Đại biểu lớn cuối cùng của văn học nga

Ths. Phùng Hoài Ngọc

Show

 VĂN    HỌC   NGA 

(ΡУССKAЯ  ЛИTЕРАTУРА)

 

Đại biểu lớn cuối cùng của văn học nga

LỜI NÓI ĐẦU

Chương trình gồm hai phần:

 Văn học Nga thế kỷ XIX và  Văn học Nga Xô viết thế kỷ XX .

Hai thế kỷ văn học là hai thời kỳ phát triển liên tiếp, mỗi thời kỳ đều có vị trí lớn lao trong nền văn học chung của nhân loại .

Văn học dân gian Nga đã có quá trình phát triển hàng chục thế kỷ, một kho tàng văn học đậm đà tính dân tộc mà chúng ta chưa khai thác được nhiều. Văn học  phong kiến Nga với tư tưởng cổ điển chủ nghĩa  đã phản ánh tư tưởng chính thống của nền quân chủ Đại Nga – một quốc gia lớn ở Đông Âu.

Đầu thế kỷ XIX, văn học lãng mạn Nga đột ngột xuất hiện, tiến nhanh tới đỉnh cao rồi lại chuyển ngay sang trào lưu hiện thực chủ nghĩa với những tác giả, tác phẩm xuất sắc, khiến Tây Âu vốn  tự hào về những thành tựu rực rỡ của văn học lãng mạn và hiện thực cũng phải kinh ngạc và thán phục.

Văn học Nga có phong cách riêng biệt, khác lạ. Đặc biệt, tư tưởng dân chủ bộc lộ  trong văn học mạnh mẽ đến mức tạo ra nhu cầu đòi hỏi tư tưởng xã hội chủ nghĩa như một qui luật tất yếu. Vì lẽ đó, Lênin đã coi tác phẩm của L.Tonxtôi là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. Đó là đóng góp quan trọng của văn học Nga vào nền văn học thế giới. Những tác phẩm của , Lermontov, Gogol, L.Tonxtôi, Dotstoievski, Sekhov… đã trở thành tác phẩm cổ điển cùng với thành tựu lý luận, phê bình của Bielinski, Tsernysevski… còn đặt nền móng lí luận và gây ảnh hưởng sâu sắc đến cả  thế kỷ sau.

Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại do Đảng của Lênin lãnh đạo đã tác động thúc đẩy mạnh mẽ nền văn học mới mẻ ra đời và tồn tại gần trọn thế kỉ XX với ảnh hưởng rộng rãi toàn thế giới. Đáng chú ý là văn học Xô viết vẫn tiếp nối tinh hoa truyền thống văn học Nga với nhiều đại diện ưu tú đạt đến đỉnh cao của văn học thế giới hai thế kỷ.

Văn học Nga Xô viết là một bước tiến hóa cao trong tiến trình văn học của nhân loại. Gần 7000 người cầm bút viết văn trong dân số 300 triệu người (số liệu 1975) với bút pháp đa dạng, đề tài phong phú, giáo trình này thật khó lựa chọn những gương mặt thực sự tiêu biểu cho nền văn học Nga. Sự lựa chọn mang tính chủ quan là điều không tránh khỏi.

Mặt khác trong các giáo trình truyền thống vắng bóng những tác giả có “vấn đề” đương thời như Esenin, Pasternak, Solzhenitsyn và những tác phẩm “nhỏ” nhưng quen thuộc như “Người thầy đầu tiên”, “Katyusa”,… Chúng tôi đã dựa vào các nguồn tư liệu mới nhất để cập nhật vào tài liệu, sao cho giáo trình này là một phác thảo đa dạng, sinh động của lịch sử văn học Nga hai thế kỷ.

ĐẠI HỌC AN GIANG  2008

hùng Hoài Ngọc

MỤC LỤC

VĂN HỌC NGA

Lời giới thiệu …………………………………………………………………………………………..2

PHẦN I       VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX

Chương 1        Khái quát

      Bối cảnh lịch sử văn học Nga và những đặc điểm của 3 giai đoạn…………………………..5

Chương 2 Puskin đỉnh cao chủ nghĩa lãng mạn và người khởi xướng chủ nghĩa hiện thực Nga

  Puskin, mùa xuân văn học Nga ………………………………………………………………………….13

  Thơ trữ tình………………………………………. …………………………………………………………….15

    Tiểu thuyết  “Evgeni Oneghin”  …….. …………………………………………………………….20

  Tiểu thuyết  “Người con gái viên đại uý ” ……………………………………………………….23

Chương 3. Một số nhà văn nhà thơ khác ………………………………………………………….28

Lermontov

Nierkrasov  ……… …………………………………………………………………………38

Belinski………… ……………………………………………………………………………43

Gogol  ……….. ………………………………………………………………………………45

Dostoievski ………………………………………………………………………………………

Chương 4.  Liev Tolstoi …………………………………………………………………………………….51

Đường đời và sự nghiệp………………………………………………………………………………………53

Tiểu thuyết sử thi “Chiến tranh và Hòa bình”…………………………………………………………66

Tiểu thuyết “Anna Karenina”……………………………………………………………….57

Tiểu thuyết  “Phục sinh” ……………………………………………………………………..59

Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Tolstoi

 Chương 5 Sekhov đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thựcNga…………………..62

Truyện ngắn « Người trong bao »………………………………………………………………………….64

Ba vở kịch và nghệ thuật viết kịch…………………………………………………………………………66

Kết luận: Nhận định về văn học Nga thế kỉ XIX và vị trí của nó trên thế giới. ……..69

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập/……………………………………………………………………………………70

PHẦN II   VĂN HỌC NGA XÔ VIẾT THẾ KỈ XX ………………………………………………. …..71

Chương 6. Khái quát văn học thế kỉ XX

Chương 7. Maxim Gorkingười mở đầu nền văn học mới …………………………………76

Chương 8. Vladimir Maiakovski nhà thơ cách tân đầy nhiệt huyết …………………….94

Chương 9. Mikhail Solokhov với “Sông Đông êm đềm”………………………………………102

Chương 10. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu khác ……………………………………..113

Alexei Tolstoi và “Con đường đau khổ”……………………………………………………………….113

Nicolai Oxtrovski và “Thép đã tôi thế đấy” ………………………………………………………….117

Alexandoror Fadeev ………………………………………………………………………………………….120

 “Chiến bại………………………. ………………………………………………………………………………120

  “Đội cận vệ thanh niên” ……………………………………………………………………………………122

Chinghiz Aitmatov và “Người thầy đầu tiên”………………………………………………………..124

6 tác phẩm tiêu biểu………..……..…………………………………………….………126

Sergei Esenin nhà thơ của nỗi buồn và tình yêu làng quê Nga…………………………………131

Một số bài thơ hay của Esenin…………………………………………………………………………….132

Pogodin 3 vở kịch về Lenin…………………………………………………………………………………136

Anna Akhmatova và «Tình yêu»………………………………………………….138

Isakovsky và «Katyusa»……………………………………………………………………………………..139

Chương 11. Sơ lược về văn học Nga Xô viết từ sau Chiến tranh thế giới II…………142             

Kết luận về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Văn học Nga

Hướng dẫn ôn tập  …………………………………………………………………………………………..146

Phụ lục 1: Những mạch ngầm của văn học Nga………………………………………………148 

Phụ lục 2: Hai nhà văn có vấn đề: Solzhenitsyn và Pasternak…………………………150

Sơ lược về Solzhenitsyn……………………………………………………………………………………….

Pasternak – Một số bài thơ …………………………………………………………………………………152

Bác sĩ Zhivago ………………………………………………………………………………………………….154

Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ tiếng Nga………………………………………………..158

Thư mục tham khảo ………………………………………………………………………………………..165

Phần I                   VĂN HỌC NGA  THẾ KỶ XIX

Chương 1.     KHÁI QUÁT

                    BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC NGA

Văn học hiện thực Nga, thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, đạt những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài,  gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo, phản động của Nga hoàng .

Những thành tựu lớn lao đặc biệt sau thế kỷ XIX đã khiến các nhà nghiên cứu Phương Tây phải gọi nó là “một phép lạ”. Macxim Gorki gọi đó là “hiện tượng kỳ diệu” của văn học châu Âu. Thế giới ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sức mạnh vươn lên mau chóng với những thiên tài chói lọi.

Lênin nhận xét: “Tầm quan trọng thế giới mà hiện nay văn học Nga đã giành được chính là do văn học Nga mang trong mình những tư tưởng tiên tiến của thời đại: Tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng nhiệt thành”.

Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao của mình bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như: Lermontov, Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Nierkrasov, Sekhov, và Liev Tolstoi cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Ghersen, Bielinski, Sernysevski, Dobroliubov…

Văn học Nga thế kỷ  XIX chuyển tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, phản ánh rõ nét và kịp thời những biến động xã hội và theo kịp xu hướng tư tưởng chính trị.

1.  SỰ  HÌNH THÀNH DÂN TỘC,  NGÔN  NGỮ  VÀ  VĂN  HỌC  NGA

Có một đại chủng là Slave sống quanh vùng phía Đông châu Âu, sau dần dần chia ra ba nhóm dân tộc là  Đông Slave, Tây Slave và Nam Slave .

Nhóm Tây Slave gồm hai tộc Ba Lan và Tiệp Khắc (nay là cộng hoà Séc và Slovakia)

Nhóm Nam Slave gồm Bulgari, Nam Tư và một số dân tộc nhỏ hơn .

Nhóm Đông Slave đến đầu thế kỉ X hình thành ra nước Nga cổ. Nước này quần tụ ba dân tộc: Nga, Ucraina và Bielorusia (còn gọi Đại Nga, Tiểu Nga và Bạch Nga). Thủ đô cổ nhất là Kiev (nay là thủ đô của nước Cộng hoà Ucraina) .

Cuối thế kỉ X, một công tước trong triều đình Nga đã cho du nhập đạo Cơ Đốc giáo và công nhận là quốc giáo. Nước Nga bắt đầu giao lưu với các dân tộc khác trên thế giới và văn chương nghệ thuật bắt đầu phát triển. Văn chương chuyên viết biên niên sử, chưa có văn chương hình tượng.

 Văn chương viết về các danh nhân, nhà truyền đạo, giáo huấn, truyện chiến đấu, du lịch… cũng bắt đầu nhen nhóm. Văn học dân gian phát triển. Nước Nga cổ chưa có giấy nên người ta viết trên da thú vải vóc mãi đến thế kỉ XIV mới có giấy. Thế kỉ XV, XVI máy in xuất hiện. Trong thời kì đó một tác phẩm quan trọng “Truyện về đạo quân Igor” (viết từ thế kỉ XII nhưng đến cuối thế kỉ XIII mới được biết đến) được in ấn  nhưng vẫn không xác định được tác giả. Những lời kêu gọi thống nhất đất nước để chống lại quân xâm lược Mông Cổ của những công tước Nga trải qua 240 năm. Nước Nga còn bị xâm lăng bởi người Đức, Thuỵ Điển…Nước Nga phải chống ngoại xâm qua nhiều năm dài. Văn học Nga cổ vì thế chậm phát triển. Đến năm 1450, ách áp bức của Mông Cổ tan rã ở khắp nước Nga cổ.

Đến thế kỉ XIV-XV ngôn ngữ Nga đã hình thành, dân tộc Nga định cư ở giữa hai con sông Volga và Moskva. Sang thế kỉ XVI, nước Nga hình thành như một quốc gia đa dân tộc. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền lấy Moskva làm thủ đô cho đến nay

Trong thế kỉ XVII có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Nhiều cuộc xâm lăng của Hà Lan, Thuỵ Điển, Litva. Văn học thời kì này dần dần thoát ly khỏi tôn giáo, gần với đời sống, đậm tính thế tục, hài hước châm biếm… Do chiến tranh nên nhìn chung văn học phát triển chậm.

Cuối thế kỉ XVII sang đầu XVIII, vua Piotr đệ nhất (còn gọi làPierređại đế) nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi lạc hậu bằng những cuộc cải cách thiết thực toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế và giáo dục… Chính nhà vua là người rất tiến bộ, có ý thức dân chủ, thường đi qua các nước Tây Âu để học tập kinh nghiệm. Ông có sai lầm là thiên vị giai cấp quí tộc khiến nhân dân lao động thiệt thòi. Ông có công đầu xây dựng thành phốSaint Petersburg. Giữa thế kỉ XVIII vua Piotr qua đời. Nước Nga so với thế kỉ trước đã phát triển nhiều mặt và đạt nhiều thành tựu.

Về văn học, chủ nghĩa cổ điển Nga ra đời. Lomonosov (1711-1765) là người đại diện của trào lưu này. Ông am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, viết cả sách ngữ pháp, thay đổi luật thơ, viết  lí luận nghệ thuật, làm thơ viết văn. Ông là người mở ra bước ngoặt cho nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn chương dân gian đại chúng Nga khiến văn chương đi sâu vào nhân dân. Ông nhiệt tình ca ngợi tiếng Nga “Trong tiếng Nga có bao nhiêu cái hàm ý quan trọng của tiếng Tây ban nha, cái dịu ngọt của tiếng Ý, cái rắn rỏi của tiếng Đức, cái sinh động của tiếng Pháp. Hơn thế nữa, còn bao hàm cả sự xúc tích và mạnh mẽ của tiếng Hi Lạp và tiếng Latin…”. Năm 1755 Trường đại học tổng hợp Moskva thành lập, mang tên Lomonosov. Ở thế kỉ này còn có nhà văn Radisev (1749-1802) với tác phẩm nổi tiếng “Cuộc du lịch từPetersburg đến Moskva” miêu tả cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ đồng thời tố cáo chế độ Nga hoàng. Vì thế ông bị đày đi nơi xa, sau ông tự tử bằng thuốc độc. Ông được xem là nhà văn cách mạng đầu tiên .

 Những tác phẩm của các nhà văn cổ điển chủ nghiã nhằm đề cao tinh thần yêu nước của công dân, cổ vũ cho những tiến bộ của vua Piotr I chống lại sự trì trệ lạc hậu. Chủ nghĩa cổ điển tồn tại 30 năm (1730-1760) đã góp phần phát triển nền văn học Nga những giai đoạn  sau. Nửa sau thế kỉ XVIII, mặc dù chủ nghiã cổ điển vẫn còn tồn tại nhưng một khuynh hướng nghệ thuật mới ra đời: chủ nghĩa tình cảm. Sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm gắn với cây bút tiêu biểu của nhà văn kiêm nhà sử học Karamzin (1766-1826), ông viết một truyện ngắn nổi tiếng đương thời “Cô Lisa đáng thương“, nhà văn chú ý đến thế giới nội tâm của nhân vật và cảm xúc với thiên nhiên. Tiếp theo là sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn với Giukovski,  và cuối cùng là chủ nghĩa hiện thực của Puskin, Dostoievski, Tolstoi, Sekhov . . .

Ðánh giá văn học Nga thế kỉ XIX, một nhà văn hoá người Đức so sánh “Văn học Nga thế kỉ XVIII như cô nữ sinh không thuộc bài  so với  văn học Tây Âu. Nhưng đến thế kỉ  XIX  nền văn học Nga bắc chiếc cầu nối liền Phương Tây và nước Nga đã xuất hiện không phải như một nữ sinh mà là một  bà giáo ”.

Khi bàn về văn học Nga thế kỉ XIX, M. Gorki nhận định:“Trong lịch sử phát triển của nền văn học Châu Âu, nền văn học trẻ của chúng ta là một hiện tượng kỳ lạ  (. .) một khí thế mạnh mẽ, một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng ( …). Ở  châu Âu  không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh gian nan không sao tả xiết. Không nơi nào đông đảo những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta…”

Văn học Nga thế kỉ XIX ra đời cùng với sự phồn thịnh chung của cả nền văn hoá Nga, đó là sự xuất hiện hàng loạt thiên tài toán học như Kovalevskaia, Lobasevski, nhà hoá học Mendeleev, nhạc sĩ Tsaikovski, Glinka, hoạ sĩ Repin . . .

Nhà văn Nga hầu hết xuất thân quí tộc giàu có, trình độ học vấn cao, biết nhiều ngoại ngữ và tinh thông âm nhạc hội hoạ, triết học… Họ đều biết kế thừa những tác phẩm nổi tiếng thế giới cùng với văn học truyền thống Nga. Họ phải đấu tranh gay gắt chống lại những trào lưu, ý thức hệ lạc hậu phản động để cho chủ nghĩa hiện thực thắng lợi và trở thành phương pháp sáng tác chủ yếu của văn học Nga thế kỉ này.

2.   NGUYÊN  NHÂN  SỰ  PHÁT TRIỂN  RỰC  RỠ CỦA  VĂN  HỌC  NGA

            Trước hết là sự bừng tỉnh ý thức dân tộc Nga sau cuộc chiến tranh yêu nước đánh bại đội quân hùng mạnh của Napoleon đệ nhất năm 1812. Nhà văn Nga  đã tự hào chính đáng về sức mạnh dân tộc và nhân dân Nga – đây là một nguồn cảm hứng lớn lao bất tận cho sáng tác. Sau chiến thắng vĩ đại chống Pháp xâm lược mà đời sống nhân dân chẳng được nâng cao, trái lại còn tệ hại hơn trước. Phần lớn nông nô lại rơi xuống tình trạng nghèo khổ hơn trước. Chế độ cai trị của Nga hoàng còn khắc nghiệt hơn nữa trở nên nguyên nhân gây bức xúc trong tâm trí nhà văn.

Hệ tư tưởng cách mạng dân chủ Nga sớm hình thành, nay có dịp  phát triển mạnh hơn và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển văn học, nhất là sau cuộc Cách mạng  tháng Chạp năm 1825 .

Đó là ba nhân tố chủ yếu hợp thành động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ  của văn học Nga. Nguyên nhân đáng chú ý khác là sự phát triển của ngôn ngữ Nga và  nhu cầu phát triển của những trào lưu văn học khác nhau với phương pháp tối ưu là chủ nghiã hiện thực.

Văn học Nga chứa đựng những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại trong bất cứ nhà văn nào, tác phẩm nào của thế kỉ XIX, đó là khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng yêu nước nhiệt thành.

Nhà văn Nga bao giờ cũng gắn liền với những biến cố lớn của thời đại, họ thường bị sa vào bi kịch: bị tù đày như Dostoievski, Bielinski, Sekhov, bị khủng hoảng như Gogol, Lermontov, bị nhà thờ nguyền rủa như Tolstoi… Bielinski nhận xét rằng “xã hội Nga đã nhìn nhận nhà văn Nga là những lãnh tụ duy nhất, người bảo vệ, người cứu mình khỏi bóng đen chế độ chuyên chế, chính giáo và chính thống phong kiến” .

Nhà văn Maxim Gorki nhận xét rằng “Mỗi nhà văn Nga đều có cá tính thật sự và rõ nét, đều chung một ý hướng là cảm nhận cho ra tương lai của đất nước, vận mệnh của nhân dân, vai trò của họ trên thế giới . . .Với tư cách là một con người, một cá nhân, nhà văn Nga đến bây giờ vẫn sáng ngời trong hào quang của một tình yêu toàn vẹn và tha thiết đối với văn học, đối với người dân nhọc nhằn trong lao động, đối với mảnh đất Nga buồn bã của mình. Đó là những chiến sĩ trung thực, dám chết vì chân lý, dũng sĩ trong lao động và là đứa trẻ trong quan hệ với những con người, tâm hồn trong như giọt lệ và sáng như ngôi sao trên vòm trời tê tái của nước Nga… Trái tim nhà văn Nga là quả chuông của tình thương, và tiếng ngân nga mạnh mẽ có tâm hồn của nó vang dội đến từng trái tim còn  máu nóng trên đất nước này” .

Bên cạnh sáng tác, phát triển một nền lý luận phê bình chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng cách mạng dân chủ dưới sự dẫn dắt của Bielinski (1811-1889), sau đó là Dobroliubov (1816-1861), Tsernysevski (1828-1889) có ảnh hưởng tích cực đến sáng tác.

 Văn học Nga đặc biệt giàu tính chiến đấu, đậm tính nhân dân. Nhà văn Nga đều lên tiếng chống chế độ nông nô, bênh vực lớp “con người bé nhỏ” và thân phận người phụ nữ trong xã hội. Maxim Gorki nói “Nền văn học này đã chỉ cho Phương Tây thấy một điều kì lạ trước kia chưa từng biết: những người phụ nữ Nga, chỉ có nền văn học ấy mới biết cách nói về con người với tình yêu vô biên dịu dàng, thắm thiết của một người mẹ ”.

3.  BA GIAI ĐOẠN VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX

GIAI  ĐOẠN  I

Tình hình xã hội

Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến trước sức mạnh tấn công của cách mạng tư sản .

Lúc này nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản Nga mới bắt đầu phát triển. Năm 1810 mới có 6,5% dân số sống ở thành thị.

Alexandre làm vua từ 1800 đến 1825 run sợ trước ảnh hưởng của Cách mạng Pháp nên tạm đeo lên chiếc mặt nạ “tự do chủ nghĩa” y ban hành chính sách cải cách về nông dân (cấm bán người không kèm theo ruộng đất), về giáo dục, văn hóa.

Cuộc chiến tranh ái quốc 1812 chống Pháp xâm lược đã thức tỉnh dân tộc và tinh thần cách mạng của nhân dân Nga. Chính nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân Napoleon xâm lược, giải phóng đất nước và một phần Châu Âu. Theo đà, dân chúng phản ứng với  ách cai trị của Nga hoàng, thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao.

Alexandre sợ hãi vội vứt bỏ mặt nạ tự do chủ nghĩa, lộ nguyên hình là tên chuyên chế. Y cấu kết với Áo và Phổ lập ra “liên minh thần thánh” để chống lại ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp.

Một số quí tộc tiến bộ Nga đã lập ra các tổ chức cách mạng bí mật. Thừa lúc Alexandre vừa chết, Nicolai lên thay, họ đã tổ chức một số đơn vị quân đội tiến hành cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 ở Petersburg nhằm ngày lễ đăng quang của Nicolai I. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự ủng hộ của nhân dân.

Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử xã hội Nga và văn học Nga.

Nicolai I mở đầu triều đại của mình (1825-1855) bằng hành động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia khởi nghĩa Tháng Chạp. Y là kẻ ưa chuộng bạo lực, ra sức củng cố nhà nước chuyên chế. Năm 1842 y tuyên bố ruộng đất là quyền sở hữu vĩnh viễn của địa chủ. Y thiết lập bộ máy cảnh sát, mật thám mạnh mẽ, bóp nghẹt tự do ngôn luận và theo dõi nghiêm ngặt hệ thống giáo dục. Nicolai I lo rằngParis“cái ổ hoạt động xấu xa sẽ gieo rắc chất độc ra khắp Châu Âu”.

Tuy thế, những cuộc đấu tranh của nông nô vẫn xảy ra liên tục.

Về mặt đối ngoại, Nicolai trở thành tên sen đầm quốc tế. Y giúp Pháp đàn áp cuộc cách mạng 1848 ở Paris, lại đưa 14 ngàn quân đi dập tắt cuộc cách mạng 1848 ở Hungary; gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ ở miền Nam nước Nga. Nước Nga thất bại. Nicolai I chết năm 1855 đã chấm dứt một giai đoạn đen tối của lịch sử  Nga .

Sự phát triển tư tưởng xã hội

Thông qua hệ thống giáo dục, Nga hoàng truyền bá tinh thần thời đại “chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân”. “Tính nhân dân” nghĩa là giữ lại những gì bảo thủ lạc hậu nhất trong nhân dân Nga. Trí thức Nga không tỏ ra tin tưởng vào tuyên ngôn của Nga hoàng. Lúc này, tư tưởng của những người tháng Chạp là tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tuy họ còn chưa thống nhất với nhau về mục tiêu đấu tranh (quân chủ lập hiến hay cộng hòa? ), về đường lối đấu tranh (ôn hòa hay bạo động), nhưng họ đều nhất trí phải lật đổ chế độ nông nô chuyên chế. Lê nin viết “những nhân vật ưu tú nhất của giai cấp quí tộc đã góp sức thức tỉnh nhân dân”.

Nhiều nhóm văn học, triết học xuất hiện ở Trường Đại học Moskva. Đó là các nhóm Stankievich, Gersen và Ogariov chuyên nghiên cứu triết học (chủ nghĩa xã hội không tưởng). Nhóm văn học Bielinski, nhóm Lermontov. Các nhóm đều bàn tới các vấn đề thời sự chính trị xã hội.

Ảnh hưởng cách mạng Pháp và cao trào đấu tranh của nhân dân Nga đã đặt ra cho những người quí tộc tiến bộ Nga câu hỏi “nước Nga đang cần gì ?”, nước Nga sẽ đi đến đâu và đi con đường nào?”. Câu hỏi đó chi phối cả thời đại văn học và nghệ thuật

Có 2 khuynh hướng lựa chọn vận mệnh của nước Nga:

Phái sùng Slave cho rằng nước Nga nên đi theo con đường Đông phương đặc sắc của mình. Họ hướng về nước Nga cổ xưa và truyền bá tư tưởng thỏa hiệp giữa ngai vàng và nhân dân.

Phái sùng Tây Phương cho rằng nước Nga cần đi theo con đường chung của Châu Âu. Họ chủ trương tự do cải lương chủ nghĩa, coi nhà nước quân chủ lập hiến là lý tưởng.

Ban đầu cả hai phái đều có thiện chí thay đổi chế độ nông nô. Nhưng cả hai phái đều mắc sai lầm cơ bản. Phái Slave thì bảo thủ, phái sùng Tây Phương thì mất gốc.

Các nhà dân chủ cách mạng như Gershen và Bielinski vươn cao hơn cả hai phái trên. Họ đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và dừng bước trước chủ nghĩa duy vật lịch sử (của Lênin).

Nhóm văn học Petrasevski nổi lên giữa 1845-1848 (trong đó có Dostoievski…) tuyên truyền chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Nga hoàng kết tội nhiều người trong các nhóm, một số bị đày đến vùngSiberiaxa xôi.

 Tình hình văn học

Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa cổ điển vẫn còn thoi thóp ở nước Nga. Chủ nghĩa tình cảm vẫn còn tồn tại cùng nhóm nhà thơ Karamzin.

Sau Cách mạng Tháng Chạp 1825, nảy sinh khuynh hướng lãng mạn. Nhà thơ Giukovski đã phát hiện chủ nghĩa lãng mạn cho văn học Nga. Bất mãn xã hội đương thời, thức tỉnh ý thức dân tộc, trước hết Giukovski viết theo hướng lãng mạn bảo thủ với các thể loại oán ca và ballad. Thơ ông buồn man mác, nghĩ về cái chết và lòng sùng đạo. Bielinski đã viết “không có Giukovski có lẽ chúng ta không có Puskin”.

Năm 1820, sự xuất hiện bản trường ca “Ruslan và Lutmila” của Puskin đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa cổ điển và mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn. Một nhóm nhà thơ xoay quanh  và sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa.

Cùng lúc đó diễn ra cuộc đấu tranh về ngôn ngữ nhằm  hoàn thiện tiếng Nga ra khỏi mọi tạp nhiễu lân cận và  phương Tây.

Nhà thơ Puskin đã làm tròn sứ mệnh vinh quang là đánh dấu sự hoàn thiện ngôn ngữ Nga trong thơ. Thơ ông trong sáng, giản dị và chính xác, sinh động và đẹp đẽ như tiếng Nga hiện đại.

Chủ nghĩa lãng mạn Nga ngày càng phát triển, hướng tới xu hướng lãng mạn cách mạng. Thơ ngụ ngôn, thơ trữ tình và kịch thơ đều phát triển.

Tác phẩm truyện bằng thơ Evgeni Onegin của Puskin được coi là mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga. Bielinski gọi đó là “cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga”.  đã miêu tả chân thật các nhân vật điển hình của giới thanh niên quí tộc trong các mối quan hệ xã hội phức tạp ở thành thị và nông thôn Nga.

Với cuốn tiểu thuyết Người anh hùng của thời đại chúng ta năm1840 (có thể dịch: Nhân vật chính của thời đại ta), Lermontov đã cắm cái mốc mới trên đường thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực (phê phán). Lermontov là nhà thơ lãng mạn cũng là nhà văn hiện thực ưu tú của giai đoạn này.

Nhà văn Gogol với các tác phẩm Quan thanh tra, Những linh hồn chết,             Truyện đã đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Hàng loạt cây bút trẻ như Dostoievski, Turgeniev, Gonsarov nổi lên.

Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là sự chuyển mình từ chủ nghĩa lãng mạn trẻ trung sang chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết ngày càng chiếm ưu thế. Nhiều vở kịch lịch sử hiện thực xuất hiện như Borit Gordunov của Puskin, Vũ hội trá hình của Lermentov và Quan thanh tra của Gogol.

GIAI  ĐOẠN  II

Tình hình xã hội

Mâu thuẫn cơ bản từ 1862-1904 là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp quí tộc cấu kết với giai cấp tư sản mới bám lấy tàn tích phong kiến. Vai trò lãnh đạo cách mạng chuyển từ tầng lớp quí tộc tiến bộ ở giai đoạn trước sang tay những người cách mạng dân chủ đứng đầu là nhà phê bình văn học Sernysevski.

Do sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng, nhà nước buộc phải tiến hành cuộc cải cách 1861. Alexandre II kế tục Nicolai I phải công bố bản tuyên ngôn hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Đây là cuộc cải cách nửa vời bịp bợm.

Những người dân chủ cách mạng công kích tính giả dối của cải cách. Nông dân tiếp tục nổi dậy. Nga Hoàng ra tay đàn áp. Báo chí bị đóng cửa, nhiều người bị bắt.

Những năm 70, xu hướng tư tưởng dân túy và nhiều tư trào khác dần dần bị Nga hoàng và chủ nghĩa tư bản dẹp bỏ, đặc biệt là đầu những năm 80.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu lớn mạnh với các “Liên minh công nhân miền Bắc, Liên minh công nhân miềnNam”. Nạn đói xảy ra mấy năm liền. Nhà dân túy cách mạng Grineviski ám sát Nga hoàng Alexandre II ngày 1.03.1881. Chính quyền trả thù bằng khủng bố và tuyên bố duy trì chế độ nông nô chuyên chế. Giới trí thức bị khủng bố. Các tổ chức dân túy tan rã. Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Nga.

Nhưng phong trào đấu tranh của của giai cấp công nhân vẫn nổ ra liên tục. Nhóm Plekanov tiếp tục lưu vong ra nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Marx. Plekanov trở về lập nhóm “Giải phóng lao động” và “Liên minh xã hội dân chủ Nga” (1886).

Sự phát triển tư tưởng xã hội

Hệ thống tư tưởng tiên tiến nhất thời kỳ này thuộc về nhóm cách mạng dân chủ với Gersen và Sernyevski. Nhiều tờ báo, tạp chí là cơ quan ngôn luận của họ. Chủ nghĩa dân túy ngày càng tỏ ra tiêu cực. Những năm 80, nảy sinh “thuyết việc nhỏ”, “thuyết Tolstoi” phát triển. Nhà văn Tolstoi dần dần lâm vào khủng hoảng tư tưởng với thuyết “bất bạo động” tuy vẫn phê phán quyết liệt chính quyền Nga hoàng.

Tình hình văn học

Văn học hiện thực Nga chuyển biến mạnh. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, lý luận  phê bình  sôi nổi, đề cao khuynh hướng sáng tác của nhà văn Gogol. Xoay quanh tờ báo quan  trọng  “Người cùng thời”, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ.

 Văn xuôi Turgeniev, Sernysevski, và Dostoievski chiếm vị trí hàng đầu. Đặc biệt, Dostoievski với nhiều tác phẩm xuất sắc nhưng về tư tưởng vẫn còn tự mâu thuẫn trong tình trạng dò dẫm, tìm đường.

Liev Tolstoi là cây đại thụ trong rừng văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX sôi động. Hơn 60 năm làm văn, ông cống hiến một thành tích văn học khổng lồ, nổi bật là 3 bộ tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và hòa bình (1863-1869), Anna Karenina (1873-1877) Phục sinh (1889-1899). Tác phẩm của ông phản ánh chân thực xã hội Nga suốt thế kỷ, đặc biệt nửa sau. Theo Lênin, tác phẩm của ông là “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.

Những năm 80, xuất hiện thêm nhiều cây bút trẻ có tài, đặc biệt là nhà văn Antol Pavlovich Sekhov, nhà văn hiện thực lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực với hàng trăm truyện ngắn đặc sắc.

Nền kịch nói Nga do nhà văn A.P.Sekhov khởi xướng cũng là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ này.

Thơ ca vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sau thời kỳ 60-70 với thi sĩ lớn nhất là Nierkrasov. Tâm trạng u buồn bế tắc của giới trí thức Nga tràn ngập thi ca. Dòng thơ cách mạng của những tù nhân chính trị cũng hòa vào dòng thơ chung. Xuất hiện dòng thơ ca suy đồi xen kẽ thơ cách mạng.

GIAI  ĐOẠN  III  –  Văn học Nga  những năm  90  (giai đoạn cuối)

Lúc này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá nhanh chóng, giai cấp tư sản thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản đã lớn mạnh nhanh chóng. Giai cấp nông dân bị phân hóa mạnh do ảnh hưởng rộng khắp của chủ nghĩa tư bản. Nông dân bỏ làng quê đi lang thang, vất vưởng ở các đô thị.

Chủ nghĩa Marx truyền bá vào Nga từ ít năm trước đã có ảnh hưởng khá rộng. Lênin hoạt động ở Petesburg, liên kết các nhóm mac-xit ở thủ đô, lập ra “liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”. Liên minh phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy tự do lúc này thù địch với chủ nghĩa Marx. Công lao lịch sử của V. Lênin là đập tan trào lưu tư tưởng dân túy bảo thủ và bọn mac-xit giả hiệu, phản động. Lênin chuẩn bị thành lập đảng mac-xit chân chính vào đầu thế kỷ sau.

Đây cũng là thời kỳ đấu tranh gay gắt trong văn học nghệ thuật. Nổi lên “con chim báo bão” của giai cấp vô sản: nhà văn trẻ Marxim Gorki, và một số nhà văn  khác. Đó là những kiệt tác đầu tiên của Gorki: Makar Tsudar, Bài ca chim ưng (1895), Truyền thuyết về Đanko (trích trong truyện Bà lão Izecghin) và Bài ca chim báo bão (1901). . .

Chương 2           THI HÀO ALEXANDRE XERGEIEVICH 

Александре Сергеевич Пушкин

(1799-1837)

Trong cuộc đời ngắn ngủi khoảng 20 năm trời, nhà thơ  đã có nhiều cống hiến xuất sắc: Thơ trữ tình, trường ca, truyện ngắn, truyện cổ tích, tiểu thuyết, kịch, bút ký, chính luận (báo chí).  chính là người tạo ra cho văn học Nga có tầm vóc thế giới và bồi dưỡng nền ngôn ngữ Nga giàu đẹp. Tài năng đa dạng  của Puskin  phát triển với tốc độ phi thường, đẩy nền văn học Nga theo kịp cỗ xe lịch sử thế giới.

Hai mươi mốt tuổi (1820), Puskin đã mau chóng bỏ qua chủ nghĩa cổ điển, đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Nga,

Hai mươi sáu tuổi (1825) nhà thơ lại dẫn đầu chủ nghĩa hiện thực Nga.

Năm 38 tuổi (1837),  đột ngột giã từ cuộc sống sau một cuộc đấu súng do một âm mưu đen tối và bỉ ổi của chế độ Nga hoàng nhằm chống lại thiên tài văn học Nga.

Những người cùng thời đã sớm hiểu tài năng và tư tưởng của đại thi hào Nga, đã cùng với ông và kế tiếp ông đưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên tầm cao mới thế giới, hoàn thành sứ mệnh của văn học đối với cách mạng Nga.

A.X. Puskin sinh ngày 6.6.1799 trong một gia đình quí tộc giàu sang ở Moskva. Thời thơ ấu, cậu bé có đủ điều kiện để ăn học thành tài nhưng ông đã không trở thành một viên đại thần hay nhà thơ cung đình,  trở thành nhà thơ của nhân dân.

Cha của  là một thi sĩ ham mê văn học và sân khấu, đã từng làm thơ bằng tiếng Pháp. Chú ruột cũng là một nhà thơ có tiếng thời đó. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn là bạn bè của gia đình thường tới nhà thảo luận các vấn đề văn học. Mới 10 tuổi, cậu bé đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga và Tây Âu, thuộc lòng nhiều thơ tiếng Pháp và tiếp xúc với văn học dân gian Nga qua bà vú và người nô bộc.

Năm 1811, vào học trường Licée (trung học quí tộc, do người Pháp xây dựng), ở đây ông được tiếp xúc với tư tưởng tự do của thầy giáo và các bạn. Năm sau chứng kiến thắng lợi của nhân dân Nga đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Napoleon,  càng tự hào về đất nước và dân tộc Nga. Nhà thơ bắt đầu sáng tác thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài vượt qua đề tài nhà trường, vươn ra xã hội với nhiệt tình tự do, tổ quốc và chống chế độ độc tài.

Giai đoạn này sáng tác của ông có nội dung phong phú nhưng nghệ thuật còn non, đang đi theo ảnh hưởng của các nhà thơ lớn đàn anh. Tuy vậy, ở Puskin có những dấu hiệu đi xa hơn tiền bối .

Thời kỳ sống và làm việc ở Petersburg (1817-1820)

Năm 1817, Puskin  tốt nghiệp trường Lít-xê, được bổ nhiệm vào cơ quan Bộ Ngoại giao. Cuộc sống mới khiến ông ngày càng chán ghét xã hội thượng lưu là nơi anh nghĩ “Khôn tức là im lặng một cách nô lệ”, “nơi tất cả đều ngu ngốc một giuộc”.

Giai đoạn này Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Khủng bố khởi nghĩa nông dân, cấu kết với nước ngoài để đánh thuê. Đây cũng là lúc những người quí tộc tiến bộ Nga bắt tay lãnh đạo cách mạng.

Puskin liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và trí thức tiến bộ. Ông viết những bài thơ với chủ đề xã hội lớn lao. Năm 1820, tác phẩm lớn có giá trị của Puskin là trường ca cổ tích “Ruslan và Lutmila”. Tác phẩm này đưa ông lên ngang hàng các nhà thơ lớn đương thời.

Thời kỳ đi đày ở phương Nam (1820-1824)

Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng Alexandre 2 đày xuống miền Nam vì bài thơ tràn ngập tinh thần tự do và phản đối chế độ nông nô chuyên chế. Ở miền Nam, các tổ chức cách mạng bí mật đang hoạt động mạnh .  Puskin tiếp tục sáng tác thơ. Với bài thơ “Vầng thái dương đã lặn” coi như sự bứt phá khỏi chủ nghĩa cổ điển và đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn. Trào lưu lãng mạn cách mạng trong văn học đang hình thành mãnh liệt. Lúc này nhà thơ tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc với cuộc sống nhiều màu vẻ của nông thôn và thành thị phương Nam khiến cho tính lịch sử, tính nhân dân và chất liệu hiện thực càng rõ rệt trong các sáng tác sau này. Puskin bắt đầu thể hiện một phương pháp mới: phương pháp hiện thực với tiểu thuyết bằng thơ “Evgeni Oneghin” (Từ 1823).

Thời kỳ bị quản chế ở phương Bắc (1824-1826)

Từ phương Nam trở về, Puskin buộc phải sống ở trại ấp của cha ở xã Mikhailovkoie, sống xa bạn bè, ông chỉ gần gũi với vú nuôi Arina. Ông mở rộng tiêp xúc với dân chúng trong vùng, tham gia sinh hoạt văn nghệ giải trí ở địa phương và ghi chép văn học dân gian. Nhờ thế, Puskin  vượt qua được cơn khủng hoảng tư tưởng trầm trọng.

Từ 1825, sáng tác của Puskin chuyển qua giai đoạn mới, quan trọng, bỏ hẳn chủ nghĩa lãng mạn, đi sâu vào phương pháp hiện thực. Ông tiếp tục viết phần tiếp theo của tiểu thuyết “Evgeni Onegin”. Tiếp đó là vở bi kịch lịch sử  “Borit Gordunov”.

Sau cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp 1825

Trong khi Puskin vẫn sống cô đơn ở ấp trại thì cuộc chính biến nổ ra ở  ngày 14.12.1825. Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Bọn phản động khủng bố mạnh mẽ. Cách mạng thoái trào.  Puskin cảm thấy bàng hoàng, thất vọng. Puskin viết hàng loạt bài thơ băn khoăn giữa nỗi đau buồn và lòng tin tưởng vào cuộc sống. Cuối cùng lý tưởng đã chiến thắng . Ông viết tiếp Evgeni Onegin và nhiều tác phẩm khác như một số truyện ngắn trong đó có truyện “Con đầm pích”.

Những năm cuối đời (1830-1837)

Lúc này,  sau cách mạng 1830 ở Paris, phong trào cách mạng ở các nước Tây Âu lại được phục hồi. Ở Nga, các cuộc bạo động của nông dân lại lan tràn khắp nước.

Cuối năm 1828, Puskin trở lại Moskva, quen một tiểu thư quí tộc xinh đẹp trong một cuộc vũ hội. Đó là Natalya Gonsarova. Mấy tháng sau, Puskin cầu hôn. Hai năm sau nhà gái mới nhận lời chính thức vì họ do dự: chàng rể tương lai là một nhà thơ “có vấn đề chính trị” và cũng không giàu sang lắm. Lễ cưới diễn ra ngày 18.02.1831. Những tháng hạnh phúc trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô. Puskin sáng tác các tác phẩm lớn như : Người con gái viên đại uý (tiểu thuyết lịch sử), Dubrovski, Kỵ sĩ đồng, Những bi kịch nhỏ, Ông lão đánh cá và con cá vàng,… Ngoài ra Puskin còn viết nhiều bài phê bình, chính luận sắc bén khác.

Cuộc sống còn có những đêm vũ hội, những khoản tiêu pha, nợ nần, đời sống kinh tế khó khăn…. Lại thêm Nga hoàng muốn gần gũi người đẹp Natalya Gonsarova vợ  Puskin và giam chân nhà thơ, y bèn thăng chức “Thiếu niên thị tòng” cho ông. Lẽ nào nhà thơ lại chịu đựng được cuộc sống nhạt nhẽo vô nghĩa của chính nhân vật Evgeni Onegin mà ông đã xây dựng nên ! Vua Nicolai lại đòi kiểm duyệt  các tác phẩm của Puskin. Nhà thơ cảm thấy khổ sở vì mất tự do. Lại khổ vì thiếu tiền bạc chu cấp cho cuộc sống xa hoa của vợ nên cố gắng hết sức viết văn. Bọn quí tộc và Nga hoàng tìm đủ mọi cách để ngăn chặn và cuối cùng bức hại nhà thơ. Chúng tìm cách làm nhục  bằng cách sai tên sĩ quan Pháp lưu vong bày trò ve vãn Natalya Gonsarova, rồi phao tin để gây xung đột. Công phẫn với những lá thư nặc danh bỉ ổi và thái độ trâng tráo của tên Dantex gốc sĩ quan Pháp lưu vong nay là sĩ quan cận vệ quân đội Nga (con nuôi viên đại sứ Hà Lan ở Nga), nhà thơ đã thách đấu súng với tên lưu manh quí tộc để bảo vệ danh dự. Chính quyền đã không ngăn chặn cuộc quyết đấu để bảo vệ nhà thơ của nước Nga. Cuộc đấu súng xảy ra, Puskin bị bắn trước, bị thương nặng cố gượng dậy bắn trả, đối phương chỉ bị thương nhẹ. Hai ngày sau, Puskin bàn giao công việc cho bạn bè, từ biệt vợ con và tắt thở ở tuổi 38 (10.2.1837).

Đó là tổn thất lớn lao của nền văn học Nga và nhân dân Nga. Hàng vạn người kéo tới vĩnh biệt nhà thơ. Báo chí đều đăng tin buồn. Nhà thơ Lermentov đã viết ngay bài thơ kết tội bọn đao phủ của nhà nước đê hèn. Bài thơ có tựa đề “Cái chết của nhà thơ” có câu “mặt trời của nền thi ca Nga đã tắt”. Chính quyền lo sợ xảy ra cuộc biểu tình nên phải bố trí duyệt binh và cho cảnh sát trà trộn đi “hộ tống” đám tang.

Nhà thơ Puskin đã hoàn thành tuyệt diệu công việc “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Các thế hệ nhà văn, nhà thơ khác sẽ tiếp bước Puskin đi tới đích của nền văn học hiện thực Nga.

THƠ TRỮ TÌNH CỦA PUSKIN

 Puskin viết nhiều thể loại khác nhau nhưng trước hết là thơ, từ 15 tuổi đã có thơ đăng báo cho tới năm cuối của cuộc đời.  Puskin có viết truyện và kịch nhưng đó là nhà thơ viết chuyện, dựng kịch. Thủy chung của ông vẫn là thơ.

Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi, thi hào Puskin đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có giá trị. Thi sĩ hiểu rất rõ giá trị của bài thơ của mình . Trong một bài thơ cuối đời,  Puskin dự đoán:

Tôi sẽ mãi mãi được nhân dân yêu mến

vì thơ  tôi gợi cảm tình trong sáng

ca ngợi tự do trong thế giới bạo tàn

                                                                    (Đài kỷ niệm – 1836)

Làm thơ là tự nguyện, Puskin hứa hẹn từ buổi ban đầu con đường thơ ca yêu nước, yêu tự do, con đường cách mạng.

Mượn chuyện nhà tiên tri xưa đi truyền lời thượng đế, nhà thơ viết bài thơ “Nhà tiên tri” để tuyên truyền lý tưởng, thức tỉnh  nhân dân: “Năm châu bốn biển đi liền / mà đem lời nói đốt tim muôn người ”.

Giai cấp thống trị muốn xóa bỏ hình tượng nhà thơ nhân dân ra khởi phát từ “nhà tiên tri” bằng nhà tù hoặc danh lợi” nhưng chúng đã bất lực. Nhà thơ Ba Lan Adam Mickievich trong bài thơ ông gởi “Các bạn bè tôi ở nước Nga” (1837) đã cảnh cáo “kẻ nào nhằm các bậc tiên tri mà ném đá thì hãy coi chừng”. Hồi ấy,  Puskin làm thơ theo phong cách dân gian, truyền miệng, dân chúng thuộc thơ ông nhưng chẳng biết gì về tác giả.

Đôi lúc nhà thơ cảm thấy thất vọng, bất lực vì thấy “Lũ người gieo giống tự do trên đồng vắng” cứ gieo mãi, uổng công lắng nghe mãi mà không thấy âm vang đáp lại.

“Riêng tiếng người không ai buồn vọng lại

số phận người cũng thế, hỡi thi nhân”

Khi cuộc cách mạng dân chủ Nga (1816-1825) bị dập tắt:

“Riêng mình tôi, người xướng ca diệu huyền

được dông tố ném lên bờ thoát chết

tôi lại hát bài ca thuở trước….”

Quá trình  làm thơ cũng là quá trình tìm tòi khẳng định cụ thể và dứt khoát chức năng nghệ sĩ và vai trò xã hội tích cực của thơ ca.

“Tiếng nhộn nhịp ngoài xa kia cuộc sống

đang gọi tôi lòng khắc khoải bồi hồi

(…) Tôi muốn sống để nghĩ  suy và đau khổ

Chao ôi giá tiếng thơ  tôi rung động được lòng người

(….) Sao Chúa chẳng cho tôi tài hùng biện để làm nên giông tố !”

Là nhà thơ lãng mạn nhưng Puskin coi cuộc sống bình thường xung quanh là đối tượng của thơ. Cuộc sống Nga, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga đi vào thơ  với mọi dáng vẻ, âm điệu và màu sắc. Trong thơ  có hoa hồng, chim họa mi, có túp lều, đống rạ, tấm lưới dân chài, thơm hương lúa mì, cũng có cả “lá thư tình bị đốt cháy” và những thứ rất Nga như cỗ xe tam mã, hàng cây sồi, một điệu dân ca. Puskin mở rộng đôi cánh cửa thơ để cho những thứ mộc mạc quen thuộc hàng ngày tuôn chảy mà không làm tầm thường thơ: Puskin không phân chia thơ văn thành hai đẳng cấp: Thơ (cao đẹp) và văn xuôi (tầm thường). Trong thơ Puskin có văn, trong truyện có chất thơ. Đó là thơ “siêu thể loại”, không còn bị ràng buộc bởi những thứ vô hình, mơ hồ, ước lệ…  Cuộc sống bình thường nhưng  phải là cuộc sống của nhân dân :

” Từ bỏ chốn thượng lưu bệnh hoạn

những cuộc vui chơi xa hoa, chè chén

Trở về đây với tiếng lá hàng sồi

Với ruộng đồng bằng lặng thảnh thơi”

Sống ở đó với dân chúng, nhà thơ nhìn cuộc sống bằng con mắt của nhân dân. Cuộc sống làng quê bình dị là nguồn thơ phong phú đối với nhà thơ nào biết đắm mình trong đó.

“Xuyên qua  làn sương gợn sóng

Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua

Buông dải ánh vàng lai láng

lên cánh đồng buồn dăng xa.

Trên đường mùa đông vắng vẻ

Cỗ xe tam mã băng đi

Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ

Đều đều  khắc khoải  lòng quê (….)

                                                      (Con đường mùa đông)

 say mê những bài dân ca Nga vui tươi, yêu đời.

Có con chim sơn tước

Sống lặng lẽ ngoài khơi…

Có cô gái sớm mai

Ra ngoài trời gánh nước

Có khi nghe buồn tẻ tiếng nhạc ngựa đường dài, mênh mang cùng ánh trăng đêm:

Hát, nghe những khúc hát

Giải nỗi buồn trong đêm

Ôi xiết bao thân thiết

Những lời ca ngang tàng

Hát đi bác xà ích

Ta sẽ chăm chú nghe

Trăng liềm soi tịch mịch

Buồn tênh gió thoảng xa

Hát đi: “trăng , trăng đẹp

Sao trăng lại cứ nhòa ?”

                                      (Tuyết nhấp nhô như sóng )

Nhà thơ nghe thấy mọi tiếng cuộc đời: tiếng chim, tiếng suối, tiếng rừng, tiếng gió và cả tiếng chửi rủa, tiếng xích xiềng, tiếng đạn réo. Đáp lại chúng, nhà thơ làm tiếng vọng, đem tâm hồn mình vọng lại. Đó là lý tưởng thẩm mỹ .

Puskin nghĩ và nói về tình yêu như về một nguyên lý trong sáng, đẹp đẽ có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người, tiếp sức sống và sức mạnh cho con người. Soi vào tình yêu ấy, con người càng thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp là cách  phủ định thói giả dối, kênh kiệu, vụ lợi, ích kỷ của người đời. Nhà thơ tách cô Tatiana ra khỏi đám tiểu thư tỉnh lẻ và tiểu thư Moskva như là đưa tâm hồn phụ nữ Nga tốt đẹp trong sạch mà tỏa sáng trong những số phận con người thừa u ám trong tiểu thuyết thơ “Evgeni Onegin” vậy.

 Puskin viết những bài thơ tình yêu rất dễ thương cho những người đang yêu. Hãy nghe một chàng trai đã yêu, vẫn còn yêu nhưng biết chia sẻ nỗi thất vọng của nàng và cầu cho nàng gặp được tình yêu xứng đáng.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Bởi hồn em đã gợn bóng u hoài

Tôi  yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực nổi ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu cho em một người tình như tôi đã yêu em.

(Tôi yêu em)

Rất nhiều bài thơ tình của Puskin đã được các thế hệ nhạc sĩ nổi tiếng của Nga như Glinka, Tsaikovski, Rakmanikov… chọn để phổ nhạc vẫn còn vang động như những “khúc dân ca mới” làm nên sự bất tử của thơ ca  .

                Trong hơn 30 năm qua, Puskin được nghiên cứu và giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Truyện ngắn, tiểu thuyết đã được dịch và đưa vào sách văn phổ thông, vở kịch Evgeni Onegin chuyển thành vở opera đã được Nhà hát kịch Hà Nội đưa lên sân khấu thủ đô rất sớm. Còn thơ  Puskin- người ca sĩ của tự do cũng được yêu quí, trân trọng ở nước ta. Những bạn chưa thể đọc thơ  bằng tiếng Nga có thể đọc thơ dịch do các nhà thơ Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh, Hồng Thanh Quang … Dịch ngôn ngữ thơ của  Puskin rất khó bởi vì nó giản dị, đẹp đẽ và dễ mất mát, hao hụt  khi chuyển ngữ.

[ Đọc thêm các bài thơ : Tự do, Chiếc khăn san màu đen, Con đường mùa đông

Các bài  thơ  trích dẫn trên  do Thúy Toàn dịch ]

             Tiểu thuyết “Evgeni Onegin” (Евгений  Онегин)

Khởi công viết từ 1823 và hoàn thành 1831. Đăng báo dần dần từng chương từ 1825 đến 1833 thì xuất bản toàn bộ.

Tiểu thuyết bằng thơ này là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Với tác phẩm này  mở con đường mới chưa từng có cho văn học Nga  CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC . Đây là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nước Nga.

            Cốt truyện giản dị trải ra  qua  8 chương:

                  Chương I Nỗi buồn chán

          II       Nhà thơ

         III       Tiểu thư

        IV       Làng quê

         V       Ngày lễ thánh

        VI       Cuộc quyết đấu

       VII       Moskva

     VIII       Quý tộc thượng lưu

                   Onegin là một thanh niên quý tộc thông minh, có học thức, hào hoa, là một kiểu mẫu thượng lưu ở . Sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ trong các phòng trà, nhà hát, tiếp tân, khiêu vũ, tiệc tùng, anh bắt đầu buồn chán “nỗi buồn chán của người Nga”. Anh đóng cửa ngồi nhà viết văn, đọc sách … nhưng rồi cũng không xóa được căn bệnh buồn chán nặng nề ấy. Cha và chú qua đời , anh về quê thừa kế gia tài, quản lý trại ấp, sống cho khuây khỏa. Nhưng chỉ  được vài ngày sau anh lại buồn chán như xưa… Cùng quê, có anh bạn Lenski đang đắm đuối trong bản tình ca cùng cô Olga xinh đẹp, hồn nhiên, bạn láng giềng từ nhỏ. Onegin và Lenski kết bạn với nhau. Tatiana, chị của Olga, một tiểu thư nông thôn không đẹp như cô em nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, mơ màng tư lự  và giản  dị.

             Tatiana yêu Onegin ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Cô viết thư tỏ tình  gửi ngay cho Oneghin. Xúc động vì tấm  lòng chân thành của cô nhưng Oneghin lại từ chối tình yêu vì lo rằng cuộc sống sẽ mất “yên tĩnh và tự do”. Thực ra anh chưa yêu vì còn ở trong tình trạng khủng hoảng  tư tưởng. Do sự bực bội với Lenski, anh tìm cách trả thù bạn theo kiểu quí tộc . Anh giả vờ ve vãn Olga, chọc tức  Lenski. Đúng vào ngày lễ thánh của Tachiana, xảy ra xung đột giữa Lenski và Onegin. Vì thói sĩ diện qúi tộc, Onegin đã nhận lời thách đấu súng và anh đã giết bạn.

               Đau buồn và hối hận, Onegin rời làng quê ra đi du ngoạn lang thang suốt mấy năm trời.

            Olga mau chóng quên lãng người yêu xấu số Lenski, cô nhận lời cầu hôn của một viên sĩ quan và cùng chồng đi theo đơn vị.

             Tatiana cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, sống âm thầm lẻ loi, từ chối mọi đám mối mai. Mùa đông nước Nga, hai mẹ con chuyển về sống ở Moskva. Trong xã hội thượng lưu có một viên tướng lớn tuổi xin cầu hôn nàng. Vì thương nể mẹ, Tatiana nhận lời.

             Đến ngày Onegin trở lại  thì Tatiana  đã là một phu nhân sang trọng và đức hạnh trong giới quí tộc thủ đô. Với Onegin, tình yêu sống dậy mãnh liệt trong tâm hồn, anh viết thư cho Tatiana.  Anh trở nên si tình đến mức ốm đau và không thể chờ hồi âm, anh tìm đến gặp cô .

              Tatiana thú nhận vẫn còn yêu anh  nhưng băn khoăn có nên bỏ cả lầu son gác tía để cùng anh trở lại làng quê giản dị ngày xưa.  Cô cảm động vì tình yêu say đắm của anh, nhưng cuối cùng cô quyết định từ chối và trở lại trung thành với chồng.

             Tatiana bỏ đi, Onegin đứng đó sững sờ,… nàng ra khỏi phòng khách, chồng của nàng bước vào tiếp khách.

            Tác phẩm dừng lại ở cảnh đó.

          Người đọc có thể dự đoán hướng đi tiếp của nhân vật Onegin.

GỢI Ý PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT CHÍNH

NHÂN VẬT  “EVGENI  ONEGIN”

Trên cái nền bức tranh cuộc sống hiện thực Nga trải rộng từ thành thị tới nông thôn là nhân vật chính Evgeni Onegin, một quí tộc trẻ tuổi. Đây là nhân vật phức tạp và mâu thuẫn, do đó cũng là nhân vật sinh động. Không phải là nhân vật tích cực, cũng không hẳn là nhân vật phản diện.

Mâu thuẫn trong tích cách Onegin là do địa vị xã hội và nền giáo dục mà anh nhận được. Anh không phải lo làm việc kiếm sống nhờ gia tài thừa kế kếch sù.

Chán ngán kinh đô, anh về trại ấp ở nông thôn không phải để tu chí làm ăn , mà để giải sầu. Anh thay đổi trại ấp bằng cách giảm tô nhẹ cho dân, cũng chỉ là giải trí tiêu khiển mà thôi.

Về giáo dục, mẹ anh mất sớm, cha không chú ý đào tạo mà giao anh cho mấy gia sư ngoại quốc dốt nát dạy dỗ. Anh chỉ tiếp thu một sự giáo dục què quặt mà thôi. Anh vốn là con người ích kỷ, chỉ biết mình, không chú ý đến người khác, vô tình gây đau khổ cho họ. Việc từ chối mối tình đầu của Tatiana và giết Lenski cũng chẳng phải là ác ý của Onegin. Nhà phê bình Bielinski nhận xét “Onegin là con người ích kỷ nhưng không phải kẻ ích kỷ tự mãn, mà là kẻ ích kỷ bình thường”. Thật vậy, trong tâm hồn Onegin vẫn có những mầm mống tốt.

Anh là người thông minh và tỏ rõ thái độ phủ nhận thực tế xã hội. Anh có cố gắng bồi dưỡng kiến thức bằng cách tìm đọc sách văn học, triết học, lịch sử, y học, nông học,… Anh đã tranh cãi với Lenski, một người trí thức học ở nước ngoài về, về các vấn đề chính trị, lịch sử, triết học. Đôi khi anh tỏ ra cao thượng chân thật với bạn bè và tình yêu dưới cái vẻ bề ngoài lạnh lùng, trịch thượng. Anh không đủ can đảm dứt bỏ cuộc sống thượng lưu và tiếp tục phí hoài tuổi trẻ. Chỉ vì nông nổi, nhỏ nhen anh đã gây ra cái chết bi thảm cho bạn, gây tổn thương sâu sắc cho Tatiana, người con gái trong trắng vốn yêu anh tha thiết.

Nhân vật Onegin là tổng hợp những nét điển hình của một tầng lớp thanh niên quí tộc đương thời, những người sống nhờ vào sức lao động của nông dân, lại chưa có được học vấn hoàn thiện nhưng sẵn thông minh, còn có lương tâm và tình nghĩa.

Anh không phải là thành viên trong số những nhà cách mạng quí tộc, cũng không thuộc bọn quí tộc đông đảo chỉ biết hưởng thụ và an tâm với cuộc sống vô vị ăn bám. Anh bất mãn với chế độ nhưng chỉ biết đau buồn, chán ngán.

Tính cách Onegin có phát triển, đặc biệt là từ sau cuộc đấu súng. Sau mấy năm đi du lịch trở về, anh đã hiểu rộng hơn về nhân dân và đất nước, và thức dậy mối tình với Tatiana Nhưng khi bị từ chối, anh vỡ mộng yêu đương. Rồi anh sẽ đi đâu? Người đọc có thể dự đoán: anh sẽ tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp? Hoặc anh cũng có thể vẫn tiếp tục là con người thừa ?.

Evgeni Onegin đúng là hình tượng “con người thừa” đứng đầu danh sách trong văn học Nga.

               NHÂN VẬT  “TATIANA”

Nàng không đẹp lắm nhưng hấp dẫn. Tâm hồn cao thượng thông minh và giản dị. Ngay cái tên “Tatiana” rất bình dân trong tiếng Nga. Cuộc sống của cô gần gũi với nhân dân và thiên nhiên nước Nga. Nhưng cũng là cô gái hay buồn, sống cô đơn, trầm mặc. Nàng hay đọc tiểu thuyết tình cảm lãng mạn. Nàng yêu cái cuộc sống trong sách có ý nghĩa và phong phú hơn cái thực tế vô vị xung quanh. Nàng không biết rằng cái ấy là do nhà văn theo chủ nghĩa tình cảm viết ra…. Do đó vừa mới gặp Onegin nàng đã yêu ngay từ phút đầu tiên vì anh chàng chẳng giống ai quen biết xung quanh. Vì thiếu kinh nghiệm, cô tin rằng anh là người lý tưởng, đúng tiêu chuẩn. Nàng viết thư cho anh, đó là hành động táo bạo của con người nồng nhiệt yêu đương. Thư gởi xong, nàng tin thế nào anh cũng đáp lời, nhưng  :

Ngày  ngày qua  cũng chẳng có  tin gì

Nàng xanh xao như chiếc bóng sầu bi

Lời chối từ của anh khiến nàng bất ngờ. Hóa ra anh chẳng giống con người lý tưởng trong tiểu thuyết. Nhưng nàng vẫn chưa thôi yêu anh…Càng về sau, nàng càng khó hiểu anh, đặc biệt sau vụ đấu súng với Lenski, anh bỏ đi , Olga lấy chồng …

Đọc  tiểu thuyết lãng mạn, Tatiana lại lầm tưởng rằng anh là  một nhân vật chán đời : nghĩa là anh sống theo sách vở. Nàng thất vọng.

Theo mẹ về Moskva, nàng chẳng vui. Mẹ muốn gả chồng, nàng chỉ  phản kháng lúc đầu… Sau thương mẹ năn nỉ  khóc lóc, nàng đồng ý lấy viên tướng cao tuổi và từ đó an phận.

Cuộc gặp lại Onegin ở  ba năm sau, nghe chàng tỏ tình, nàng không tin ở lòng chân thành của anh. Đến khi gặp anh tới nhà riêng thăm nàng , nàng mới hiểu anh đã đau khổ nhiều. Nàng tin rằng anh không phải là con người  tầm thường. Tatiana nghĩ rằng bây giờ nàng có thể sống hạnh phúc với Onegin … Nhưng rồi suy nghĩ kỹ, nàng buộc lòng  từ chối anh .

Bởi vì bản chất của Tatiana là sự  cao quý của tâm hồn và tính trách nhiệm . Nàng nghĩ tới vai trò của người vợ đoan chính, nàng không thể nuốt lời hứa hôn nhân. Đấy là một nét bản chất Nga,  “tâm hồn Nga” truyền thống .

Tatiana là một phụ nữ có tâm hồn mạnh mẽ. Những người vợ của các chiến sĩ Tháng Chạp tự nguyện theo chồng đi đày ởSiberiaxa xôi chia sẻ với chồng mọi nỗi gian khổ cũng có tâm hồn “Tatiana” như thế.

SỐ PHẬN NGẮN NGỦI CỦA NHÂN VẬT “LENSKI”

Anh là một nhân vật lãng mạn khá phổ biến thời đó. Chưa đầy 20 tuổi anh là nhà thơ trữ tình có tài, anh có những quan điểm xã hội khá tiến bộ, mơ  ước nhân dân được  t ự do.

Cũng giống như Onegin, anh xa rời nhân dân mặc dù có học vấn cao hơn Onegin do được đào tạo ở nước ngoài. Anh chưa có cơ hội hiểu sâu sắc đất nước và nhân dân mình. Anh có niềm tin vào tình bạn, tình yêu. Nhưng khi bất bình trong cuộc sống, anh dễ buồn nản, đau khổ, chỉ biết viết những bài thơ bi đát, hoặc thiếu suy nghĩ mà hành động liều lĩnh. Ngày sinh nhật (lễ thánh) của Tatiana, thấy Onegin ve vãn Olga, anh vội kết luận Olga là lừa dối anh. Anh căm giận nàng. Khi biết Olga vẫn yêu mình thì anh lại trút tức giận vào ông bạn Onegin “trụy lạc”và  thách đấu súng.

Rõ ràng, Lenski là mẫu người lãng mạn thời đại, chỉ hành đông mà không hiểu rõ  thực tế, chỉ tin vào tình cảm mà bồng bột, nóng vội trong hành động.

Nhà thơ  tỏ thái độ yêu thương thông cảm khi miêu tả Lenski, vì đó là con người nồng nhiệt ngây thơ và trong sạch về tâm hồn, có khát vọng và khả năng trở thành nhà thơ có tài. Giả sử còn sống, anh ta không tìm ra lối thoát thì cũng trở nên một kẻ tầm thường.

Ngoài ba nhân vật chính, còn miêu tả cả một giới quí tộc Nga, các đại biểu quí tộc nông thôn và giới thượng lưu thành thị với thái độ phê phán, mỉa mai.

Cuộc sống của những người dân bình thường được nhà thơ miêu tả với tấm lòng cảm thông sâu sắc nỗi đau khổ, nhọc nhằn của họ.

Những bức tranh phong cảnh nông thôn Nga và thiên nhiên phong phú, đẹp đẽ  bốn mùa xuân hạ thu đông. Nhà thơ yêu quí mùa xuân ở nông thôn, mùa hè thấp thoáng qua mau. Thu về trên cánh rừng u buồn trút lá vàng xào xạc, sương buông mờ, chim trời kêu thê lương. Và mùa đông nhà thơ say mê, mùa tâm hồn rung động khát khao….

Đúng như nhận xét của nhà phê bình Bielinski, cuốn tiểu thuyết Evgeni Onegin là “bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga”.

Đó chính là mẫu mực đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỷ XIX.

Tiểu thuyết  “Người con gái viên đại úy ”  (Капиталскаия Дочка)

Dựa vào sự kiện lịch sử: Cuộc khởi nghĩa nông dân của lãnh tụ Pugatsov xảy ra 1773 -1775 từng làm rung chuyển nước Nga.

Viết cuốn tiêu thuyết văn xuôi 14 chương này, Puskin muốn “hỏi” quá khứ để tìm “lời giải đáp” cho hiện tại và tương lai.

Với tính khoa học của một sử gia, Puskin đã đi thực tế 4 tháng đến những nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa để quan sát, ghi chép. Gặp gỡ, tiếp xúc những người già từng chứng kiến tận mắt. Người dân ở đó tỏ ra quyến luyến và có những ấn tượng tốt đẹp với người anh hùng Emelien Pugatsov.

Một số nhân vật có thật :

Pugatsov : lãnh tụ khởi nghĩa, gốc là người lính cô dắc bị kỉ luật

Ecaterina : nữ hoàng Nga.

Một vài viên tướng triều đình và phía quân khởi nghĩa.

Nhân vật hư cấu chiếm phần lớn:

Thiếu úy Grinov : sĩ quan trẻ, người kể chuyện .

Ivan Cuzomich : đạy úy, đồn trưởng Belogor (biên phòng).

Bà đồn trưởng Vaxilixa.

Con gái đồn trưởng: Marya Ivanovna (gọi tắt là Masa).

Trung úy Ivan

Chuẩn úy Svabrin: sĩ quan đồn Belogor.

Lão bộc Xavelich: người nhà của Grinov . . .

Tóm tắt cốt truyện

Grinov là chàng trai con nhà quí tộc ở tỉnh Xim biêc. Đến tuổi trưởng thành, theo lệnh cha, một cựu sĩ quan trung tá Nga bảo hoàng, chàng nhập ngũ ở thành phố Orenburg giáp vùng biên giới xa xôi, có lão bộc Xavelich đi theo phục vụ. Trên đường đi, chơi bi-a thua, quen viên sĩ quan Durin. Được phân công về nhận công tác ở đồn biên phòng Belogor. Dọc đường bị lạc trong bão tuyết may gặp một người Codăc đánh xe ngựa đưa đường đến quán trọ. Chàng tặng cho bác đánh xe ngựa chiếc áo da thỏ đắt tiền để tạ ơn.

Về tới đồn biên phòng Belogor, cách xa thành phố Orenburg , vợ chồng ông bà đại úy đồn trưởng  và cô con gái Masa đón tiếp chàng ân cần. Kết bạn với Svabrin vốn là sĩ quan cận vệ bị kỉ luật điều ra biên giới.

Do bảo vệ danh dự Masa, Grinov thách Svarbin đấu kiếm. Grinov bị thương , Masa tận tình chăm sóc cho anh. Hai người yêu nhau, Svarbin ghen tức. Grinov viết thư về quê xin phép cha cho kết hôn với Masa, nhưng không được gia đình chấp thuận. Masa biết cha chàng chê địa vị gia đình nàng nên mặc cảm, cố ý xa lánh Grinov, sống cô đơn buồn phiền. Biến cố lớn xảy ra: quân khởi nghĩa của Pugatsovv đánh tới đồn Belogor. Binh sĩ chuẩn bị chống trả theo lệnh của cấp trên ở Orenbua . Tình hình dân chúng hoảng sợ. Mẹ con Masa đi  ẩn trốn ở  nhà  bà cố đạo .

Trận đánh đồn của Pugatsovv. Đồn Belogor  thất bại. Các sĩ quan bị bắt chờ xét xử. Ông bà đồn trưởng trung thành với Nữ hoàng, không chịu khuất phục, bị quân khởi nghĩa treo cổ. Svarbin lập tức đầu hàng, xin gia nhập quân khởi nghĩa. Grinov sắp sửa bị treo cổ, lão bộc Xavelich van xin Pugatsov. Pugatsov nhìn kỹ, nhận ra Grinov và ra lệnh tha. Dân chúng và binh lính đều theo lãnh tụ khởi nghĩa, chống lại triều đình.

Grinov được tự do. Chàng lo lắng đi tìm Masa, được biết Masa đang ngã bệnh nằm trong buồng nhà bà cố đạo. Những người lãnh đạo khởi nghĩa cũng đang ở nhà bà ta, chưa biết cô Masa đang ẩn náu bên trong, bà cố đạo giới thiệu đó là cô cháu gái đang nằm bệnh. Grinov không nở bỏ đi. Pugatsov cho lính gọi chàng tới nhà bà cố đạo. Nơi ấy đang tiệc tùng bề bộn, các tướng khởi nghĩa say rượu, hát dân ca những bài nguyền rủa Nga hoàng, điệu nhạc dữ dội và buồn thảm. Pugatsov giữ  Grinov ở lại nói chuyện. Chàng nhận ra Pugatsov chính là bác đánh xe ngựa năm trước đã đưa đường cho chàng. Vì ơn nghĩa cũ, ông ta tha chết cho chàng sĩ quan trẻ, yêu cầu Grinov đi theo quân khởi nghĩa. Chàng khôn khéo và cương quyết chối từ “vì bổn phận và danh dự của sĩ quan quí tộc”. Chàng tránh thủ tính khảng khái và bộc trực của Pugatsov và đã thuyết phục được y cho chàng trở về với triều đình. Pugatsov kinh ngạc nhưng với tính cách anh hùng mã thượng đồng ý cho chàng tùy ý “thôi cũng được, đã giết thì giết, đã tha thì tha, ngươi hãy đi khắp bốn phương trời”.

Hôm sau, Grinov đến chào từ biệt lãnh tụ nghĩa quân. Svabrin đã được Pugatsov bổ nhiệm làm đồn trưởng Belogor. Grinov lo lắng cho Masa, Pugatsov tặng chàng một cỗ xe ngựa và một ít tiền để làm lộ phí trở về quê.

Trở về thành Orenburg, gặp viên thiếu tướng chỉ huy, chàng báo tình hình quân khởi nghĩa và đồn Belogor. Chàng nhận xét là quân đội Pugatsov không biết cách tổ chức, trình độ kém, chàng xin cử quân đội đi đánh dẹp quân phiến loạn.

Bọn chỉ huy hèn nhát, bỏ mặc đồn Belogor, chỉ lo giữ thành chờ Pugatsov. Quân khởi nghĩa kéo tới bao vây Orenburg. Đánh nhau dằng dai. Chàng chuẩn úy Grinov nhận được thư tay của Masa gởi tới. Nàng đang ở trong tay Svabrin, bị hắn ép buộc làm vợ, nhưng Masa cáo bệnh, hoãn binh. Bức thư đau khổ và thiết tha hy vọng trông chờ của Masa làm chàng cực kỳ xúc động. Chàng nài nỉ viên tướng cấp cho chàng một đại đội đi chiếm lại đồn Belogor và cứu con gái viên đồn trưởng. Bị từ chối phũ phàng, chàng và lão bộc Xavelich phi ngựa về đồn Belogor cách đó 40 dặm. Rơi vào tay quân khởi nghĩa, gặp lại Pugatsov. Chàng trình bày lý do quay lại cứu Masa khỏi bị ức hiếp. Pugatsov vốn hào hiệp, nổi giận kéo quân đi hỏi tội Svabrin. Ông xỉ măng hắn đã cưỡng ép một cô gái mồ côi. Chàng lo lắng Svabrin sẽ tố giác Masa. Quả vậy, nghe nói đó là con gái viên đồn trưởng, Pugatsovv nổi giận. Chàng năn nỉ, khơi gợi làng hào hiệp và độ lượng của viên lãnh tụ nông dân. Chàng lại được Pugatsov tha thứ .

Hôm sau, chàng sĩ quan trẻ chia tay với Pugatsov theo lối giản dị như hai người bạn. Chia tay ông bà cố đạo, rồi cùng Masa và lão bộc lên đường về quê.

Masa và lão bộc về quê chàng ở Xiembiec. Grinov theo đơn vị đi đánh quân Pugatsov.

Cuộc chiến tranh kết thúc, Grinov chuẩn bị về phép thăm gia đình và Masa, có lệnh triều đình bắt giữ chàng. Đó là do Svabrin tố giác chàng là quân do thám của bọn phiến loạn và được quân Pugatsov ưu đãi. Chàng bị kết tội phản bội triều đình, săp sửa bị đi đày ở Siberia. Gia đình chàng kinh hoàng, đau khổ. Masa đi  tìm  gặp bằng được Nữ hoàng Ecaterina đệ nhị để minh oan cho chàng. Grinov được tha.

Vào ngày xử tử  lãnh tụ Pugatsov, chàng sĩ quan quí tộc trẻ Grinov cũng đến dự . Pugatsov nhận ra chàng và gật đầu chào vĩnh biệt.

Ít lâu sau, đám cưới của chàng và Masa kết thúc tiểu thuyết này .

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH

Grinov là người kể chuyện, cũng là nhân vật chính. Anh thuộc loại thiếu niên quí tộc vô tư được giáo dục “đúng cách” nghĩa là, giống như Onegin, anh cũng được một gia sư dốt nát người Pháp dạy dỗ.

Chàng là người nhẹ dạ, vô tư, chỉ ước ao cuộc sống vui tươi của một sĩ quan cận vệ ở kinh đô.

Bố Grinov đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cá tính của anh. Ông là trung tá về hưu, địa chủ có uy quyền, rất nguyên tắc, khuyên dạy con trai theo chủ nghĩa quí tộc, nghĩa vụ quân đội là cao cả và vô tư không mưu cầu danh vọng. Do đó ông quyết định cho con đi phục vụ ở biên giới xa xôi chứ không xin ở kinh đô.

Grinov tiếp thu cả hai mặt tốt-xấu của cha. Anh thực hiện lời dặn dò “không xin thêm công việc, cũng không từ chối nhiệm vụ”.

Cuộc gặp gỡ bác đánh xe ngựa Pugatsov  trong đêm bão tuyết, lòng thương người, hào phóng của anh tặng bác ta chiếc áo da thỏ coi như một chi tiết quan trọng dẫn đến mối quan hệ đặc biệt của hai nhân vật chính này. Trong cuộc chạm trán với quân khởi nghĩa, anh là sĩ quan dũng cảm, trung thành với lời thề quí tộc. Anh nhận xét nghiêm túc về quân khởi nghĩa Pugatsov rằng họ không phải là “bọn cướp”, họ có những nét nghiêm túc và trách nhiệm. Vì danh dự quí tộc, anh không thể đi theo họ. Trong mọi hoàn cảnh, anh vẫn là người thật thà, trọng danh dự, dũng cảm và có tình yêu trung thực, sâu sắc. Nhưng anh vẫn là người con của giai cấp quí tộc với các định kiến của nó. Nhưng sau cuộc khởi nghĩa của Pugatsov, anh phải nhận thức khác đi .Trong tương lai  có thể anh thoát ra khỏi đời sống “con người thừa”, hướng về những người quí tộc tiến bộ, ưu tú.

Chuẩn úy Svabrin là hình ảnh tương phản gay gắt của Grinov. Hắn là đại diện quí tộc sa đọa, sẵn sàng vứt bỏ mọi truyền thống, danh dự vì những âm mưu vụ lợi cá nhân, nếu cần sẵn sàng thoán đoạt quyền lợi và phản bội tất cả.

Masa yêu Grinov với mối tình trong sáng, nồng nhiệt, có đôi chút mặc cảm xuất thân từ gia đình bình dân. Nàng khiêm tốn nhưng cương nghị, trải qua thảm kịch gia đình và sự áp bức của kẻ xấu mà không gục ngã.

Tuy thế, chủ đề chính của tiểu thuyết vẫn là vấn đề nông dân khởi nghĩa, và lãnh tụ Pugatsov thực sự là nhân vật chính. Nhân vật chính này được vẽ lên một cách sinh động, hoàn chỉnh đến độ tuyệt diệu.

Cái nhìn của nhà văn thật công bằng , trung thực và không giấu lòng cảm phục.  không tô vẽ và không bôi xấu nhân vật lịch sử này. Đây là nét đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi bản lĩnh vững vàng của nhà văn.

Pugatsov xuất hiện với vai trò “người dẫn đường” cho chàng sĩ quan quí tộc trẻ dưới các dáng vẻ bí ẩn của kẻ cướp hơn là một nông phu . Anh ta  căm thù sâu sắc giai cấp quí tộc cầm quyền. Thô lỗ, cương trực và bộc trực, giản dị.  Đặc biệt, Pugatsov hào hiệp trả ơn người bạn cũ đã tặng mình chiếc áo lạnh và một cốc rượu. Pugatsov tôn trọng lựa chọn của Grinov mặc dù anh không tán thành cuộc khởi nghĩa. Pugatsov bênh vực người yếu đuối (Masa).

Pugatsov có nhược điểm lớn : thiếu học vấn, thiếu ý thức cảnh giác, bệnh khoe khoang,  tự mãn….

Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng Pugatsov vẫn là người anh hùng dân tộc được dân chúng quí mến, trân trọng.

Nhà thơ  cũng vạch  ra nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa, đó chính là hậu quả chế độ nông nô chuyên chế áp bức bóc lột dân chúng với những chính sách tàn bạo của nó.

Cuộc khởi nghĩa chưa có cương lĩnh chính trị rõ ràng nhưng đó là ước mơ khát vọng vùng dậy của nhân dân Nga.

Cùng với tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin, đây cũng là bộ “bách khoa toàn thư” về cuộc sống Nga cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, Grinov là một “con người thừa” kế tiếp Onegin nhưng sẽ đi những bước dài hơn.

Hình tượng nhân vật “con người thừa” lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga: Evgeni Onegin . Đây là đóng góp nghệ thuật lớn lao của  chẳng những cho nền văn học Nga mà còn được văn học thế giới thừa nhận không thua kém các nhân vật “vỡ mộng” trong văn học Pháp của Honore De Balzac, Stendhale….

 là một nhà thơ tình yêu điển hình của thơ ca Nga. Thơ trữ tình của  khá nhiều, bao gồm  đầy  đủ cảm xúc của một nhà thơ dân tộc, một nhà thơ của tình yêu đôi lứa và nhà thơ lãng mạn cách mạng.

                Đọc thêm:

Truyện ngắn “Con đầm pich

Tiểu thuyết    “Dubrovski”

 Kịch  “Người khách đá”  (Don Juan đến nước Nga)  

 CÂU HỏI ÔN TậP

  1. Căn cứ mạch truyện Evgeni Onegin như một tiểu thuyết hiện thực, SV hãy dự đoán đoạn đời sau của Evgeni.
  2. Phân tích vai trò các nhân vật trung tâm, nhân vật chính trong “Người con gái viên đại úy”.

Q

Chương 3.  MỘT SỐ NHÀ VĂN NHÀ THƠ KHÁC

NHÀ THƠ, NHÀ TIỂU THUYẾT  M.I. LERMONTOV

(Михаил Юрьевич Лермонтов)

             Ngày 10/2/1837 (lịch cũ 27/1), tại một địa điểm trên bờ sông Đen của Saint  Petersburg, A.X. Puskin “mặt trời thi ca Nga” đã ngã xuống trong cuộc đấu súng nghiệt ngã với gã người Pháp lưu vong Đantex con nuôi của nam tước Gheckern, sứ thần Hà Lan tại Nga.

            Cái chết bi thảm của Puskin đã làm chấn động cả nước Nga và thổi bùng lên ngọn lửa căm hờn của nhân dân đối với nền chuyên chế bạo tàn đã đê hèn ám hại nhà thơ vĩ đại của dân tộc. “Phát súng giết chết Puskin đã thức tỉnh tâm hồn Lermontov” (A. Gherxen) và bài thơ “Cái chết một nhà thơ” của chàng sĩ quan kị binh trẻ tuổi Mikhain Iuriêvich Lermontov ngay lập tức trở thành sự kiện nóng bỏng trong đời sống chính trị, xã hội và văn học đương thời. Khi biết triều đình Nga hoàng đang dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ  và bao che cho Đantex, Lermontov đã phẫn nộ viết thêm 16 dòng thơ nảy lửa khiến cho “Cái chết một nhà thơ” trở thành “một trong những bài thơ có sức nặng bậc nhất của thi ca Nga” (ý kiến M.Gorki):

                             Còn các ngươi, lũ cháu con ngạo mạn

                             Của bọn ông cha đểu cáng đã lừng danh

                        Những mảnh vỡ được gắn bằng gót chân nô lệ

                             Bằng trò đùa hạnh phúc các dòng họ bị rẻ khinh

                              Các ngươi, lũ tham lam chầu chực quanh ngai vàng

                              Lũ đao phủ của Tự do, Thiên tài và Vinh hiển

                         Đươc pháp luật chở che nên trước mặt các ngươi

                              Sự phán xét nghiêm minh vẫn đang chờ đợi

                              Một toà án không bao giờ vụ lợi

                             Và luôn luôn thấu tỏ chuyện gần xa

                              Khi đó,  các ngươi dù quen thói gièm pha

                         Thì cũng chẳng giúp gì được nữa

                              Không thể chuộc máu nhà thơ chính nghĩa

                             Bằng tất cả máu đen bẩn thỉu của các ngươi

             Mặc dù không được phép in, bài thơ vẫn được người đọc chuyền nhau chép tay thành hàng chục nghìn bản và phổ biến rộng rãi trong cả nước.

            Với Cái chết một nhà thơ, Lermontov chính thức bước lên văn đàn Nga như người kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Puskin, đồng thời nhà thơ cũng trở thành cái gai trong mắt Nga hoàng và đám triều thần “giun dế”. Một trong những bản chép tay Cái chết một nhà thơ với ghi chú “Lời kêu gọi cách mạng” đã được tướng Benkenđooc, Giám đốc sở mật vụ đệ trình lên Nga hoàng. Ngay lập tức, Lermontov và bạn ông là A.X.Raiepxki- người tham gia tích cực vào việc phổ biến bài thơ – bị chính quyền bắt giam và truy tố. Ngày25/2/1837. Theo lệnh của đích thân Nicôlai I, toà tuyên án: Chuẩn uý kị binh Lermontov bị chuyển từ trung đoàn cận vệ ngự lâm đóng tại Hoàng thôn (ngoại ô Peterbua) sang trung đoàn khinh kị Nhigiegôrôtxki, lúc đó đang hành quân chiến đấu chống dân miền núi nổi loạn ở Kapkaz; còn A.X. Raiepxki, nguyên trợ lí của tổng trấn Peterbua thì bị phạt giam một tháng, sau đó thuyên chuyển đến tỉnh Ôlônhetxkaia.

            Theo nhìn nhận của người đương thời, việc thuyên chuyển giữ nguyên cấp bậc một sĩ quan quí tộc trẻ tuổi từ đơn vị cận vệ ngự lâm ở kinh đô sang đơn vị chiến đấu ở Kapkaz, một mặt là đòn hạ nhục trực tiếp của Nga hoàng đối với cá nhân Lermontov, mặt khác đấy thực chất là án lưu đày biệt xứ cho những “kẻ thù chính trị” mà chính quyền chuyên chế đã từng áp dụng với A.X Puskin, A.X.Gribôeđôp, A.A.Bextugiep, A.I. Ôđôiepxki v.v.

            Đầu tháng 3/1837, Lermontov lên đường đi Kapkaz, đúng theo con đuờng mà  và nhiều chiến sĩ Tháng Chạp khác từng đi.

            Nhờ sự vận động của bà ngoại Elidaveta Alêchxeepna,cuối năm 1837, Lermontov được chuyển về trung đoàn kị binh cận vệ Grôtnhenxki đóng ở Nôpgôrô; và đến mùa xuân năm 1838, Nga hoàng xuống lệnh “ân xá”, cho phép Lermontov quay lại Petersburg, tiếp tục phục vụ tại trung đoàn cận vệ ngự lâm. Tuy nhiên, Cái chết một nhà thơ vẫn đồng hành với Lermontov trong một bi kịch khác.

            Cuối năm 1839, giữa một buổi tiệc, viên bí thư sứ quán Pháp tại Nga đã chuyển cho A.I. Turghênhep nhà sử học nổi tiếng, bạn thân của Puskin câu chất vấn của sứ thần Prôxpe de Barant: trong Cái chết một nhà thơ, Lermontov phải chăng đã thoá mạ tất cả mọi người Pháp hay nhà thơ chỉ lên án cá nhân Đantex – kẻ đã nổ súng giết chết Puskin ? Theo đề nghị của Turghênhep, ngày hôm sau, Lermontov đã trực tiếp đến gặp Barant và đưa cho ông ta xem bài thơ, cũng như toàn bộ các bản thảo của nó. Sau khi đã tìm hiểu kĩ văn bản, Barant chính thức thừa nhận rằng ông đã hiểu sai nhà thơ vì những thông tin lệch lạc; và để xin lỗi Lermontov, Barant đã mời nhà thơ đến dự buổi dạ vũ đón năm mới tại sứ quán của mình. Mặc dù vậy, Ecnet đơ Barant con trai của sứ thần Barant thì vẫn rất hậm hực. Hắn khăng khăng cho rằng Lermontov đã xúc phạm đến danh dự người Pháp và luôn tìm cách trả thù Lermontov ở mọi lúc, mọi nơi.

             Thời gian này, Lermontov đang yêu say đắm nữ công tước Maria Alêchxêepna Serbatôva, và theo nhiều người đương thời chứng kiến thì M.A. Serbatôva cũng nồng nhiệt đáp lại tình cảm của Lermontov. Có thể nhìn thấy hình bóng của người quả phụ trẻ tuổi, xinh đẹp gốc Ucraina này qua nhiều bài thơ của Lermontov như Gửi M.A. Serbatôva, Lời tâm niệm, Ngày 1 tháng Giêng, Cớ sao …

                                Nàng đã đổi những thảo nguyên tươi đẹp

                        Của quê hương xứ sở Ucraina

                                Lấy thế giới thượng lưu tẻ nhạt

                                Và hào quang những vũ hội phù hoa

                                           Nhưng bản sắc của phương Namyêu dấu

                                 Nàng vẫn lưu giữ lại trong mình

                                 Giữa thế thái lạnh lùng băng giá

                                 Giữa nhân gian vô nghĩa, vô tình

                                          Lời nàng nói, nồng nàn quyến rũ

                                 Như ánh sao bí ẩn đêm phươngNam

                                 Đôi mắt nàng trong xanh như trời biếc

                                 Nàng dịu dàng như gió giữa đồng hoang…

                                                                                   (Gửi M.A. Serbatôva)

            Trớ trêu thay, cả Ecnet de Barant lúc đó cũng đang theo đuổi Serbatôva. Giống như gã đàn anh đểu cáng Đantex, Ecnet luôn công khai ve vãn, sàm sỡ Serbatôva trước mặt Lermontov để khiêu khích và hạ nhục nhà thơ. Cho đến cuộc va chạm tại dinh thự của bá tước Lavan tháng 2/1840, mâu thuẫn giữa hai người đã bùng tới đỉnh điểm. Ngày 18/2/1840, bờ sông Đen lại phải chứng kiến thêm một lần quyết đấu …

            Do luật pháp của Nga thời đó cấm ngặt chuyện quyết đấu dưới mọi hình thức nên sự kiện 18/2 được Lermontov và bè bạn của ông giấu kín. Tuy nhiên, Ecnet lại huênh hoang đi kể khắp mọi nơi khiến cho ngày 21/2, câu chuyện động trời ấy lọt đến tai Ban chỉ huy trung đoàn ngự lâm cận vệ. Lermontov lập tức bị giam vào trại kỉ luật quân sự và buộc phải viết tường trình. Nhờ đó mà các chi tiết của sự kiện này phần nào được làm sáng tỏ. Trong bản tường trình của mình, Lermontov viết: “ Vì ông Barant cho rằng mình là người bị xúc phạm nên tôi đã nhường ông ta quyền chọn vũ khí. Ông ta chọn kiếm. Trong khi giao đấu, Barant đã chém xước tay tôi và làm đốc kiếm của tôi bị hỏng. Do vậy chúng tôi phải chuyển sang đấu súng. Đáng lẽ cả hai phải bắn cùng một lúc nhưng tôi đã chậm tay hơn. Ông ta bắn trước và trượt, còn tôi sau đó chỉ bắn chỉ thiên. Cuối cùng, chúng tôi bắt tay nhau giảng hoà và giải tán”.

            Hành động hoà bình và cao thượng của Lermontov (bắn sau và bắn chỉ thiên khi đối thủ đã bắn trượt) làm mọi người thấy rõ hơn bao giờ hết bộ dạng lố bịch và thảm hại của Ecnet de Barant bởi vì trước đó, chính hắn đã đem tất cả nỗi hận và sự ghen tuông mù quáng vào cuộc đấu để quyết giết bằng được nhà thơ. Trong nhật kí của mình, nam tước Korph, bạn học của Lermontov ở trường litxê, đồng thời là một trong những người làm chứng cho phía Ecnet, có viết: “Đantex đã giết chết Puskin, và Barant có lẽ cũng đã giết chết Lermontov nếu hắn ta không trượt chân khi lao vào Lermontov với nhát kiếm chí mạng”.

            Ngông cuồng, rồ dại và bất chấp cả việc Lermontov còn đang bị tạm giam, Ecnet một lần nữa trơ tráo thách thức nhà thơ quyết đấu lần nữa. Theo thoả thuận giữa hai bên, cuộc tái đấu sẽ được tổ chức ngay trong sân của trại kỉ luật quân sự, nơi Lermontov bị giam. Rất may là Prôxpe de Barant đã biết được kế hoạch này. Buộc lòng sứ thần-cha phải tống cổ sứ thần-con về nước ngay trước giờ  ấn định cuộc đấu.

            Ecnet de Barant ra đi nhưng hồ sơ vụ án còn nằm lại. Việc Lermontov chấp nhận quyết đấu một lần nữa ngay trong thời gian bị tạm giam đã trở thành tình tiết tăng nặng và được toà án quân sự khai thác triệt để. Ngày 11/4/1840, theo phán quyết của toà, trung uý Lermontov bị thuyên chuyển từ trung đoàn cận vệ ngự lâm về trung đoàn bộ binh Tenghinxki trực thuộc tập đoàn quân Kapkaz. Đầu tháng 5/1840, Lermontov lên đường, bắt đầu chuyến lưu đày thứ hai. Lúc đó, ở Petersburg, cuốn tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta của ông vừa được xuất bản …

            Nếu như ở chuyến đi Kapkaz lần thứ nhất, chút hiếu thắng của tuổi trẻ đã khiến Lermontov viết những dòng bồng bột trong thư gửi Raiepxki: “Tạm biệt bạn thân mến. Tôi sẽ viết cho anh từ một miền đất lạ – phương Đông. Câu nói của Napoleon “Những tên tuổi  vĩ đại đều xuất hiện ở phương Đông” đã khích lệ tôi” thì ở chuyến đi này, Lermontov mang tâm sự khác hẳn, ông đã hiểu đúng hơn hoàn cảnh thực của mình :

                               Những đám mây ngàn năm phiêu lãng

                                Trên những thảo nguyên xanh, trên những triền núi lam

                                Các ngươi, phải chăng cũng như ta, bị lưu đày, xua đuổi

                                Từ phương Bắc thân yêu xuống tít tắp phương Nam

                                                                                         (Mây trời)

             Cũng khác với chuyến đi trước, lần này, Lermontov đã trực tiếp tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên khắp dải Kapkaz và lập được nhiều chiến tích vẻ vang. Trong một báo cáo chiến sự gửi bộ tư lệnh mặt trận, chỉ huy trung đoàn Tenghinxki đã viết: “Trong trận đánh tiêu diệt các cụm quân giặc bên bờ sông Valerich, trung uý Lermontov được giao nhiệm vụ theo sát hoạt động của đội tiên phong và phải báo cáo kịp thời cho chỉ huy về diễn tiến trận đánh. Bất chấp mọi nguy hiểm, trung uý Lermontov với sự bình tĩnh tuyệt vời và tinh thần dũng cảm vô song đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và là một trong những người đầu tiên xông vào đồn giặc”.

            Trong những cánh rừng trận mạc, Lermontov vẫn say sưa sáng tác. Hầu như số tạp chí Bút kí Tổ quốc nào cũng trang trọng đăng những bài thơ mới của ông. Tháng 10/1840, tuyển tập thơ đầu tiên do chính Lermontov tuyển chọn một cách nghiêm nhặt ra mắt bạn đọc và được dư luận nhiệt liệt hoan nghênh. Chỉ có điều Lermontov không  biết rằng trong lá thư gửi hoàng hậu tháng 6/1840, Nga hoàng Nicôlai I có viết: “Trẫm đã đọc hết cuốn Nhân vật của thời đại chúng ta. Theo khẳng định của trẫm, quyển sách tệ hại này chứng tỏ tác giả của nó là một kẻ hoàn toàn hư hỏng”. Có lẽ vì vậy mà khi Bộ tư lệnh mặt trận Kapkaz đề nghị lên Nga hoàng tặng thưởng Lermontov huân chương Vlađimia, huân chương Xtanixlav và thanh gươm “Vì lòng dũng cảm”, Nicôlai I đã bác bỏ thẳng tay. Với những thành tích trong chiến đấu, phần thưởng duy nhất mà nhà thơ nhận được là chuyến nghỉ phép hai tháng tại Petersburg .

             Petersburg đón Lermontov bằng những tình cảm trái ngược. Trong khi giới thượng lưu và quí tộc cung đình tỏ thái độ căm ghét, hằn học với người đã từng:

                                Quăng vào mặt chúng vần thơ thép

                                        thấm bao nhiêu cay đắng, hờn căm

                                                                             (Ngày 1 tháng Giêng)

thì bạn bè và giới văn nghệ sĩ lại đặc biệt chào mừng nhà thơ. Một thông báo được in trang trọng trên tạp chí Bút kí Tổ quốc: “Hiện nay Lermontov đang ở Petersburg, ông đã mang từ Kapkaz về nhiều bài thơ mới và sẽ in trên tạp chí nay mai. Cuộc sống chiến đấu sôi nổi đã thôi thúc Lermontov và ông đã truyền đạt đầy đủ những cái đó vào tác phẩm nghệ thuật. Ông hiện còn rất nhiều dự định, và tất cả những dự định đó đều hết sức tuyệt vời. Văn học Nga đang chờ đợi ở ông những tặng vật vô giá”.

            Trong mấy tuần ngắn ngủi ở Petersburg, Lermontov đã kịp hoàn thiện trường ca nổi tiếng Ác quỉ (tác phẩm khởi thảo từ năm 1829, khi nhà thơ mới 14 tuổi), sáng tác nhiều bài thơ, tham dự nhiều cuộc gặp mặt và xây dựng kế hoạch ra tạp chí riêng … Cũng nhân đợt nghỉ phép này, Lermontov chính thức đệ đơn xin giải ngũ để chuyên tâm hoạt động văn học. Tuy nhiên, nguyện vọng của ông không được giải quyết. Hơn thế nữa, ngày 11/4/1841, tướng Klêinmikhen thay mặt Benkenđooc đã triệu tập Lermontov đến trụ sở Bộ quốc phòng và lệnh cho nhà thơ trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải rời Petersburg về đơn vị cũ.

            Ra đi lần này, Lermontov hiểu sâu sắc rằng hố ngăn cách giữa một nhà thơ ca ngợi tự do với chính quyền chuyên chế là không thể san lấp được. Phía trước nhà thơ bao nguy hiểm rập rình. Trong cuốn album gửi lại Epđôkina Raxtôpchina ngày giã biệt, Lermontov đã viết  những dòng linh cảm:

                                  Mình cùng ra đời dưới một ngôi sao

                                  Và cùng chọn một con đường đi tới

                                   Những giấc mơ kia, phải chăng lời nói dối

                                   Về cuộc chia li vĩnh viễn giữa hai ta ?

            Mặc dù vậy, bất chấp nỗi cô đơn, phiền muộn “một mình cất bước trên  đường thẳm”, Lermontov đã dũng cảm vượt lên những đắng cay, đổ nát, kiên quyết phủ định thực tại ảm đạm và khẳng định cuộc dấn thân của mình trên con đường tiếp tục đấu tranh:

                                  Thôi, từ giã nước Nga ô uế

                             Nước của nô lệ và chủ nô

                                  Những bộ đồ cảnh binh màu cứt ngựa

                                  Và đám dân mù quáng trước ngôi vua

                                  Có thể bên kia thành Kapkaz

                                   Ta sẽ không phải gặp lũ triều thần

                                  Xa lánh hẳn những con mắt cú

                                  Những đôi tai thóc mách chuyện xa gần

            Đầu tháng 6, Lermontov về đến Kapkaz và được đơn vị cho phép nghỉ lại thành phố Piatigorxk dưỡng bệnh một thời gian. Chính nơi đây, Lermontov đã viết những bài thơ cuối cùng; và như một định mệnh, trong sổ tay của ông có phác thảo kì lạ về một Giấc mơ:

                                     Đaghetxtan, trưa hè nóng bức

                                     Tôi nằm im với vết thương sâu

                                     Viên đạn chì cắm trong lồng ngực

                                      Máu tôi tuôn giọt giọt đớn đau

                                      Mình tôi nằm trên lũng cát

                                              Bốn bên vách đá trập trùng

                                      Mặt trời đốt thiêu đỉnh núi

                                Và tôi – Giấc ngủ vĩnh hằng …

            Ngày 13/7, tại nhà một người quen ở Piatigorxk, giữa Lermontov và thiếu tá N.X. Martưnôp – bạn học cùng lớp với nhà thơ ở trường sĩ quan cận vệ – đã xảy ra một cuộc đụng độ nhỏ. Theo lời kể của Emilia San-Ghiray: “Hôm đó, mọi người tụ tập ở chỗ chúng tôi. Mikhain Iuriêvich vui vẻ trêu chọc tôi, sau đó thì cả L.X. Puskin (em trai nhà thơ A.X.Puskin) cũng nhập hội. Hai người quay sang đùa giỡn, khích bác nhau đủ điều nhưng tuyệt nhiên không có gì ác ý cả. Mọi chuyện đang vui vẻ thì họ nhìn thấy Martưnôp đang tán tỉnh Nađêgiơđa, em gái tôi, lúc đó đang đứng cạnh cây đàn dương cầm nghe công tước Trubetxkôi dạo nhạc. Không kìm được mình, Lermontov buột miệng trêu Martưnôp là “gã thổ dân với con dao quắm” (nguyên văn tiếng Pháp: montagnard au grand poignard). Hoàn toàn ngẫu nhiên là đúng lúc đó, Trubetxkôi vừa đánh xong nốt nhạc cuối cùng nên từ poignard (dao quắm) của Lermontov nghe rõ mồn một. Martưnôp giận điên người, anh ta cắn ria mép và cặp mắt như toé lửa. Tiến thẳng lại chỗ chúng tôi, Martưnôp dằn giọng nói với Lermontov: “Đã bao nhiêu lần tôi yêu cầu anh không được đùa cợt trước mặt phụ nữ” rồi quay ngoắt người đi, không để cho Lermontov kịp phân trần một tiếng. Khi tôi lo ngại cảnh báo Lermontov bằng câu thành ngữ “thần khẩu hại xác phàm” (nguyên văn: cái lưỡi của mình là kẻ thù của chính mình), Lermontov vẫn bình thản trả lời: “Không có gì ghê gớm đâu, ngày mai chúng tôi lại là bạn tốt của nhau thôi mà” (nguyên văn tiếng Pháp: Ce n’est rien; demain nous serons bons amis). Mọi người tiếp tục khiêu vũ, và tôi nghĩ rằng cuộc cãi cọ ấy đã chấm dứt”.

            Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau, Martưnôp đã tìm gặp Lermontov, nhắc lại câu nói đùa hôm qua và ngang ngược yêu cầu nhà thơ phải quyết đấu. Hành động của Martưnôp vô lí đến mức Lermontov phải ngạc nhiên hỏi lại: “Cái gì ? Chẳng lẽ anh lại thách đấu với tôi vì cái chuyện vặt vãnh đó ư?”; nhưng rồi trước thái độ ngông cuồng đến mức không thể tưởng tượng được của Martưnôp, Lermontov buộc lòng chấp nhận.

             Ngày15/7/1841, dưới chân núi Masuch cách Piatigor 4 km, cuộc đấu súng định mệnh của Lermontov đã diễn ra trong ánh nắng nhạt nhoà của hoàng hôn sắp tắt.

    Khi súng đã cầm trong tay, Lermontov vẫn khẳng định với Martưnôp về câu nói đùa không có gì ác ý của mình và tỏ ý sẵn sàng xin lỗi Martưnôp ở bất kì đâu hay trước mặt bất kì ai mà anh ta muốn. Thế nhưng gã thiếu tá ngu xuẩn vẫn khăng khăng một mực:“Phải bắn! Phải bắn!…”.

            Vào cuộc đấu, Lermontov được quyền bắn trước. Nhà thơ đã bắn chỉ thiên với hi vọng cử chỉ hoà bình đó sẽ hoá giải được mâu thuẫn giữa hai người. Song Martưnôp lại không nghĩ một cách cao thượng như vậy. Hắn chĩa thẳng súng vào Lermontov, ngắm rất kĩ, rất lâu và bắn trúng tim nhà thơ. Lermontov chết ngay sau tiếng súng nổ. Theo nhận xét của A. Bungacôp, một người đương thời:“Đáng ngạc nhiên là tất cả những người chứng kiến đều làm ngơ để Martưnôp thực hiện hành vi dã man, bỉ ổi của mình. Hắn ta đã chống lại mọi nguyên tắc về trung thực, công bằng và cao thượng (…). Trong khi Lermontov hành động như một sĩ quan can đảm và chính trực thì Martưnôp  như một kẻ sát nhân”.

            Là bạn học một thời ở trường sĩ quan cận vệ, Martưnôp hẳn không xa lạ gì với tính vui vẻ, hay đùa của Lermontov, những thành công vang dội của Lermontov trên thi đàn chẳng làm Martưnôp bận tâm, đường binh nghiệp của Martưnôp rõ ràng thuận lợi hơn của Lermontov, giữa hai người cũng không có hình bóng giai nhân nào làm nguyên cớ ghen tuông v.v. Những chi tiết ấy cùng với các động thái khó hiểu của chính quyền như xuyên tạc dư luận, giấu nhẹm hồ sơ, không truy tố Martưnôp và những người làm chứng v.v. đã bao trùm lên cái chết của nhà thơ một bức màn bí ẩn. Mặc dù vậy, rất nhiều người đương thời tin rằng cuộc đấu súng kia thực sự là một âm mưu đã được dàn dựng chu đáo, và Martưnôp chẳng qua chỉ là công cụ để chính quyền chuyên chế sát hại nhà thơ. Ngay những ngày đầu tiên sau khi Lermontov bị giết, P. Vixcôvatôp đã dẫn ra câu chuyện của viên sĩ quan X. Lixanhêvich, trong đó nói rằng: mùa hè năm 1841 ở Piatigor, một người thuộc “tầng lớp trên” nhân chuyện Lixanhêvich bị Lermontov trêu chọc, đã xúi bẩy anh ta thách đấu với Lermontov. Mặc dù mới 19 tuổi và rất khó chịu với trò đùa của Lermontov, Lixanhêvich vẫn đủ bình tĩnh và sáng suốt để trả lời người kia rằng: “Tôi không thể xuống tay với một người cao quí như thế !”.

            Cũng như Puskin, Lermontov ngã xuống với “mái đầu kiêu hãnh”, ghi thêm một tội ác mới nữa của nền chuyên chế tàn bạo đối với thơ ca, nghệ thuật và nhân dân Nga. Thi hài nhà thơ được đưa về Piatigorxk và mai táng tại nghĩa trang thành phố. Theo qui định của Chính thống giáo thời đó, những người tự tử hoặc chết vì đấu súng sẽ không được rửa tội, vì vậy mà sổ khai tử của nhà thờ Xcorbiaxaia Bôgôrôditxa phải ghi rất rõ ràng: “Trung uý trung đoàn bộ binh Tenghinxki Mikhain Iuriêvich Lermontov, 27 tuổi, tử thương vì đấu súng ngày 15/7, an táng ngày 17/7, không có lễ cầu nguyện”. Thật kì lạ, bởi trước đó 10 năm, khi còn là sinh viên Trường đại học tổng hợp, Lermontov đã từng làm  bạn bè thảng thốt  với hai câu thơ:

                                      Chờ đợi tôi là nấm mồ đẫm máu

                                      Không thánh giá bên trên, cũng chẳng tiếng nguyện cầu…

            Ra đi ở tuổi 27, nhưng Lermontov đã kịp để lại cho đời một sự nghiệp sáng tạo hùng vĩ và tráng lệ. Lermontov là hồn thơ quật khởi, dũng cảm chiến đấu chống áp bức, bất công và tràn đầy tình yêu đối với nhân dân, Tổ quốc. Được tôn vinh là người kế tục Puskin, Lermontov, cũng như Puskin, “thuộc về những hiện tượng vĩnh viễn sống và chuyển động, không dừng lại ở điểm cái chết bắt gặp mà tiếp tục phát triển trong ý thức xã  hội” (V.Bêlinxki). Sự nghiệp của ông là một mắt xích mới trong dây chuyền phát triển lịch sử của xã hội Nga, nối liền thời đại Tháng Chạp với thời đại sau Tháng Chạp, nối liền văn học thời A.X.Puskin, K.Ph. Rưlêep với văn học thời N.A. Nhêcraxôp, L.N. Tônxtôi sau này… Thương tiếc một người đã có những đóng góp lớn lao vào việc hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỉ XIX, nhà văn L.N. Tônxtôi ngay khi đang đứng trên tột đỉnh vinh quang đã viết về Lermontov, tuy chỉ  vài dòng mà như một khúc tráng ca: “Lermontov ra đi mới sớm làm sao! Bao sinh lực đang tràn trề trong con người ấy !…Nếu như chàng trai trẻ này còn sống, có lẽ không cần đến cả tôi lẫn M.Đôxtôiepxki”

Tác phẩm Cái chết của nhà thơ (СМЕРТЬ ПОЭТА)

của Mikhail Iurjevich Lermontov  (1827)

            Người chết rồi, Nhà Thơ – chết vì danh dự !,

            chết trong oan nghiệt những lời đồn,

            Đã gục xuống mái đầu từng ngẩng cao kiêu hãnh,

            Viên đạn trong tim và khát vọng rửa hờn…

                                         *

            Hồn nhà thơ trắng trong không chứa nổi

            Nỗi nhục ê chề trong lời xúc phạm nhỏ nhen,

            Và, chống lại cường quyền, Người đã đứng lên,

            Chỉ một mình, như trước… và bị giết!

            Người đã chết ! Nhưng những lời thổn thức,

            Khúc tụng ca rỗng tuyếch lại vang lên,

            Bọn sát nhân còn biện bạch đê hèn.

            Khi bản án số mệnh Người đã xử.

                                         *

            Không phải các ngươi thì còn ai nữa

            Rắp tâm đuổi xua tự do, bất khuất của thiên tài?

            Và các ngươi không ngần ngại mua vui

            Bằng trò thổi bùng đám lửa dần tàn lụi.

                                         *

            Vậy thì hãy vui đi…, giờ là cơ hội

            Nhà thơ không chịu nổi nỗi đau tột cùng:

            Đã tàn rồi khối thiên tài tựa đuốc sáng trưng,

            Đã héo úa một vòng hoa lộng lẫy.

            Kẻ sát nhân đã ra đòn vậy:

            Khẩu súng trong tay hắn chẳng hề rung,

            Người đã ngã rồi, giờ cứu chữa vô phương,

            Trái tim hắn trống hoang vẫn đều nhịp đập.

                                         *

            Nhưng, có gì lạ ư ?… Hắn từ xa tắp,

            Giống hàng trăm tên đào tẩu đó đây,

            Mong kiếm chút vinh hoa và sự đủ đầy,

            Hắn bổ đến chúng ta như số kiếp,

            Tập quán, ngữ ngôn xứ này hắn đều bất chấp,

            Chẳng đoái hoài tới niềm kiêu hãnh của chúng ta;

            Chẳng hiểu được trong phút giây bi thảm vừa qua

            Súng hắn đã nhằm bắn vào chi nữa!…

                                         *

            Người đã chết – đã nằm sâu dưới mộ

            Như chàng ca sỹ nọ đáng thương, –

            Từng là con mồi của thói mù quáng ghen tuông,

            Từng được Người ngợi ca bằng tài thơ trời phú,

            Và như Người, chàng ngã dưới vuốt nanh bầy thú.

                                         *

            Cớ sao Người lánh xa niềm vui thanh bình, tình thân chất phác

            Để bước vào thế giới đầy những tỵ hiềm, ngột ngạt

            Trong khi trái tim Người cháy bừng khát vọng tự do?

            Cớ sao Người dễ dàng đưa tay cho

            Những kẻ đặt điều kém cỏi?

            Sao Người lại tin lời ngọt ngào giả dối,

            Khi từ thuở thiếu thời Người đã thấu hiểu nhân tâm?…

                                         *

            Chúng tháo vòng hoa trên đầu Người, thay bằng vòng khác –

            Vòng mận gai có nguyệt quế quấn quanh

            Những chiếc gai nhọn hoắt đã ngấm ngầm

            Và tàn bạo chích châm vầng trán rạng.

            Những giây phút cuối của Người bị dập vùi cay đắng

            Bị đầu độc bởi lời xì xầm giễu cợt, xuẩn ngu

            Người đã chết trong khát khao vô vọng trả thù,

            và hy vọng bị dối lừa – nỗi đau thầm lặng.

            Đã bặt rồi những thanh âm của bài ca hùng tráng.

            Chúng đâu còn được vang ngân:

            Nơi ẩn mới của Nhà Thơ chật hẹp, u buồn

            Đôi môi Người từ nay đã khép.

                                         *

            Còn các ngươi, lũ hậu duệ kiêu căng,

            Của đám cha ông ti tiện, nhố nhăng,

            Những mảnh vụn ghép từ gót chân nô lệ,

            Từ trò cợt đùa trên hạnh phúc của những người lép vế.

            Các ngươi, lũ tham lam chen chúc bên ngai,

            Lũ đồ tể giết Tự do, Danh dự, Thiên tài!

            Các ngươi, nấp dưới bóng triều đình, luật pháp,

            Để bức lặng câm công lý và sự thật!

            Nhưng, còn toà án của Chúa Trời, hỡi bè lũ xấu xa, xấc xược,

            Toà án Kinh Hoàng đang đón đợi các ngươi

            Toà án ấy trước tiếng vàng không mảy may rung động

            Nhưng lại hiểu sâu xa ý nghĩ, việc đời.

            Khi đó các ngươi có đặt điều nói xấu cũng uổng thôi:

            Điều đó chẳng còn giúp gì được nữa,

            Dùng tất cả máu đen trong tim mình chất chứa

            Các ngươi rửa làm sao dòng máu đỏ chính nghĩa của Nhà Thơ !

                                                                              (1837)

(Người dịch: Tạ Phương)

NIKOLAI ALEXEYEVICH NEKRASOV

(Николaа́й Алексе́евич Некра́сов)

(10 .12.1821- 8 .1.1878)

Một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca Nga thế kỉ 19.

1 Tiểu sử

2 Tác phẩm

3 Một số bài thơ

Tiểu sử

            Nikolay Alexeyevich Nekrasov sinh ở tỉnhYaroslavltrong một gia đình có 13 đứa con. Thời nhỏ thường sống ở trang trại bên bờ sôngVolga, gần gũi với cuộc sống của nông dân. Từ 1832 đến 1837 ông học ở trường Gymnazy Yaroslavl. Năm 1838 Nekrasov đến Sankt-Petersburg và được nhận làm sinh viên dự thính của khoa triết, Đại học Sankt-Petersburg. Ông bắt đầu đăng thơ trên bào từ năm 1838; năm 1840 ông in tập thơ đầu tiên Мечты и звуки (Những ước mơ và tiếng vang) không thành công. Nhà phê bình Vissarion evich Belinsky khuyên Nekrasov viết về những dề tài xã hội. Trong những năm 1845-1846, ông gặt hái những thành công đầu tiên với những bài thơ nổi tiếng như В дороге (Trên đường), Тройка (Troyka), Родина (Tổ quốc) – nhà thơ đứng về phía nông dân, tố cáo địa chủ cường hào. Năm 1846 Nekrasov trở thành biên tập của tạp chí Sovremennik (Người đương thời) cho đến khi tạp chí bị đóng cửa vào năm 1866.

            Trong thập niên 1850 và thập niên 1860, Nekrasov nổi tiếng là một nhà thơ của nhân dân, nhạy cảm với nỗi đau của con người và sự bất công trong xã hội. Những trường ca: Мороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877) đã vẽ lên bức tranh nhiều mặt của đời sống Nga mà trước hết là những người nông dân. Nhà thơ mơ ước về cuộc sống hạnh phúc cho họ. Các nhà phê bình gọi thơ và trường ca của Nekrasov là bộ bách khoa toàn thư về đời sống Nga trong những thập niên đó. Nikolay Nekrasov được coi là người kế tục truyền thống thơ ca của Alexander Sergeyevich Pushkin, Mikhail Yuryevich Lermontov và là người chuẩn bị sự phát triển tiếp theo của thơ ca Nga. Ông mất ở Saint-Peterburg.

Tác phẩm

Стихотворения (Thơ, 1856)

Крестьянские дети (Những đứa con nông dân, 1861), trường ca

Mороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), trường ca

Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877), trường ca

Дедушка (Cô gái, 1870), trường ca

Русские женщины (Những người phụ nữ Nga, 1872-73), trường ca

Современники (1875-1876), thơ châm biếm

Колыбельная песня (Bài hát ru, 1871), thơ châm biếm

Современная ода (Bài oda thời hiện đại, 1873), thơ châm biếm

Недавнее время (Thời gian gần đây, 1871), thơ châm biếm .

Một số bài thơ của Neckrasov

Nước Nga

Người vừa nghèo nàn

Lại vừa giàu có

Người vừa hùng vĩ

Lại vừa yếu hèn

Ôi đất Mẹ Nga!

*

Trái tim tự do

Nương trong nô lệ

Trái tim nhân dân

Vàng mười thật đó!

*

Sức mạnh nhân dân

Sức mạnh hùng vĩ

Lương tâm thanh nhàn

Chói ngời chân lý!

*

Sức mạnh không dung

Sống cùng dối trá

Dối trá không lẽ

Nảy từ hi sinh

*

Nước Nga thiếp lịm

Tưởng bị giết rồi

Nhưng lửa âm ỉ

Bùng cháy nơi Người

*

Đã thứ dậy rồi

Kẻ li bì ngủ

Đã có mặt đó

Kẻ chẳng được mời

*

Từng hạt hạt lúa

Gặt sạch chốn nơi

*

Đạo quân trỗi dậy

Chân mây cuối trời

Sức mạnh nơi ấy

Có một không hai!

*

Người vừa nghèo nàn

Lại vừa giàu có

Người vừa hùng vĩ

Lại vừa yếu hèn

Ôi đất Mẹ Nga !

            (Người dịch: Thuý Toàn)

                      Xin lỗi

 Xin lỗi nhé! Quên đi ngày sụp đổ

Quên hết buồn đau, thất vọng, ưu phiền

Quên đi nước mắt, quên ngày bão tố

Quên oán thù và giận dỗi, hờn ghen.

Nhưng trong ngày, khi tình yêu rực rỡ

Ôm vào lòng tình ve vuốt mơn man

Ta sảng khoái biết bao và hãy nhớ

Với cuộc đời đừng quên nói: cám ơn!

                   (Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng). 

Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ

Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ

Chẳng muốn làm phiền nữa giấc mơ xinh

Tôi và em đã từng nguyền rủa

Giờ lặng im để tôi chết một mình.

*

Khóc làm chi những buồn đau mất mát ?

Dẫu biết rằng khóc cho nhẹ lòng thêm

Tôi như cánh cửa tù rên cót két

Đã chán rồi tiếng nức nở con tim.

*

Thế là hết! Giờ gió mưa u ám

Đường tôi đi ảm đạm chẳng vô tình

Trên đầu tôi giờ chẳng còn hửng sáng

Tia nắng hồng ấm áp giữa tâm linh.

*

Tia nắng thần tiên của tình yêu hi vọng

Tôi vẫn gọi trong mơ và cả trong đời

Trong lao động, đấu tranh, khi bên bờ vực thẳm

Vẫn gọi tên nhưng nay đã thôi rồi!

*

Cái vực thẳm mà tôi không muốn biết

Nơi mà em muốn thắp sáng đôi điều

Con tim khi đã không còn thấy ghét

Có nghĩa là cũng đã chẳng còn yêu.

(Người  dịch: Đinh Nguyễn Trần Lê)

a

V.G. BELINSKY

NHÀ LÍ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

(Белинский  Виссарион  Григорьевич)

            Vissarion Belinsky, có biệt hiệu là “Furious Vissarion” [Vissarion: giận dữ], là nhà phê bình nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới văn học Nga thế kỷ 19.

            Ông đúng là con người lý tưởng và hết lòng tin rằng nghệ thuật, tiểu thuyết, tất cả cuộc sống tinh thần, trí thức của một xã hội là để phục vụ cho nghĩa cả, nếu không phải là cách mạng thì chắc chắn là của tiến bộ và sự soi sáng.

            Sinh năm 1811 trong một gia đình bác sĩ hải quân Nga trên biển Baltic, thời thơ ấu trôi qua ở một tỉnh nhỏ Sembare, Belinsky học tiểu học rồi trung học ở đây. Nổi tiếng thông minh chăm học, đọc nhiều sách văn học ưu tú của Pushkin, Jukovski…(Nga) và Tây Âu như Byron, Shiller, Goeth… Anh thường nghe cha kể về cuộc chiến tranh vệ quốc 1812 chống Napoleon, về cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp 1825, những vụ bắt bớ tù đày, cảnh khổ của nông dân… Những điều đó thức tỉnh lòng yêu nước, yêu tự do trong tâm hồn nhà cách mạng dân chủ tương lai.

            Anh thi đậu vào khoa Văn trường Đại học Moskva. Những năm đại học là thời kì chuẩn bị quan trọng của anh trước khi bước vào cuộc chiến đấu. Cùng học với anh có nhiều người bạn sau tham gia sự nghiệp văn học, có Lermontov, Stankievich… Họ cùng nhau lập ra nhóm văn học, xã hội, triết học… với tư tưởng chống chế độ chuyên chế nông nô. Vở kịch đầu tay của anh viết rồi đọc cho bạn bè nghe, vở “Dmitri Kanilin” năm 1830 . Anh viết thư cho mẹ giải thích chủ đề vở kịch : “con đã trình bày trong một bức tranh khá sinh động và trung thực thói bạo ngược của những kẻ cho mình cái quyền hành hạ đồng loại một cách bất công và tàn ác…”. Nhân vật Dmitri Kanilin là con hoang của một địa chủ, không chịu được bất công ngạo mạn bỉ ổi của bọn quí tộc. Anh phản đối thói phân biệt nguồn gốc gia đình, phê phán lễ cưới nhà thờ. Nhà văn trẻ kêu gọi “Một khi pháp luật đi ngược lại những qui tắc của tự nhiên và chống lại nhân loại thì con người cần phải phá bỏ chúng đi”. Vở kịch  đã nói lên lên được tiếng kêu bất bình của hàng triệu nông dân Nga… nhưng khi trình Hội đồng xuất bản của nhà trường thì bị cấm lưu hành. Tên tuổi anh bị ghi vào danh sách theo dõi…Năm 1832 anh bị đuổi học vì lí do “kém sức khỏe và năng lực bị hạn chế” (!). Xa gia đình anh làm nhiều việc để kiếm sống, tiếp tục tham gia nhóm văn học, thảo luận sinh hoạt… Tháng 12.1833 anh làm quen giáo sư văn học Nadegedin và được giao dịch các bài văn tiếng Pháp sang tiếng Nga cho tạp chí … sau được tín nhiệm nhận vào làm việc tại tạp chí “Viễn kính”. Chẳng bao lâu sau anh trở thành cây bút chủ lực của hai tờ báo. Bài báo lớn đầu tiên của Belinsky là “Những mộng tưởng văn học” còn mang nặng tư tưởng duy tâm ảnh hưởng của Hegel…. Bài báo gây tiếng vang lớn trong giới văn học Nga… Hàng loạt bài báo quan trọng khác lần lượt ra đời. Trong khoảng ba năm làm báo anh viết trên 200 bài báo từ chủ đề văn học sang cả triệt học, sử học, ngôn ngữ học… Một số tờ báo phản động mời ông cộng tác nhưng ông chối từ…mặc dù đời sống kinh tế gặp khó khăn…Sau ông được mời làm chủ bút tờ báo “Người quan sát Moskva” với khuynh hướng tư tưởng “dung hòa với thực tế”, đôi khi ông viết lầm lạc, tự mâu thuẫn. Ông kêu gọi mở mang dân trí nhưng nên từ bỏ đấu tranh chính trị.

             Tờ báo đình bản, ông vềPetersburgcộng tác với tờ báo Kí sự tổ quốc . Thực tế đen tối của nước Nga lúc này khiến ông thức tỉnh. Đây là thời kì hoạt động văn học rực rỡ nhất của Belinsky  với tinh thần cách mạng ngày càng sâu sắc với triết học duy vật… Ông viết các bài báo về  “Thơ Lermontov, tác phẩm của Puskin…” đồng thời đánh giá toàn bộ nền văn học Nga năm 1846, năm 1847. Tự phê phán những quan điểm sai lầm của mình trước kia, ông bảo vệ Gogol, bảo vệ trường phái hiện thực phê phán . Làm việc quá sức ông bị bệnh lao, nhờ bạn bè giúp đỡ chữa trị…Ông viết tác phẩm “Thư gửi Gogol” đánh giá ưu khuyết điểm của nhà văn này. Bức thư có tác dụng thức tỉnh rất mạnh  đối với thanh niên trí thức Nga mặc dù nó bị cấm lưu hành. (Sau này năm 1914 Lê Nin viết rằng Thư gửi Gogol là một trong những tác phẩm hay nhất của nền báo chí dân chủ… và cho đến ngày nay nó vẫn có ý nghĩa quan trọng lâu dài và lớn lao”.

             Do sức khỏe suy kém, Belinsky từ trần ngày 6.5 năm 1848. Chính phủ Nga hoàng ra lệnh cấm tất cả báo chí không được nhắc đến tên Belinsky…

            Có thể tóm tắt những đóng góp lí luận mĩ học và văn học của Belinsky như sau:

  • Nghệ thuật thuyết phục bằng hình tượng được sáng tạo
  • Nghệ thuật thống nhất cao độ với cuộc sống
  • Nghệ thuật vị nhân sinh
  • Nghệ  thuật phải có tư tưởng và nhiệt tình cải cách xã hội
  • Nghệ thuật cần có tính nhân dân
  • Nghệ thuật cần có tính hiện thực và phải sáng tạo được những nhân vật điển hình.

            Ông nhận ra thiên tài Dostoievski ngay từ tác phẩm đầu tay, cuốn Những Người Nghèo Khổ, hay Gogol của Chiếc Áo Khoác.  Những nghệ sĩ, người thì với những tình cảm lẫn lộn, người khác, bằng vô thức, họ đều nhận ra, Belinsky có một ảnh hưởng thật đáng kể lên văn học và tư tưởng Nga. John Bayley, khi điểm cuốn tiểu sử của nhà phê bình giận dữ V. Belinsky, cuộc chiến đấu của ông cho văn học, cho tình yêu và cho những tư tưởng, [tác giả Richard Freeborn, Nhà xuất bản School of Slavonic and East European Studies, London, 2003), đã cho rằng, Belinsky, theo một nghĩa nào đó, là “Vị thủ lĩnh trong bóng tối” [Éminence Grise] mà tinh thần của vị thủ lĩnh này, có thể cảm nhận được ở bất cứ nơi nào trong cõi văn Nga thế kỷ 19. Và Richard Freeborn quả đã làm được một  đìều tuyệt vời, khi chứng tỏ được cả hai vai trò then chốt của Belinsky trong công cuộc phát triển văn hoá Nga và chất người của riêng ông: như là một cá nhân và một tư tưởng gia. Freeborn viết: Gần gụi nhất với trái tim của Belinsky là lòng tin của ông vào tự do, và sự chống đối quyết liệt chế độ nô lệ dưới tất cả mọi hình thức….

b
GOGOL  NHIKOLAI  VASILIEVICH

(Гоголь Николай Васильевич)

(1809 – 1852)

Nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn của nước Nga

            Gogol xuất thân trong một gia đình địa chủ quý tộc ở Ucraina, thuở nhỏ, Gôgôn sống ở thôn quê, giữa cảnh thiên nhiên bao la đẹp đẽ và thường xuyên tiếp xúc với những bài ca, điệu vũ dân gian Ucraina cho nên đã sáng tác văn học rất sớm. Năm 1828, sau khi tốt nghiệp trường trung học ở huyện nhà, Gogol lên thủ đôPetersburgkiếm việc làm. Ông được nhận làm trợ giáo dạy môn Sử tại trường Đại họcPetersburgvà viết bài đăng báo. Nhờ đó, ông làm quen với một số văn nghệ sĩ và được họ giúp sức, đặc biệt ông chịu ơn rất nhiều nhà thơ .

            Những tập truyện ngắn viết về quê hương Ukraina của ông và chùm truyện về Petersburg là những bức tranh hiện thực, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, tinh thần yêu tự do của nhân dân và phê phán cuộc sống ăn bám, trụy lạc của giai cấp quý tộc. Trong truyện lịch sử Taratx Bunba (1835), ông đã ca ngợi những người anh hùng dân tộc sống phóng khoáng tự do, chiến đấu kiên cường chống phong kiến Ba Lan. Ông cũng sử dụng hài kịch làm vũ khí sắc bén phê phán xã hội phong kiến đương thời, vở kịch đặc sắc của ông là Quan thanh tra (1836).

            Mặc dù nhiều tác phẩm của ông bị ảnh hưởng bởi di sản của Ucraina nhưng ông vẫn viết tác phẩm bằng tiếng Nga và cách viết của ông bị cuốn theo truyền thống của văn học Nga. Nhiều người Ucraina mãi sau vẫn không thể tha thứ cho ông điều này, vì theo họ, ông đã phản bội tiếng mẹ đẻ. Nhưng đồng thời, nhiều người Nga theo chủ nghĩa thuần tuý vẫn không vui vẻ với thứ tiếng Nga của ông, vì họ cho rằng ông đã “làm bẩn” tiếng Nga bằng những thái độ Ukraina trong cú pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Những linh hồn chết (Мертвые души), được xem như cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Nga.

            Gogol sinh ra ở vùng Sorochintsi của Guberniya Poltava (bây giờ là Ucraina) trong một gia đình thuộc mức tầm thường người Ukraina (hay đúng hơn là người Ruthenia). Tên ban đầu của ông theo tiếng Ucraina là Mykola. Một số tổ tiên của ông có quan hệ với tầng lớp Szlachta (một tầng lớp quý tộc) của Ba Lan (có thể không về tôn giáo mà về văn hóa) và ông nội của ông, Afanasiy Gogol, đã viết rằng “tổ tiên của ông, có tên dòng họ là Gogol, thuộc quốc gia Ba Lan”. Bố của Gogol là Vasily Afansevich Gogol, một kịch tác gia tài tử, chết khi ông mới 15 tuổi. Mẹ ông là Mariya Yanopvskaya, luôn có tâm trí buồn sầu u uất và mộ đạo. Sự mộ đạo này cũng đã có ảnh hưởng tới thế giới quan và trạng thái tâm thần u sầu sau này của ông. Khi sinh Gogol, con trai đầu lòng trong số ba người con, bà chỉ mới 15 tuổi. Vào năm lên 12 tuổi, Gogol được gửi vào học trong Lycée Nezhinski. Hai năm cuối ở Lycée Nezhinski là lúc Gogol bắt đầu đi vào nghiệp viết. Các truyện ngắn hay thơ được ông gửi đăng trong tạp chí của trường, đã tỏ rõ trước cho thấy những dấu hiệu của một tài năng.

Cũng giống như những chàng trai trẻ Ukraina khác, vào năm 19 tuổi, ông đã chuyển tới Saint-Petersburg để tìm vận may (1828). Vào năm 1831, ông gặp Aleksandr Sergeyevich Puskin, người đã ủng hộ ông trở thành nhà văn và là bạn của ông sau này. Ông đã dạy lịch sử tại Đại học quốc gia Saint-Petersburg từ năm 1834 đến năm 1835. Tác phẩm đầu tay, Hans Kuchelgarten (1829), do ông tự bỏ tiền túi ra in, là một thất bại hoàn toàn, và ông đã ném vào ngọn lửa tất cả những ấn bản ông thấy. Ông tiếp tục viết một số lượng lớn các tập truyện ngắn ở Saint-Petersburg, bao gồm: Nevsky Prospekt, Nhật ký của một người điên, Chiếc áo choàngCái mũi (truyện này đã được dựng thành vở opera Cái mũi do Dmitri Dmitrievich Shostakovich dàn dựng). Mặc dù tập 1 của truyện Những buổi tối trong một trang trại gần Dikanka là thành công thực sự đầu tiên của ông, tên tuổi ông lại chìm đi sau khi xuất bản truyện Arabesques. Vở kịch trào phúng Quan thanh tra làm năm 1836 lại một lần nữa giúp ông thu hút được sự chú ý của công chúng . Với giọng văn mỉa mai, châm biếm, cũng giống như trong phần lớn các tác phẩm của ông, đã tạo ra khá nhiều cuộc tranh luận, và sau đó Gogol đã phải chạy sang Roma. Tại đây, ông đã sáng tác Những linh hồn chết (1842), tác phẩm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của văn chương thế giới, tương tự như Don Quijote của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes.

            Trong các tác phẩm của mình, ông không chừa ai cả, từ hoàng đế đến quan lại, từ trí thức đến bình dân, từ giới địa chủ đến giới nông nô, tất cả đều là mục tiêu châm chích cho ngòi bút ông. Người ta đã gọi những tác phẩm đó là “những bức hí họa về nước Nga và người Nga”. Tuy nhiên cũng nhờ tính sinh động và sức thuyết phục nẩy sinh từ ngòi bút, ông đã làm mờ nhạt đi bộ mặt thật kinh khủng của nó, để lôi cuốn không ngừng đôi mắt độc giả theo một mặt trái ẩn tàng những hình nét đáng cảm động hơn.

            Để tránh sự bức bách của chính quyền chuyên chế Nga hoàng và cũng là để dưỡng bệnh, năm 1836, Gogol  ra nước ngoài (ông đã sống ở Đức, Thụy Sĩ, Pháp, rồi Italia) và tiếp tục sáng tác. Năm 1842, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Những linh hồn chết (tập I). Những linh hồn chết là một tác phẩm lớn của Gôgôn đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn học Nga khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực. Tác phẩm đã làm chấn động cả nước Nga. Gogol sử dụng tiếng cười như một vũ khí lợi hại, sắc bén, tấn công dữ dội, liên tiếp vào giai cấp thống trị của nước Nga nông nô chuyên chế. Tập II của cuốn Những linh hồn chết được xuất bản sau khi tác giả qua đời.

            Vào những ngày cuối đời, ông đã bị một căn bệnh kỳ lạ ở mũi và đã dùng con đỉa để chữa bệnh cho mình. Ông đã phải chịu đựng sự đau đớn vì kiểu chữa bệnh đó cho đến lúc chết.

            Gogol mất ngày 4-3-1852. Chính quyền chuyên chế cấm báo chí đưa tin cái chết của ông. Nhưng nhân dân Nga đánh giá cao những đóng góp của ông cho nền văn học hiện thực Nga.

            Theo giới văn hcọc Nga, ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỷ 19 từng định đoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân trong thế kỷ 19 và 20 là Gogol, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Liev Nikolayevich Tolstoi. Họ không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga, của nhân loại mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất của nước Nga thế kỷ 19. Tác phẩm Gogol cũng có ảnh hưởng đến các nhà văn nước ngoài khác. (§)

 Tác phẩm

  • Tthơ kể chuyện (1829, Ганц Кюхельгарте) 

            “Người đàn bà” (1830, truyện ngắn)

  • Những buối tối ở nông trại gần Dikanka (1831-1832,  tập truyện ngắn gồm 2 tập.
  • Hội chợ Sorotchinsi (được dàn dựng cho cho vở opera cùng tên của Modest Mussorgsky).
  • St. John’s Eve (được dựng cho dàn nhạc của Modest) .
  • Đêm tháng Năm (được dựng thành vở opera cùng tên của Nikolai Rimsky-Korsakov và vở opera Người chết đuối của Mykola Lysenko)
  • Lá thư thất lạc (truyện kể)
  • Đêm Giáng sinh (được dàn dựng thành vài vở opera)
  • Cuộc trả thù rùng rợn
  • Ivan Fedorovich Schponka và người cô
  • Mảnh đất bị trù ém
  • Mirgorod (1835, Миргород, tập truyện ngắn, xuất bản 2 tập)
  • Taras Bulba (dựa trên vở opera cùng tên của Mykola Lysenko)
  • Viy
  • Ả rập (1835, Арабески, tập truyện ngắn)
  • Bức chân dung (truyện ngắn)
  • Một chương trong cuốn tiểu thuyết lịch sử cũ (đoạn truyện)
  • Đại lộ Nepxki (Nevsky Prospekt)
  • Người tù (truyện)
  • Nhật ký của một người điên (truyện ngắn)
  • Cái mũi (1836, câu truyện ngắn dựa trên vở opera Cái mũi của Dmitri           Shostakovich)
  • Quan thanh tra” (1836, vở kịch)
  • Rời nhà hát (tiểu luận)
  • Rome (1842, truyện)
  • Chiếc áo choàng (1842, truyện ngắn)
  • Đám cưới (1842, kịch, Modest Mussorgsky đã dựng vở opera cùng tên và được Mikhail Ippolitov-Ivanov hoàn thiện)
  • Những linh hồn chết (1842, Мертвые души, tiểu thuyết)
  • Những kẻ cờ bạc (1843, kịch)
  • Những đoạn chọn lọc từ các lá thư gửi bạn (1847, tập thư và tiểu luận)
  • Trầm tưởng

 FEDOR  MIKHAILOVICH  DOSTOIEVSKI

 Федор Михаилович Достоевский

(1821-1881)

             Dostoievski sinh ở Moskva, cha là bác sĩ quân y, ông nội thuộc gia đình quí tộc phá sản, làm linh mục ở một tỉnh nhỏ. Tính cách độc đoán khắc nghiệt của bố khiến thời trai trẻ của nhà văn chẳng được vui vẻ thoải mái. Mẹ xuất thân từ một gia đình thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, bà hiền hậu thông minh có tâm hồn phong phú, say mê đọc tiểu thuyết. Bà sinh nhiều con và bà qua đời lúc Dostoievski 16 tuổi khiến nhà văn  phải mang nặng suy nghĩ đau khổ. Gia đình nhà văn giữ truyền thống tập tục cổ và nghi thức tôn giáo. Từ nhỏ ông thích đi ngắm những công trình kiến trúc ở cung điện Kremli và nhà thờ. Kinh Thánh có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn nhà văn sau này .

Những năm trung học, Dostoievski sống trong kí túc xá, đọc nhiều tác phẩm văn học Nga và nước ngoài, từ , Gogol, Lermontov. . . đến Hugo, Balzac, Shiller. . . Sau khi mẹ mất, anh vào Học viện kĩ thuật quân sự ở thủ đô theo lệnh của bố mặc dầu anh thích học khoa Văn ở Moskva. Tốt nghiệp, anh làm kĩ sư bản đồ chưa đầy một năm thì chán nản, bỏ nghề. Thôi việc năm 1844, Dostoievski bắt tay vào nghề viết văn với bản dịch xuất sắc tiểu thuyết Eugenie Grandet của Balzac ra tiếng Nga. Năm sau, Dostoievski  viết xong tác phẩm nổi tiếng Những kẻ đáng thương hại (1845). Cuốn tiểu thuyết bằng thư này đã đưa nhà văn vào vị trí vững vàng trên văn đàn Nước Nga .

Tiểu thuyết Những kẻ đáng thương hại kể về mối tình trong nghèo túng của một công chức nhỏ Maca Devuskin với cô gái nghèo bệnh tật Varenca. Một truyện tình bi thảm, hai người yêu nhau thắm thiết . Mối tình đựợc thể hiện qua những bức thư qua lại đầm đìa nước mắt và cuối cùng họ đành phải xa nhau. Vì muốn thoát khỏi bệnh tật và nghèo đói, Varenca đành chọn kết hôn với Bưcốp- một gã tư sản địa chủ cao tuổi, giàu có chỉ biết quí tiền bạc và say mê hưởng lạc. Đọc tác phẩm này, nhà phê bình Bielinski sung sướng khen ngợi: “Anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại”. Từ đó Dostoievski  say mê vững bước trong nghề viết văn và chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng tiến bộ của nhà phê bình dân chủ cách mạng Bielinski .

Mùa xuân 1846, Dostoievski kết thân với nhóm văn học cách mạng Petrasevski , ông viết truyện Những đêm trắng (1848). Tháng 4 năm 1849 ông bị bắt tống giam vì “đã đọc bức thư cấm” của Bielinsky gửi nhà văn Gogol trong nhóm cách mạng mang danh “Tháng Mười Một 1849” và bị kết án tử hình vì tội truyền bá bức thư “tội lỗi” đó. Nhưng khi Dostoievski đứng trước mũi súng tử hình trên quảng trường thì nhà vua thay tội chết bằng tội lưu đày khổ sai biệt xứ bốn năm, sau đó lại buộc vào làm lính phục vụ quân đội không thời hạn. Trò chơi độc ác của vua Nga Nikolai I càng làm tăng thêm bệnh thần kinh của nhà văn, cùng mười năm tù đày ở Xiberia sống trong thiếu thốn, lao động cực nhọc, o ép tinh thần khiến sức khoẻ ông tàn tạ , tư tưởng dao động, mất lòng tin vào cuộc sống và con người. Ông bảo rằng đó là những năm “bị chôn sống và bó trong quan tài”. Ông viết được cuốn Bút ký từ ngôi nhà chết (1854-1859). Sách gồm ba phần: Phần I nói về đời sống và tập quán nhà tù, miêu tả từ quần áo, ăn uống, tắm giặt, bệnh xá, rượu chè, cờ bạc gông cùm và cảnh vật xung quanh. Phần II Những chân dung của người tù khổ sai, đời sống và tâm lí  của họ, trong đó có những người  tâm hồn sâu sắc vàphong phú kì diệu…Phần III là những mẩu chuyện quá khứ của người tù với những tội lỗi, say mê và hận thù giữa một thế giới đắm chìm trong nô lệ và ngu dốt. Cuốn sách đã gây xúc động cho nhiều người  khiến họ hiểu được cảnh sống bi thảm của nhân dân dưới chế độ Nga hoàng.

Năm 1859, ông được trở về  và bị quản thúc suốt đời. Dostoievski tiếp tục viết tiểu thuyết Những người bị lăng mạ và bị xỉ nhục (1861). Năm 1862 nhà văn đi Pháp, sang Anh rồi Thuỵ sĩ và Ý. Sau những ngày sống ở châu Âu, ông lại viết Ghi chép mùa đông về những ấn tượng mùa hè (1863)  bóc trần những căn bệnh thối tha của chủ nghĩa tư bản, lên án giai cấp tư sản với thế lực đồng tiền chà đạp khẩu hiệu “Tự do bình đẳng bác ái” của Cách mạng tư sản Pháp trước đây. Nạn thất nghiệp, nghèo đói, mãi dâm của công nhân ở Paris, London và những thành phố lớn Tây Âu diễn ra bên cạnh cảnh sống giàu sang của người tư sản ngạo nghễ đắc thắng. Nhà văn không giấu lòng căm giận của mình và nỗi thất vọng trước sự phát triển của nền công nghiệp tư bản cùng với nền văn minh giả dối. Mặt khác ông cũng miêu tả  công nhân như những người vô đạo đức, rượu chè và bất lực .

Ông còn viết tiếp cuốn sách  Bút ký dưới căn hầm (1863-1864) bộc lộ tâm tư sâu kín của mình, lần đầu tiên ông phê phán “chủ nghĩa xã hội không tưởng” do Petrasevski đề xướng, chỉ trích tư tưởng cách mạng dân chủ của Bielinski và Tsernysevski – những thần tượng mà ông từng sùng bái hồi trai trẻ, trước khi đi tù. Ông nhiệt tình ca ngợi “chủ nghĩa cá nhân cực đoan” , đặt bản thân mình lên trên hết, ca ngợi thói vô đạo đức kiểu “người hùng”, cho rằng sống trên đời mọi việc đều có thể làm, bất cần luật lệ nào.

Viết xong cuốn Tội ác và trừng phạt (1865-1866), ông lại viết Gã cờ bạc (1866), Chàng ngốc (1867-68), Lũ quỉ ám (1871-72). Lũ quỉ ám là “tác phẩm thiên tài nhất và độc ác nhất trong vô số những hành động bôi nhọ phong trào cách mạng những năm 70” của nhà văn .

Sau đó ông lại viết Gã thanh niên mới lớn (1874-75) lên án chủ nghĩa tư bản và những tai hoạ của nó trên đường phát triển. Những cảnh con người tha hoá, lộn xộn nhốn nháo chạy theo đồng tiền , lợi nhuận và quyền lực đã ngự trị xã hội, tác động sâu sắc đến người lớn và cả trẻ em – đó là chủ đề nổi bật của tiểu thuyết. Nhà văn rơi vào tình trạng tự mâu thuẫn :  vừa muốn nước Nga tránh khỏi tai hoạ của chủ nghĩa tư bản lại vừa chỉ trích những tư tưởng cách mạng  đúng đắn !

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng dang dở  Anh em nhà Caramazov (1879-80) lại là cuốn tiểu thuyết nổi bật hơn hết, thể hiện đầy đủ tài năng trí tuệ và thế giới quan của nhà văn trước khi qua đời (1881).

Giới thiệu tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt :

Các nhân vật chính :

Raskonikov sinh viên Luật

Dunia em gái, làm gia sư cho chủ nhà

Svridigailov Lugin quan tòa cầu hôn Dunia

Macmeladov và con gái là Sonia

Raskonikov yêu Sonia

Anh giết người,  tự thú, ra tòa

Trải qua 8 năm tù ởSiberia

Phần kết: ở tù được 1 năm, Sonia đến thăm anh, họ hi vọng mãn hạn tù, cùng nhau làm lại cuộc đời…

Anh em nhà Karamazov:

Fedor Karamazov cha: sinh ra Dmitri,

lại sinh 2 con với vợ kế là: Aliosa và Ivan

Dmitri  yêu và bỏ  Katerina, quay sang Grisenka

Ivan yêu Katerina. Dmitri quay lại với Katerina…

Smerdiakov con hoang của Fedor

Fedor bị Smerdiakov giết để cướp 3 ngàn rúp (y không biêt Fedor là cha ruột)

Mặc dầu có những sai lầm về quan điểm chính trị, triết học và nhân sinh, Dostoievski vẫn là “nhà văn thiên tài biết phân tích những căn bệnh của xã hội Nga”, là “một thiên tài không thể phủ nhận được, với sức biểu hiện như vậy thì chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng” – đó là nhận xét của nhà văn Maxim Gorki .

(theo Từ điển văn học, tập I .  Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1983)

a

Chương  4           LIEV NICOLAI EVICH  TOLSTOI

(Лев николаевич Толстой)

(1828-1910)

L.N.Tolstoi là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của văn học hiện thực Nga và thế giới thế kỷ XIX. Qua gần 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ và quí báu gồm: 3 bộ tiểu thuyết lớn, hàng chục truyện vừa, hàng trăm truyện ngắn và một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ, nhật ký…Toàn tập Tolstoi gồm 90 quyển.

L. Tolstoi sinh ngày 9.9.1828 trong một gia đình quí tộc trại ấp ở làng Iaxnaia Poliana. Lên 2 tuổi, mồ côi mẹ, lên chín tuổi, mồ côi cha, anh em Tolstoi sống với bà cô ruột. Năm 16 tuổi, Tolstoi thi vào Trường Đại họcKazan. Ban đầu học Khoa Triết học ban Đông phương học, theo học ngoại ngữ Arập-Thổ Nhĩ Kỳ. Sau chuyển sang ban Pháp lý. Mùa xuân 1847. Tolstoi bỏ học trở về trại ấp Iasnaia Poliana nhận gia tài, điền trang và nông nô theo luật thừa kế. Tolstoi tích cực lo cải thiện đời sống cho nông nô và tá điền. Trong thời gian này, ông vẫn bền bỉ tiếp tục trau dồi học vấn.

Bốn năm sau, Tolstoi đi du lịch vùng Kapkaz sống gần những người Kozak. Ít lâu sau, ông xin nhập ngũ. Tolstoi ưa đọc sách của các nhà văn Rousseau, Schiller, Dickens, Gogol.

Tác phẩm đầu tay Thời thơ ấu đăng báo đã giành ngay được cảm tình của độc giả. Nhà văn trẻ phấn khởi viết tiếp Thời niên thiếu (1854) và Thời thanh niên (1857). Bộ ba tác phẩm tự thuật này miêu tả quá trình trưởng thành của một lớp thanh niên quí tộc sớm biết suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống. Nhà phê bình văn học Tsecnysevski viết bài khen ngợi và tiên đoán triển vọng rực rỡ của tài năng Tolstoi.

Kế đó, ông viết truyện Sevastopon diễn tả lại cuộc chiến đấu của thành phố anh hùng chống trả quân đội Anh và Pháp xâm lược. Truyện toát lên lòng khâm phục “sự vĩ đại thầm lặng, không ý thức và tinh thần cứng cỏi” của người lính Nga. Có thể nói tác phẩm đó là khúc dạo đầu cho bản hùng ca chiến tranh và hòa bình sau này.

Cuối năm 1855, Tolstoi trở về. Vì còn nặng tư tưởng quí tộc, ông ít gần gũi với những người dân chủ cách mạng. Ông đề ra một số tư tưởng cải cách xã hội để giải phóng nông nô ở trại ấp của mình. Triệu tập nông nô để hợp bàn nhưng không thành. Tiếp tục viết truyện ngắn.

Cuối năm 1856, Tolstoi giải ngũ. Rồi đi thăm Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Đức. Ông miêu tả lại những ấn tượng nặng nề khi quan sát thấy thái độ tàn nhẫn, lạnh lùng của trật tự tư sản đối với nghệ thuật , nghệ sĩ và con người  (Bút ký Lucener).

Giữa năm 1857 Tolstoi trở về Nga, viết các truyện ngắn phê phán lối sống quí tộc, xa hoa, đề cao thiên nhiên và bảo vệ đời sống gia đình, lối sống gia trưởng. Lăn mình vào các hoạt động giáo dục phổ thông. Năm 1860, ông lại ra nước ngoài thăm người anh và quan sát nền giáo dục phương Tây, gặp gỡ các nhà giáo dục,  nhà văn…như  Dickens (Anh), Prudon và nhà cách mạng Nga lưu vong Ghec-xen.

Trở về nước, Tolstoi thất vọng với bản tuyên ngôn cải cách của Nga Hoàng. Ông nhận làm thẩm phán tòa án ở tỉnh Tula. Do luôn luôn bảo vệ quyền lợi của nông dân, ông bị bọn địa chủ quí tộc căm ghét. Ông viết:”người ta muốn đánh tôi và lôi tôi ra tòa”. Năm 1862, ông phải giải nhiệm.

Tolstoi lại lăn mình vào ngành giáo dục, mở trường, xuất bản tạp chí giáo dục, viết sách cho trẻ em học. Những quan niệm giáo dục của Tolstoi còn có những mâu thuẫn, chưa nhất quán. Ông phê phán kịch liệt văn minh tư sản và dường như muốn phủ định toàn bộ văn minh nhân loại nói chung . Nhà văn lên án tư bản chủ nghĩa là đúng đắn song lại rơi vào bảo thủ . Điều đáng nói là nhà văn hết lòng yêu trẻ và am hiểu sâu sắc thế giới tâm hồn phong phú, tế nhị của trẻ em.

Cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” viết từ năm 1863 -1869 đã làm cho tên tuổi của Tolstoi rạng rỡ khắp nước Nga và thế giới, khiến ông trở thành “con sư  tử của văn học Nga”.

Từ 1873-1877, ông viết xong cuốn tiểu thuyết “Anna Karenina” nêu lên nhiều vấn đề xã hội cấp bách.

Những năm 1880, ông viết những bài chính luận phê phán hệ tư tưởng quí tộc với tất cả cảm xúc chán ghét. Nhà văn kịch liệt phê phán toàn bộ trật tự nhà nước, giáo hội, xã hội và kinh tế đương thời dựa trên sự nô dịch quần chúng, giả nhân , giả nghĩa suốt từ trên xuống dưới.

Năm 1881, Tolstoi gởi thư cho vua Nga Alexandre III yêu cầu đừng hành hình những người giết nhà vua Alexandre II. Thư không tới tay nhà vua.

Tháng 10.1881, gia đình Tolstoi chuyển về ở hẳn thủ đô Moskva. Nhà văn đã già nhưng rất khỏe, tự nguyện sống kham khổ và ham lao động chân tay, cưỡi ngựa và đi bộ xa. Ông tiếp tục viết truyện và kịch miêu tả cảnh khổ của nông dân, truyền bá học thuyết “Thuyết tu thiện, bất bạo động”.

Năm 1891, chống lại ý kiến vợ, Tolstoi từ bỏ bản quyền văn học của những tác phẩm viết sau năm 1881 (vì 2 lý do: mâu thuẫn tư tưởng và vì nhuận bút quá nhiều !). Ông còn tích cực đi cứu đói ở ba tỉnh.

Tác phẩm vĩ đại nhất những năm 90 là tiểu thuyết “Phục sinh” (1889-1899). Đây là bản án đanh thép tố cáo chế độ nông nô chuyên chế và giáo hội Nga là kẻ đẩy quần chúng vào cảnh khốn cùng. Giáo hội Nga tuyên bố khai trừ nhà văn vào năm 1901, và mỗi năm, các nhà thờ ở Nga dành một ngày chủ nhật để nguyền rủa bá tước Tolstoi là “tên dị giáo và phản chúa”. Lênin viết: “Giáo hội đã khai trừ Tolstoi. Càng tốt, công tích đó sẽ được ghi khi nhân dân Nga thanh toán xong bọn quan lại khoác áo thầy tu, bọn sen đầm nhân danh chúa Jesus”.

Mặc dù phản đối cả bạo lực phản cách mạng và bạo lực cách mạng, Tolstoi viết bài luận chiến đăng báo phản đối các cuộc hành hình những người cách mạng.

Bọn thống trị hoảng sợ trước uy danh lừng lẫy của nhà văn lão thành Tostoi, có kẻ khuyên Nga Hoàng Alexandre III truy tố ông. Y nói “Trẫm không có ý định biến ông ta thành đấng tử vì đạo rồi trẫm phải hứng lấy sự bất bình của dân chúng”. Trước ngày lễ mừng thọ Tolstoi 80 tuổi (1908) chính quyền có ý tạo nên bầu không khí tẻ nhạt, ngăn cản quần chúng bày tỏ tình cảm nồng nhiệt với nhà văn. Lúc đó, chính Lê nin đã viết bài báo nổi tiếng “L.Tolstoi, tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” phân tích sự nghiệp sáng tác vĩ đại của nhà văn.

Trong những năm cuối đời, Tolstoi lâm vào tình trạng khủng hoảng lý tưởng. Mộng ước của ông là xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, xóa bỏ mọi bất công và thực hiện lý tưởng tự do nguyên thủy, về con người chí thiện mà ông đã truyền bá suốt đời mình, rút cuộc vẫn chưa thực hiện được. Nhật ký của Tolstoi ghi ngày 10.6.1907 có đoạn “Càng ngày tôi càng cảm thấy đau đớn hầu như về thể xác vì sự bất bình đẳng, cảnh giàu sang thừa thãi bên cạnh cảnh nghèo hèn, thế mà tôi lại không giảm nhẹ được sự bất công đó. Đấy là bi kịch thầm kín của đời tôi”. Sự bất hòa giữa ông với vợ con lại làm cho bi kịch đó thêm nặng nề. Từ lâu, Tolstoi đã có ý định rời bỏ “tổ ấm quí tộc” và xã hội thượng lưu.

Rạng sáng ngày 28.10.1910, Tolstoi cùng bác sĩ riêng bỏ nhà ra đi. Dọc đường ông bị cảm lạnh, phải ghé lại nghỉ ở nhà ga Astapovo (ngày nay mang tên ga Tolstoi). Đến ngày 7.11.1910, Tolstoi hấp hối và qua đời tại nhà ga hẻo lánh đó. Bà vợ đến kịp, quỳ xin ông tha lỗi, nhưng đã muộn rồi. Cả nước Nga và châu Âu thương tiếc nhà đại văn hào. Lê nin viết bài văn điếu “L.N.Tolstoi”. Nhà văn M.Gorki viết “trong đời mình, chưa bao giờ tôi khóc thảm thiết, tuyệt vọng, cay đắng như vậy”. Di hài Tolstoi được đưa về chôn cất ở trại ấp Poliana quê nhà, giữa hàng cây trên bờ  nơi chôn giấu cây “gậy xanh thần kỳ” mà ông từng miêu tả trong những trang sách bất hủ của mình dành cho trẻ em.

Tiểu  thuyết “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH”

(Война и мир)

“Sáng tác của bá tước Liev Tolstoi”

Viết trong khoảng 1863-1869

Bối cảnh tiểu thuyết

  Có 2 cuộc chiến tranh diễn ra trên hai mặt trận:

– Trận Liên minh Nga – Áo chống Pháp trên đất  Áo (1805-1807)

– Trận kháng chiến chống quân Napoleon trên đất Nga (1812)

Cuộc sống hậu phương hoà bình và  sau chiến tranh diễn ra chủ yếu ở hai thành phố Moskva và .

Các nhân vật   Tổng số có khoảng 559 nhân vật, trong đó có 200 người  bình dân

                 Nhân vật lịch sử

 Kutuzov – Tổng tư lệnh quân Nga ,

 Napoleon – hoàng đế Pháp, 

 Nga hoàng Alexander I.

                   Nhân vật hư cấu 

Bốn  gia đình  quí tộc là trung tâm  của hệ thống nhân vật :

+ Gia đình Bolkonski lão công tước đại tướng về hưu, vợ chồng Andrei – Lisa, Maria (Mary)

+ Gia đình lão bá tước Bezukhov  nhận lại  đứa con rơi  Pierre .

+ Gia đình lão công tước Vasili Kuraghin, con gái Elena và hai con trai Ippôlit và Anatole.

+ Gia đình vợ chồng bá tước Rostov, 5 ngưòi con: hai cô lớn có chồng sĩ quan, con trai là Nikolai, Natasa  và   trai út  Petrusa  (Petia) , cháu gái Sonia .

+ Người lính nông dân: Platon Karataev.

+ Nhiều người bạn của 4 gia đình và nhiều sĩ quan, binh lính.

Tóm tắt cốt truyện

Bố cục của tiểu thuyết đồ sộ này dàn trải và đan chéo giữa 4 gia đình trung tâm. Ở  đây chỉ theo dõi quá trình hoạt động của 3 nhân vật chính :  Andrey  và  Pierre cùng với nhân vật nữ  là Natasa

Tập I

(Chương mở đầuCảnh đám tiệc ở một nhà đại quí tộc cung đình Anna Pavnovna. Các nhân vật chính đều xuất hiện lướt qua .

Công tước Andrey Bolconski,  con trai của đại tướng tổng tư lệnh đã về hưu, trở lại là một quí tộc trại ấp ở tỉnh lẻ. Andrey có tâm hồn trong sáng,  trí tuệ phong phú, yêu nước, có khát vọng và ước mơ cao đẹp. Chàng không thích các phòng khách, tiệc tùng, vũ hội… trong xã hội thượng lưu, không yêu người vợ đẹp, dịu hiền Lisa. Nhập ngũ,  tham gia cuộc chiến tranh 1805 trong liên minh Nga,  áo chống xâm lược Napoleon trên đất áo. Chàng hăng say chiến đấu để thực hiện “giấc mộng Tou lon”, mộng trở thành một “Napoleon thứ nhì” của châu Âu,  để từ đó có điều kiện cải tạo xã hội Nga. Liên minh Nga – Áo thất  bại. Giấc mộng Toulon  tan tành.

Tập II

Từ chiến trường Austerlite nước Áo, Andrey hiểu rõ những mặt xấu xa của hàng ngũ sĩ quan quí tộc.  Bị thương nặng được trở về quê với nỗi thất vọng chán chường. Đúng lúc ấy,  Lisa vợ chàng sinh con trai và chết ngay sau khi đẻ xong. Chàng hối hận (vì đã ra trận)  càng thêm suy sụp. Giải khuân với chủ trương cải cách trại ấp,  giảm nhẹ tô tức cho nông nôn.

Tình cờ gặp gỡ tiểu thư Natasa  duyên dáng, ngây thơ, yêu đời. Anh mến yêu nàng và yêu cuộc sống trở lại. Trở lại kinh đô, hoạt động chính trị với hy vọng cải cách quân đội,  đính hôn với Natasa. Chàng ra nước ngoài chữa bệnh,  ở nhà Natasa bị Anatôn quyến rũ. Andrey trở về,  đau khổ giày vò. Vừa lúc quân đội Pháp do Napoleon cầm đấu tấn công xâm chiếm nước Nga.

Tập III và IV

                 Cuộc chiến tranh xâm lược của Napoleon Bonaparte  làm sôi sục cả nước Nga. Andrey hăng hái nhập ngũ kháchẳn  với  lần sang viễn chinh nước Áo. Gặp bạn cũ Pierre, chàng công tước trí thức, nhút nhát và hay suy nghĩ về con đường cải cách nước Nga. Pierre đã cố gắng giữ lại Natasa khỏi trượt sâu vào sự quyến rũ tội lỗi của tên Anatole đàng điếm (em vợ Andrew,  cố ý trả thù những người tốt, Pierre lang thang ra trận sau khi một mình ám sát hụt Napoleon khi đội quân Pháp chiếm thành phố Moskva. Các gia đình quí tộc đi sơ tán. Natasa hết lòng giúp đỡ binh lính và thương bệnh binh, cùng với Maria em gái Andrey. Trước đó,  Pierre vì ngây thơ đã  bị lão công tước Vasili đưa vào bẫy để ép anh cưới tiểu thư Êlen con gái ông ta,  với mục đích chiếm gia tài thừa  kế  khổng lồ của chàng.

Sau cuộc hôn nhân bất hạnh, bế tắc, chàng đoạn tuyệt với Elena và giới quí tộc đồi trụy, ích kỷ . Trong trận đánh ác liệt ở chiến trường Bôrôđinnô,  Pierre chứng kiến tinh thần nhân dân Nga , Pierre hăng hái phục vụ chiến đấu. Bị bắt làm tù binh , trốn thoát . Sau khi kết thúc chiến tranh chống Pháp , tham gia « hội kín »  – tiền thân của cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Chạp (1825) chống lại chế độ Nga Hoàng (…) Andrey bị thương nặng, được gia đình Natasa nuôi dưỡng săn sóc. Gặp lại em gái Marya biết tin cha đã chết Marya yêu Nikolai (em trai Natasa) và từ bỏ lối sống độc thân khổ hạnh. Andrei  tha thứ cho Natasa, nhưng chàng đã tắt thở trong vòng tay của hai người thâ , bỏ lại con trai nhỏ. Em trai út của Natasa cũng hy sinh anh dũng.

                Pierre và Natasa kết hôn, xây dựng một cuộc sống mới. Chàng ham mê hoạt động cách mạng bí mật. Natasa đảm đang nội trợ , say mê gia đình . Marya lấy gã Nikolas (anh trai Natasa)… Qua 4 chương trữ tình ngoại đề , nhà văn trực tiếp bàn luận về lịch sử.

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Chủ đề 1:    Cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân Nga.

Nhà văn miêu tả 2 cuộc chiến tranh giúp cho người đọc so sánh tính chất phi nghĩa và chính nghĩa.

Cuộc chiến giữa Liên minh Nga – Áo chống Pháp trên đất Áo (1805 – 1807). Người lính Nga thua trận Austerlizt trên đất Áo vì sương mù  và vì « làn sương mù chiến tranh » không mục đích,  phi nghĩa bao phủ họ. Hàng ngũ sĩ quan hèn nhát, ích kỷ. Vua Anlexander I quan liêu và tham vọng bất chính. Đại tướng tư lệnh Cutudốp biết trước sẽ thua, không hăng hái ra quân. Ông biết đây chỉ là trận đánh của ba ông hoàng đế châu Âu.

