Dạy học theo chuyên de môn hóa học

  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (15/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (09/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (08/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (23/10/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (30/01/2018)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (11/06/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (03/06/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (25/05/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (25/05/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (24/05/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (19/05/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (18/05/2022)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (18/05/2022)

  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (15/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (09/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (08/06/2020)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (23/10/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (30/01/2018)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (14/05/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (21/05/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (21/05/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (08/05/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (05/04/2019)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (24/03/2017)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (24/03/2017)
  • Dạy học theo chuyên de môn hóa học

    (15/12/2016)

 PHÒNG GDĐT SÔNG CÔNG

TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN

Số  209 /KH - KHTN

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lương Sơn, ngày 29 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Tổ chức thực hiện chuyên đề môn hóa học 9

Căn cứ vào kế hoạch số 199 /KH-THCSLS ngày 12/10/2020 của Trường THCS Lương Sơn về kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021;

Căn cứ kế hoạch số 199/KH-THCSLS ngày 12/10/2020 của Trường THCS Lương Sơn về kế hoạch chuyên môn năm học 2020 - 2021;

       Căn cứ vào điều kiện thực tế của tổ, Tổ khoa học tự nhiên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề môn hóa học 9 năm học 2020 – 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Giúp cho giáo viên làm quen với việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh.

- Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo của minh. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình.

- Góp phần cải thiện mối quan hệ giữa viên với giáo viên, giáo viên với học sinh…

2. Yêu cầu:

Giáo viên:

- Việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học phải thể hiện được sự đổi mới, tránh hình thức, nội dung sinh hoạt không có sự đổi mới.

- Giáo viên lên lớp cần có một phong cách thân thiện, phá bỏ hàng rào vô hình giữa giáo viên và học sinh khi đó mới có thể xây dựng được động lực học tập cho các em.

 Học sinh:

- Phát triển kĩ năng quan sát

- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh để phát hiện và thu nhận kiến thức. Rèn luyện kĩ năng hợp tác theo nhóm và làm việc với sgk.

- Rèn kĩ năng khai thác các thông tin trên mạng và cách trình bày một vấn đề trước tập thể.

II. NỘI DUNG

    1.Tên chuyên đề:

TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

2. Hình thức tổ chức chuyên đề: Dạy thể nghiệm 01 giờ môn hóa 9 lớp 9A1.

3. Thời gian thực hiện:

        * Buổi 1: Xây dựng kế hoạch dạy học

        + Thời gian: 14 h ngày 30/ 10/ 2020

        +  Địa điểm: Phòng họp tổ khoa học tự nhiên.

        + Thành phần:         

        - GV nhóm Toán, Lí, Công nghệ, Sinh Hóa - tổ KHTN.

        - Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

        + Nội dung:

 - Báo cáo kế hoạch dạy học: Đ/c Nguyễn Thị Thái  (Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu)

- Thảo luận, góp ý, xây dựng kế hoạch bài dạy: Về mục tiêu cần đạt, phương pháp, phương tiện, dự kiến những thuận lợi, khó khăn,...những ý tưởng sáng tạo về tổ chức hoạt động học tập để nâng cao chất lượng bài dạy.

- Kết luận thống nhất kế hoạch bài dạy.

* Buổi 2:  Dạy học thể nghiệm

+ Thời gian: Tiết 2 chiều thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2020

+ Địa điểm: Phòng học lớp 9A1

+ Thành phần:

- GV nhóm Toán, Lí, Công nghệ, Sinh Hóa - Tổ KHTN.

- Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- GV tổ khoa học tự nhiên.

+ Nội dung sinh hoạt chuyên đề:

 - Đ/c: Phạm Thị Liên - Tổ trưởng chuyên môn trình bày mục đích, yêu cầu của chuyên đề.

 - Đ/c: Nguyễn Thị Thái - dạy thể nghiệm trên lớp.

Tiết 20 :TÍNH CHẤT VẬT LỲ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

 - Giáo viên trong tổ trao đổi, thảo luận.

 - Rút kinh nghiệm.

Thống nhất cách dạy môn học theo hướng nghiên cứu bài học.

4. Phân công nhiệm vụ:

- Phụ trách chung: đ/c Phạm Thị Liên

       - Viết biên bản: đ/c Phạm Thị Ngọc Yến.

       - Hỗ trợ thiết bị: đ/c Phạm Thị Yên

       - Sắp xếp phòng và vị trí ngồi dự giờ: Các đ/c Hùng, Yến, Hương, Toán.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        1. Tổ khoa học tự nhiên

        - Xây dựng kế hoạch, báo cáo và duyệt kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề theo kế hoạch.

- Phân công lựa chọn nội dung chuyên đề môn hóa học 9, Tiết 20 “ TÍNH CHẤT VẬT LÝ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

2. Giáo viên tổ khoa học tự nhiên: Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và dự chuyên đề theo kế hoạch.

IV.  ĐỀ XUẤT

Đề nghị BGH tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí để tổ chuyên môn thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra.

Trên đây là kế hoạch triển khai chuyên đề môn hóa học 9 của tổ khoa học tự nhiên.

        Kính mong Ban giám hiệu xem xét phê duyệt kế hoạch./.

Nơi nhận:

- BGH;

- GV Tổ Khoa học tự nhiên;

- Lưu: VT, TCM, 03 bản.

DUYỆT CỦA BGH

(Đã ký)                                                                           

TỔ TRƯỞNG

(Đã ký)

 Phạm Thị Liên

TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC NĂM HỌC 2020 – 2021 (LẦN 1)        

I. Thời gian, địa điểm, thành phần:

- Thời gian:  Vào lúc 14 h, thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2020

- Địa điểm:  Phòng hội đồng Trường THCS Lương Sơn – TP. Sông Công.

- Thành phần tham dự:

+) GV nhóm Toán, Lí, Công nghệ, Sinh Hóa - tổ KHTN.

+) Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Người chủ trì: Đ/c Phạm Thị Liên – Tổ trưởng tổ KHTN

- Người thực hiện:  Đ/c Nguyễn Thị Thái.

II. Nội dung: Xây dựng kế hoạch bài dạy môn hóa học lớp 9:

    Tiết 20: TÍNH CHẤT VẬT LỲ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

  1. Đồng chí Nguyễn Thị Thái  giáo viên dạy bộ môn hóa học  trình bày nội dung của kế hoạch bài dạy.

* Kiến thức:

- Biết một số tính chất vật lý của kim loại  và một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất .

     - Biết :Tính chất hóa học chung của kim loại .Viết được các PTHH minh họa các tính chất của kim loại.

       * Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát hiện tượng, mô tả, giải thích, nhận xét, kết luận.

     - Rèn cho HS tư duy khái quát: từ các phản ứng của kim loại cụ thể, khái quát để rút ra tính chất hóa học chung của kim loại.

      - Rèn cho HS có tác phong khi làm TN phải cẩn thận, chính xác.

* Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

* Phát triển năng lực cho học sinh

 Năng lực tính toán hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

          * Định hướng phát triển phẩm chất :

- Nhạy bén, linh hoạt trong tư duy

- Tính chính xác, kiên trì.

2. Thảo luận, đóng góp ý kiến cho kế hoạch bài dạy chuyên đề.

   Sau khi thảo luận các thành viên đều nhất trí với kế hoạch bài dạy mà nhóm chuyên môn đã thiết kế. Tuy nhiên, một số GV còn đóng góp bổ sung một số ý kiến sau: Cần làm rõ hơn phần kĩ năng trong mục tiêu bài học, thay đổi lại cách đặt một số câu hỏi.

3. Đồng chí tổ trưởng hướng dẫn chuẩn bị lớp dạy minh họa và bố trí dự giờ:

- Lớp để thực nghiệm: 9A1.

- Phân công người hỗ trợ thiết bị: Đ/c Yên

- Vị trí dự giờ: Ngồi hai bên lớp học, chuẩn bị đủ chỗ ngồi cho các GV dự.

- Yêu cầu với người dự: không quan sát, đánh giá việc dạy của GV; tập trung quan sát cách học của HS, cách HS làm việc nhóm, hoạt động nào có hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả...

4. Kết luận thống nhất:

Đồng chí tổ trưởng thống nhất các nội dung và nhắc nhở các thành viên trong nhóm thực hiện theo các nội dung đã triển khai.

       Cuộc họp kết thúc hồi 17h cùng ngày.            

        Chủ tọa                                                                           Thư ký

         (Đã ký)                                                                           (Đã ký)

    Phạm Thị Liên                                                           Phạm Thị Ngọc Yến

TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CM DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

NĂM HỌC 2020 – 2021  (LẦN 2)

I. Thời gian, địa điểm, thành phần:

- Thời gian: Tiết 2 chiều thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2020.

- Địa điểm:  Phòng học lớp 9A1.

- Thành phần tham dự:

+) GV nhóm Toán, Lí, Công nghệ, Sinh Hóa - tổ KHTN.

+) Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Người chủ trì: Đ/c Phạm Thị Liên – Tổ trưởng tổ KHTN

- Tiết 20: TÍNH CHẤT VẬT LỲ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.

- Người thực hiện:  Đ/c Nguyễn Thị Thái

II. Nội dung:

1. Dự giờ minh họa:

 Chủ đề: TÍNH CHẤT VẬT LÝ- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI                                       - Người dạy thể hiện: Đ/c Nguyễn Thị Thái.

      - Các GV trong nhóm dự giờ đầy đủ, ghi chép và quan sát học sinh theo đúng yêu cầu đã hướng dẫn.

 2. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

a) Đồng chí tổ trưởng trình bày khái quát những việc làm được, những việc chưa làm được:

* Những việc làm được:

  - Kế hoạch bài dạy thể hiện rõ ràng mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và sản phẩm cần đạt được của học sinh.

   - Tổ chức được các hoạt động trong giờ học đúng như kế hoạch đề ra, phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ cho HS một cách rõ ràng.

    -  HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh tham gia vào quá trình học tập tích cực, chủ động và hiệu quả.

    - GV có phân tích, đánh giá kết quả của hoạt động và quá trình thảo luận của HS. (Gv đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau)

* Những việc chưa làm được: Giáo viên còn làm việc nhiều.

b) Ý kiến thảo luận của giáo viên trong nhóm:

Sau khi GV trong nhóm phát biểu ý kiến, tổng hợp các ý kiến như sau:

* Ưu điểm:

- Học sinh đã nắm được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của tiết học.     

- Hoạt động học tập của học sinh hiệu quả, đã giải quyết được các tình huống giáo viên đưa ra.

- Tác phong của giáo viên vững vàng.

- Đa số học sinh hoạt động sôi nổi nhiệt tình, hăng hái.

* Tồn tại: 

- Giáo viên còn làm việc nhiều, cần huy động nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia trong quá trình xây dựng kiến thức.

- Hoạt động nhóm chưa tích cực, cần huy động nhiều đối tượng học sinh tham gia hơn nữa.

- Giáo viên còn trình chiếu nhiều.

5. Kết luận và áp dụng vào các bài học hàng ngày:

       - Việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học của tổ đã được thực hiện theo qui trình.

        - Việc thảo luận, đánh giá sau khi dự giờ đã thực hiện đúng theo yêu cầu của việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, đó là tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của HS: hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả, việc hoạt động nhóm như thế nào?

         - Đồng chí tổ trưởng nhắc nhở các thành viên trong tổ học tập và phát huy những thành công mà tiết dạy đã đạt được thể hiện qua ưu điểm đã nhận xét, đồng thời rút kinh nghiệm từ những tồn tại của tiết dạy để các tiết dạy có hiệu quả cao.

         - Cần áp dụng thường xuyên vào tiết dạy hàng ngày của mình để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

          Buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học kết thúc hồi 17h cùng ngày. Biên bản đã được thông qua trước nhóm chuyên môn và 100% GV trong nhóm nhất trí với các nội dung trên.

          Chủ tọa                                                                                 Thư ký

           (Đã ký)                                                                                  (Đã ký)

     Phạm Thị Liên                                                               Phạm Thị Ngọc Yến

DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

THAM GIA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC THÁNG 11 NĂM  2020

STT

Họ và tên

Hệ đào tạo

Ghi chú

1

Phạm Thị Liên

ĐH Toán

2

Lê Thị Kim Dung

ĐH Toán - tin

3

Vi Trần Dưỡng

ĐH Toán

4

Trương Thị Toán

CĐ Sinh - TD

 

5

Hà Duy Giáp

ĐH Toán - lý

6

Nguyễn Thị Hạnh

CĐ Toán –lý

 

7

Bùi Thị Viên

ĐH Thể chất

8

Phạm Thị Ngọc Yến

ĐH Hóa

9

Phùng Thị Hương

ĐH Sinh-Địa

10

Dương Thành Long

ĐH Thể chất

 

11

Nguyễn Thị Hoàn

ĐH Toán

12

Nguyễn Thị Thái

CĐ Sinh - Hóa

13

Hà Quốc Huy

ĐH Toán tin

14

Phạm Thị Hương

ĐH KT- CN

                                                                                     Người lập danh sách

                                                                                              Tổ trưởng

                                                                                                (Đã ký)

                                                                                           Phạm Thị Liên

Ngày soạn 4 / 11/ 2020

CHƯƠNG II: KIM LOẠI

CHỦ ĐỀ  : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

DÁY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA  KIM LOẠI

Tiết 20 : TÍNH CHẤT VẬT LÝ -  HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

 (  Thời lượng : 60 phút )

I. MỤC TIÊUBÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Biết một số tính chất vật lý của kim loại  và một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất .

       - Biết :Tính chất hóa học chung của kim loại

       - Viết được các PTHH minh họa các tính chất của kim loại.

       2. Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát hiện tượng, mô tả, giải thích, nhận xét, kết luận.

          - Rèn cho HS tư duy khái quát: từ các phản ứng của kim loại cụ thể, khái quát để rút ra tính chất hóa học chung của kim loại.

          - Rèn cho HS có tác phong khi làm TN phải cẩn thận, chính xác.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.

4.  Phát triển năng lực cho học sinh

 Năng lực tính toán hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

6 bộ dụng cụ gồm: 6 khay nhựa, 6 giá ống nghiệm 12 ống nghiệm., 6 kẹp gỗ, 6 kẹp sắt,  6 đĩa thủy tinh

Hóa chất :  Zn, Cu ,  dd H2SO4, dd AgNO3, dd CuSO4

Phiếu học tập số 1

Tên thí nghiệm

Cách làm

Hiện tượng

1. Nghiên cứu tính dẻo của kim loại

- Dùng búa đập một đoạn dây đồng/nhôm

- Dùng tay uốn cong một đoạn dây đồng/ sắt mảnh

2. Nghiên cứu ánh kim của kim loại

Dùng giấy ráp đánh sạch một phần lá nhôm/đồng.

- Quan sát chỗ kim loại đã được đánh sạch bằng giấy ráp.

Phiếu học tập số 2

Tên  thí nghiệm

Cách làm

Hiện tượng

Giải thích - PTHH

1. Kim loại tác dụng với dung dịch axit H2SO4

- Cho 1 viên Zn vào ống ống nghiệm đựng 2ml dung dịch H2SO4 loãng

2. Kim loại tác dụng với dung dịch muối AgNO3

- Cho dây Cu vào ống nghiệm đựng 2ml dung dịch AgNO3

3. Kim loại tác dụng với dung dịch muối CuSO4

- Cho 1 viên  Zn vào đĩa thủy tinh đựng 2ml dung dịch CuSO4

       2. Học sinh:

       - SGK hóa học 9- Phiếu học tập cá nhân - Bút lông,

       - Chuẩn bị kiến thức thí nghiệm  

       III . BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN

Nội dung

Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô\ tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Tính chất vật lí của kim loại.

Tính chất hóa học của kim loại.

Câu hỏi/bài tập định tính

- Nêu được tính chất vật lý, hóa học của kim loại.

- Biết cách sử dụng một số kim loại trong đời sống.

- Hoàn thành được các phương trình hóa học khác dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

- Xác định được phản ứng của kim loại có xảy ra hay không.

- Viết được PTHH thực hiện chuỗi biến hóa điều chế kim loại.

- Đề xuất các thí nghiệm chứng minh độ mạnh yếu của kim loại.

- Biết cách làm sạch kim loại.

- Tách được kim loại ra khỏi hỗn hợp.

Bài tập định lượng

- Tính được hàm lượng kim loại trong khoáng vật.

- Tính được khối lượng, thể tích các chất trong phản ứng.

- Tính được % về khối lượng các chất trong hỗn hợp.

-Tính được khối lượng các chất trong hỗn hợp  

Bài tập thực hành/thí nghiệm

-  Dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết PTHH.

-Giải thích các hiện tượng trong đời sống.

         IV. CÂU HỎI ,BÀI TẬP :

* Nhận biết:

          1/  Biết cách sử dụng một số kim loại trong đời sống.

           2/ Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a/ Fe + CuSO4à

b/ Zn + H2SO4à

          c/ Fe + O2à   

         d/ Na + H2O à

* Thông hiểu

1/ Cho các kim loại sau: Cu, Zn, Mg. Kim loại nào tác dụng được với

a/ dung dịch HCl?

b/ dung dịch CuSO4?

          Viết phương trình phản ứng minh họa?

2/ Hoàn thành các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ phản ứng sau:

          a/ ..... + HCl à MgCl2 + H2

          b/ ...... + AgNO3à Cu(NO3)2 + Ag

          c/ ..... + ....... à ZnO

          d/ ..... + Cl2à CuCl2

3/ Hòa tan hết 5,6 gam sắt trong dung dịch HCl. Thể tích khí hidro sinh ra (đktc) là:    a/ 2,8 lít          b/ 5,6 lít                c/ 11,2 lít              d/ 2,24 lít

* Vận dụng thấp

1/ Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi:

a. Cho nhôm vào dung dịch đồng(II) clorua?

b. Cho natri vào dung dịch đồng(II) clorua?

2/ Sô đa (Na2CO3) là chất được dùng để sản xuất chất tẩy rửa và chất làm sạch của công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh. Từ Na em hãy viết PTHH điều chế sô đa?

 3/ Viết PTHH của chuỗi biến hóa sau:     Cu à CuO à CuCl2à Cu

4/ Hòa tan a gam bột Magie vào 250 ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/lit, thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính a và x?       

* Vận dụng cao

1/ Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng hết với dung dịch HCl 14,6%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 28,5 gam muối khan.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?

         2/ Tìm hiểu vì sao nhôm lại bền trong không khí và được dùng làm dụng cụ nấu ăn?

        3/ Tại sao khi sắt td với clo lại cho sắt cho hoá trị 3 còn với oxi lại cho hóa trị 8/3?

      V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục đích :Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái khi bước vào giờ học

       GV yêu cầu nhóm 1 + 2: Đại diện HS giới thiệu các đồ vật bằng kim loại đã sưu tầm và nói rõ tầm quan trọng của kim loại trong đời sống.

       GV đặt vấn đề: Từ cái kim hay cái đinh nhỏ bé đến những vật to lớn như máy bay, ôtô, tàu thủy ... Từ những vật dụng thông thường dễ quan sát như bóng điện đến những chất quen thuộc như: muối ăn....đã nói lên một điều: Không có một ngành khoa học nào, lĩnh vực nào của cuộc sống không dùng đến kim loại. Vậy để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu rõ tính chất của chúng . Vậy chúng ta cùng kiểm chứng  TC của kim loại qua  bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Đơn vị kiến thức 1: Tính chất vật lý của kim loại

          Mục đích:  Biết một số tính chất vật lý của kim loại  và một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất

       Hình thức: HĐ cá nhân+ HĐ nhóm

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I.Tính chất vật lý của kim loại

1.TÝnh dÎo

2.Ánh kim

Nhóm 3 + 4 : Đại diên 1HS trình bày những hiểu biết của nhóm em về TCVL của kim loại và kết quả thí nghiệm  được tiến hành ở nhà ?

GV thông báo : Hầu hết các nguyên tố hóa học là kim loại chiếm hơn 80% tổng số nguyên tố hóa học. Các kim loại có tính chất vật lý như trạng thái, vẻ sáng, tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện...là khác nhau. Dựa vào sự khác nhau đó  ta sử dụng chúng sao cho có hiệu quả ( VD...... ) Ngoài tính dẻo, ánh kim thì tính chất vật lý của KL đã học ở các môn học khác  nên chúng ta không đi tìm hiểu sâu về TCVL của KL nữa.

GV yêu cầu nhóm 5 HS đóng vai mình là 1 kim loại.....

GV. Đánh giá HĐ nhóm ở nhà

 HS báo cáo

Các nhóm khác bổ sung

Từ đó HS rút ra nhận xét: Kim loại có tính dẻo , ánh kim . Nhờ KL có tính dẻo nên có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. Nhờ có vẻ sáng lấp lánh ( Ánh kim ) dùng làm đồ trang sức.

Thư giãn: 1 HS đóng vai mình là 1 kim loại, em hãy nêu màu sắc của bản thân và những ứng dụng thường gặp nhất trong đời sống và đố các bạn biết em là kim loại nào ?

          Đơn vị kiến thức 2: Tính chất hóa học của kim loại

Mục đích : HS nắm được tính chất hóa học chung của kim loại đó là : Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.

Hình thức : HĐ cá nhân, HĐ nhóm

GV nêu vấn đề:  Dựa vào kiến thức đã học  Hãy hoàn thành các PTHH sau.

a/ Fe + CuSO4à

b/ Zn + H2SO4à

c/ Cu+ O2à

          d/ Na + H2O à

      Từ các PTHH trên  em hãy nêu dự đoán  của bản thân về TCHH của kim loại?

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

II. Tính chất hóa học của kim loại

1. Phản ứng của kim loại với phi kim:

a. Tác dụng với oxi:

Kimloại+Oxi→Oxit

( trừ Ag, Au, Pt)

b. Tác dụng với phi kim khác:

* Tác dụng với clo:

2Fe+3Cl2  → 2FeCl3

-PTTQ : Kim loại+ Clo → Muối clorua ( KL có hóa trị cao nhất)

*Tác dụng với lưu huỳnh

Fe  +  S  → FeS

Kim loại +  Lưu huỳnh → Muối sunfua

* Kết luận:

(SGK - HS đọc )

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

Zn+ H2SO4→ ZnSO4 + H2

Một số kim loại + axit ( H2SO4 loãng, HCl,...)  → Muối + Khí hiđrô

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:

a. Phản ứng của Cu với dd AgNO3

Cu+2AgNO3→Cu(NO3)2  +  2Ag

b.. Phản ứng của Zn với dd CuSO4

Zn + CuSO4 → ZnSO4  +  Cu

- Nhận xét:  Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag, Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu

* Chú ý: Một số  kim loại ( Li, Na, K, Ba,Ca) tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành bazơ và khí Hidro.

GV hướng dẫn HS quan sát vi deo về phản ứng của sắt với oxi

GV đặt vấn đề + Giải thích : vì sao SP là Fe3O 4 ? ( Sản phẩn của Fe và O2 tùy thuộc lượng oxi và điều kiện pư , nếu oxi thiếu thì ra FeO, oxi dư và nhiệt độ cao thì ra Fe2O3.Còn thông thường pư đốt cháy sắt trong oxi  tạo ra oxit sắt từ Fe3O4

   GV cho HS quan sát hình ảnh đồ vật bằng săt bị gỉ

H. Em có nhận xét gì khi QS các hình ảnh trên? Tại sao có hiện tượng bị gỉ? (Do sắt  đã tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí tạo ra 1 lớp gỉ sắt màu nâu, xốp,giòn , bong ra làm đồ vật bị gỉ. (Ở điều kiện thường phản ứng có xảy nhưng chậm khó quan sát)

+H: Em có giải pháp gì để bảo vệ chúng? (Sơn, mạ, bôi dầu mỡ, để đồ vật ở nơi khô ráo)

GV : Có phải tất cả các kim loại khi để ở môi trường tự nhiên đều bị gỉ  giống như sắt không ?

GV đặt vấn đề : Khi GĐ nhà các em có 1 khoản thu nhập  mà không sử dụng đến  bố mẹ các em thường tich trữ thành của để dành như : Mua  vàng, gửi tiết kiệm...? Vì sao bố mẹ các em lại chọn mua vàng ?( Không gỉ, không oxy hóa...nói chung là khó biến chất) Vì vậy vàng , bạc, bạch kim  được coi  là kim loại quí.

 H: Viết PT tổng quát

 GV cho học sinh quan sát video thí nghiệm  sắt tác dụng khí Clo

HS  làm việc cá nhân: Nêu hiện tương, viết PTHH,

 (GV lưu ý + Giải thích : Phản ứng của sắt với khí Clo ( Clo là 1 Phi kim HĐ hóa học mạnh nên khi tác dụng với kim loại  muối tạo ra ứng với hóa trị cao nhất của kim loại.)

H: Viết PTHH của kim loại với   PK khác Fe  + S

GV . Giải thích sản phẩm phản ứng của :  Fe  + S  (S là 1 Phi kim HĐ hóa học TB nên khi tác dụng với kim loại  muối tạo ra ứng với hóa trị thấp của kim loại.)

H: Qua các TN trên em hãy cho biết :

+Điều kiện xảy ra PƯ

+Sản phẩm phản ứng của kim loại với ôxi, ? với PK khác ?

GV đặt vấn đề :

Có những dụng cụ sau ( Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ ) + Hóa chất: Zn, Cu, H2SO4  , CuSO4, AgNO3. Em h·y ®Ò xuÊt TN ®Ó nghiªn cøu ph¶n øng cña kim lo¹i víi dung dÞch axit vµ kim lo¹i víi dung dÞch muèi thông qua kiến thức đã học ở các bài trước .

GV gọi đại diện các nhóm trình bày và yêu cầu HS rút ra kết luận về tác dụng của kim loại với dung dịch axit và với  dung dịch muối.

   GV: Lưu ý cho HS điều kiện của phản ứng. Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng... tạo thành muối, giải phóng khí hiđro.

Kim loại tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng và HNO3 thường không giải phóng hiđro.

GV: Từ 2 TN kim loại tác dụng với dd muối, đề nghị HS rút ra nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của đồng với bạc, của kẽm với đồng.

Từ đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận về phản ứng của kim loại  với dung dịch muối. GV bổ sung kết luận và chốt lại kiến thức:

-H: Ngoài 3 tính chất trên, hãy cho biết có những kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường, sản phẩm là gì? Viết PTHH ...

H. Thông qua các vi deo thí nghiệm vừa QS, qua thực tế làm 1 số TN. Vậy dự đoán  của bản thân các em về TCHH của kim loại có đúng hay không?

GV chốt TCHH của KL

HS: Nêu hiện tượng QS , viết PT.

( Fe cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen đó chính là sắt từ oxít)

HS: Nêu hiện tượng , viết PTPƯ

- HS làm việc theo 6 nhóm (C¸c nhãm HS th¶o luËn vµ ph¸t biÓu ®Ò xuÊt vÒ  c¸c TN sÏ lµm.)

TN 1:Cho Zn t¸c dông víi dung dÞch axit H2SO4 lo·ng.

TN 2: Cho Cu t¸c dông víi dung dÞch AgNO3

TN 3: Cho Zn t¸c dông víi  CuSO4

HS tiÕn hµnh lµm TN theo nhãm; ghi c¸c hiÖn t­îng vµ viÕt PTHH.

         HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP

1/ Cho các kim loại sau: Cu, Zn, Mg. Kim loại nào tác dụng được với

a/ dung dịch HCl?                         b/ dung dịch CuSO4?

          Viết phương trình phản ứng minh họa?

2/ Hoàn thành các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ phản ứng sau:

          a/ ..... + HCl à MgCl2 + H2                 b/ ...... + AgNO3à Cu(NO3)2 + Ag

          c/ ..... + ....... à ZnO                            d/ ..... + Cl2à CuCl2

HOẠT ĐỘNG 4 :  VẬN DỤNG

1/ Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi:

a. Cho nhôm vào dung dịch đồng(II) clorua?

b. Cho natri vào dung dịch đồng(II) clorua?

2/ Sô đa (Na2CO3) là chất được dùng để sản xuất chất tẩy rửa và chất làm sạch của công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh. Từ Na em hãy viết PTHH điều chế sô đa?

 3/ Viết PTHH của chuỗi biến hóa sau:     Cu à CuO à CuCl2à Cu

        HS . Chơi trò chơi : Đi tìm cánh hoa phản ứng

       GV Giới thiệu luật chơi: Chia lớp thành 3 đội : Đội trí tuệ và đội tài năng, nhiệm vụ của 3 đội  là quan sát  các cánh hoa , trên cánh hoa có ghi CTHH của các chất tham gia PƯ với nhau. Ba đội thay nhau  tìm cánh hoa phản ứng. Nếu đội nào tìm  được nhiều cánh hoa phản ứng hơn đội đó sẽ giành quyền chiến thắng.

