Đề cương chi tiết trong môn tiếng việt là gì năm 2024

Trường ĐH Hồng Đức Đề cương chi tiết học phần Khoa

: Sư phạm Tiểu học

Ngữ pháp chức năngBộ môn

: Ngữ văn

Mã học phần: 1. Thông tin về giảng viên:

- Họ và tên: Lê Thị Thu Bình- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng bộ môn, Tiến sĩ - Địa chỉ liên hệ: Đông Hương-Thành phố Thanh Hoá- Điện thoại: 0373759554; DĐ: 0912605657- Email: [email protected]*

Thông tin về trợ giảng hoặc giảng viên

(giảng dạy được môn học):-TS Lê Thị Lan Anh- Địa chỉ liên hệ: P. Đông Thọ - Thành phố Thanh Hoá- Điện thoại: 0373856196; DĐ: 0912603439- Ths Lê Thị Bình- Địa chỉ liên hệ: Khoa KHXH, trường ĐH Hồng Đức- Điện thoại: 0982951292

2. Thông tin chung về học phần:

Tên ngành đào tạo: Sư phạm Tiểu họcTên học phần: Ngữ pháp chức năngSố tín chỉ học tập: 02Học kì: 2 Học phần: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Ngôn ngữ học đại cương, Tiếng Việt 1, TiếngViệt 2Các học phần kế tiếp: Tiếng Việt trong trường Tiểu họcCác học phần tương đương, học phần thay thế: khôngGiờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lí thuyết: 18 tiết + Xêmina : 7 tiết + Thực hành: 17 tiết + Tự học: : 78 tiết Địa chỉ của bộ môn phụ trách học phần:

Đề cương chi tiết trong môn tiếng việt là gì năm 2024
Đề cương chi tiết trong môn tiếng việt là gì năm 2024

Bộ môn Ngữ văn - Khoa Sư phạm Tiểu học

3. Mục tiêu của học phần

:

- Về kiến thức

: Học xong học phần, sinh viên hiểu biết một cách khái quát về ngữ phápchức năng, từ đó hiểu thêm về một hướng tiếp cận câu tiếng Việt nói riêng, các vấnđề về câu nói chung theo hướng mới, hiện đại, có năng lực miêu tả và giải thích cao.

- Về kĩ năng: +

Học xong học phần, sinh viên

c

ó khả năng vận dụng lí thuyết ngữ phápchức năng vào nghiên cứu câu tiếng Việt.+ Có kĩ năng nhận diện, phân tích các kiểu câu trên các bình diện ngữ phápngữ nghĩa và ngữ dụng trong từng ngữ cảnh.+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, trình bày một vấn đề ngôn ngữ cụ thể.

* Về thái độ

: Học xong học phần, sinh viên có ý thức vận dụng những lí thuyết mới, hiệnđại vào nghiên cứu câu nói chung, câu tiếng Việt nói riêng. 4.

Tóm tắt nội dung học phần

: Học phần giới thiệu

một cách tổng quan về ngữ pháp chức năng đồng thời bước đầu vận dụng lí thuyết của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu câu tiếngViệt. Cụ thể

: Học phần có 4 chương. Chương 1- Dẫn luận một số vấn đề về ngữ pháp chức năng (Gồm: Khái niệm về ngữ pháp chức năng – Sơ lược các giai đoạnnghiên cứu ngữ pháp trên thế giới – Giới thiệu 2 tác giả tiêu biểu nghiên cứu ngữ pháp chức năng

:Dik và Haliday; Đơn vị câu trong ngữ pháp chức năng). Chương2 – Bình diện ngữ pháp của câu tiếng Việt (Gồm: Tiêu chí xác định thành phần câu- hệ thống thành phần câu; Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu). Chương 3- Bìnhdiện ngữ nghĩa của câu tiếng Việt (Gồm: Các thành tố nghĩa của câu; Phân loại câutheo nghĩa miêu tả). Chương 4 - Bình diện ngữ dụng của câu tiếng Việt (Gồm:

Sựhiện thực hoá cấu trúc ngữ pháp của câu trong phát ngôn. Mục đích nói và hànhđộng ngôn ngữ. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; Cấu trúc thông tin củacâu)

5.

Nội dung chi tiết học phần

:

Chương 1: DẪN LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP CHỨC NĂNGI. Lí thuyết

1. Ngữ pháp chức năng là gì?

1.1. Sơ lược về các giai đoạn nghiên cứu ngữ pháp trên thế giới 1.2. Ngữ pháp chức năng là gì?- Đối tượng nghiên cứu- Nhiệm vụ nghiên cứu1.3. Giới thiệu về Dik và Halliday - Hai đại diện tiêu biểu của Ngữ phápchức năng.

2. Đơn vị câu trong Ngữ pháp chức năng

2.1. Phân biệt câu và cú2.2. Khái quát về ba bình diện của câu2.2.1. Phân giới ba bình diện của câu- Bình diện ngữ pháp- Bình diện ngữ nghĩa- Bình diện dụng học2.2.2. Mối quan hệ giữa ba bình diện

II. Xêmina

1. Các giai đoạn nghiên cứu ngữ pháp trên thế giới 2. Nhiệm vụ của ngữ pháp chức năng

III. Thực hành

1.Từ việc phân tích những ví dụ cụ thể hãy phân biệt câu và cú.2. Phân tích mối quan hệ giữa 3 bình diện thông qua một số ví dụ cụ thể.

IV. Tự học

1. Khái quát đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của từng bình diện:ngữ pháp,ngữ nghĩa, ngữ dụng.2. Chỉ ra các giai đoạn nghiên cứu ngữ pháp trên thế giới 3. Đặc điểm của từng giai đoạn.