Đánh giá việt nam sử lược năm 2024

Trần Trọng Kim qua Việt Nam Sử Lược là một người yêu nước thành tâm, một nhà sử học chân chính, trung thực, một người cầm bút có nhân cách, một học giả xuất sắc đã cống hiến phần trí tuệ, chí ít cho các thế hệ nửa đầu thế kỷ XX và Chính phủ Trần Trọng Kim là sản phẩm của tình thế với hoài bão bước đầu thực thi thể chế Quân chủ lập hiến đặt nền móng cho mô hình “Dân chủ Đại nghị” cổ điển về sau, của lớp nhân sĩ tri thức cũ biết lường trước hoạ binh đao nên tha thiết nhân nhượng, dung hoà.

Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975, về sau vẫn tiếp tục được tái bản [xem thêm].

Nội dung bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim

Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc). Nó là cuốn sách sử Việt đầu tiên thoát khỏi truyền thống viết sử theo lối biên niên, cương mục, ngôn từ khó hiểu của sách sử Việt thời phong kiến, nên được giới bình dân đón nhận do ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.

Với Việt Nam sử lược, sử học Việt Nam lần đầu tiên có một công trình thoát ly được khỏi lối chép sử biên niên truyền thống của Trung Quốc vốn chỉ nêu lên từng sự kiện riêng lẻ, rời rạc. Việt Nam sử lược trình bày các diễn biến lịch sử thành một câu chuyện liên tục và hấp dẫn, cho người đọc thấy được mối liên lạc nhân quả, biện chứng giữa các sự kiện xảy ra theo dòng thời gian.

Ngoài ra, khác với lối chép sử của các sử thần thời phong kiến thường chỉ chú ý ghi chép hành vi, hoạt động của vua chúa quan lại, những cuộc tranh bá đồ vương, Việt Nam sử lược trái lại đã bắt đầu chú ý nhiều đến những sự kiện liên quan đời sống thực tế của dân chúng, sinh hoạt của xã hội, phong tục, tín ngưỡng, v.v… Tất cả đều được thể hiện với một thái độ điềm tĩnh, khách quan, và công bằng đúng như một sử gia cần có.

Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, do biên soạn trong thời gian quá ngắn, lại chỉ do một mình Trần Trọng Kim biên soạn nên sách cũng có nhiều chi tiết sai sót, gây hiểu lầm cho người đọc; về sau tác giả đã 2 lần hiệu đính lại nhưng vẫn còn rất nhiều sai sót (phần lớn người đọc cuốn sách này là dân thường, chỉ có kiến thức sơ lược về lịch sử nên không nhận ra những lỗi sai đó, có một dạo cuốn sách còn từng được dùng làm sách giáo khoa nên đã dẫn đến nhiều hiểu lầm về lịch sử trong người dân).

Mặt khác, sách viết vào thời Pháp thuộc nên chịu sự khống chế của thực dân Pháp, Trần Trọng Kim lại là người có tư tưởng phong kiến bảo hoàng cực đoan, do vậy sách có nhiều đánh giá sai hoặc thiếu khách quan về các nhân vật, sự kiện, triều đại.

Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh cuốn sách Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim, do nhà xuất bản Văn học phát hành.

Đánh giá việt nam sử lược năm 2024
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Tác giả Trần Trọng Kim được biết tới là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học ở Việt Nam. Ông nắm rõ về Hán học và Tây học, nghiên cứu về Nho giáo, Phật giáo và tiếng Việt. Việt Nam sử lược được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ về lịch sử Việt Nam, xuất bản năm 1920, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc), được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Cuốn sách không chỉ viết về đời sống vua quan các triều đại mà còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau: chính trị, giáo dục, nông nghiệp, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc chiến tranh…không sa đà vào biên niên triều chính mà có thêm cái nhìn mới về đời sống phong tục của nhân dân.

Cuốn sách được biên soạn gồm 5 phần theo từng giai đoạn lịch sử. Mỗi phần chia thành các chương, tương ứng với từng thời đại lịch sử. Phần 1. Thượng Cổ thời đại: Thời đại thượng cổ trong lịch sử Việt Nam. Phần 2. Bắc Thuộc thời đại: Một nghìn năm Bắc thuộc của đất nước và những cuộc khởi nghĩa của nhiều anh hùng đấu tranh giành lại độc lập cho nước nhà. Phần 3. Tự Chủ thời đại (Thời kỳ thống nhất): Khoảng thời gian tự chủ của đất nước, xây dựng Đại Việt qua các triều đại nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê. Phần 4. Tự Chủ thời đại (Thời kỳ Nam-Bắc phân tranh): Tái hiện thời kỳ phân tranh, đất nước bị chia cắt đàng Trong – đàng Ngoài, sự thành lập của nhà Nguyễn – chấm dứt tình trạng chia cắt đàng Trong, đàng Ngoài, là cơ sở khôi phục quốc gia. Phần 5. Cận Kim thời đại: Điểm qua sự thống trị của các vị vua thời nhà Nguyễn, nguyên nhân dẫn tới sự kiện Pháp thuộc ở nước ta. Cuốn sách đã hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước ta, với văn phong gần gũi, dễ đọc nên chắc chắn rằng người đọc có thể dễ dàng nhớ những cột mốc chính trong lịch sử phong kiến Việt Nam sau khi đọc. Sách hiện có tại thư viện nhà trường để các thầy cô và các em học sinh đến tìm đọc. Thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu!