + 1)

Vậy đa thức trong chỗ trống là 2x – y + 1

Đáp án cần chọn là: B

Bài 35: Tính giá trị của biểu thức B = x6 – 2x4 + x3 + x2 – x khi x3 – x = 6:

  1. 36
  1. 42
  1. 48
  1. 56

Lời giải

B = x6 – 2x4 + x3 + x2 – x

⇔ B = x6 – x4 – x4 + x3 + x2 – x

⇔ B = (x6 – x4) – (x4 – x2) + (x3 – x)

⇔ B = x3(x3 – x) – x(x3 – x) + (x3 – x)

⇔ B = (x3 – x + 1)(x3 – x)

Tại x3 – x = 6, ta có B = (6 + 1).6 = 7.6 = 42

Đáp án cần chọn là: B

Bài 36: Phân tích đa thức 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy thành nhân tử ta được

  1. 2xy(x – y – 1)(x + y + 1)
  1. 2xy(x – y – 1)(x + y – 1)
  1. xy(x – y – 1)(x + y + 1)
  1. 2xy(x – y – 1)(x – y + 1)

Lời giải

2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy

\= 2xy(x2 – y2 – 2y – 1)

\= 2xy[x2 – (y2 + 2y + 1)]

\= 2xy[x2 – (y + 1)2]

\= 2xy(x – y – 1)(x + y + 1)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 37: Chọn câu sai

  1. 16x4(x – y) – x + y = (2x – 1)(2x + 1)(4x2 + 1)(x – y)
  1. 16x3 – 54y3 = 2(2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2)
  1. 16x3 – 54y3 = 2(2x – 3y)(2x + 3y)2
  1. 16x4(x – y) – x + y = (4x2 – 4)(4x2 + 1)(x – y)

Lời giải

+) 16x4(x – y) – x + y

\= 16x4(x – y) – (x – y)

\= (16x4 – 1)(x – y)

\= [(2x)4 – 1](x – y)

\= [(2x)2 – 1][(2x)2 + 1](x – y)

\= (2x – 1)(2x + 1)(4x2 + 1)(x – y)

+) 16x3 – 54y3

\= 2(8x3 – 27y3)

\= 2[(2x)3 – (3y)3]

\= 2(2x – 3y)[(2x)2 + 2x.3y + (3y)2]

\= 2(2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2)

Vậy A, B, D đúng. C sai

Đáp án cần chọn là: C

Bài 38: Chọn câu đúng

  1. x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x + 2)2
  1. x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x – 2)2
  1. x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x – 2)
  1. x4 – 4x3 + 4x2 = x(x – 2)2

Lời giải

x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x2 – 4x + 4) = x2(x2 – 2.2.x + 22) = x2(x – 2)2

đáp án cần chọn là: B

Bài 39: Tìm x biết (2x – 3)2 – 4x2 + 9 = 0

Lời giải

(2x – 3)2 – 4x2 + 9 = 0

⇔ (2x – 3)2 – (4x2 – 9) = 0

⇔ (2x – 3)2 – ((2x)2 – 32) = 0

⇔ (2x – 3)2 – (2x – 3)(2x + 3) = 0

⇔ (2x – 3)(2x – 3 – 2x – 3) = 0

⇔ (2x – 3)(-6) = 0

⇔ 2x – 3 = 0

Đáp án cần chọn là: C

Bài 40: Tìm x biết x3 – x2 – x + 1 = 0

  1. x = 1 hoặc x = -1
  1. x = -1 hoặc x = 0
  1. x = 1 hoặc x = 0
  1. x = 1

Lời giải

x3 – x2 – x + 1 = 0

⇔ (x3 – x2) – (x – 1) = 0

⇔ x2(x – 1) – (x – 1) = 0

⇔ (x2 – 1)(x – 1) = 0

⇔ (x – 1)(x + 1)(x – 1) = 0

⇔ (x – 1)2(x + 1) = 0

Vậy x = 1 hoặc x = -1

Đáp án cần chọn là: A

Bài 41: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x3 – 5x + 4 ta được

  1. (x + 1)(x2 + x – 4)
  1. (x – 1)(x2 – x – 4)
  1. (x – 1)(x2 + x – 4)
  1. (x – 1)(x2 + x + 4)

Lời giải

x3 – 5x + 4

\= x3 – x – 4x + 4

\= x(x2 – 1) – 4(x – 1)

\= x(x – 1)(x + 1) – 4(x – 1)

\= (x – 1)[x(x + 1) – 4]

\= (x – 1)(x2 + x – 4)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 42: Thực hiện phép tính: (4x4 – 4x3 + 3x – 3) : (x – 1)

  1. 4x2 + 3
  1. 4x3 – 3
  1. 4x2 – 3
  1. 4x3 + 3

Lời giải

(4x4 – 4x3 + 3x – 3) : (x – 1) = 4x3 + 3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 43: Rút gọn biểu thức:

  1. 4x2 – x – 1
  1. 4x2 + x – 1
  1. 4x2 + x + 1
  1. 4x2 – x + 1

Lời giải

Đáp án cần chọn là: A

Bài 44: Thực hiện phép tính A = (6x3 – 5x2 + 4x – 1) : (2x2 – x + 1) ta được

  1. 3x – 1
  1. 3x + 1
  1. 3x
  1. 3

Lời giải

(6x3 – 5x2 + 4x – 1) : (2x2 – x + 1)

(6x3 – 5x2 + 4x – 1) : (2x2 – x + 1) = 3x – 1

Đáp án cần chọn là: A

Bài 45: Phân tích đa thức thành nhân tử ta được x3 + 7x2 + 12x + 4 = (x + 2)(x2 + a.x + 2). Khi đó giá trị của a là:

  1. 5
  1. -6
  1. -5
  1. 6

Lời giải

+) x3 + 7x2 + 12x + 4

\= x3 + 6x2 + x2 + 12x + 8 – 4

\= (x3 + 6x2 + 12x + 8) + (x2 – 4)

\= (x3 + 3.2.x2 + 3.22.x + 23) + (x2 – 4)

\= (x + 2)3 + (x – 2)(x + 2)

\= (x + 2)((x + 2)2 + x – 2)

\= (x + 2)(x2 + 4x + x – 2)

\= (x + 2)(x2 + 5x + 2)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 46: Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn 2x3(2x – 3) – x2(4x2 – 6x + 2) = 0

  1. 2
  1. 3
  1. 0
  1. 1

Lời giải

2x3(2x – 3) – x2(4x2 – 6x + 2) = 0

⇔ 4x4 – 6x3 – 4x4 + 6x3 – 2x2 = 0

⇔ -2x2 = 0

⇔ x = 0

Vậy x = 0

Có 1 giá trị của x thỏa mãn đề bài

Đáp án cần chọn là: D

Bài 47: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x2 – x + 1 là:

Lời giải

Đáp án cần chọn là: B

Bài 48: Giá trị lớn nhất của biểu thức B = -9x2 + 2x - là:

Lời giải

Đáp án cần chọn là: D

Bài 49: Tính giá trị của biểu thức P = (-4x3y3 + x3y4) : 2xy2 – xy(2x – xy) cho x = 1, y =

Lời giải

Đáp án cần chọn là: B

Bài 50: Phân tích đa thức x8 + x4 + 1 thành nhân tử ta được

  1. (x4 – x2 + 1)(x2 – x + 1)(x2 – x – 1)
  1. (x4 – x2 + 1)(x2 – x + 1)
  1. (x4 – x2 + 1)(x2 – x + 1)(x2 + x + 1)
  1. (x4 + x2 + 1)(x2 – x + 1)(x2 + x + 1)

Lời giải

x8 + x4 + 1

\= x8 + 2x4 + 1 – x4

\= (x8 + 2x4 + 1) – x4

\= [(x4)2 + 2.x4.1 + 12] – x4

\= (x4 + 1)2 – (x2)2

\= (x4 + 1 – x2)(x4 + 1 + x2)

\= (x4 – x2 + 1)(x4 + 2x2 – x2 + 1)

\= (x4 – x2 + 1)[((x2)2 + 2.1.x2 + 1) – x2]

\= (x4 – x2 + 1)[(x2 + 1)2 – x2]

\= (x4 – x2 + 1)(x2 + 1 – x)(x2 + 1 + x)

\= (x4 – x2 + 1)(x2 – x + 1)(x2 + x + 1)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 51: Cho S = 1 + x + x2 + x3 + x4 + x5, chọn câu đúng

  1. xS – S = x6 – 1
  1. xS – S = x6
  1. xS – S = x6 + 1
  1. xS – S = x7 – 1

Lời giải

xS = x.( 1 + x + x2 + x3 + x4 + x5) = x + x2 + x3 + x4 + x5 + x6

⇒ xS – S = x + x2 + x3 + x4 + x5 + x6 - 1 - x - x2 - x3 - x4 - x5 = x6 – 1

Đáp án cần chọn là: A

Bài 52: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x2 + 2y2 – 2xy + 2x – 10y

  1. A = 3
  1. A = -17
  1. A = -3
  1. A = 17

Lời giải

A = x2 + 2y2 – 2xy + 2x – 10y

⇔ A = x2 + y2 + 1 – 2xy + 2x – 2y + y2 – 8y + 16 – 17

⇔ A = (x2 + y2 + 12 – 2.x.y + 2.x.1 – 2.y.1) + (y2 – 2.4.y + 42) – 17

⇔ A = (x – y + 1)2 + (y – 4)2 – 17

Vì với mọi x; y nên A ≥ -17 với mọi x; y

Vậy A đạt giá trị nhỏ nhất là A = -17 tại

Đáp án cần chọn là: B

Bài 53: Cho a3 + b3 + c3 = 3abc thì

  1. a = b = c hoặc a + b + c = 0
  1. a = b = c
  1. a = b = c = 0
  1. a = b = c hoặc a + b + c = 1

Lời giải

Từ đẳng thức đã cho suy nghĩ a3 + b3 + c3 – 3abc = 0

B3 + c3 = (b + c)(b2 + c2 – bc)

\= (b + c)[(b + c)2 – 3bc]4

\= (b + c)3 – 3bc(b + c)

⇒ a3 + b3 + c3 – 3abc = a3 + (b3 + c3) – 3abc

⇔ a3 + b3 + c3 – 3abc = a3 + (b3 + c3) – 3bc(b + c) – 3abc

⇔ a3 + b3 + c3 – 3abc = (a + b + c)(a2 – a(b + c) + (b + c)2) – [3bc(b + c) + 3abc]

⇔ a3 + b3 + c3 – 3abc = (a + b + c)(a2 – a(b + c) + (b + c)2) – 3bc)

⇔ a3 + b3 + c3 – 3abc = (a + b + c)(a2 – ab – ac + b2 + 2bc + c2 – 3bc)

⇔ a3 + b3 + c3 – 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 – ab – ac – bc)

Do đó nếu a3 + b3 + c3 – 3abc = 0 thì a + b + c = 0 hoặc a2 + b2 + c2 – ab – ac – bc = 0

Mà a2 + b2 + c2 – ab – ac – bc = .[(a – b)2 + (a – c)2 + (b – c)2]

Suy ra a = b = c

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:

  • Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
  • Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
  • Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
  • Trắc nghiệm Chia đơn thức cho đơn thức
  • Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

  • Giải bài tập Toán 8
  • Giải sách bài tập Toán 8
  • Top 75 Đề thi Toán 8 có đáp án
  • Đề cương ôn tập toán 8 chương 1
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Đề cương ôn tập toán 8 chương 1

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết & 700 Bài tập Toán lớp 8 có lời giải chi tiết có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 8 và Hình học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.