Đảng viên dự bị không có quyền nào sau đây năm 2024

Đảng viên dự bị có quyền được biểu quyết không? Các quyền của Đảng viên dự bị? Đảng viên dự bị không có những quyền gì?

Theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, thì có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên trong quá trình kết nạp Đảng, mỗi công dân đề trải qua quãng thời gian làm Đảng viên dự bị. Vậy Đảng viên dự bị là gì và các quyền lợi của Đảng viên dự bị được quy định như thế nào theo luật định? Đảng viên dự bị có quyền biểu quyết hay không?

Căn cứ pháp lý:

– Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.

– Quyết định về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng (Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương).

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Khái niệm Đảng viên dự bị:

Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa Đảng viên như sau:

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện được kết nạp Đảng thì quần chúng sẽ được đứng trong hàng ngũ Đảng viên. Tuy nhiên, không phải mọi Đảng viên đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên đều được trở thành Đảng viên chính thức mà phải dựa vào các yếu tố khác. Thời gian làm Đảng viên dự bị là thời gian xem xét và cân nhắc lên Đảng viên chính thức, dó đó ở giai đoạn này Đảng viên dự bị chỉ có một số quyền hạn nhất định và cũng bị giới hạn một số quyền. Tuy nhiên, việc trở thành Đảng viên chính thức là niềm tự hào to lớn, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, niềm vui lớn lao và mục đích phấn đấu của nhiều công dân Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày được tổ chức lễ kết nạp từ chi bộ. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị phải tiếp tục rèn luyện và được chi bộ giáo dục, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị tiến bộ.

Như vậy, có thể hiểu, Đảng viên dự bị là người được kết nạp vào Đảng nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức mà sẽ có mười hai tháng “thử thách” để rèn luyện tiến bộ. Hết thời gian dự bị 12 tháng này, Đảng viên dự bị mới được xem xét, biểu quyết để kết nạp.

Đặc biệt, tất nhiên không phải Đảng viên dự bị nào cũng có thể được kết nạp vào Đảng. Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đảng, nếu Đảng viên dự bị không đủ tư cách Đảng viên thì chi bộ sẽ đề nghị lên cấp trên có thẩm quyền để xoá tên người đó ra khỏi danh sách Đảng viên dự bị.

Mặc dù chưa phải là Đảng viên chính thức nhưng trong sinh hoạt, theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị cũng có các quyền sau đây:

– Được thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan đến Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, cương lĩnh chính trị.

– Được đề cử các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

– Được phê bình, chất vấn về các hoạt động của tổ chức Đảng cũng như Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức. Đồng thời, Đảng viên cũng được báo cáo, kiến nghị cơ quan có trách nhiệm cũng như có thể yêu cầu được cơ quan này trả lời.

Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian đó, chi bộ tiếp tục giáo dục và phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị này tiến bộ.

Khi hết thời kỳ dự bị, Đảng viên dự bị đủ điều kiện thì được công nhận là Đảng viên chính thức. Khi đó, Đảng viên này sẽ có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của Đảng viên chính thức.

3. Đảng viên dự bị không có quyền gì? Có quyền biểu quyết hay không?

Căn cứ quy định trên, Đảng viên dự bị sẽ có đầy đủ các quyền của Đảng viên chính thức nêu trên nhưng không có quyền biểu quyết.

Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

– Ở đại hội đảng viên, chỉ có đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.

– Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

– Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Quy định này cũng xác định rõ quyền tham gia đối với Đảng viên chính thức và Đảng viên dự bị. Trong đó, các quyền lợi được tiếp cận là không giống nhau. Đảng viên dự bị bị giới hạn một số quyền hơn và việc tiếp cận cũng hạn chế hơn so với Đảng viên chính thức.

Theo quy định nêu trên thì tại đại hội đại biểu đảng bộ, chỉ có đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Từ chỉ xác định duy nhất các đối tượng được liệt kê mới có quyền tham gia bầu cử. Do đó đảng viên dự bị không có quyền được ứng cử, đề cử tại đại hội đại biểu đảng bộ.

Tuy nhiên họ lại có quyền được đề cử Đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên. Sự lựa chọn, tin tưởng của họ vẫn được đánh giá cao trong công tác chung của tổ chức. Để đảm bảo các Đảng viên được nói lên quan điểm, mang đến sự lựa chọn tín nhiệm của mình trong hoạt động chung.

Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy cấp mình. Đây là các quy định đảm bảo cho quyền đánh giá, tham gia công việc của tổ chức.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 15 của Điều lệ Đảng cũng đã khẳng định: “Ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.”

Theo đó, có thể thấy Đảng viên dự bị bị giới hạn một số quyền nhất định, đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên. Quyền đề cử và quyền bầu cử là hai khái niệm khác nhau, Đảng viên dự bị vẫn có quyền được đề cử nếu cảm thấy người mà mình đề cử có phẩm chất và năng lực xứng đáng.

Không chỉ vậy, theo khoản 4 Điều 3 Điều lệ Đảng khẳng định: Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo quy định này, có thể thấy, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết cũng như ứng cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng mà chỉ có các quyền như đã phân tích ở trên.

Như vậy, Đảng viên dự bị bị hạn chế một số quyền trên đây và Đảng viên dự bị cũng không có quyền biểu quyết. Quyền biểu quyết là quyền của Đảng viên chính thức và của những cá nhân khác có quyền đó. Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng. Mỗi công dân khi phấn đấu trở thành Đảng viên và đang trong thời gian dự bị thì Đảng viên cần nắm rõ các quy định trên để thực hiện và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.