Dai tan 5gz khac với 2.5 là gì

Như các bạn đã biết là wifi dùng dải tần 2.4Ghz thì phát đi được xa hơn nhưng tốc độ chậm hơn, wifi dùng dải tần 5Ghz thì chỉ phát được ở khoảng cách gần nhưng tốc độ cao hơn. Khác biệt đến như nào thì mời các bạn xem video sẽ rõ Mình dùng mạng J:COM ở nhật, gói cước thấp nhất (120Mbps)

Bạn nào không xem được video thì mình mô tả lại. Mình đã test khoảng 5 lần, kết quả đều tương đương nhau, cái trong video là lần thứ 6 1. Wifi 2.4Ghz +Download: 40 Mbps (5 MB/s) +Upload: 7.24 Mbps ( 905 KB/s) +Ping: 66ms 2. Wifi 5Ghz +Download: 116.6 Mbps (14.75 MB/s) +Upload: 7.79 Mbps (973 KB/s) +Ping: 48ms Đều cùng một máy chủ là Tokyo

Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì? bạn có nhu cầu sử dụng wifi và đang băn khoăn chưa biết lựa chọn bộ phát wifi không dây nào và băng tần bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng? Đọc bài này bạn sẽ đưa ra được lựa chọn hợp lý nhất cho mình.

Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Đây là hệ thống cho phép truy cập Internet mà không cần sử dụng đến hệ thống dây cáp mạng vướng víu lằng nhằng. Tại những khu vực được phủ sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến hệ thống cáp mạng, đối với hệ thống mạng có dây thì để mở rộng quy mô mạng là cả vấn đề vì nó còn liên quan đến khoảng cách, độ dài tối đa của dây mạng trong mạng Lan không vượt quá 100m trong khi với hệ thống mạng wifi thì khác hoàn toàn. Bạn không bị giới hạn về khoảng cách, có những bộ phát wifi tầm xa như: Tp-Link EAP110 cho phép phạm vi phủ sóng từ 200m đến 300m, bộ phát wifi tầm xa Tp-Link CPE210 làm việc ở băng tần 2.4Ghz cho khả năng phát wifi không dây ngoài trời lên đến 5Km, bộ phát wifi tầm xa ngoài trời Tp-Link CPE510 làm việc ở băng tần 5Ghz cho khả năng phát wifi không dây lên đến 15Km. Tp-Link WBS210, Tp-Link WBS510 các thiết bị này có khả năng phát wifi công suất cao lên đến 50Km với tốc độ 300Mb . Điều đặc biệt là phải dùng 1 cặp thì mới đảm bảo thông lượng và tín hiệu wifi ở khoảng cách rất xa như vậy. Internet Wifi không dây thường được cung cấp cho các điểm kết nối công cộng (hotspots), hoặc có thể lắp đặt internet wifi văn phòng hay ngay tại nhà riêng rễ triển khai, chi phí thấp, sử dụng linh hoạt, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nên khi muốn mở rộng mạng hay internet thì giải pháp mạng wifi không dây là giải pháp hợp lý nhất cả về phương án thi công, chi phí và sự linh hoạt và tiện dụng của nó . Hệ thống wifi được chia ra rất nhiều chủng loại, mỗi loại lại có đặc thù kỹ thuật và tính năng riêng:

  • Bộ phát wifi không dây thông thường: sử dụng ăng ten đẳng hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 100m thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích nhỏ, ít vật cản như phòng khách, phòng ngủ
  • Bộ phát wifi không dây Marketing: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc ăng ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích rộng, ít vật cản như hội trường, phòng họp, chợ, trung tâm thương mại, phố đi bộ, bãi biển, các dự án wifi công cộng
  • Bộ phát wifi không dây xuyên tường: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, nhiều vật cản như các phòng ở trung cư, văn phòng
  • Bộ phát wifi không dây tầm xa công xuất cao: sử dụng ăng ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 50km thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích rộng lớn, số lượng thiết bị truy cập nhiều, chưa có hạ tầng Internet như phố đi bộ, bãi biển, các dự án wifi công cộng, hội trường, phòng họp, chợ, trung tâm thương mại, phố đi bộ, bãi biển…
  • Bộ phát wifi không dây doanh nghiệp: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 – 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, văn phòng, công ty, khu vực có thiết bị truy cập nhiều yêu cầu tốc độ mạng lớn.

Để các bạn có thể hiểu về nguyên lý hoạt động của wifi không dây chúng tôi xin nói một chút về truyền dẫn và tín hiệu. ở đây các tín hiệu được biểu diễn bằng các hàm tuần hoàn sin, cos:

Ví dụ: 2 * sin(x) + cos(x). Khi nói đến tín hiệu người thường quan tâm đến tần số của nó. Ví dụ gần nhất mà chúng ta ngày nào cũng tiếp xúc đó là âm thanh, nốt La có tần số 440Hz chẳng hạn. Đặc trưng của các tín hiệu này là tần số thấp, nên khả năng truyền đi cũng không xa được. Vì vậy người ta thường tìm cách "đính kèm" vào một sóng có tần số cao hơn nhiều lần, gọi là sóng mang (carrier), quá trình này được gọi là điều chế. Khi nhận được tín hiệu đã qua điều chế này người ta trích xuất ra thông tin ban đầu gọi là quá trình giải điều chế. Có 2 phương thức điều chế là:

  • Điều chế biên độ, gọi tắt là điều biên tức là làm cho biên độ của sóng mang thay đổi theo biên độ tín hiệu. Cái này nếu bạn đã từng sử dụng radio (đài) sẽ thấy nó là các kênh AM.
  • Điều chế tần số, hay gọi tắt là điều tần, tương tự là làm cho tần số sóng mang thay đổi theo biên độ tín hiệu. Trên đài radio sẽ thấy nó ghi là kênh FM hay băng tần FM.

Chúng truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz hoặc 5 GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn.

Chủ đề