Đánh giá học sinh quan hệ tình dục

Sáng 25-4, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo trực tuyến công bố báo cáo "Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019".

Tại hội thảo, TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết cuộc khảo sát triển khai tại 21 tỉnh với hơn 7.700 học sinh tham gia, cung cấp số liệu về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh khác. Số học sinh tham gia khảo sát đều từ lớp 8-12 (tương ứng trẻ 13-17 tuổi) của 81 trường.

Đánh giá học sinh quan hệ tình dục

13% trẻ 13-17 tuổi luôn cảm thấy cô đơn - Ảnh minh hoạ

So sánh điều tra tại Việt Nam năm 2013 với 2019 cho thấy có nhiều tiến bộ có ý nghĩa quan trọng trong một số lĩnh vực, một số chỉ số cải thiện rõ như tỉ lệ nhẹ cân giảm một nửa, tỉ lệ học sinh sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá giảm…

Tỉ lệ học sinh hoạt động thể chất đã tăng hơn. Trong đó, tỉ lệ vận động 60 phút/ngày, 5 ngày trong tuần đã tăng từ 20,5% lên 21,7%.

Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh bị thừa cân, béo phì có xu hướng tăng lên, tỉ lệ thừa cân tăng gấp đôi. Một số hành vi nguy cơ như uống nước ngọt có ga, ăn thức ăn nhanh đều tăng lên. Trong đó, tỉ lệ ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần trong tuần tăng từ 30,2% lên 54,1%.

Lần đầu tiên đưa chỉ số sử dụng thuốc lá điện tử vào điều tra cũng ghi nhận tỉ lệ chung tại 21 tỉnh, thành có 2,6% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử; riêng ở Hà Nội và TP HCM tỉ lệ này lên đến 7,9%.

Đáng lưu ý, thông tin từ nhóm nghiên cứu cho thấy tỉ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% vào năm 2019.

Tại hội thảo, đại diện WHO khuyến cáo ngành giáo dục và y tế cần xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe cho học sinh, chú trọng về chất lượng bữa ăn trường học, điều kiện vận động thể chất cho học sinh; sức khỏe tâm thần, sức khỏe giới tính...

Cũng tại hội thảo, PGS-TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Y tế công cộng, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết một điểm trong khảo sát này cho thấy có những chỉ số hết sức quan trọng về sức khỏe tâm thần.

"Số liệu được thu thập trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tuy nhiên đã có 13% trẻ cảm thấy cô đơn hầu hết thời gian hoặc luôn luôn cô đơn. Gần 7% thường xuyên cảm thấy lo lắng. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ nghiêm túc xem xét việc tự tử trong 12 tháng qua 2 lần khảo sát có giảm nhẹ nhưng trong số 6-7 trẻ thì vẫn còn một trẻ nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử trong một năm qua. Trong khi đó, tỉ lệ phần trăm bố mẹ đồng hành cùng các con không cao. Đây là điều bậc phụ huynh cần suy nghĩ"- PGS Hạnh nói.

Theo điều tra này, tỉ lệ cha mẹ, người giám hộ hiểu các vấn đề lo lắng của con là chưa đến 30%. Chỉ số này cho thấy phụ huynh cần nỗ lực hơn nữa để đồng hành cùng trẻ để biết con đang lo lắng gì, có vấn đề gì. Trẻ ở lứa tuổi này gặp nhiều vấn đề (học hành, yêu đương…).

Đánh giá học sinh quan hệ tình dục

Học sinh yêu sớm, mối lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh hiện nay. ẢNH MINH HỌA: T.L

Nhà nghiên cứu cũng phải ngạc nhiên

Khảo sát nêu trên là của TS Trần Thành Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) và các cộng sự, trong thời gian học kỳ II, năm 2016-2017, với khoảng 800 mẫu sau khi loại trừ những phiếu không tin cậy. Trong 6 trường, có 3 trường trong khu vực nội thành, 3 trường khu vực ngoại thành Hà Nội. Đặc điểm khảo sát của các trường là ở những khu vực có mức kinh tế/đời sống cao, học sinh có điều kiện tiếp cận và truy cập mạng qua các thiết bị gia đình từ tivi thông minh, máy tính... trình độ học vấn của phụ huynh từ THPT đến trình độ sau ĐH; cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu là công nhân viên chức và kinh doanh buôn bán tự do.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, TS Trần Thành Nam cho biết, cách chọn mẫu phương thức thuận tiện vì đề tài “nhạy cảm” nên sau khi giới thiệu về nghiên cứu, các nguyên tắc bảo mật, không thu thập thông tin cá nhân. Chỉ những học sinh nào đồng ý tham gia trả lời câu hỏi mới được phát bảng hỏi. Kết quả khảo sát có thể có những số liệu cao hơn khảo sát thống kê quốc gia SAVY-II (2010) có thể do sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của nhóm mẫu như đã nêu trên. Về kết quả, dù chỉ là nghiên cứu thí điểm hẹp, song theo TS Trần Thành Nam, kết quả cho thấy trong các học sinh được hỏi, đến hết lớp 9, khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục, hết lớp 12 thì con số này là 39%, 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên.

“Đánh giá về kết quả chúng tôi cũng có những bất ngờ, nhưng chúng tôi cũng tin vào tính xác thực của số liệu nghiên cứu. Phải nhấn mạnh lại đây là nghiên cứu thí điểm diện hẹp. Đóng góp chính của nghiên cứu là phát hiện vấn đề, thay đổi cách nhìn của cha mẹ về vấn đề quan hệ tình dục vị thành niên. Còn tỉ lệ số liệu không thể khái quát cho vùng miền hay quốc gia”, TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Nhà trường, phụ huynh cần làm gì?

Đánh giá số liệu về nghiên cứu nhỏ nói trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, không quá ngạc nhiên về những thống kê này, nhưng với nhiều người, đặc biệt là phụ huynh sẽ giật mình và thậm chí không tin vào những số liệu từ cuộc điều tra này. Tuy nhiên, dù chưa thật cụ thể và rõ ràng nhưng những con số này lại phản ánh đúng thực tế hiện nay ở nước ra, đó là tình trạng quan hệ tình dục sớm ở học trò, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ lớp 9 trở lên.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát triển sớm, đó là từ lứa tuổi 13-14 (học sinh lớp 8, lớp 9) là thời điểm dậy thì phổ biến ở học sinh. Thậm chí có em 8 - 9 tuổi đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu thay đổi trong cơ thể. Bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên độ tuổi dậy thì ở trẻ em nước ta đã sớm hơn trước đây từ 3 - 4 năm. Ở độ tuổi lớp 9, các em bắt đầu có nhu cầu về tình cảm, muốn khám phá, muốn thử và tò mò về thế giới xung quanh, tò mò về những người khác giới. Sự tò mò khiến các em thôi thúc nhu cầu của giới tính.

“Cách sinh hoạt hiện nay của người trẻ cũng đã cởi mở hơn, không gò bó như trước. Sự tiếp cận từ đời sống hàng ngày, qua phim ảnh, bài hát... là nguyên nhân khiến dễ xảy ra việc quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi học trò. Nhưng việc giáo dục giới tính cho học sinh đã được bắt đầu từ cấp 2, nhưng lại chưa có hiệu quả, đặc biệt ở vùng nông thôn. Rào cản khiến việc giáo dục giới tính không hiệu quả đó xuất phát nhiều từ phía giáo viên dạy môn này, trong Chương trình phổ thông mới chỉ dừng lại ở các tiết học ngoại khóa. Ở gia đình, thời gian dành cho con cái ngày càng ít đi, ít có những chia sẻ, định hướng giúp con em mình vượt qua giai đoạn mất phương hướng này”, TS Nguyễn Tùng Lâm chỉ ra nguyên nhân.

Còn theo TS Trần Thành Nam, phụ huynh hết sức bình tĩnh, dù con số thống kê học sinh có quan hệ tình dục ở mức cao. TS Trần Thành Nam chia sẻ: “Tuổi dậy thì của các em đến sớm. Các bậc phụ huynh phải chấp nhận thực tế các em có sự hấp dẫn giới tính, có nhu cầu về tình yêu, tình dục cởi mở hơn thế hệ trước rất nhiều. Khi nói chuyện về giới tính, bản thân bố mẹ cũng ngại đề cập đến vấn đề này. Bố mẹ cần thực hành với nhau trước để cuộc nói chuyện được diễn ra tự nhiên và cởi mở. Nếu chính bố mẹ cũng ấp úng, đỏ mặt khi đề cập với con về vấn đề này, trẻ sẽ không bao giờ dám chia sẻ những điều thầm kín ở các em. Và hậu quả nhãn tiền là tỉ lệ nạo phá thai của Việt Nam đang trong nhóm top 5 của khu vực và thế giới”.

Theo số liệu nghiên cứu của TS Trần Thành Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) và đồng nghiệp tại một số trường ở nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39%. Trong số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến 29,5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất; và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức “phòng tránh thai” nào đó (không theo cách an toàn).

Quang Huy