Đánh giá về ngân hàng tp bank năm 2024

Bảng xếp hạng của The Asian Banker cho biết TPBank là ngân hàng mạnh nhất Việt Nam năm 2023, với số điểm 6,05/10, trong khi Vietcombank đứng thứ 2 với điểm số 5,9/10.

Đánh giá về ngân hàng tp bank năm 2024

The Asian Banker vừa công bố Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2023. Năm nay, danh sách ghi nhận 19 ngân hàng Việt Nam trong danh sách, giảm 1 ngân hàng so với năm ngoái.

Tuy nhiên, đã có 3 cái tên bị loại gồm HSBC Việt nam, MSB và SCB. Năm ngoái, thứ hạng của các ngân hàng này lần lượt là 95, 197 và 245.

Thay thế là 2 ngân hàng Nam A Bank và PVcombank, xếp hạng tương ứng 379 và 423.

Trong top đầu, 7 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam đều bị tụt hạng năm nay, trong đó ACB tụt 85 bậc còn các ngân hàng khác đều tụt trên 100 bậc, mạnh nhất là MB giảm tới 149 bậc. Vì vậy, Việt Nam không có ngân hàng nào nằm trong top 100, trong khi năm ngoái có tới 3 đại diện.

Đáng chú ý, đứng đầu bảng các ngân hàng mạnh nhất Việt Nam năm nay tiếp tục là TPBank, với 6,05 điểm, đứng thứ 165.

Trong khi đó, 4 nhà băng vốn Nhà nước (Big 4) là Vietcombank đạt 5,9 điểm - hạng 190; VietinBank 5,28 điểm - hạng 266; BIDV 5,23 điểm - hạng 275 và Agribank 5,13 điểm - hạng 288.

Ở chiều thăng hạng, Sacombank nổi bật khi tăng 93 bậc lên hạng 299 và LienVietPostBank tăng 60 hạng lên 275.

Đánh giá về ngân hàng tp bank năm 2024

Đây là năm thứ 2 liên tiếp The Asian Banker đánh giá TPBank là ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. TPBank được đánh giá cao ở tiêu chí hệ số an toàn vốn (CAR, tiêu chí có trọng số cao nhất trong bảng điểm), đạt 6/10 điểm. Trong khi đó các ngân hàng còn lại của Việt Nam không có ai đạt đến điểm 4 còn Vietcombank chỉ đạt điểm 1,5/10.

TPBank còn được đánh giá cao ở các chỉ tiêu tiền gửi, dư nợ cho vay trên tiền gửi, lợi nhuận trên tài sản, nhưng ngược lại, nhận điểm 0/10 khi chấm riêng lợi nhuận và điểm 1/10 khi chấm riêng tài sản.

Trái ngược với mức lãi "rực rỡ" của một số ngân hàng thương mại lớn có vốn nhà nước, một số nhà băng tư nhân nhóm quy mô nhỏ hơn lại ì ạch về tăng trưởng lợi nhuận.

Ngân hàng vừa đổi tên thì báo lỗ

Tại báo cáo tài chính quý 4-2023 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển - PGBank (PGB) ghi nhận thu nhập lãi thuần có sự tăng trưởng. Theo đó, chỉ tiêu này đạt hơn 347 tỉ đồng ở quý 4-2023, tăng gần 4% so với cùng kỳ 2022.

Tuy nhiên, lãi từ kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư đều âm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm tới một nửa, chỉ còn 86,6 tỉ đồng.

Chưa kể, nhà băng này còn phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ 52 tỉ đồng cùng kỳ lên hơn 91 tỉ đồng trong quý 4-2023. Kết quả, ngân hàng này báo lỗ 4,6 tỉ đồng, cùng kỳ vẫn còn lãi gần 95 tỉ đồng.

Giải trình, ông Nguyễn Mạnh Thắng - chủ tịch PGBank - cho biết nguyên nhân giảm lợi nhuận chủ yếu do giảm lãi suất cho vay khách hàng theo chủ trương của Chính phủ. Trong khi chi phí huy động chưa giảm vì có độ trễ và tăng trưởng tín dụng của PGBank tập trung vào tháng cuối năm 2023.

Ngoài ra, còn có lý do ngân hàng chi trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách hàng vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, làm cho chi phí hoạt động dịch vụ tăng, theo lãnh đạo PGBank.

Gộp cả năm 2023, PGBank ghi nhận tổng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự là 3.461 tỉ đồng, tăng 26% so với 2022. Song chi phí lãi và các chi phí tương tự lại tăng tới 40%, đạt 2.154 tỉ đồng. Do vậy, thu nhập lãi thuần chỉ đạt 1.306 tỉ đồng, tăng 8% so với năm trước.

Cũng trong năm này, khoản thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm của PGBank đã giảm đến 32%, còn 22,3 tỉ đồng trong bối cảnh lĩnh vực này vướng nhiều lùm xùm.

Dù trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cả năm ngoái của nhà băng này giảm 9%, đạt 235 tỉ đồng song lợi nhuận vẫn giảm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế PGBank năm 2023 là 355 tỉ đồng, còn lợi nhuận sau thuế của PGBank đạt 283 tỉ đồng, đều giảm gần 30% và không đạt kế hoạch đặt ra.

Hồi cuối năm 2023, PGBank đã đổi tên từ Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thành Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank). Cùng với việc đổi tên, PGBank còn thay đổi nhận diện thương hiệu.

Vì sao lãi TPBank bốc hơi mạnh?

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank( TPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4-2023 trong hôm nay (19-1). Báo cáo cho thấy lợi nhuận sau thuế kỳ này của TPBank chỉ còn 494 tỉ đồng, giảm tới 67,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Lê Quang Tiến - phó chủ tịch TPBank - cho biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa ổn định và có nhiều khởi sắc.

Ngoài ra, ngân hàng đã thực hiện giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân với mức giảm cả nghìn tỉ đồng. Đây là lý do dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng chưa đạt được như kỳ vọng.

Báo cáo đã cho thấy quý 4 này, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt 3.996 tỉ đồng, tăng tới 44% so với cùng kỳ 2022. Điểm đáng chú ý nằm ở khoản trích lập dự phòng. Theo đó, TPBank đã dùng tới 1.970 tỉ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 17 lần con số năm trước.

Việc sử dụng nguồn lực nhằm bao phủ nợ xấu, theo lý giải của TPBank, nhằm giảm áp lực dự phòng cho các năm tới, giảm tác động tiêu cực nợ xấu trong tương lai. Nhưng ngay trong quý này, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị bào mòn đáng kể.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của TPBank đã rơi từ mức hơn 1.519 tỉ đồng cùng kỳ năm trước, chỉ còn 493 tỉ đồng trong quý 4-2023.

Lũy kế cả năm 2023, TPBank đạt 12.425 tỉ đồng khoản thu nhập lãi thuần, tăng 9% so với năm 2022. Lãi từ kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư đều tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên do phải dùng đến 3.946 tỉ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,1 lần năm trước, do đó lãi sau thuế chỉ còn 4.463 tỉ đồng, giảm gần 29%. Với kết quả này, TPBank cũng chỉ thực hiện được 64% kế hoạch.

Nhiều ngân hàng sẽ lãi tốt hơn trong quý cuối năm 2023?

Theo ước tính của SSI Research, quý 4-2023 sẽ chứng kiến tăng trưởng lợi nhuận tốt ở một loạt ngân hàng như VPBank, Techcombank, MBBank, Vietinbank, BIDV, ACB, HDBank…

TPBank đứng thứ mấy Việt Nam?

TPBank đứng đầu bảng xếp hạng ngân hàng mạnh tại Việt Nam với thứ hạng 165/500 theo kết quả của The Asian Banker công bố "Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023".

Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng TPBank?

Đối với khách hàng muốn mở thẻ tín dụng cần đáp ứng các điều kiện: Khách hàng đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự. Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do pháp luật Việt Nam quy định.

Mà ngân hàng TPBank là gì?

Mã ngân hàng TPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - TienPhong Commercial Joint Stock Bank (TPBank). Mã SWIFT Code: TPBVVNVX.

Ngân hàng TPBank mấy giờ làm việc?

Lịch Làm Việc Hành Chính: Thứ 2 đến Thứ 6: Trong tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, TPBank mở cửa từ 8h00 sáng và hoàn thành giao dịch tài chính đến 17h00 chiều. Không có giờ nghỉ trưa, giúp khách hàng tiện lợi giao dịch vào cả buổi sáng và chiều.