Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em năm 2024

Béo phì là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nguyên nhân cơ bản là do sự dư thừa năng lượng ăn vào trong một thời gian dài

Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em năm 2024

Đối với trẻ thừa cân hay béo phì, ngoài 10% nguyên nhân nội sinh có các bệnh lý đi kèm như suy giáp, cường năng tuyến thượng thận, cường insulin nguyên phát, có sự biến đổi gen như hội chứng Prader -Willi, Turner… thì còn lại 90% là nguyên nhân nội sinh tức liên quan tới chế độ ăn uống và lối sống: chế độ ăn không hợp lý: ăn quá nhiều năng lượng hơn nhu cầu (ăn nhiều chất béo, bột đường, thói quen ăn vặt, ăn đêm, ăn nhanh..) thời gian dành cho vận động thể lực ít, thời gian xem tivi, chơi điện tử, đọc truyện tăng…

Trẻ thừa cân, béo phì nếu không can thiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, gây nhiều biến chứng lên tim mạch như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu; bệnh lý nội tiết như đái tháo đường type 2, biến chứng da: sạm da, bệnh gai đen,ngưng thở lúc ngủ... Béo phì còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ; tự ti, ngại tiếp xúc, xu hướng sống khép kín, khó hòa nhập xã hội và xây dựng các mối quan hệ bạn bè.

Cách nhận biết trẻ béo phì: Trẻ sẽ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghỉ đến tình trạng béo phì của trẻ. Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi…) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì. Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt quá 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ vượt quá bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị béo phì

Suy dinh dưỡng là một bệnh do thiếu protein, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng khác làm cho cơ thể chậm, ngừng tăng trưởng hoặc suy sụp cơ thể.

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng ở trẻ em: trẻ không bú mẹ, thời gian ăn bổ sung của trẻ quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không đảm bảo số lượng và chất lượng, do nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, trẻ thường xuyên mắc các nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, trẻ sanh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (hở hàm ếch, tim bẩm sinh, tắc ruột sơ sinh...)

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dưỡng: trẻ biếng ăn hay ăn ít, hay quấy khóc, chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2-3 tháng, khó ngủ, quấy khóc hay giật mình khi ngủ, mọc răng chậm, da xanh xao, cơ nhão, không săn chắc,má hóp, mắt trũng sâu, tóc thưa, dễ rụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, khó tập trung…

Khi phát hiện trẻ thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng, cần gặp bác sĩ nhi hay bác sĩ dinh dưỡng để có thể can thiệp sớm, tránh để ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé một cách không đáng có.

Vậy khi đến bác sĩ, các bác sĩ phải dựa vào tiêu chuẩn để chẩn đoán. Để đánh giá một trẻ phát triển bình thường hay có suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi hay gầy còm, thừa cân, béo phì, theo chuẩn tăng trưởng của WHO 2007, tuỳ theo lứa tuổi, ta dựa vào 4 chỉ số sau:

+ Cân nặng theo tuổi : CN/T

+ Chiều cao ( hoặc chiều dài đối với trẻ < 2 tuổi) theo tuổi: CC/T

+ Cân nặng/ chiều cao ( hoặc chiều dài đối với trẻ < 2 tuổi): CN/CC

+ BMI theo tuổi, giới : BMI/T

Chẩn đoán thừa cân, béo phì theo Z- scores BMI/T theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO 2007:

• Trẻ 0 - 60 tháng tuổi:

Thừa cân khi BMI/T ≥ +2SD

Béo phì khi BMI/T ≥ +3SD

• Trẻ >60 tháng:

Thừa cân khi hoặc BMI/T ≥ +1SD

Béo phì khi hoặc BMI/T ≥ +2SD

Béo phì nặng khi BMI/T ≥ +3SD

Chẩn đoán suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO 2007:

• Thể nhẹ cân ( Underweight): CN/T < - 2SD

Chỉ số CN/T phản ánh khối lượng cơ thể so với tuổi, CN/T thấp là đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không cho cụ thể là SDD mới xảy ra hay trong quá khứ (cấp hay mãn). Đây vẫn được xem là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng. Khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng, sẽ dựa vào các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cụ thể.

• Thể thấp còi ( mãn, stunting) :CC/T< - 2SD

Chỉ số CC/T phản ánh sự tăng trưởng chiều cao, chỉ số CC/T thấp phản ánh sự chậm tăng trưởng do chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng không hợp lý, là SDD tích lũy kéo dài hay suy dinh dưỡng mãn tính

+ CC/T <- 2SD,CN/CC bình thường: sự thiếu hụt dinh dưỡng đã xãy ra thời gian dài, đã ảnh hưởng tới sự phát triển tầm vóc của trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ hiện nay đã hồi phục, những đối tưỡng này thận trọng với nguy cơ béo phì do biến chứng suy dinh dưỡng là chiều cao thấp. Thể này gọi là Suy dinh dưỡng mãn đã hồi phục.

+ CC/T< - 2 SD, CN/CC < - 2SD cho thấy tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã xãy ra trong quá khứ và vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại. Thể này gọi là Suy dinh dưỡng mãn tiến triển.

• Thể gầy còm ( cấp, wasting): CN/CC < - 2 SD, CC/T bình thường, cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng mới diễn ra và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của trẻ. Cần phát hiện sớm trong giai đoạn này, nếu để trễ sẽ qua suy dinh dưỡng mãn, sẽ ảnh hưỡng đến tầm vóc của trẻ.

Bảng phân loại SDD dựa theo các chỉ số nhân trắc - theo độ lệch chuẩn

Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em năm 2024

Trong đó, các ô trống cho thấy chỉ số tăng trưởng trong giới hạn bình thường.

( 1 ) Kiểm tra rối loạn nội tiết nếu trẻ cao bất thường mà không có yếu tố di truyền.

( 2 ) Có thể có lệch lạc về tăng trưởng , nên đánh giá với BMI theo tuổi hay cân nặng hay chiều cao.

( 3 ) Có nguy cơ thừa cân, nếu > 1 là nguy cơ nhưng gần 2 là có nguy cơ chắc chắn.

( 4 ) Khả năng để một trẻ thấp còi trở thành thừa cân.

Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em năm 2024

Ví dụ: Một bé gái 5 tuổi , 1 tháng ( 61 tháng tuổi), cân nặng 23kg, chiều cao 108cm.

Tính BMT/T: Cân nặng (kg) / (chiều cao)2 (mét)

23:1,082 = 19,7

Đối chiếu lên bảng BMI/T của trẻ bé gái 5 tuổi 1 tháng 19,7>18,9= 2 SD, vậy trẻ xếp vào béo phì.

Các bậc phụ huynh cần khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện con có biểu hiện suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì thì phải khám BS chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Dinh dưỡng để can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có, giúp các con phát triển toàn diện.

Để việc tính toán các chỉ số đơn giản hơn, phụ huynh có thể tham khảo công cụ tính cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, chỉ số BMI, có thể xem con mình so với chiều cao và cân nặng chuẩn như thế nào, có thể tham khảo tại đây https://YessCenter.com

Trẻ em bao nhiêu cân là béo phì?

Cách tính béo phì ở trẻ em Nếu 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường. Nếu 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân. Nếu 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I. Nếu 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.

Thừa cân béo phì ở trẻ em là gì?

Thừa cân béo phì ở trẻ là tình trạng tích lũy mỡ trong cơ thể do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, trong đó năng lượng đưa vào vượt quá năng lượng tiêu hao.

Tại sao ngày nay trẻ em thường hay mắc bệnh béo phì?

Thực tế, có đến 60 – 80 % trường hợp béo phì ở trẻ xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Việc mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ ăn quá nhiều chất béo (thức ăn nhanh, đồ chiên xào,…) hay chất bột đường (thức ăn nhiều đường, kem, chè, bánh ngọt, nước ngọt,…) cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

BMI trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Xác định chiều cao và cân nặng dựa trên chỉ số BMI trẻ em.