Đập răng khểnh đính đá giá bao nhiêu?

Tụt lợi làm chân răng lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ, làm răng bị ê buốt, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy tụt lợi có tự khỏi không? Khi bị tụt lợi phải làm sao?. Các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay ở bài viết dưới đây.Tụt lợi là gì?Tụt lợi là phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng đi dần xuống phía dưới cuống răng. Lợi bị co dần làm cho phần thân răng bị lộ ngày càng rõ ra bên ngoài. Lúc này chân răng sẽ xuất hiện kẽ hở, chân răng trở nên dài hơn so với bình thường. Tình trạng tụt lợi sẽ đi kèm với các triệu chứng gây khó chịu như lợi bị sưng đỏ, chảy máu chân răng kèm theo hôi miệng, răng bị lung lay,…Nguyên nhân gây tụt lợiNguyên nhân do bệnh lý răng miệngKhi bạn ăn uống không vệ sinh kỹ, các mảnh vụn thức ăn sẽ bị mắc kẹt vào trong kẽ răng. Thời gian lâu dần sẽ hình thành nên mảng bám xung quanh chân răng, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm lợi và nguy cơ tụt lợi rất lớn.Nguyên nhân do sinh lýTuổi tác càng cao thì hệ miễn dịch của cơ thể càng bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bị tụt lợi.Đối tượng phụ nữ, quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra khi mang thai, giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh có thể làm cho lợi bị nhạy cảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công và làm cho lợi bị tụt.Các nguyên nhân khácSử dụng bàn chải không thích hợp, đánh răng không đúng cách, dùng lực đánh răng quá mạnh là một trong những nguyên nhân làm cho nướu răng bị tổn thương, dẫn tới tụt lợi.Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh viêm nướu Scorbut và tụt lợi chính là biến chứng nguy hiểm mà Scorbut gây ra.Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt lợi. Khi hệ miễn dịch không còn khỏe mạnh, người hút thuốc lá sẽ rất dễ bị mắc các bệnh về răng miệng trong đó có tụt lợi.Các triệu chứng thường gặp khi bị tụt lợiĐể phát hiện được tình trạng tụt lợi bạn nên lưu ý một số dấu hiệu thường gặp sau đây:Vùng lợi ở chân răng dần bị co rút, chân răng bị lộ nhiều khiến cho chiếc răng có kích thước dài hơn bình thường.Thường xuyên bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa.Nướu bị sưng viêm, tấy đỏ gây cảm giác đau nhức, khó chịu.Răng trở nên nhạy cảm nhiều hơn nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.Chân răng bị bào mòn, xuất hiện các kẽ hở dễ nhét thức ăn thừa vào gây mùi hôi ở khoang miệng.Tụt lợi càng nặng răng càng yếu dần, có tình trạng bị lung lay và có thể làm gãy rụng bất cứ lúc nào. Tụt lợi có tự khỏi không?“Tụt lợi có tự khỏi không?” đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Thực tế thì tình trạng tụt lợi không thể tự khỏi. Vì lợi không có khả năng tự phục hồi lại như ban đầu được.Tình trạng tụt lợi xảy ra khá phổ biến, nhưng các triệu chứng của bệnh lý này khó nhận biết nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, khi phát hiện ra thì nướu đã bị tụt khỏi chân răng quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ mới có thể xử lý triệt để bệnh lý này.Tuy nhiên, nếu bạn bị tụt lợi cũng không cần lo lắng quá nhiều. Bởi vì bệnh lý này hoàn toàn có thể được chữa trị.Điều quan trọng đó là phải tìm đến trung tâm nha khoa uy tín lâu năm để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ tụt lợi cụ thể như thế nào.Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị như thế nào?Như vậy với câu hỏi: “Tụt lợi có tự khỏi không?” đã có câu trả lời trên đây. Vậy có cách nào điều trị khi bị tụt lợi không?Trong trường hợp lợi bị tụt ít, bạn chỉ cần quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì có thể hồi phục. Ngược lại, khi nướu bị tụt nghiêm trọng, thì bạn cần đến nha khoa để được điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ tổn thương của lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:Phẫu thuật ghép lợi: Khi lợi bị tụt quá nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện ghép mô lợi. Mô được ghép là ở vị trí khác trong khoang miệng hoặc mô được hiến tặng.Lấy vôi răng: Đây là kỹ thuật cơ bản và rất cần thiết khi bị tụt lợi. Khi lấy vôi răng, các mảng bám sẽ được loại bỏ. Kẽ răng, chân răng đều sẽ được làm sạch. Do đó, mức độ tụt lợi sẽ diễn ra chậm hơn. Bạn chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh là có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.Ghép xương: Khi tụt lợi diễn ra nghiêm trọng, xương răng bị phá hủy, bác sĩ sẽ phải tiến hành cấy ghép xương răng. Đồng thời kết hợp với việc ghép mô mềm để điều trị triệt để.Cách ngăn ngừa tình trạng tụt lợi hiệu quảĐể không còn băn khoăn về việc tụt lợi có tự khỏi không?, bạn có thể chủ động phòng ngừa triệt để tình trạng này. Một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi như:Nên đánh răng với lực vừa phải, không nên đánh quá mạnh. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.Kết hợp dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu,…Xây dựng cho bản thân có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung vitamin, chất xơ,… Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều đường hoặc nước uống có gas. Hạn chế sử dụng các thực phẩm như rượu, bia,… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.Thường xuyên đến nha khoa khoảng 6 tháng/lần để được thăm khám răng miệng. Nhờ đó có thể phát hiện ra các bệnh lý răng miệng và điều trị sớm. Việc này sẽ bạn giúp ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.Như trên đã giải đáp được thắc mắc câu hỏi: “Tụt lợi có tự khỏi không?”. Để được điều trị tình trạng tụt lợi triệt để, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo thông tin dưới đây.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Lấy cao răng bị tụt lợi? Sự thật có đúng vậy không?

Một số khách hàng sau khi lấy cao răng thì phần chân răng bị lộ ra giống như bị tụt lợi. Vậy lấy cao răng bị tụt lợi có thật không?. Cách xử lý tình trạng này như thế nào?. Bài viết dưới đây Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này.Tụt lợi là gì?Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng đi xuống cuống răng, khiến cho thân răng bị lộ ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra ở một vài răng nhưng cũng có thể nguyên cả hàm trên và dưới. Tình trạng này xảy ra kèm với một số triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.Tụt lợi được chia làm 2 loại khác nhau. Một là tụt lợi nhìn thấy được, đây là khi phần lợi bị tụt có thể nhìn được bằng mắt thường. Hai là không nhìn thấy được do phần tụt được che phủ, chỉ có thể phát hiện được bằng máy dò quanh thân răng xem các vị trí bám dính của mô.Dấu hiệu khi bị tụt lợiTriệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tụt lợi mà có thể quan sát bằng mắt thường như:Nướu co rút lại.Gây chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.Bị hôi miệng.Nướu sưng đỏ, đau quanh nướu.Làm lộ chân răng khiến răng bị ê buốt.Răng bị lung lay. Biến chứng của tụt nướu ảnh hưởng đến sức khỏeNướu (lợi) là bộ phận có vai trò quan trọng giúp bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Khi bị tụt lợi, vi khuẩn có thể tấn công vào đường viền nướu tạo thành túi nha chu, khiến cho chân răng bị lộ, dễ bị sâu răng, có thể gây ra rụng răng.Tụt lợi gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể dẫn đến các biến chứng như sau:Răng bị hở kẽ gây nhét thức ăn, làm cho vụn thức ăn bám vào kẽ răng.Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, dáng răng dài trông mất thẩm mỹ.Tụt lợi làm cho chân răng không được bảo vệ, nướu mòn dần và chịu tổn thương từ các tác nhân xấu.Tiêu xương ổ răng, răng yếu dần làm mất răng vĩnh viễn...Người bị tụt lợi răng dễ ê buốt răng gây trở ngại trong quá trình ăn nhai.Gây viêm tủy răng. Lấy cao răng bị tụt lợi có đúng không?Sau khi lấy cao răng, bạn thường cảm nhận phần lợi bị tụt. Các chuyên gia cho biết, lấy cao răng bị tụt lợi là điều hoàn toàn sai sự thật. Lấy cao răng còn là biện pháp thẩm mỹ và điều trị tụt lợi hiệu quả. Thực tế, dụng cụ lấy vôi răng chỉ có tác động làm bong các mảng bám ở chân răng, kẽ răng và nướu mà không ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh răng.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị tụt lợi như để cao răng quá lâu, mảng bám tích tụ và lấn sâu vào nướu, đẩy lùi lợi xuống dưới gây ra tụt lợi. Đến khi cạo bỏ vôi răng, các mảng bám bị loại bỏ, làm lộ ra chân răng. Cho nên, nhiều người lầm tưởng lấy cao răng làm tụt lợi.Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là một bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Tụt lợi có thể xảy ra ở một răng, vài răng và thậm chí là cả hàm răng và những biểu hiện như hôi miệng, khó vệ sinh, chảy máu chân răng hay răng nhạy cảm hơn…Vậy tụt lợi phải làm sao? Tụt lợi nhẹĐể điều trị tụt lợi, bạn hãy đến nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng tụt lợi. Sau khi thực hiện đánh giá, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.Tình trạng tụt lợi nhẹ khoảng 3-5mm và nướu vẫn còn bám vào răng, bác sĩ có thể điều trị phục hồi nướu răng. Bác sĩ sẽ thực hiện làm bào láng gốc răng và cạo vôi răng. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn gel ngậm fluor hoặc thuốc điều trị viêm nướu tạo môi trường cho nướu phát triển. Phương pháp này giúp làm sạch các vi khuẩn trong các túi giữa nướu và răng, loại bỏ viêm nhiễm và giúp nướu lành lại.Tụt lợi nặngNếu tình trạng tụt lợi đang diễn tiến nặng, chân răng bị lộ nhiều kèm theo ê buốt răng hoặc nướu sưng đỏ thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để phục hồi các mô nướu đã mất. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt lợi bao gồm:Phẫu thuật vạt nướu có chân nuôi để khắc phục tụt lợi, gồm nhiều phương pháp cắt lợi: vạt bán nguyệt, vạt nhú lợi kép, vạt xoay chếch, vạt trượt bên,…Phẫu thuật ghép nướu: Ghép nướu là phẫu thuật bao gồm việc lấy lượng nhỏ mô từ một khu vực như vòm miệng, sau đó ghép vào khu vực nướu cần thay thế.Phẫu thuật vạt niêm mạc có đặt màng sinh học: Sử dụng màng sinh học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp để giúp phục hồi mô nướu. Lấy cao răng – Biện pháp phòng ngừa tụt lợi hiệu quảNhư đã phân tích ở trên đây, lấy cao răng không gây tụt lợi. Cạo vôi răng là phương pháp hiệu quả giúp ngừa tụt lợi. Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn nên lấy cao răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.Nha khoa Quốc tế KAIYEN tự hào là địa chỉ nha khoa được nhiều khách hàng yêu mến và tin tưởng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại.Lấy cao răng bị tụt lợi là điều hoàn toàn sai sự thật vì vậy bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó, bạn cần chú ý đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn bằng cách cao vôi răng định kỳ. Nếu không may bị tụt lợi, hãy đến ngay Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được hỗ trợ thăm khám và điều trị!THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Cách giảm đau răng khi nhai hiệu quả? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau răng khi nhai làm ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy cách giảm đau răng khi nhai như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị vấn đề này ra sao, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.Nguyên nhân gây đau răng khi ăn nhaiMắc các bệnh nha khoa: Bị đau răng khi nhai thức ăn có thể là do các bệnh nha khoa như sâu răng, tụt nướu hở chân răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… Các bệnh lý này không chỉ gây ra tình trạng đau nhức răng mà còn gây ra ê buốt, sưng viêm mô nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.Chấn thương răng, mòn men: Việc chấn thương khiến cho lớp men răng bị hư hại, làm tổn thương ngà và tủy răng nên gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn uống. Tình trạng mòn men răng cũng gây ra tình trạng này.Thức ăn giắt kẽ răng: Nguyên nhân gây đau nhức răng khi nhai là thức ăn giắt kẽ răng. Việc không sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước làm sạch kẽ răng sau khi ăn sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu khi ăn. Thức ăn cứng, dai: Cơn đau nhức răng thường xảy ra do bạn ăn thức ăn quá cứng, khó nhai. Thói quen này gây đau nhức răng và còn làm tăng nguy cơ vỡ, mẻ răng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cũng như nhiều vấn đề nha khoa khác.Mọc răng khôn: Răng khôn mọc lệch, ngang hoặc mọc thẳng cũng đều gây ra đau nhức, sưng nướu răng. Mức độ đau tăng lên khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trường hợp răng khôn mọc lệch, bạn cần gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.Sâu răng, viêm tủy: Sâu răng có thể không gây đau và có thể không làm bạn để ý nhưng khi các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn khiến cho bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Trường hợp sâu răng, viêm tủy cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến vỡ răng và viêm tủy.Bệnh lý khớp thái dương hàm: Bệnh lý khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Đau khớp thái dương hàm thường kéo theo đau răng đặc biệt là khi ăn nhai thì tình trạng này ngày càng khó chịu hơn.Tẩy trắng răng quá mức: Răng bị ố vàng gây mất thẩm mỹ và làm bạn tự ti khi giao tiếp. Cho nên nhiều người lựa chọn phương pháp tẩy răng để giúp răng trắng sáng hơn. Nếu tẩy răng quá nhiều lần hoặc thực hiện sai cách sẽ làm mất đi các lớp bảo vệ và răng trở nên yếu dần đi. Men răng bị bào mòn dễ để lộ ngà răng và tủy ra ngoài khiến cho bạn bị đau và ê buốt khi ăn các thức ăn lạnh, mặn,…Do phục hình, chỉnh nha sai kỹ thuật: Bất kể phương pháp phục hình hay chỉnh nha nào thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể gây ra đau đớn cho bạn. Do đó, sau khi thực hiện các phương pháp này, nếu bị đau nhức bất thường hoặc kéo dài hơn 2 ngày bạn cần đến nha khoa thăm khám lại. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và giải quyết kịp thời để việc ăn uống được tốt hơn cũng như đảm bảo chất lượng răng.Do tuổi già: Đau răng khi nhai cũng thường xuất hiện ở người cao tuổi do cơ thể lão hóa. Quá trình lão hóa có thể gây ra mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, ngà răng dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, chức năng nhai giảm sút, dễ bị đau nhức,…Cách giảm đau răng khi nhai hiệu quảCách giảm đau răng khi nhai tại nhàMột số cách giảm đau nhức răng tại nhà phổ biến bạn có thể tham khảo:Dùng đá lạnhĐể giảm đau nhức răng, nhất là khi có dấu hiệu sưng đau bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm lên để giảm đau. Cách thực hiện: Lấy một cục đá nhỏ cọ xát vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 đến 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm giảm cảm cảm giác đau nhanh chóng.Lưu ý: Đá có thể gây bỏng lạnh trên da, cho nên trong quá trình chườm bạn cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh để quá lâu tại 1 vị trí.Đá lạnh chỉ có tác dụng làm giảm sưng đau tức thời, nếu tình trạng nặng bạn cần đến ngay nha khoa để được thăm khám.Dùng nước muối ấmSử dụng nước muối ấm cũng là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để giảm đau răng khi nhai, đau răng khi ăn đồ lạnh.Cách thực hiện:Pha muối với nước ấm ở nồng độ vừa phải.Sau đó dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.Muối có tính sát trùng, kháng viêm và khử khuẩn nên có thể loại bỏ vi khuẩn và làm giảm triệu chứng các bệnh về răng miệng.Thuốc giảm đau răngDùng thuốc giảm đau là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm đau nhức tạm thời, tuy nhiên không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện và lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình.Ví dụ như, Paracetamol dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.Bạn cũng có thể tham khảo thêm: 9 Cách Chữa Đau Răng Sâu Hiệu Quả Tức Thời Tại NhàCách giảm đau răng khi nhai tại phòng khám nha khoaTrường hợp sử dụng các mẹo tại nhà không suy giảm hoặc đau răng do bệnh lý nha khoa bạn cần đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Khi đó bác sẽ tiến hành các bước thăm khám để nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi xác định được nguyên nhân gây đau, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị cụ thểNếu bị đau do sâu răng ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị bằng florua có thể giúp phục hồi men răng. Trám răng là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển xấu hơn.Đối với răng sâu hoặc răng yếu bạn có thể bọc sứ để ăn nhai tốt hơn. Điều trị tuỷ là phương pháp điều trị cứu một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng nặng thay vì phải nhổ bỏ. Một số răng bị sâu đến mức không thể phục hồi và phải nhổ răng. Việc nhổ răng có thể để lại một khoảng trống khiến cho răng xung quanh bị dịch chuyển. Nếu có thể, hãy cân nhắc đến việc làm cầu răng hoặc cấy ghép răng implant để thay thế chiếc răng đã mất.Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa giúp cải thiện cơn đau nhức răng Trong nhiều trường hợp, đau nhức răng xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, ăn uống không phù hợp, duy trì một số thói quen xấu gây ra chấn thương răng, mòn men răng cũng có thể gây đau nhức răng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chủ động trong việc chăm sóc vệ sinh răng miệng và điều chỉnh các thói quen tác động xấu đến răng miệng.Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chăm sóc răng miệng giúp cải thiện tình trạng đau răng khi nhai:Bên cạnh việc đánh răng từ 2 đến 3 lần/ngày, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng. Sau khi đánh răng nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các bệnh về nha khoa. Tránh dùng các thực phẩm khô, cứng, dai để không bùng phát cơn đau nhức răng. Ngoài ra, hạn chế dùng các món ăn lạnh, nóng, chứa nhiều axit có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.Trong lúc bị đau răng, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ nhai. Cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể và tăng cường sức khỏe răng miệng.Bỏ một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn, xé vật cứng, sử dụng tăm tre để xỉa răng,…Nên đánh răng sau khi ăn/uống các thực phẩm có lượng đường cao như kẹo, nước ngọt... Bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm này để tránh các bệnh lý răng miệngNên súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao như chanh, bưởi,...Nên khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín, khoảng 6 tháng/lần.Điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, tụt lợi hở chân răng,… Bởi các bệnh lý này là nguyên nhân gây ra cơn đau răng khi nhai và nhiều biểu hiện đi kèm. Kiêng bia rượu, thức uống chứa cồn và các chất kích thích. Những đồ uống này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề răng miệng.Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho răng.Bạn nên cẩn thận khi tham gia các hoạt động mạnh và mang đồ bảo hộ hàm khi chơi các môn thể thao mạo hiểm, tránh nguy cơ chấn thương răng.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không?

Cạo vôi răng là việc cần được thực hiện định kỳ và rất cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Vậy sau khi lấy cao răng có được đánh răng không? Cần phải lưu ý những vấn đề gì?. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu vấn đề này ngay bài viết dưới đây.Tại sao nên lấy cao răng định kỳ?Cao răng là những mảng bám thức ăn còn sót lại lâu ngày ở kẽ răng, tạo thành các mảng bám cứng trên răng. Sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu, vôi răng sẽ gây ra bệnh viêm nha chu. Từ đó dẫn đến hôi miệng, chảy máu chân răng,…Một số lý do nên vệ sinh răng miệng định kỳ như:Vi khuẩn trong mảng bám vôi răng sẽ làm ê buốt răng.Vôi răng tích tụ nhiều, khiến răng bị lung lay hoặc thậm chí dẫn đến tiêu xương.Vì vậy, nên cạo vôi răng định kỳ 3 đến 6 tháng/lần để tránh được các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe.Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không?Nhiều người thắc mắc “Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không?”. Theo bác sĩ, sau khi lấy cao răng khoảng 2 tiếng thì bạn đã có thể đánh răng như bình thường. Trong vài trường hợp, sau khi lấy cao răng mà bị chảy máu, bạn cần đợi ít nhất 24h mới có thể đánh răng để tránh ảnh hưởng đến răng đang nhạy cảm.Ngoài ra, bạn cần lưu ý việc đánh răng đúng cách như: Không được đánh quá mạnh, không đánh răng theo chiều ngang vì sẽ làm mòn men răng.Bạn cũng nên kết hợp với nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để đảm bảo thức ăn còn sót lại trong kẽ răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Từ đó giúp tránh nguy cơ mảng bám có cơ hội hình thành trở lại.Vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng đúng cáchSau khi lấy cao răng, răng thường nhạy cảm nên cần có một chế độ vệ sinh răng miệng để hạn chế tối đa tổn thương cho răng và nướu. Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng cần lưu ý:Đánh răng nhẹ nhàng từ 2 đến 3 lần một ngày.Sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng.Đánh răng từ trên xuống dưới hoặc theo hình tròn để làm sạch kẽ răng.Không đánh răng quá lâu để tránh làm mòn men răng.Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở trong kẽ răng hoặc có thể sử dụng tăm nước.Súc miệng kỹ khi đánh răng xong và sau khi ăn bằng nước muối sinh lý.Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn cùng cần làm sạch bàn chải, máy tăm nước… và để chúng ở nơi khô ráo, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đừng quên thay bàn chải thường xuyên hoặc ngay khi lông bàn chải bị xơ, mòn, gây xước nướu và chảy máu chân răng.Sau khi lấy cao răng xong nên kiêng gì?1. Không tẩy trắng răng ngay sau khi vừa cạo cao răng xongSau khi loại bỏ hết mảng bám thì phần men răng ở dưới lớp cao răng sẽ lộ ra làm cho hàm răng không được đều màu và kém thẩm mỹ.Thực tế, các bác sĩ khuyên không nên tẩy trắng khi vừa lấy cao răng. Lúc này men răng cũng đang nhạy cảm, việc sử dụng hoá chất tẩy trắng răng có thể làm men răng bị tổn thương. Do đó bạn nên đợi một thời gian để cho men răng ổn định thì hãy tẩy trắng răng.2. Không hút thuốc láMen răng sau khi lấy cao răng còn yếu nên không thích hợp cho việc hút thuốc lá. Nếu hút thuốc trong thời điểm này thì những thành phần có trong thuốc lá sẽ làm cho răng chuyển sang màu ố vàng, xỉn màu và quá trình hình thành mảng bám nhanh hơn.Những lưu ý chăm sóc răng sau khi lấy cao răngĐể tránh tình trạng cạo vôi răng xong bị ê buốt, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:Tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng dễ làm tổn hại cho men răng, khiến bạn bị ê buốt răng.Không nên ăn thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, nhiều axit như café, trà, nước ngọt, mù tạc, nước tương,…Tránh tuyệt đối không được hút thuốc lá vì răng lúc này dễ bị ám màu thuốc lá.Nếu là phụ nữ thì nên tránh để cho son môi hoặc chất tạo màu khác dính vào răng, tốt nhất nên hạn chế sử dụng trong khoảng 1 tuần đầu sau khi lấy cao răng.Hạn chế ăn đồ ăn quá mềm và dính vì rất khó vệ sinh, dễ bám vào răng và khiến các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, hình thành nên vôi răng.Trên đây là những thông tin về câu hỏi “Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không?”. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 0818163366 để được Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN hỗ trợ giải đáp ngay nhé!THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

Trám răng cửa có bền không? Vật liệu nào là tốt nhất?

Răng cửa được xem là bộ mặt của hàm răng, khi có khuyết điểm như: sâu răng, răng thưa, sứt mẻ,... Trám răng cửa được xem là giải pháp cho các tình trạng này. Vậy trám răng cửa có bền không? Vật liệu nào là tốt nhất?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn những câu hỏi trên đây.Trám răng là gì?Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám răng để tái tạo lại hình thể, màu sắc của răng trở nên đều đẹp thẩm mỹ hơn. Phương pháp này khá phổ biến hiện nay, đơn giản, thực hiện nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao nên được nhiều khách hàng lựa chọn.Trám răng có thể được áp dụng cho các trường hợp sau:Răng bị sứt mẻ, gãy vỡRăng thưa hởRăng bị mòn men răng, mòn cổ răngRăng bị vênh lệch, khấp khểnh nhẹRăng bị sâu răng, viêm tủy răngCác trường hợp cần trám răng cửa– Sâu răng cửa: Đây là bệnh lý rất thường gặp do vệ sinh răng miệng không tốt, thức ăn không được làm sạch ở giữa 2 răng cửa khiến sâu răng cửa xuất hiện ở kẽ răng.– Thưa răng cửa: Là do sự bất đối xứng giữ kích thước xương hàm và răng cửa, khiến xuất hiện các khe thưa giữa 2 răng cửa.– Mẻ răng cửa: Có thể xảy ra sau khi gặp một tại nạn va đập vào vùng mặt. Răng cửa nằm ở vị trí trước nhất nên thường gánh chịu lực tác động nhiều nhất khiến răng bị gãy, mẻ…Trám răng cửa có bền không?Trám răng cửa có bền không? liệu miếng trám có đủ bền để chịu được lực nhai mạnh khi ăn nhai? Câu trả lời là có hoặc không, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vật liệu trám răng, cơ sở nha khoa và trình độ của nha sĩ, mức độ tổn thương của răng cũng như việc chăm sóc răng miệng sau khi trám.– Mức độ tổn thương cửa răng cửa: Nếu tổn thương ít hơn 1/3 răng, đồng nghĩa với men răng thật còn nhiều, diện tích lớn nên miếng trám sẽ bền hơn so với khi tổn thương lớn hơn 1/3 thân răng cửa.– Chế độ ăn nhai của bạn: Độ bền của miếng trám phụ thuộc vào chế độ ăn của bạn. Miếng trám sẽ bền nếu bạn không cắn phải đồ cứng. Khi trám răng cửa bạn nên tránh xa việc sử dụng răng cửa cắn đồ cứng để bảo quản miếng trám.– Vật liệu sử dụng và tay nghề Nha Sĩ: Những miếng trám rẻ tiền cùng với tay nghề Nha sĩ không tốt khiến cho miếng trám mau chóng bị hư hỏng, bung sút. Việc lựa chọn vật liêu trám tốt tại Nha Khoa uy tín, có chế độ bảo hành để thực hiện trám răng cửa là điều bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.Trám răng thẩm mỹ hay dùng vật liệu nào?Vì là răng cửa nên tính thẩm mỹ sẽ được ưu tiên lên hàng đầu khi thực hiện trám răng, cho nên vật liệu sử dụng cũng phải là loại có màu sắc tự nhiên giống như răng thật. Vật liệu composite là lựa chọn nhiều nhất do có nhiều ưu điểm nổi bật như:Màu sắc tự nhiên giống răng thật: Đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa, vì vậy khi sử dụng vật liệu trám răng bằng Composite, bạn có thể thoải mái tự tin giao tiếp.An toàn cho cơ thể: Vật liệu Composite có khả năng chịu sự mài mòn và độ nén lực cao, được kiểm định an toàn, không gây độc hại cho cơ thể, không bị kích ứng tại khu vực trám.Thời gian trám răng nhanh chóng: Quy trình trám răng chỉ diễn ra từ 15 đến 20 phút, không gây bất cứ đau đớn nào.Dễ dàng tạo hình theo ý muốn: Composite có tính dẻo tương đối cao do đó giúp bác sĩ có thể uốn nắn lại vật liệu theo như hình dáng của răng tại vị trí cần trám.Bên cạnh đó, chi phí trám răng bằng Composite không quá cao, phù hợp với tài chính của mọi người.Những lưu ý sau khi trám răng để được lâu bền hơnNhững lưu ý sau khi trám răng đóng vai trò rất quan trọng giúp vết trám bền hơn, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:Không nên ăn uống ngay sau khi trám răng: Mặc dù khi trám răng bác sĩ đã sử dụng đèn Laser để làm khô chỗ trám tuy nhiên bạn nên đợi 2 tiếng sau khi trám hãy ăn uống để tránh làm hỏng chỗ trám.Không ăn đồ ăn cứng, dai, quá nóng hay quá lạnh: Do chỗ trám răng vẫn còn mới và chưa thích ứng được với lực nhai, vì vậy bạn nên hạn chế các loại thức ăn trên.Một số loại thực phẩm cần kiêng có hại cho men răng như cà phê, trà, socola,…Nên đánh răng nhẹ nhàng đúng cách, không được chải mạnh ở chỗ miếng trám.Nếu nhận thấy 1 điểm nhô lên khiến bạn khó chịu thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.Như vậy với câu hỏi trám răng cửa có bền không? thì mong rằng bạn hãy lựa chọn một địa chỉ trám răng uy tín để duy trì độ bền của răng trám.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh