Đánh giá phật giáo và khoa học

Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên, nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hóa trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được bảo đảm bằng quan sát và phân tích. Ngược lại, chính trực giác –hay kinh nghiệm nội tâm- lại đóng vai trò chủ yếu trong phương cách Phật giáo dùng để tiếp cận thực tại. Trong khi khoa học hướng ngoại thì Phật giáo hướng nội, dùng quán chiếu làm phương thức tiếp cận. Trong khi khoa học chỉ bận tâm về thế giới khách quan thì mối quan tâm chính yếu của Phật giáo là cái ngã tự thân. Thay vì chẻ nhỏ thực tại ra thành từng bộ phận khác biệt như phương pháp quy giản của khoa học, Phật giáo với phương thức tiếp cận toàn bộ sự vật mà mục đích là để hiểu chúng như một tổng thể nguyên trạng. Phật giáo không cần đến những thiết bị đo lường và cũng không cần nương tựa vào bất cứ phương tiện quan sát tinh vi nào vốn là xương sống của nền khoa học thực nghiệm. Nó thiên về định phẩm hơn là định lượng.

Tuy nhiên, sự khác biệt chính yếu giữa sự theo đuổi kiến thức trong khoa học và Phật giáo là do ở những mục tiêu rốt ráo của chúng. Mục tiêu của khoa học là tìm hiểu về thế giới hiện tượng. Trọng tâm chính yếu của nó là những kiến thức về vũ trụ vật lý, được xem như mang tính khách quan và có thể xác định số lượng, cũng như nhằm đạt đến việc kiểm soát thế giới tự nhiên. Ngược lại trong Phật giáo, kiến thức được thu nhận chủ yếu chỉ nhằm vào những mục đích trị liệu. Mục tiêu của Phật giáo vì thế không phải tìm hiểu vũ trụ vật lý cho lợi ích của riêng mình mà chỉ để nhằm giải phóng nhân sinh ra khỏi những khổ đau hệ lụy gây ra bởi sự dính mắc thái quá vào cái thực tại biểu kiến của thế giới ngoại tại. Những tra vấn mang tinh thần thực nghiệm được thúc đẩy bởi tính tò mò tri thức không phải là mục tiêu chính mà Phật giáo nhắm đến. Thay vào đó, họ muốn hiểu rõ bản tánh chân thật của vạn pháp để có thể xóa tan đi đám mây mờ vô minh và mở ra cánh cửa vào giác ngộ và con đường giải thoát. Thay vì dùng viễn vọng kính, hạt gia tốc hay kính hiển vi, Phật giáo dùng tâm như là một khí cụ để nghiên cứu vũ trụ. Nó nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của sự giải thích bản tánh của tâm thông qua kinh nghiệm thiền quán trực tiếp. Trải qua hàng thế kỷ Phật giáo đã đề ra một phương thức tiếp cận sâu sắc và nghiêm ngặt liên quan đến những hiểu biết về những trạng thái tâm linh và bản tánh rốt ráo của tâm. Tâm đứng đằng sau mỗi một kinh nghiệm của đời sống. Nó khẳng định cách thế mà ta nhìn thế giới. Chỉ một thay đổi cực nhỏ trong tâm thức của ta, qua cách thức mà ta đối phó với những trạng thái tâm linh và nhận thức về người và vật như thế nào cũng đủ để thế giới của “ta” hoàn toàn đảo lộn. Như thế, thay vì chuyên chú hoàn toàn vào ngôi-thứ-ba, tức là lĩnh vực của thế giới khách quan hiện tượng như là nền khoa học cổ điển, Phật giáo đồng thời cũng đặt trọng tâm của mình vào lĩnh vực liên quan đến ngôi-thứ-nhất.

Với những khác biệt có vẻ cơ bản trong cả phương pháp và mục tiêu, như vậy có thể có một nền tảng chung để đối thoại giữa khoa học và Phật giáo hay không? Phật giáo có gì để nói về bản chất của hiện tượng khi đây không phải là mối quan tâm chính, mà là những mối bận tâm của những bộ môn khoa học? Ta có một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này là có. Một trong những nhiệm vụ chính của triết học Phật giáo là nghiên cứu về bản chất của thực tại. Trong khi khoa học không phải là mối bận tâm chính của Phật giáo, nó cũng đã từng đặt ra những câu hỏi tương tự với những vấn đề được nêu lên bởi nền khoa học đương đại. Có thể nào những hạt rời bất khả phân là những khối cấu trúc cơ bản của thế giới hiện tượng? Có phải chúng thực sự hiện hữu hay chỉ là những ý niệm giúp ta hiểu biết về thực tại? Phải chăng những định luật vật lý là bất biến, có những hiện hữu tự thân như những quan niệm lý tưởng của Plato? Phải chăng có một thực tại chắc thật đằng sau những sắc tướng? Đâu là nguồn gốc ban đầu của thế giới hiện tượng và cái thế giới chung quanh mà chúng ta cho là “thực” có thực sự hiện hữu? Đâu là mối liên hệ giữa động và tĩnh, giữa chủ thể và khách thể? Bản chất của không gian và thời gian là gì? Những triết gia Phật giáo trong suốt 2.500 năm qua đã không ngừng nghiên cứu, trăn trở về những vấn nạn này. Kinh văn Phật giáo phong phú với những bộ luận bàn thảo về tri thức cũng như lý giải về những cấp độ khác nhau của thế giới hiện tượng, kể cả những bộ luận về tâm lý học khám phá những lĩnh vực khác biệt của ý thức và bản chất rốt ráo của tâm.

Trong khi những phương pháp nghiên cứu của Phật giáo và khoa học nhằm khám phá thế giới hiện tượng thoạt nhìn có vẻ rất khác nhau, nhưng khi nhìn kỹ hơn người ta thấy rằng Phật giáo cũng như khoa học đều dựa vào phương pháp thực nghiệm để khám phá thực tại. Phương pháp phân tích của Phật giáo thông thường sử dụng “suy nghiệm” cũng được dùng rộng rãi trong khoa học. Đây là những thí nghiệm tưởng tượng được tiến hành trong tâm thức, dẫn đến những kết luận khó có thể bác bỏ được, cho dù là những thí nghiệm này thực sự không hề được tiến hành. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi những chuyên gia hàng đầu trong khoa học, cụ thể như Einstein. Thí dụ, khi khảo sát về bản chất của không gian và thời gian, nhà vật lý tưởng tượng ra mình đang cưỡi lên một hạt ánh sáng. Thế là khi nghĩ đến trọng lực, lập tức y cảm thấy mình đang ở trong sự vận hành của gia tốc.

Cũng một kiểu cách như vậy, những nhà Phật học dùng phép suy nghiệm để phân tích mổ xẻ thực tại. Phật giáo cũng giống với khoa học ở chỗ khuyến khích tinh thần hoài nghi trong việc xây dựng niềm tin. Đức Phật đã từng khuyến khích chúng ta không nên chấp nhận một cách mù quáng giáo thuyết của ngài nếu như không tự mình suy nghĩ thấu đáo. Ngài dạy rằng: “Giống như một người khôn ngoan biết đâu là vàng thật sau khi đã thử nghiệm bằng cách cắt ra, nung chảy hay chà xát, những lời dạy của ta cũng thế, chỉ được chấp nhận sau khi đã suy xét thấu đáo chứ không phải là do kính trọng ta”. Nếu chúng ta xem “khoa học” mang ý nghĩa “một hệ thống kiến thức chính xác, chặt chẽ và có thể kiểm chứng được” hoặc như là “một loạt những quy luật và tiến trình liên hệ đến sự nhận ra và công thức hóa một vấn nạn, công thức dựa trên những giả thiết và dữ kiện được thu thập thông qua quan sát và thí nghiệm để kiểm chứng những giả thiết này” (từ điển Webster), thì Phật giáo có thể được mô tả như là một “khoa học quán tưởng” hay nói rõ hơn, “một khoa học về tâm”. Thế nhưng ở đây, phạm trù nghiên cứu không phải chỉ đơn thuần là một thế giới vật chất “khách quan” mà ta có thể khảo sát, đo lường, tính toán một cách vật lý, một thế giới chỉ có thể được mô tả qua ngôn ngữ của phương pháp định lượng ngôi-thứ-ba, nhưng là một thế giới được nhân rộng ra bao gồm toàn thể phạm vi của kinh nghiệm sống “chủ quan” của con người bao gồm cả lĩnh vực tâm thức chỉ có thể nhận thức được thông qua nội quan ngôi-thứ-nhất.

Trong những phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cố gắng so sánh những quan điểm về thực tại được trình bày qua lăng kính của khoa học lẫn Phật giáo, cũng như bắc lên những chiếc cầu nối liền giữa khoa học của thế giới vật lý và khoa học về tâm. Mục đích của chúng tôi ở đây không nhằm khoác lên khoa học một chiếc áo thần bí cũng như không hề biện hộ cho những trụ chống của Phật giáo trước những khám phá của nền khoa học đương đại. Khoa học hành xử chức năng của mình một cách tốt đẹp, nó mang tính độc lập và hoàn thành những mục tiêu đã vạch một cách hoàn hảo mà không cần đến sự hỗ trợ triết học từ Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào. Mà thực ra, một khi tôn giáo nghĩ rằng mình có thể mang “chân lý” đến cho khoa học thì đó cũng là lúc vấn nạn xuất hiện, cụ thể như thảm kịch mà Giáo hội lên án Gallileo vào năm 1633. Phật giáo là khoa học của sự tỉnh thức, thế nên cho dù quả đất có quay quanh mặt trời hay ngược lại, điều đó cũng không hề tạo nên bất kỳ hệ quả nào đối với nền tảng triết lý của nó. Phật giáo đã hiện hữu trên hành tinh này 2.500 năm rồi trong khi nền khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 16. Tuy nhiên, bởi lẽ cả hai đều khao khát đi tìm chân lý và để đạt mục tiêu này đều sử dụng đến những tiêu chuẩn mang tính chân xác, chặt chẽ và luận lý, những thế giới quan tương ứng của họ vì thế không thể đưa đến kết quả đối nghịch không thể vượt qua mà ngược lại cả hai có thể bổ sung nhau một cách hài hòa. Nhà vật lý Werner Heisenberg đã phát biểu quan điểm này một cách đầy thuyết phục như sau: “Tôi xem cái hoài vọng nhằm khắc phục những đối nghịch, trong đó một sự tổng hợp bao gồm cả nhận thức thuần lý lẫn kinh nghiệm thần bí về nhất thể, là cái “mythos”, dù có được nói ra hay không, của thời đại chúng ta”.

Nguồn: nld.com.vn (18/05/08)

Xem Thêm

Đánh giá phật giáo và khoa học

Điện gió và điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận- Nhìn từ hội thảo

Từ ngày 21/9 đến ngày 22/9/2022, tại khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ (Ninh Thuận). Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam”

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Tiền Giang: 2 học sinh lớp 11 sáng tạo ra 5 sản phẩm đạt giải Cuộc thi cấp huyện

Tham dự Lễ tổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng huyện Tân Phú Đông lần thứ VIII, năm 2021 – 2022, điều gây ấn tượng với đại biểu tham dự là 2 em Võ Hoàng Anh, Lê Thành Trọng, học sinh lớp 11, Trường THCS và THPT Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông có 5 sản phẩm được trao giải Cuộc thi câp huyện; trong đó, có 2 sản phẩm đoạt giải Nhất. Xin giới thiệu cùng độc giả.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Tìm giải pháp phát triển sản xuất trầm hương tại Việt Nam

Trầm hương Việt Nam được các chuyên gia đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, với cách khai thác như trước đây, trầm hương tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ biến mất; trong khi sản phẩm từ phương pháp tạo trầm bằng hóa chất vừa kém chất lượng, lại không an toàn cho người sử dụng và cũng làm mất đi thương hiệu của trầm hương Việt Nam nếu xuất khẩu ra nước ngoài…

Đánh giá phật giáo và khoa học

Tin mới

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đồng Tháp: Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ngày 28/9/2022, tại Khu Du lich Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo tư vấn: “Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp – Thực trạng và giải pháp”.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Tờ trình viện trợ nước ngoài không hoàn lại

Theo tờ trình đề nghị xây dựng Quy chế vận động, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ nước ngoài không hoàn lại thuộc thẩm quyền quản lý của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Điện gió và điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận- Nhìn từ hội thảo

Từ ngày 21/9 đến ngày 22/9/2022, tại khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ (Ninh Thuận). Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam”

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với Tỉnh uỷ Ninh Thuận

Ngày 21/9, Đoàn công tác của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh uỷ tỉnh Ninh Thuận về công tác tập hợp, phát triển đội ngũ trí thức và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ đối với hoạt động của Liên hiệp Hội tỉnh Ninh Thuận.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Bắc Giang: Liên hiệp Hội ký kết hợp tác với Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Ngày 22/9/2022, tại Viện Kinh tế Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang với Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách và đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội giai đoạn 2022-2025.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Vĩnh Long: Trao giải cho 39 mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi cấp tỉnh

Ngày 25/9/2022, tại hội trường Tỉnh Ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Tỉnh Đoàn Vĩnh Long tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, năm học 2021 – 2022 (gọi tắt là Cuộc thi) và Phát động Cuộc thi lần thứ XII, năm 2022-2023.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đề cao trách nhiệm trong quá trình sửa Luật Đất đai

Có nhiều nội dung mới như làm rõ phạm vi quy định của Luật Đất đai với các luật khác có liên quan; quy định cụ thể hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý đối với đất đai...

Đánh giá phật giáo và khoa học

Kon Tum: Hội thảo khoa học về phát triển nông nghiệp của tỉnh

Ngày 20/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện Kon Rẫy tổ chức Hội thảo khoa học về dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp Hội

Trong nhiệm kỳ 2021-2026, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long đã tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Đánh giá phật giáo và khoa học

Kon Tum: Bộ ấn phẩm số song ngữ Anh - Việt về văn hóa Ba Na

Đây là sáng tạo của em Lê Công Danh và Nguyễn Trần Thục Quyên - học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum. Bộ sản phẩm này đã đạt giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên,nhi đồng của tỉnh lần thứ 14 năm 2022, đồng thời được chọn gửi tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên,nhi đồng toàn quốc lần thứ 18 năm 2021-2022.