Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024

Vùng đất Hải Dương có lịch sử phát triển từ lâu đời. Theo kế quả nghiên cứu khoa học thông qua các di chỉ khảo cổ cho thấy ngay từ thời kỳ đồ đá đã có người sinh sống trên mảnh đất này. Cùng với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Hải Dương đã nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Năm Minh Mệnh thứ 10 (1831), tỉnh Hải Dương chính thức được thành lập, biệt danh là tỉnh Đông (nằm về phía Đông của kinh thành Thăng Long). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, do yêu cầu quy vùng kinh tế, chỉ đạo chiến tranh và xây dựng quốc phòng, địa bàn Hải Dương có những thay đổi cụ thể vào những thời điểm khác nhau.

Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024
Thành Đông, năm1885

Tháng 3-1968 tỉnh Hải Dương hợp nhất với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, gồm có 20 huyện và hai thị xã (Hải Dương, Hưng Yên), trung tâm hành chính đặt tại thị xã Hải Dương.

Tháng 1-1997, tỉnh Hải Dương được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên.

Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024
Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Trải qua nhiều lần hợp nhất, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hải Dương có 10 huyện (Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ), 1 thị xã (Chí Linh) và 1 thành phố đô thị loại II (thành phố Hải Dương), với tổng số 229 xã, 23 phường, 13 thị trấn.

(Xây dựng) - Triển khai kế hoạch của tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hải Dương đã xây dựng phương án sắp xếp 6 phường ở khu vực trung tâm.

Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024
Trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo.

Qua rà soát, trong giai đoạn 2023-2025, thành phố Hải Dương (Hải Dương) có 6 phường thiếu 1 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 70% quy định, thuộc diện phải sắp xếp. Thành phố Hải Dương đã lên phương án thành lập 2 phường mới, gồm 1 phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Trãi và 1 phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường: Phạm Ngũ Lão, Trần Phú, Lê Thanh Nghị.

Theo tính toán, sau khi thành lập 2 phường mới trên cơ sở sáp nhập 6 phường, sẽ có hơn 60 cán bộ, công chức dôi dư. UBND thành phố Hải Dương đề xuất điều động cán bộ, công chức từ phường, xã thừa sang phường, xã thiếu và tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức phường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm tại các phòng, ban, các đơn vị sự nghiệp công lập còn thiếu của thành phố.

Trước đó, năm 2019, thành phố Hải Dương đã sắp xếp, sáp nhập xã An Châu và xã Thượng Đạt, thành lập xã An Thượng. Sau sáp nhập, địa phương này đã phát huy được các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, phát triển và góp phần tinh gọn bộ máy, giảm chi ngân sách.

Kế hoạch của UBND tỉnh Hải Dương về triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025, theo đó, toàn tỉnh có tổng số 60 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, trong đó có 37 xã thuộc diện phải sắp xếp, 23 xã liên quan liền kề.

Cụ thể: TP. Hải Dương có 6 phường nhập thành 2 phường; thị xã Kinh Môn có 1 xã nhập vào 1 phường thành 1 phường; huyện Bình Giang 2 xã nhập thành 1 xã; huyện Cẩm Giàng 3 xã và 1 thị trấn nhập thành 1 xã và 1 thị trấn; huyện Kim Thành 7 xã và 1 thị trấn nhập thành 3 xã và 1 thị trấn; huyện Ninh Giang 7 xã và 1 thị trấn nhập thành 3 xã 1 thị trấn; huyện Thanh Hà 7 xã và 1 thị trấn nhập thành 3 xã và 1 thị trấn; huyện Tứ Kỳ 6 xã nhập thành 3 xã; huyện Gia Lộc 8 xã nhập thành 4 xã; huyện Nam Sách 7 xã và 1 thị trấn nhập thành 3 xã và 1 thị trấn.

Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024

UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025.

Có 1 đơn vị cấp xã dự kiến thuộc diện phải sắp xếp, đó là xã Nhân Huệ (TP.Chí Linh) nhưng do có đề nghị không thực hiện sắp xếp bởi vì xã Nhân Huệ có diện tích 3 mặt giáp sông Kinh Thầy, sông Thương, còn lại một mặt giáp phường Cổ Thành, chỉ có một đường giao thông từ phường Cổ Thành đi sang xã Nhân Huệ qua bờ đê giáp sông. Mặt khác, phần lớn người dân ở xã Nhân Huệ theo đạo Công giáo, tập quán sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, chài lưới, nếu sắp xếp phải sáp nhập với phường Cổ Thành không phù hợp với tập quán sinh hoạt tôn giáo khó khăn cho trong việc đi lại, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, đồng thời ảnh hưởng đến tiêu chí đô thị của phường Cổ Thành.

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Hải Dương sẽ giảm 31 đơn vị hành chính cấp xã, còn 204 đơn vị hành chính cấp xã (từ 235 đơn vị còn 204 đơn vị hành chính cấp xã).

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho rằng, sắp xếp đơn vị hành chính là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Tuy nhiên, trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 thì yếu tố quyết định thành công việc triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn tiếp theo là phải có cách làm đúng, bài bản, kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, bảo đảm đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và không cầu toàn, không nóng vội.

Đánh giá các xã của thành phố hải dương năm 2024

Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

Để lộ trình triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng kế hoạch của UBND tỉnh đã đề ra, người đứng đầu chính quyền tỉnh Hải Dương đề nghị ban thường vụ các huyện uỷ, thành uỷ, thị uỷ chỉ đạo xây dựng phương án, lộ trình, kế hoạch tổng thể, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại địa phương theo tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. Trong đó, lưu ý nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện phương án sắp xếp để bảo đảm sự tiếp nối của giai đoạn 2023-2025 với giai đoạn 2026-2030. chỉ đạo tổ chức kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh bám sát chức năng, nhiệm vụ, ban hành văn bản hướng dẫn việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã cần tập trung vào khó khăn vướng mắc sau khi đã sắp xếp để hình thành những đơn vị hành chính mới như: Sắp xếp tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị; kiện toàn các tổ chức đảng, tiếp nhận đảng viên sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đảng bộ cơ sở các nhiệm kỳ 2025-2030; xây dựng phương án tiếp nhận, bàn giao, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát.

Đối với các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, UBND các xã, phường, thị trấn cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn. Trong đó, cần lưu ý lựa chọn, xác định tên gọi của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải có ý nghĩa, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương, ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc tên gọi đã được sử dụng trong lịch sử hình thành, phát triển của đơn vị hành chính. Cùng với đó, cần tập trung hướng dẫn các thôn, khu dân cư tổ chức lấy ý kiến cử tri, đảm bảo sự đồng thuận cao của nhân dân.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc phối hợp với các cấp chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tạo sự thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên tại các đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập.