Đánh giá cơ lực các nhóm cơ năm 2024

Yếu vận động có thể là do rối loạn chức năng ở bó vỏ tủy, hạch nền, cột sống, dây thần kinh ngoại biên hoặc cơ. Việc khám cẩn thận hệ thống vận động cho phép bác sĩ lâm sàng xác định vị trí tổn thương, xây dựng chẩn đoán phân biệt và chọn chẩn đoán hình ảnh và/hoặc xét nghiệm thích hợp.

Các chi và đai vai phải được bộc lộ đầy đủ, sau đó tìm kiếm những thông tin dưới đây:

  • Teo cơ
  • Phì đại cơ
  • Phát triển không đối xứng
  • Giật bó cơ
  • Tăng trương lực cơ
  • Các cử động tự ý khác, bao gồm múa giật Múa giật, múa vờn, múa vung nửa người Múa giật là một vận động không tự chủ, không nhịp nhàng, giật, nhanh, không dừng được, chủ yếu ở cơ ngọn chi hoặc mặt; các vận động có thể kết hợp với hành động bán chủ ý làm lu mờ các vận động... đọc thêm (các động tác giật, ngắn), múa vờn (cử động liên tục, quằn quại), và giật cơ Giật cơ Động kinh rung giật cơ là một sự co cơ thoáng qua, tạo cảm giác như giật ở một hoặc một nhóm cơ. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và đôi khi chẩn đoán xác định bằng điện cơ. Điều trị bao gồm điều... đọc thêm (co cơ kiểu điện giật)

Co và duỗi thụ động các chi khi bệnh nhân thư giãn sẽ cung cấp các thông tin về trương lực cơ.

Teo cơ được thể hiện bằng sự giảm kích thước của cơ, nhưng teo cơ hai bên hoặc teo ở những cơ lớn hoặc các cơ ở vị trí kín đáo, nếu như không tiến triển, có thể không rõ ràng. Ở người già, mất khối lượng cơ là thường gặp.

Phì đại xảy ra khi một cơ phải làm việc nhiều hơn để bù lại cho cơ khác bị yếu; giả phì đại xảy ra khi mô cơ bị thay thế bởi sự phát triển quá mức của mô liên kết hoặc các cấu trúc khác không mang chức năng (ví dụ như amyloid).

Giật bó sợi cơ (các cử động giật nhỏ, ngắn, không đều của cơ nhìn thấy được dưới da) là tương đối phổ biến. Mặc dù chúng có thể xảy ra ở cơ bình thường, đặc biệt là ở cơ bắp chân của người cao tuổi, nhưng giật bó sợi cơ thường chỉ điểm tổn thương của nơ-ron vận động dưới (ví dụ như thoái hóa hoặc tổn thương sợi thần kinh và tái tạo sợi thần kinh).

Tăng trương lực cơ (thư giãn cơ chậm lại sau một cơn co kéo dài hoặc khi gõ trực tiếp vào cơ) gợi ý chứng loạn dưỡng trương lực cơ hoặc một rối loạn trương lực cơ khác và có thể được biểu hiện bằng việc không thể xòe nhanh bàn tay đang nắm chặt.

Tăng kháng trở của cơ khi kéo giãn (hiện tượng lưỡi dao nhíp) và co cứng cơ chỉ điểm tổn thương noron vận động trên.

Đơ cứng kiểu ống chì (mức độ không thay đổi suốt tầm vận động), thường kèm theo dấu hiệu bánh xe răng cưa, gợi ý tổn thương hạch nền.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Bệnh nhân phàn nàn yếu có thể có nghĩa là mệt mỏi, vụng về, hoặc yếu cơ thực sự. Do đó, bác sĩ phải xác định chính xác đặc điểm của các triệu chứng; bao gồm: vị trí, thời gian xuất hiện, các yếu tố làm nặng lên và cải thiện triệu chứng, và các dấu hiệu và dấu hiệu kèm theo.

Các chi được đánh giá yếu cơ (khi duỗi, chi yếu sẽ rủ xuống), run và các cử động tự ý khác. Sức mạnh của các nhóm cơ đặc biệt được đánh giá khả năng chống lại sức cản, và so sánh hai bên. Tuy nhiên, đau có thể hạn chế khả năng đánh giá khi khám cơ lực do làm giảm nỗ lực tối đa của bệnh nhân.

Nếu giả liệt cơ hoặc nguồn gốc tâm lý, khi khám theo cách gây bất ngờ thì cơ lực có thể bình thường, hoặc bệnh nhân có thể không sử dụng các cơ hỗ trợ một cách hợp lý. Ví dụ: bệnh nhân liệt cơ delta thực sự, khi khám với sức cản họ sẽ sử dụng các cơ phụ làm nghiêng thân và cổ sang phía đối diện với cơ delta yếu để cố gắng chống lại sức cản do người khám tạo ra. Ngược lại, những bệnh nhân có giả liệt cơ delta, vai và đầu sẽ nghiêng về phía cơ delta liệt khi khám với sức cản, thể hiện sự thiếu nỗ lực của bệnh nhân.

Liệt kín đáo thể hiện bởi giảm sự dao động của tay trong khi bước đi, cẳng tay sấp khi tay duỗi thẳng, giảm sử dụng tự nhiên của chi, một chân xoay ngoài, thực hiện chậm các động tác nhanh liên tiếp hoặc giảm sự khéo léo (ví dụ như cài cúc áo, mở một cái chốt an toàn hoặc lấy một que diêm trong hộp).

Cần phân độ cơ lực. Thang điểm MRC dưới đây, được xây dựng bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh, ngày nay được sử dụng rộng rãi:

  • 0: Không có sự co cơ.
  • 1: co cơ nhìn thấy được nhưng không hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ.
  • 2: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực.
  • 3: Cử động thắng trọng lực nhưng không thắng được sức cản.
  • 4: Cử động thắng được phần nào sức cản của người khám.
  • 5: Cơ lực bình thường.

Khó khăn với thang điểm này cũng như các thang điểm tương tự là mức độ cơ lực trải rộng giữa độ 4 và độ 5.

Cơ lực ngọn chi có thể được định lượng với một lực kế cầm tay hoặc cho bệnh nhân bóp bao huyết áp đã được bơm căng.

Đánh giá chức năng thường cung cấp thông tin tốt hơn về mối quan hệ giữa cơ lực và khuyết tật. Khi bệnh nhân được thực hiện nhiều nghiệm pháp, các thiếu sót sẽ được ghi nhận và định lượng nhiều nhất có thể (ví dụ ngồi xổm bao nhiêu lần hoặc leo được bao nhiêu bậc cầu thang). Đứng dậy từ tư thế ngồi xổm hoặc trèo lên một cái ghế sẽ kiểm tra cơ lực gốc chi; bước đi bằng gót chân và các đầu ngón chân sẽ kiểm tra cơ lực ngọn chi. Dùng tay đẩy để đứng dậy khỏi ghế là chỉ điểm cho yếu cơ tứ đầu đùi. Xoay người để di chuyển tay thể hiện yếu cơ đai vai. Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa bằng cách xoay người nằm sấp, quỳ gối và sử dụng hai bàn tay để tì vào đùi và từ từ dựng người thẳng dậy (dấu hiệu Gowers) gợi ý yếu cơ đai chậu.

Chủ đề