       GV công bố điểm 3 đội + Khen thưởng

  HOẠT ĐỘNG 5:  TÌM TÒI MỞ RỘNG:

        1. Tìm hiểu vì sao nhôm lại bền trong không khí và được dùng làm dụng cụ nấu ăn?

        2. Tại sao khi sắt td với clo lại cho sắt cho hoá trị 3 còn với oxi lại cho hóa trị 8/3?

 (Do Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 nên khi tác dụng với Fe thì Fe được oxi hóa hoàn toàn và đưa Fe lên hóa trị cao nhất  còn O2 chỉ oxit hóa 1 phần nên chỉ đưa 1 phần của Fe lên hóa trị cao nhất phần còn lại thì có hóa trị thấp hơn nên sẽ tạo ra oxit là hỗn hợp gồm 2 oxit

       3. Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng hết với dung dịch HCl 14,6%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 28,5 gam muối khan.

       a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

       b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?

BGH DUYỆT

(Đã ký)      

Ngô Thị Hằng

TỔ TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Thị Liên

GIÁO VIÊN SOẠN

(Đã ký)

Nguyễn Thị Thái

Nhóm  5

      Đại diện 1 HS đóng vai mình là 1 kim loại, em hãy nêu màu sắc của bản thân và những ứng dụng thường gặp nhất trong đời sống và đố các bạn biết em là kim loại nào ?

Zn            Cu             H2SO4              AgNO3                  CuSO4

Zn         Cu         H2SO4                     AgNO3                  CuSO4

Zn          Cu            H2SO4                 AgNO3                  CuSO4

Zn       Cu           H2SO4                     AgNO3                  CuSO4

Zn       Cu           H2SO4                     AgNO3                  CuSO4

Zn        Cu             H2SO4                  AgNO3                  CuSO4

Zn         Cu            H2SO4                  AgNO3                  CuSO4

Một số thông tin bổ sung

1. Các dụng cụ của người nông dân như cuốc, xẻng …. Sau một vụ họ cất dụng cụ đó vào một góc, đến vụ sau họ đem ra sử dụng thì thấy bị han rỉ, người nông dân không biết tại sao lại như vậy.

 a/ Bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích cho người nông dân và các bạn hiểu vì sao xảy ra hiện tượng đó?

 b/ Để không xảy ra hiện tượng đó cần phải làm gì?

2 .a/ Vì sao không nên sử dụng các vật  dụng bằng gốm, sứ, nhựa có màu sắc sặc sỡ đựng thức ăn? ( Các đồ dùng bằng gốm, sứ, nhựa có màu sắc sặc sỡ thường có hàm lượng chì cao khi gặp chất có tính axit có trong thức ăn: Sữa bò,hoa quả, nước rau,.. thì lớp chì ở phần màu sẽ dần bị hòa tan và xâm nhập vào cơ thể tích lũy dần gây ngộ độc)

b/ Khi mua  đồ gốm sứ  về để sử dụng muốn  hạn chế  lương chì  xâm nhập vào cơ thể theo em phải có biện pháp gì ? ( nên ngâm giấm thời gian dài )

3. Tại sao khi cơ thể mỏi  mệt  người ta  thường dùng  miếng bạc để đánh cảm?

Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết mệt . Nếu bị cảm nắng đồng bạc có ánh vàng đỏ, nếu cảm gió sẽ thấy màu đen xám, nếu khỏe thì đồng bạc hầu như không đổi màu . Lưu ý là phải đánh gió theo thứ tự xong phần đầu mới xuống lưng, xong lưng rồi đến bụng, xong bụng đến 2 tay và cuối cùng là 2 chân, luôn đánh 1 chiều từ trên xuôi xuống, không miết theo chiều ngược lên (4Ag  +  2H2S  +  O2   →  2Ag2S↓  +  2H2O)

Trước khi dùng búa đập

Dây nhôm: Tròn

Dây đồng: Tròn

Mẩu than: Nguyên cả cục

Sau khi dùng búa đập

Bị bẹp ( dát) mỏng

Bị bẹp ( dát) mỏng

Vỡ vụn ra

Giải thích: Nhôm, đồng có tính dẻo nên chỉ bị bẹp (dát) mỏng. Than không có tính dẻo nên vỡ vụn ra