Cuộc kháng chiến hào hùng của nhân dân Nga chống lại 60 vạn quân Napoleon tràn sang. Toàn dân vùng dậy. Nhân dân tản cư bỏ lại vườn không nhà trống, kinh đô Moskva bỏ ngỏ.

Chiến trường Bôrôdinô là trận đánh quyết định. Nơi đây tập trung mọi lực lượng quân đội và du kích,  dân binh. Bọn xâm lược không thể chống lại cả một dân tộc ngoan cường. Ngoài việc miêu tả cụ thể và chính xác diễn biến các trận đánh, nhà văn còn viết nhiều trang chính luận sảng khoái. Tuy thế,  nhà văn bộc lộ những quan điểm triết học sai lầm về chiến tranh. Ông cho rằng sự  thắng bại là do đức Chúa Trời giữ phần quyết định.

Chủ đề 2:  Vĩ  nhân  và quần chúng

– Vĩ nhân chính nghĩa, giản dị :  đại tướng Nga  Kutuzov

– Vĩ nhân tên hề của lịch sử :  hoàng đế Napoleon 

– Nga hoàng Alexander  I  rất mờ nhạt, vô dụng.

Trong việc miêu tả Kutuzov,  nhà văn bộc lộ mâu thuẫn. Nhà văn lẫn lộn giữa ba yếu tố quyết định thắng lợi:

1.  Lãnh tụ  sáng  suốt

2.  Nhân dân quật cường

3.  Chủ nghĩa định mệnh lịch sử :  Chúa Trời quyết định, yếu tố nào giữ phần quyết định chiến thắng của nhân dân Nga ? Dù chưa giải đáp thỏa đáng,  nhà văn đã miêu tả Kutuzov là hiện thân của chính nghĩa và lòng nhân đạo. Là đại diện xứng đáng của nhân dân. Về sau, Kutuzov không tán thành Nga hoàng đưa quân ra nước ngoài nên bị thất sủng (ruồng bỏ).

Trái lại Napoleon hiện ra như một tên hề kiêu ngạo tự đắc, kẻ giả dối và nhẫn tâm,  tên đao phủ của các dân tộc châu Âu. Y không còn là thần tượng của thanh niên quí tộc châu Âu,  đã hiện ra  một con người “nhỏ bé, vô nghĩa và tầm thường”.

Chủ đề 3 :  Những người ưu tú của thời đại trên đường đi tìm chân lý cuộc sống

Andrey BonconskiPierre Bezukhov vốn là hình ảnh những “con người thừa” của xã hội quí tộc Cuộc chiến tranh nhân dân năm 1812 giúp học thoát ra,  lấy lại niềm tin và xác định được lẽ sống đúng đắn. Họ đã tìm ra chỗ đứng xứng đáng trong lòng dân tộc.

Phần lớn các nhân vật quí tộc chỉ biết lo thân,  mưu cầu danh lợi cho gia đình. Chính họ, mà tối cao là vua Nga Alexander là ” những người thừa” trong cuộc kháng chiến toàn dân.

Sau khi tan vỡ “giấc mộng Toulon”,  Andrey gạt bỏ Napoleon ra khỏi tâm hồn mình. Lý tưởng bây giờ là xả thân vì tổ quốc và nhân dân Nga. Bất chấp mọi gian khổ hy sinh, Andrey trở thành bạn chiến đấu của đại tướng Kutuzov. Khi tử thương,  chàng tha thứ cho Natasa và đã hiểu nàng, lúc hấp hối, chàng còn minh mẫn, sa vào tư tưởng thần bí và cải lương “hãy thương yêu đồng loại, thương yêu kẻ thù của mình. Thương yêu tất cả – thương yêu Thượng đế trong tất cả những sự thể hiện của người”. Bạn anh, Pierre vẫn tin rằng  nếu Andrey còn sống,  anh ấy sẽ đi đúng con đường danh dự – chiến đấu chống cường quyền áp bức ở Nga.

Bá tước trẻ Pierre từng đi du học nước ngoài về,  là người nhạy cảm, chân thực nhưng xa rời nhân dân và cuộc sống (có thể so sánh phần nào với Lenski trong tiểu thuyết Evgeni Onegin của e).  Cũng giống như Andrey,  Pierre băn khoăn tìm lẽ sống chân chính, anh đã kiên quyết thoát ra khỏi cuộc hôn nhân giả dối ích kỷ đồi trụy của xã hội quí tộc,  lao vào cuộc kháng chiến . Có thể nói, Pierre đã  « phát hiện » được nhân dân lao động mà trước đây anh hoàn toàn xa lạ với họ.  Anh đã từng lầm tưởng Napoleon là vĩ nhân, đã “hiểu được cách mạng”, thậm chí “vươn cao hơn cách mạng”. Anh đã gan dạ giắt dao, súng đi tìm giết Napoleon những không thành.  Những ngày ở nhà giam cùng với bác nông dân Platon Carataev khiến anh hiểu và cảm thông với nông dân,  đặc biệt sau đó anh đi lang thang « xem »  các trận đánh ở chiến trường Borodino .

Cuộc tình muộn màng của Pierre và Natasa như là sự tất yếu trong cuộc đổi đời của Pierre. Anh tiếp tục tìm tòi con đường chống áp bức của chế độ Nga hoàng. Chắc hẳn sau đó 8 năm, anh sẽ là một trong “những người Tháng Chạp” nổi dậy (1812) dù cách mạng tư sản này chưa thành công.

Denisov, sĩ quan xuất thân bình dân, chỉ huy du kích, vốn là đồng đội của bá tước Nikolas Rostov (anh trai Natasa). Ông cũng ủng hộ con đường mới mẻ của Pierre (trái lại, Nikolai phản đối con đường gây chính biến của Pierre và đe dọa rằng nếu có chính biến, anh sẽ trung thành tuyệt đối với Nga hoàng, sẽ chém không kiêng nể bất kỳ ai… Anh ta thuộc loại quí tộc bình thường “không suy nghĩ, không băn khoăn lý tưởng”,  loại người quí tộc đông đúc đương thời mù quáng «bảo hoàng ».

Chủ đề 4 :  Các nhân vật phụ nữ  và quan niệm của Tolstoi về đạo đức phụ nữ

Tiểu thư Elena (Helena, con gái công tước Vasili Kuraghin) là người phụ nữ đẹp,  quí phái,  lạnh lùng thiếu tâm hồn Ngụp lặn trong thế giới thượng lưu,  cô ta trở thành kẻ trụy lạc và nhẫn tâm, không có con . . . Pierre hối hận về cuộc hôn nhân bồng bột ngây ngô với Elena và đã quyết tình đoạn tuyệt.

Lisa Maynen là vợ Andrey Bolconski, người đàn bà có duyên nhất Petesburg. Tâm hồn nàng nghèo nàn, ham thích những cái tầm thường nhạt nhẽo của giới quí tộc đàng điếm như kiểu Ippolit (em trai của Elena). Và nàng không thể sống mà thiếu cái không khí thượng lưu quí tộc ấy. Bất hòa giữa hai vợ chồng về lối sống. Andrei chán nản,  không muốn hòa hợp. Dù sao nàng cũng chẳng phải kiêu phụ nữ quí tộc sa đoạ. Andrei  theo đuổi “giấc mộng Toulon” . Khi vợ chết,  Andrei mới hối hận vì đã không sớm giải quyết bất hòa với Lise Maynen theo một phương án tốt và tích cực hơn. Chàng tuyệt vọng,  may nhờ gặp gỡ Natasa mà từ đó cuộc sống của  anh chuyển hướng

Natasa Rostova không đẹp lắm nhưng có duyên,  sinh động và đặc biệt có vẻ  đẹp tâm hồn,  tràn trề sức sống. Nàng sống trong một gia đình quí tộc trung bình gồm toàn những người  tốt đẹp giản dị, nhân hậu, sống hòa thuận. Cha nàng, lão bá tước hiếu khách, hồn hậu, thật thà, mẫu người hiếm hoi ở chốn kinh thành. Là tiểu thư quí tộc nhưng Natasa đậm tính nết  thôn nữ,  khiêu vũ dân gian và hát dân ca say mê. Gặp gỡ Andrey trong một vũ hội ở cung đình. Hai người đều cảm động và nhanh chóng dẫn đến một tình yêu. Theo cách miêu tả của nhà văn, hầu như hễ nhân vật nào tiếp xúc với Natasa  thì họ đều  bộc lộ một phần tâm hồn và bản lĩnh của họ.

Natasa nhạy cảm,  đặc biệt cảm xúc trước thiên nhiên làng quê,  yêu quí người dân lao động. Cô sống bằng tình cảm hơn là lý trí. Bởi thế, thói nông nổi bồng bột đã dẫn cô đến sai lầm đáng tiếc với gã công tử Anatole (em trai của Êlen).  Sức mạnh, sức sống của Natasa cũng bao gồm ngay cả nhược điểm kể trên.

Cuộc chiến tranh chống Pháp (1812) đã phát huy hết những phẩm chất cao đẹp của Natasa. Nàng thúc giục gia đình đóng góp xe ngựa cho kháng chiến, tận tâm chăm sóc binh lính bị thương và tình cờ gặp lại Andrei khi anh bị tử thương … Nàng chỉ biết tận tình chăm sóc anh để chuộc lỗi lầm. Cuộc tình kế tiếp của Natasa với Pierre đưa nàng tới một cuộc sống gia đình ổn định,  hạnh phúc với 4 đứa con. Nàng mau chóng yên phận với vai trò người vợ, người mẹ  truyền thống Nga.

Maria, trái với Natasa hồn nhiên tràn đầy sinh lực, em gái của Andrei, sùng đạo, khắc khổ và nhẫn nhục với đôi mắt to và sáng, lặng lẽ phục vụ cha, phục vụ anh và cháu. Tâm hồn nàng vươn tới cái vô cùng, vĩnh viễn và chí thiện… Cuộc gặp gỡ Natasa -Marya đã gây ảnh hưởng lẫn nhau. Natasa trở nên sâu sắc hơn, còn Marya sẽ yêu cuộc sống thực tiễn hơn. Hai tính cách đó phối hợp lại tạo ra mẫu người phụ nữ lý tưởng và đạo đức theo quan niệm của nhà văn:  “hy sinh, phục tùng và tin yêu cuộc sống với những lạc thú của nó”.

Sonya có nét tương đồng với Maria về đức hi sinh nhẫn nhục chịu đựng, nhưng cô bất hạnh hơn, cuối cùng vào nhà tu kín…

Tiểu  thuyết  ANNA  KARENINA 

              (1873-1877)

Các nhân vật chính

Anna – phụ nữ quí tộc, vợ của Karenin

Karenin Alexei Alexandorovich – bá tước, viên chức cao cấp, hơn Anna 20 tuổi.

Vronski – bá tước sĩ quan, người yêu của Anna

Levin Konstantin Dmitrich – một quí tộc trại ấp

Kiti (Katia) – nữ hầu tước, sau là vợ của Levin.

Anna mồ côi cha mẹ, sống với bà cô ruột. Nàng trẻ đẹp, giàu sức sống, bị ép lấy Karenin, một bá tước giữ chức vụ cao ở triều đình, một kẻ tâm hồn cằn cõi, chỉ lo toan danh lợi và quen lối sống đạo đức giả. Anna khát khao yêu đương một tình yêu chân chính.

Anna gặp gỡ Vronski, một sĩ quan trẻ, đẹp trai, nồng nhiệt. Mở ra một tình yêu đầu tiên thực sự với Anna mặc dù nàng đã có con trai Serioja (với Karenin). Cô thấy cần phải ly dị chồng. Còn Karenin chỉ muốn vợ giữ kín tai tiếng, mặc cho nàng ngoại tình. Anna bỏ đi theo Vronski, nhớ con trai nên lại trở về. Cuộc tình mới nặng nề, ngày càng suy thoái. Mẹ anh muốn anh cưới công nương Sorokina. Thất vọng với người yêu, Vronski mải mê với công danh, viết thư  cho Anna báo về muộn, lỡ hẹn  tham dự sinh nhật đứa con của nàng. Anna ra đón ở nhà ga. Nàng tuyệt vọng, hoảng loạn, đưa chân vào bánh xe lửa và chết bi thảm …Vronski hối hận, bỏ  ra đi tìm công việc cải cách xã hội giải khuây .

Bạn của họ là Levin, quí tộc trại ấp, gắn bó và chia sẻ với nông nô, nông dân. Chàng khinh ghét quí tộc và văn minh thành thị. Chàng kiên trì yêu Kiti  tiểu thư ngây thơ trong trắng, hiền hậu.Nhưng nàng lại đang theo đuổi Vronski, khi chàng ta  đi với Anna, cô quay lại với Levin. Bản tình ca của họ thật đẹp, tưng phản với Anna và Karenin. Levin luôn luôn tìm tòi giải pháp xã hội với “chân lý nông dân”. Chàng cũng căm ghét bọn tư sản, con buôn đang dần dần lũng đoạn nền chính  trị. Theo đuổi giải pháp cải lương “thỏa hiệp giữa địa chủ tư sản và nông dân” để tránh xung đột bạo lực. Thất bại, suýt tự tử. Cuối cùng chỉ còn biết an phận trong tổ ấm gia đình.

Hai chủ đề của tiểu thuyết

1.Số phận của người phụ nữ  và vấn đề hôn nhân, hạnh phúc gia đình

Anna là một phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Tế nhị, cởi mở, thông minh và hiểu biết rộng về văn chương. Nét nổi bật là thái độ thành thực, căm ghét sự giả dối, đặc biệt ghét thói đạo đức giả của giới thượng lưu quí tộc. Nàng mạnh bạo đòi lại quyền sống hạnh phúc của mình.

Tình yêu chân chính đến với Anna thì đồng thời nó tạo ra nguy cơ mất đứa con trai yêu quí. Tình yêu của Anna – Vronski là sự thách thức của xã hội thượng lưu, cái xã hội ấy dùng mọi quyền lực để đè bẹp một tâm hồn “nổi loạn”. Pháp luật, tôn giáo, đạo đức, dư luận. Pháp luật đe dọa cướp đi đứa con của kẻ ngoại tình bị bắt quả tang. Tôn giáo uy hiếp tinh thần của Anna .”Cuộc đời chúng ta…. do Chúa gắn bó. Chỉ có tội ác mới cắt đứt quan hệ đó, mà tội ác như vậy sẽ bị trừng phạt nặng nề ” (lời răn đe của Karenin). Xã hội thượng lưu. Bản chất của họ là ích kỷ, giả dối. Họ ruồng rẫy đôi bạn tình đến nỗi họ phải chọn lối ra đi.

Vronski yêu nàng tha thiết nhưng chưa đủ sức vượt qua lề thói thượng lưu cũ kỹ. Về độ cao tinh thần, anh ta thấp hơn Anna. Cái chết của nàng trở thành bi kịch xã hội, không chỉ là bi kịch cá nhân. Nhà văn không trách móc Vronski – nhân vật “con người thừa”, ông chỉ vạch ra nguyên nhân xã hội của bi kịch đó.

Nhà văn nghiêm khắc xét đoán Anna nhưng vẫn tỏ rõ mối cảm thông sâu sắc với người phụ nữ tài sắc, đứa con tinh thần của nhà văn.

2. Nhân vật quí tộc tiến bộ điển hình

            Levin sống nội tâm, nhút nhát, chuẩn mực.

            Anh coi trọng và say đắm sôi nổi trong tình yêu.

Thất vọng nhận thấy giai cấp quí tộc suy thoái, lo lắng trước cảnh chế độ nông nô tan rã. Suy nghĩ nghiêm túc về giải pháp hòa hợp. Chủ trương đấu tranh bất bạo động. Không bằng lòng an phận với một gia đình hạnh phúc, bình an. Anh kiên trì tìm tòi, thể nghiệm để thực hiện “chân lý nông dân”.

Bi quan cao độ, suýt tự tử.  Nhân vật Levin là hình ảnh tự biểu hiện của nhà văn.

Tiểu  thuyết “PHỤC SINH” 

(1889-1899)

       Tác phẩm vĩ đại cuối đời của nhà văn. Bản án gay gắt nhất đối với chế độ chuyên chế Nga Hoàng.

Cốt truyện

Maxlova, vốn là con hoang của một người hầu phòng, mẹ mất từ bé. Được hai bà cô của chàng sinh viên quí tộc Nekhliudov nuôi dưỡng. Cô vừa là con nuôi, vừa là người  giúp việc trại ấp.

Mùa nghỉ hè, chàng sinh viên Nekhliudov về thăm 2 bà cô,  gặp Maxlova, cô gái 16 tuổi đang dậy thì, duyên dáng, tràn đầy sức sống. Họ trở thành đôi bạn tâm tình thân thiết…. Ba năm sau, chàng sĩ quan Nekhliudov sắp đi xa, ghé về thăm hai bà cô. Không còn là cậu sinh viên trong trắng mơ mộng trước đây,  chàng nửa  quyến rũ nửa như cưỡng dâm cô thiếu nữ Maxlova. Bỏ lại 100 rúp, anh ta ra đi. Hai bà cô đuổi cô gái mang thai vào nơi gió bụi. Con chết, nàng sa vào nhà chứa gái. Bảy năm trời sa đọa,  Maxlova nghiện rượu, thuốc và bệnh tật… Xảy ra vụ đầu độc một gã phú thương, nàng bị tố giác và ra tòa. Bất ngờ gặp lại Nekhliudov ngồi ghế thẩm phán. Mặc dù không thể xác định nàng là thủ phạm,  nàng vẫn bị kết án 4 năm khổ sai đày đi Siberia. Nhận ra người tình đáng thương ngày xưa,  Nekhliudov cho rằng tình cảnh đau khổ và tội lỗi của nàng chính là do mình gây ra; ăn năn hối hận, tìm cách chuộc tội. Chàng quyết tâm tìm mọi cách xin ân xá cho Maxlova. Chàng hứa với Maxlova sẽ cưới nàng để chuộc lại lỗi lầm xưa.

Nekhliudov nhìn rõ chế độ nhà tù và tòa án bất nhân, tàn nhẫn và nhìn thẳng vào sự sa đọa của bản thân mình. Quyết tâm ” phục sinh “, tự cải tạo. Có cơ hội hiểu rõ số phận bất hạnh của bao nhiêu người bình dân trong xã hội. Đặc biệt chàng tiếp xúc với những người tù chính trị và cảm phục họ là những con người kỳ diệu, người con ưu tú của thời đại.

Maxlova sống gần gũi với những người ưu tú ấy, được họ giáo dục và có sự thông cảm sâu sắc. Nàng từ chối lời cầu hôn của Nekhliudov vì biết rằng đó chỉ là sự chuộc tội,  không còn là tình yêu đẹp đẽ chân chính. Nhưng nàng cũng nghe lời khuyên của anh, quyết tâm bỏ nghiện ngập, để “phục sinh” theo một con đường mới .

Tiểu thuyết là một bức tranh toàn diện,  qui mô và hoàn chỉnh về xã hội Nga, là bản án cực kỳ mạnh mẽ và quyết liệt.

Nhược điểm :  nhà văn đưa ra những giải pháp sai lầm đối với xã hội Nga Hoàng, thực ra đó là sự bế tắc của ông. Nhân vật Nekhliudov cuối cùng không thiết tha đấu tranh nữa,  chàng chìm đắm vào lối sống của tín đồ ” thuyết tu thiện”  và “thuyết việc nhỏ ” hi vọng làm « vị cha chung » như một « quí tộc nông dân ». 

Đặc sắc nghệ thuật của L.Tolstoi

1.  Nghệ thuật tiểu thuyết sử thi

« Chiến tranh và hoà bình » là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố :  tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa và sử thi nhưng khác với anh hùng ca cổ đại.

Theo nhà văn,  “hình thức châu Âu” của tiểu thuyết  không thể  thích hợp với nội dung ông định viết. Hình thức tiểu thuyết lịch sử “Ivanhoe ” của nhà văn Anh thiên tài Walter Scott chỉ coi bối cảnh lịch sử như cái nền của cốt truyện. Còn Tolstoi coi lịch sử như đối tượng miêu tả. Ông miêu tả các biến cố lịch sử quyện chặt với nhân vật. Trận đánh Bôrôdinô được miêu tả không chỉ là cái nền mà cũng là điểm đỉnh của cốt truyện quyết định số phận hầu hết các nhân vật chính.

Nói cách khác,  tiểu thuyết hiện đại chính là anh hùng ca (sử thi) của xã hội hiện đại. Nó cũng là tiểu thuyết tình. Nó bao gồm nhiều tiểu thuyết hoặc nhiều truyện ngắn được đan kết thật hấp dẫn. Nhà văn L.N.Tolstoi cũng nhận xét đó là một “bản Illiade thứ hai”.  Các nhà văn Tây Âu hết lời thán phục coi đó là “cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất trong các tiểu thuyết đã có”. Ở trang đầu, tác giả không xác định rõ thể lọai, ông chỉ ghi “Sáng tác của bá tước L.N.Tolstoi”. Dù sao, “Chiến tranh và hòa bình” trước hết là một cuốn tiểu thuyết theo ý nghĩa thông thường.

  1. 2.                                      Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Thi pháp nhân vật cụ thể của Chiến tranh và hoà bình đã tuân theo chủ nghĩa hiện thực. Tức là xây dựng nhân vật điển hình phát triển trong hoàn cảnh điển hình.

Đặc biệt,  kết cấu tác phẩm liên quan chặt chẽ với nghệ thuật miêu tả nhân vật: Chọn nhân vật làm cái xương sống của tác phẩm, chia nhân vật thành hai tuyến lớn đối lập nhau, Kutuzov và Napoleon. Quí tộc kinh thành và quí tộc trại ấp. Công tước Bolconski và công tước Vasili Kuraghin… chiến tranh ở Áo và chiến tranh ở Nga.  Nguyên tắc tương phản đó cũng áp dụng để miêu tả các cặp nhân vật. Andrey và Pierre. Natasa và Marya… để làm bật  vẻ riêng sinh động. của mỗi nhân vật.

Nổi lên với tựa đề “chiến tranh” và “hòa bình”. Có một tư tưởng xuyên suốt,  xâu chuỗi hai bình diện đó là « con đường chân lý » của những con người ưu tú của thời đại.

 3.  Phép biện chứng của tâm hồn

                Đó là tài năng tả người dựa trên phương pháp tâm lý. Nhà văn có khả năng khám phá tâm hồn của nhiều loại người. Từ đó dẫn đến khả năng cá tính hóa nhân vật.

Không chỉ miêu tả nội dung lời nói mà quan trong là “cách nói” của nhân vật.

Natasa hiện ra với tâm hồn.thiếu nữ hồn nhiên,  hay chạy nhảy, chạy suốt cả tác phẩm . Bốn lần khiêu vũ  chỉ là chi tiết nhỏ thế mà đủ dựng lên cả trạng thái tâm hồn và diễn biến số phận nàng. ..

 Miêu tả thiên nhiên rất chu đáo, thiên nhiên chẳng phải chỉ là cái nền của các nhân vật hoạt động mà còn là một  “nhân vật” đặc biệt. Trong mắt Andrey, bầu trời Áo khác hẳn bầu trời Nga. Cây sồi mùa đông và cây sồi mùa xuân có tác động mạnh đến Andrey… Đó là những cảnh thiên nhiên giàu chất thơ và đầy sức sống nước Nga.

4.    Tolstoi – tấm gương phản chiếu cách mạng Nga

Đó là nhận xét của lãnh tụ V.I.Lênin. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” đã phản ánh một cách cực kỳ rõ rệt xã hội Nga trước cách mạng. Tâm trạng cách mạng đã hình thành trong hàng triệu nông dân Nga với cách mạng tư sản Nga.

Tolstoi miêu tả được biển cả nhân dân sôi sục nhu cầu cách mạng, đòi giải phóng.

Bảy năm sau khi đại văn hào Tolstoi mất, quê ông được giải phóng nhờ cuộc cách mạng do Lênin và  Đảng cộng sản lãnh đạo.

Bộ tiểu thuyết vĩ đại « Chiến tranh và hoà bình » đã được cả thế giới đánh giá như một đỉnh cao hàng đầu chưa từng có. Ảnh hưởng về tư tưởng, về nghệ thuật và về tư duy tiểu thuyết của bộ sách  lan tràn khắp thế giới văn học.

Nhà báo trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc hồi đầu thế kỷ này đã đọc L.N.Tolstoi và hăm hở viết văn, coi Tolstoi như  « người thầy lớn » – không chỉ trong việc viết văn mà còn ở tầm nhìn thế giới .

]
Chương  5                     ANTON  PAVLOVICH  SEKHOV

ĐẠI BIỂU ƯU TÚ CUỐI CÙNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGA

(Антон Павлович Чехов)

(1860-1904)

Anton Pavlovich Sekhov,  đại biểu xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga,  nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch nói.

Tác phẩm của ông lên án nghiêm khắc chế độ xã hội bất công , thói cường bạo và sự sa đọa của giai cấp chấp chính,  sự bất lực của giới trí thức.  Nhà văn cũng biểu lộ lòng thông cảm sâu sắc, trân trọng những người nghèo khổ,  tình yêu thắm thiết và niềm tin vô bờ bến vào nhân dân lao động Nga.

  Tiểu sử

A.P.Sekhov sinh ngày 29.1.1860 trong một gia đình tiểu thương, tiểu tư sản. Ông nội vốn là nông nô,  đến năm 1841 chuộc lại được tự do. Cha Sekhov có  ít nhiều năng khiếu nghệ thuật,  tuy hiểu giá trị của học vấn nhưng áp dụng lối giáo dục gia trưởng,  nghiêm khắc trong gia đình khiến cho thời thơ ấu của con cái không có chút niềm vui. Lên 7 tuổi,  Sekhov đi học trường phổ thông. Chưa kịp tốt nghiệp trung học thì gia đình anh bị phá sản phải chạy về Moskva để trốn nợ. Một mình Sekhov ở lại học quê nhà, cô độc và nghèo nàn, đi dạy học tư để giúp gia đình trong 3 năm. Đến năm 1879, tốt nghiệp trung học,  anh đi Moskva vào học Y Khoa trường đại học Moskva.

Từ những năm 80,  với bút danh “Antosa Sekhonte”,  Sekhov bắt đầu nổi tiếng về viết truyện ngắn. Năm 1884,  đúng lúc tốt nghiệp đại học, Sekhov đã xuất bản tập truyện đầu tiên. Năm 1886 tập thứ 2, năm 1887 tập thứ 3: Tập truyện này được Viện hàn lâm khoa học Nga tặng giải thưởng .

Từ sau khi tốt nghiệp đại học (1884), Sekhov làm bác sĩ ở một thành phố nhỏ ngoại ô Moskva. Cuộc sống thầy thuốc ở tỉnh nhỏ và đồng quê đã giúp nhà văn tìm hiểu sâu đời sống dân chúng. Nhà văn – Bác sĩ ngày càng khao khát tham gia hoạt động chính trị, cải cách và đấu tranh xã hội. Năm 1890,  Sekhov tới hòn đảo Xakhalin nơi chính quyền Nga Hoàng đày ải tù khổ sai. Sekhov thực hiện chuyến đi gian khổ khắp làng mạc, tiếp xúc một vạn tù khổ sai trong dịp đi thống kê dân số cư dân ở đảo này. Trở về, ra nước ngoài (Ý, Pháp, Áo) du lịch một tháng rưỡi. Trở về Nga,  bắt đầu viết cuốn “Đảo Xakhalin” mô tả cái địa ngục trần gian để cảnh báo chính quyền Nga . Sekhov cho in truyện vừa “Phòng số 6” đánh dấu bước ngoặt sáng tác của nhà văn .

Những năm đầu 90,  nhà văn đi tham gia cứu đói ở một số nơi, quyên tiền,  xuất tiền riêng và đi chữa bệnh cho dân nghèo. Mua một trại ấp sống cùng gia đình. Ở  nơi đây,  cách thủ đô 60km, Sekhov viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như vở kịch “Chim hải âu”, “Cậu Vania”… Nhà hát nghệ thuật Moskva hiểu được nghệ thuật cách tân thiên tài của Sekhov về kịch nói và đã trình diễn thành công những vở kịch của ông.

Năm 1899, Sekhov bị bệnh phổi trầm trọng, năm 1900, nhà hát Moskva về tận nhà  ông diễn vở “Cậu Vania” và “Chim hải âu”. Năm 1901 nhà văn kết hôn với Olga Kniperer nữ diễn viên có tài của nhà hát . Sekhov còn giao tiếp với L.Tolstoi và M.Gorki vào thời gian này và được hai ông rất yêu mến, khâm phục.

Vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh ,  Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga đã bầu L.Tolstoi, Sekhov và Korolenco làm viện sĩ danh dự . Ít lâu sau,  để phản đối việc Nga hoàng Nicolai II bác bỏ đề nghị của viện hàn lâm bầu Maxim Gorki làm viện sĩ ,  Sekhov và Korolenco đã tuyên bố từ bỏ danh hiệu viện sĩ .  Bệnh tình của Sekhov ngày càng nặng khiến ông phải sang Đức dưỡng sức. Ngày 2 tháng 7 năm 1904 nhà văn Sekhov từ trần. Thi hài được đưa về Moskva. Quan tài được khiêng qua thành phố 4 giờ liền. Dân chúng đi dự  đám tang rất đông,  Chính phủ Nga Hoàng sợ biểu tình chính trị , cho cảnh sát giám sát nghiêm ngặt.

 Tác phẩm 

1. Giai đoạn những năm 80

 Nhân vật rất đa dạng trong các truyện ngắn :

+ Những truyện ngắn đầu tiên:  truyện hài hước.

+ Những truyện phản ánh mặt đen tối của cuộc sống.. Miêu tả cuộc sống tầm thường và những con người ti tiện, nạn nhân của xã hội,  đó là kiểu nhân vật “con người bé nhỏ” đầu tiên trong văn học Nga …Phê phán bộ máy quản lý nhà nước, cảnh sát quan liêu thiếu lương tâm. Nhân vật người nghèo khổ, nỗi đau buồn triền miên, mòn mỏi .

  + Phong cách trữ tình xen lẫn hiện thực “nhỏ nhặt”.

 Truyện vừa “Đồng cỏ” đậm nét trữ tình và tượng trưng. Một em bé và đồng cỏ như một sinh vật hùng vĩ đẹp đẽ tiềm tàng sức sống buồn chán vì thiếu anh hùng tương xứng với đồng cỏ – nước Nga. Cảnh nghèo đói, bất công, tài năng bị hủy hoại.

+ Truyện ngắn “Một câu chuyện buồn chán” nói về một nhà khoa học nổi tiếng xa rời cuộc sống,  thú nhận sự bất lực, sống không mục đích, chán nản. Câu chuyện là nơi ký thác tâm sự của chính nhà  văn. (Sau đó, Sekhov đi tới đảo Xakhalin, chuyển hướng sáng tác).

2. Giai đoạn những năm 90 và cuối đời

Chủ đề đa dạng:

+ Cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt và trì trệ, tầm thường, dung tục. Những truyện ” Một bà hay nhảy nhót”,  “Giáo sư văn  chương”…

+ Cảnh sống cùng cực của nhân dân Nga (“Những người mu-gic”, ” Trong khe“…).

+ Đả kích mạnh mẽ chế độ Nga Hoàng (“Phòng số 6” ).

+ Chống “chủ nghĩa Tolstoi” (tức là “thuyết việc nhỏ” ) qua  truyện Căn gác xép.

+ Chống triết lý “siêu nhân” là căn bệnh thế kỷ của giới trí thức đang lẩn trốn cuộc sống (Người ta sĩ vận đồ đen).

+ Chủ đề thức tỉnh con người về ý nghĩa cuộc sống,  thúc đẩy ý chí vươn lên (Người đàn bà và con chó nhỏ ;  Người vợ chưa cưới).

Tóm lại 

Chủ đề tố cáo thói dung tục, tầm thường quán xuyến toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của Sekhov  Thói tầm thường dung tục là kẻ thù của ông , suốt đời ông đã  đấu tranh , giễu cợt nó.

Cảm hứng trữ tình lạc quan vẫn thấp thoáng và lặng lẽ hòa lẫn vào cái thế giới đen tối nước Nga trong tác phẩm Sekhov. Ông tả nhiều bức tranh phong cảnh thiên nhiên chứa đầy tâm trạng. Trong cái xã hội tiểu tư sản tầm thường kia cũng đã có một số người thức tỉnh. Vượt ra khỏi giới hạn,  đi tìm con đường giải phóng.

Mấy đặc điểm nghệ thuật truyện Sekhov

Sekhov đã viết tới vài trăm truyện ngắn và một số truyện vừa, tất cả đều đạt kỹ xảo tuyệt vời.

 – Kết cấu đơn giản nhưng ngôn ngữ ngắn gọn trau chuốt,  chứa đựng nội dung xã hội phong phú, rộng rãi khắp nước Nga.

– Lựa chọn tài liệu sống để làm nguyên mẫu cho sáng tạo.

– Ngôn ngữ và hành động nhân vật tự biểu lộ (ngôn ngữ tác giả giấu kín).

– Tận dụng và phát huy “chi tiết nghệ thuật” có nghĩa toát lên chủ đề.

– Đối thoại giữ vai trò quan trọng, có kịch tính.

– Miêu tả thiên nhiên được coi trọng để ngụ ý cảm xúc nhân vật.

– Nhà văn chủ trương miêu tả cuộc sống một cách chân thực.

– Giọng điệu văn chậm rãi bình thản,  tránh lối thuyết giáo khô khan.

Truyện ngắn Người trong bao

    Tác phẩm được sáng tác trong thời gian nhà văn nghỉ dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.

    Bối cảnh tác phẩm là xã hội  Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ  XIX.

    “Người trong bao” là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn, một câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời của một người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Đó là lối sống tầm thường, hèn nhát, máy móc, giáo điều. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người, ảnh hưởng trong xã hội Nga những năm cuối TK XIX. Câu chuyện không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

1 . Nhân vật Bê-li-cốp

    Ngoại hình :

  • Cặp kính râm  che cái mặt tái nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
  • Giày cao su, áo bành tô bẻ cổ cao, cầm ô, lỗ tai nhét bông  ngay khi trời đẹp .

    Cách sống :

  • Tất cả vật dụng đều cho vào bao .
  • Đóng kín cửa, kéo chăn trùm kín trong không khí nóng bức .
  • Ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ: say mê tiếng Hi Lạp cổ .
  • Giấu tất cả ý nghĩ của bản thân , luôn lo sợ cấp trên , ứng xử lập dị với tình yêu .

    Khát vọng thu mình trong một cái bao, ghê sợ hiện tại, quay về quá khứ : cô độc, sợ hãi tất cả

    Tự hài lòng với lối sống cổ lỗ , kì quái của bản thân , không nhận ra thái độ ghê sợ, khinh bỉ, chế giễu của mọi người với mình .

 Kiểu “người trong bao” hèn nhát, máy móc, cổ lỗ, “có lối sống trong bao”, “tính cách trong bao”.

2. Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp

    Sợ hãi, né tránh, hoặc khinh ghét, nói thẳng ra mặt, thậm chí to tiếng gây gổ, xô ngã Bê-li-cốp nhưng cuối cùng họ đều bị tính cách ấy, lối sống ấy làm cho sợ hãi, đầu độc họ suốt 15 năm trời.

    Bê-li-cốp chết đi nhưng lối sống và tính cách vẫn tiếp tục xuất hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tương lai của họ, không tài nào thoát ra được.                   

    Chưa hết những người trong bao thì không khí vẫn còn ngột ngạt .

 Chỉ có thể thay đổi cách sống một cách triệt để với một cuộc cách mạng mà thôi.

   * Chủ đề tư tưởng của truyện :

 Tác giả phê phán, lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thướng, vô vị như thế mãi.

3. Một vài nét nghệ thuật :

   – Hai ngôi kể song song và truyện lồng trong truyện .

   – Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, biểu tượng cái bao.

   – Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, tính cách, lối sống.

   – Kết thúc trực tiếp phát biểu chủ đề bằng một câu cảm “Không thể sống như thế này mãi được”.

Tuy mọi người chê trách lối sống Bê-li-cốp, nhưng lại bị tính cách, lối sống ấy ám ảnh, ăn mòn tinh thần mọi người suốt bao năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết họ vẫn không thoát ra được. Vì Bê-li-cốp không chỉ là một kẻ kì quái cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà y đại diện, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng đã và đang tồn tại trong một bộ phận trí thức Nga. Bê-li-cốp là con đẻ, là hậu quả của chế độ chuyên chế trên con đường tư bản hóa.

Bê-li-cốp luôn sợ hãi, vậy mà bị chế giễu nặng nề, bị cư xử khinh bỉ, thô bạo nên  ngã bệnh đến chết.

– Khi nằm trong quan tài, vẻ mặt Bê-li-cốp hoàn toàn mãn nguyện – quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất đối với hắn.

– xét về măt logic, đây là một cái chết tất yếu.

– Là dụng ý nghệ thuật của tác giả: đẩy tính cách nhân vật đến đỉnh cao nhất.

– Thái độ, tình cảm của mọi người: cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, như thoát khỏi gánh nặng.

Được nhắc đi nhắc lại 12 lần

– Nghĩa đen: vật dùng để gói, đựng, bao bọc

– Nghĩa bóng: lối sống, tính cách của Bê-li-cốp.

– Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trói buộc, cứng nhắc, tù hãm, vây bủa ngăn chặn tự do của con người.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu. Qua chân dung ngoại hình, lời nói, cử chỉ mà hình thành tính cách, lối sống.

– Thủ pháp đối lập (Bê-li-cốp và mọi người, Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca).

– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng (cái bao) vừa cụ thể, vừa tượng trưng.

– Kết thúc truyện bằng câu cảm thán (không thể sống mãi như thế được!) có tính luận đề, nhưng cũng là khẩu hiệu trực tiếp kêu gọi sự vùng dậy của người dân Nga.

Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga, hơn nữa biến thể, dị bản của nó có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài đến tận ngày nay.

Ba vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Sekhov

Sekhov viết kịch không nhiều,  khoảng 10 vở gồm cả hài kịch và bi kịch. Ba vở xuất sắc hơn cả là “Chim hải âu , Cậu Vania và  Vườn anh đào “

                Chim hải âu (1896)

Là một vở kịch trữ tình,  đầy chất thơ. Chủ đề: vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, con đường của nghệ sĩ, bản chất của tài năng nghệ thuật và hạnh phúc của con người.

                Tóm tắt:

Thiếu nữ Nina Darexnaia bước vào con đường nghệ thuật với bao ước mơ đẹp đẽ. Nhang cuộc sống thô bỉ đã vùi dập tàn nhẫn ước mơ chân chính của cô. Nina như con chim hải âu xinh đẹp sống bên hồ hạnh phúc và tự do bất ngờ bị một kẻ vô công rồi nghề đi qua, ngửa tay hãm hại. Nhưng Nina không cam chịu số phận con hải âu bị giết chết, cô đã dũng cảm bay lên thoát khỏi khó khăn đau khổ để đạt tới chân lý của sáng tạo nghệ thuật,  trở thành nữ diễn viên sân khấu thành công. Đó là do lòng tin, ý chí nghị lực và sự hiểu biết cuộc sống, có mục đích rõ rệt và cuộc sống nghệ thuật. Người chịu số phận con hải âu yếu đuối lại là Treplev người yêu cũ của Nina. Hắn là một kẻ yếu hèn thiếu niềm tin và là một nhà văn sống không mục đích, kém hiểu biết về cuộc sống. Năm tháng trôi qua, hắn cứ sống “trôi nổi trong cái thế giới đầy mộng mơ và hình ảnh”, hắn chẳng biết viết văn để làm gì và cho ai đọc. Khi gặp lại Nina lúc này cô đã trở thành một nữ diễn viên thực thụ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống, Treplev cảm thấy mình vô dụng, thừa ra trong cuộc đời và trong nghệ thuật, hắn đã dùng súng ngắn tự sát.

“Chim hải âu” là vở kịch cách tân đặc biệt,  có nhà hát không hiểu ý đồ của tác giả nên dàn dựng thất bại. Chỉ có nhà hát Moskva mới dựng thành công vở diễn này. Và cánh chim hải âu từ đó đã trở thành biểu tượng của nhà hát Moskva.

                Cậu Vania (1897)

Là vở kịch viết về những con người lao động “bé nhỏ”, suốt đời làm lụng mệt nhọc,  mù quáng cho những kẻ ích kỷ kiêu ngạo, bất tài, cho một thần tượng giả tạo mà họ cứ nhầm là đang phụng sự cho một lý tưởng cao đẹp.

Cuối cùng, “những người bé nhỏ” đã thức tỉnh, đau khổ phẫn nộ nhưng nghĩ thân phận hèn yếu không đủ sức chống đối cả cái môi trường dung tục,  họ chỉ biết phẫn nộ ngắn ngủi rồi lại tiếp tục buông xuôi, chịu đựng số phận cay đắng của mình.

Đấy là cậu Vania (Ivan Voiniski) và đứa cháu gái là cô Soia. Còn thần tượng đạo đức giả kia là giáo sư Xerebriakov một người nói và viết về nghệ thuật suốt 25 năm trời mà ngu dốt và táng tận lương tâm, vong ân bội nghĩa.

Còn bác sĩ Astrov,  cũng giống như Vania, là hình tượng con người đẹp phải mòn mỏi lãng phí cả cuộc đời. Ông chữa bệnh và trồng rừng, làm vườn nhưng không thay đổi được cuộc sống buồn chán của mình và những người xung quanh.

Khát vọng của nhà viết kịch Sekhov là lao động sáng tạo và mọi cái đẹp phải được phát huy và cống hiến cho những con người chân chính không phải dành cho những thần tượng giả,  tầm thường.

                Vườn anh đào

“Vườn anh đào” là vở kịch thiên tài cuối cùng và lạc quan nhất của nhà văn. Vở kịch biểu lộ tâm tư của nhà văn trước cuộc cách mạng 1905 (tiền đề của Cách mạng tháng Mười 1917). Ông nói rõ thái độ phê phán giai cấp địa chủ, quí tộc và giai cấp tư sản đang lên. “Vườn anh đào “ là lòng mong muốn tin tưởng cuộc biến đổi lớn lao trong xã hội vì một  cuộc sống mới.

Bà địa chủ quí tộc Ranievskaia và anh ruột là Gaiev chủ nhân của một trại ấp lớn trong đó có một khu vườn trồng anh đào tuyệt đẹp. Họ là những người xa rời thực tế, không biết cách quản lý trại ấp lại ham ăn chơi xa xỉ khiến cho trại vườn hoang tàn. Họ mắc nợ khắp nơi mà không có tiền trang trải. Bất đắc dĩ, họ phải đem bán đấu giá trại ấp và vườn anh đào. Kết quả vườn trại rơi vào tay lái buôn Lopakhin, mà cha ông của hắn vốn là nông nô của chính gia đình họ.

Hành động kịch xảy ra quanh chuyện mua  bán vườn anh đào. Cái vườn chỉ là một hình ảnh tượng trưng nhiều mặt. Khu vườn vốn là một phong cảnh rất đẹp sau ngày mưa mùa thu mù sương, dưới đêm trăng sáng,  dưới bầu trời xanh thẳm, mỗi năm hồi sinh sau mùa đông. Mỗi quả anh đào,  mỗi lá cây,  thân cây như những linh hồn khốn khổ, thụ động nhìn những ông bà chủ thầm trách móc lên án họ. Ngày trước mỗi năm một lứa quả sum se,  hái phơi khô chuyển tới các thành phố lớn. Bây giờ hai năm mới thu hoạch một lần và không bán được cho ai. Sự tàn tạ của vườn anh đào cũng là sự tàn tạ của cuộc sống quí tộc và nền văn hóa chính thống. Chủ mới của vườn anh đào – Lopakhin – đại diện giai cấp tư  sản,  hăm hở vung rìu chặt  phá cây anh đào để đổi sang kinh doanh lấy lãi. Cuối cùng, nhà văn giới thiệu những nhân vật mới:  Ranievski Ania và Trophimov những người trí thức trẻ tuổi đại biểu cho lực lượng mới bắt tay vào cuộc. Họ sẽ trồng những khu vườn anh đào mới. Họ nói ” Cả nước Nga là cái vườn của chúng ta”. Họ quyết tâm biến nước Nga thành một vườn anh đào nở hoa tuyệt đẹp.

Chủ đề của “Vườn anh đào” là :

– Sự tàn tạ của những tổ ấm quí tộc.

– Sự thắng lợi tạm thời của những người tư sản đang lên.

– Sự xuất hiện trưởng thành của giới trí thức tiến bộ là lực lượng chân chính sau này sẽ cải tổ nước Nga.

Vở kịch đã mô tả cả quá khứ – hiện tại – tương lai của nước Nga và gieo vào tâm trí khán giả một niềm cảm hứng lạc quan tin tưởng ở nước Nga tương lai.

Vở kịch này chỉ là một phần  trong những  kiệt tác của nhà văn Sekhov. “Vườn anh đào” trở thành vở  diễn cổ điển,  cho đến ngày nay nó vẫn được hâm mộ trên khắp các sân khấu của thế giới hiện đại (§)

KẾT LUẬN VỀ SEKHOV

Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỷ XIX, “một con người rất Nga” (lời Tolstoi) thông minh,  trong sạch, nhà nghệ thuật kỳ tài là Antol Pavlovich Sekhov đã dũng cảm đứng lên trên đám người bất lực nhàn nhã  kia và ném vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm hờn và vững lòng tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước Nga.

Cùng với Tolstoi,  Sekhov đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga. Chính đại văn hào Tolstoi đã gọi ông là “một nghệ sĩ vô song,… một nghệ sĩ của cuộc sống Nga… một  trong văn xuôi và kịch”. Đặc biệt Sekhov rất hiện đại trong truyện ngắn và kịch nói, có ảnh hưởng rộng rãi chẳng những ở các nước Đông Âu mà trên toàn thế giới.

G

KẾT LUẬN

NHẬN  ĐỊNH VỀ VĂN HỌC  NGA THẾ KỶ XIX  VÀ VỊ TRÍ CỦA  NÓ TRONG NỀN VĂN HỌC THẾ GIỚI

Mỗi nền văn học đều có đặc sắc riêng và do đó góp  phần cống hiến vào nền văn học chung của loài người .  Văn học và nghệ thuật cổ đại Hilạp-La Mã là cội nguồn của cả Châu Âu. Thời kỳ Phục Hưng ở  Tây Âu có  cuộc cách mạng văn hóa – văn học đã chấm dứt ngàn năm trung cổ đen tối. Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ XVII đã đạt thành tựu rực rỡ. Chủ nghĩa lãng mạn mạnh mẽ trong văn học Anh và Đức cuối thế kỷ XVIII và  Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Văn học Pháp, Anh thế kỷ XIX còn có vai trò khẳng định chủ nghĩa hiện thực với Balzac, Stendhal, Dickens, Thaccrey… Và chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga đạt đến trình độ và sức mạnh cao nhất, rực rỡ nhất. Đó là nền văn học tiến bộ nhất, giàu tính chiến đấu nhất so với các nền văn học cùng thời kể trên .

Cũng không phải ngẫu nhiên mà văn học Nga đạt được thành tựu ấy. Trước hết , văn học Nga ở thế kỷ XIX đã tiếp thu truyền thống ưu tú của nền  văn học Nga truyền thống đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hóa và văn học Tây Âu (trước hết là Pháp, sau đó là Anh,  Đức).

Các nhà văn xô viết lỗi lạc ở thế kỷ 20 như M.Gorky, Alexei Tolstoi, Fadeev, Sholokhov… đều nhất trí nói lên ảnh hưởng tốt đẹp của các nghệ sĩ Nga  thế kỷ XIX đối với thành công của họ.

Những nghệ sĩ lớn ở các nước khác như Lỗ Tấn (Trung Quốc), Prem Chand (Ấn độ), Nobori (Nhật), R.Rolland (Pháp), Bernard Shaw  (Anh), Hemingway (Mỹ) … đều thừa nhận đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Nga.

Các tác phẩm của văn học Nga đã được phổ biến ở ViệtNamtừ trước Cách mạng Tháng Tám bấp chấp sự  ngăn cấm của thực dân Pháp. Ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục học tập và nghiên cứu văn học Nga để hướng tới ngang tầm thời đại.

Trước khi nghiên cứu tiếp văn học Nga thế kỷ XX, chúng tôi  thấy cần lưu ý một tác giả đặc biệt- nhà văn Maxim Gorky. Ông là nhà văn của hai thế kỷ, cây cầu nối liền hai thời kỳ văn học Nga.Gorkylà một cây bút thực sự làm hoàn chỉnh thời kỳ văn học Nga thế kỷ XIX và là người tiên phong mở đường cho thời kỳ văn học mới của nước Nga xô viết. Với hai vị trí quan trọng đặc biệt  như vậy, người biên soạn rất băn khoăn khi không thể chia nhà văn thành hai thời kỳ, vì vậy cuối cùng tạm xếp sự nghiệp của ông vào hẳn thế kỷ XX. Thời gian, nhà phê bình nghiêm túc khách quan nhất, có thể chứng minh rằngGorkyđã thành công cơ bản ở  thế kỉ XIX. Sang thế kỉ XX ông chỉ làm tốt vai trò nhà tổ chức và người thầy hơn là nhà sáng tác.

k

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX

1 . Những hình tượng điển hình trong văn học lãng mạn  Nga thế kỷ XIX.

2 . Những hình tượng điển hình của văn học hiện thực Nga thế kỉ  XIX

3 . So sánh hình tượng nhân vật “con người thừa” trong văn học hiện thực Nga với hình tượng “con người vỡ mộng” trong văn học hiện thực phê phán Tây Âu  (chủ yếu là Pháp) thế kỷ XIX. Từ đó nhận xét về tính chất trăn trở dữ dội trong việc tìm đường của những “con người thừa”. Trái lại, cần ghi nhận sức phê phán mạnh mẽ, sâu sắc của văn học hiện thực phương Tây khi “mổ xẻ” xã hội tư sản. Cuối cùng cần rút ra nhận xét về xu hướng cách mạng của văn học Nga.

4 . So sánh tính nhân dân trong văn học Nga và văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX.

              Gợi ý  so sánh về các khía cạnh sau :

Về lòng yêu nước chống xâm lăng. 

 Về lịch sử dân tộc.

 Về tình yêu thiên nhiên đất nước.

 Về nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật  ).

5 .  Phân tích một số kiểu nhân vật “con người bé nhỏ”- sáng tạo của Shekhov .

k

Phần II                        VĂN HỌC NGA XÔ VIẾT

                                                       thế kỉ xx

Chương  6               KHÁI QUÁT NƯỚC NGA THẾ KỶ XX

“Giống như mặt trời chói lọi, Cách Mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất  Cách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng dân tộc Nga và cả loài người, mở đầu một thời đại mới của lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”. (Hồ Chí Minh, Về Lênin và chủ nghĩa Lênin.  Nhà xuất bản Sự thật . Hà nội 1977 )

1. Thời kỳ tiền cách mạng từ đầu thế kỷ XX dẫn tới Cuộc cách mạng Nga 1905

Phong trào cách mạng ở nước Nga chuyển biến thành cao trào mới. Năm 1900, Lênin tổ chức tờ báo Tia Lửa ở nước ngoài làm cơ quan ngôn luận, chuẩn bị xây dựng một đảng cách mạng của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Mác.

Năm 1903. Đại hội lần thứ hai Đảng Công Nhân Xã Hội Dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Bolsevich. Đại hội đưa ra vấn đề chuẩn bị cuộc cách mạng dân chủ tư sản – coi như giai đoạn đầu của cuộc cách mạng XHCN. Lênin và các chiến hữu đã đấu tranh quyết liệt với chế độ chuyên chế Nga hoàng và với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân. Những cuộc tranh luận về tư tưởng song song với phong trào đấu tranh của công nhân mạnh mẽ khắp cả nước. Ngọn gió tươi mát của cách mạng ngày càng cuộn lên mãnh liệt sẵn sàng chuyển thành cơn bão táp cách mạng dữ dội.

Tháng 12 năm 1905, cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Moskva nổ ra.

Đầu năm 1906, cuộc khởi nghĩa bị khủng bố, đến năm 1907 thì kết thúc. Cách Mạng 1905 – 1907 mang tính chất dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nó thất bại vì liên minh công nông chưa vững chắc, quân đội chưa ngả hẳn về phía cách mạng, nội bộ đảng công nhân chia rẽ 2 phái (Mensevich và Bolsevich), các nước Tây Âu giúp Nga hoàng đàn áp cách mạng. Tuy thế, cách mạng 1905-1907 đã giáng một đòn nặng vào chế độ Nga hoàng, thức tỉnh hàng triệu người dân lao động Nga và thúc đẩy cả phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, châu Mỹ và phương Đông.

 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng Tháng 10 Nga.

“Do mâu thuẫn và tranh chấp chia lại thế giới, các nước đế quốc tập hợp thành hai khối quân sự kình địch nhau ở châu Âu”. Khối Liên Minh (thành lập 1882) gồm Đức, Áo, Hung và Ytalia , Khối Hiệp Ước (1907) gồm Anh, Pháp Nga. Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh thế giới. Đức và Anh đứng đầu hai khối, là thủ phạm chính của cuộc đại chiến này, khi chiến tranh bùng nổ, Đảng Bonsevich do Lênin lãnh đạo đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc. Tháng 4 /1917 Mỹ nhảy vào vòng chiến, đứng về phe Hiệp Ước  khi thấy họ sắp chiến thắng.

Tháng 2 năm 1917, Cách Mạng Dân Chủ Tư Sản Nga lần thứ hai thành công . Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. Chính Phủ Lâm Thời Tư Sản vẫn tiếp tục tham gia chiến tranh đế quốc.

Năm 1917 cuộc đấu tranh giành chính quyền thật gay go và sôi sục giữa đảng Bonsevich của Lênin và các phe phái giai cấp tư sản. Mấy tháng trời nước Nga có hai chính quyền tồn tại song song – Chính phủ lâm thời và các Xô viết (có nghĩa: Ủy ban). Những cuộc biểu tình khổng lồ chống lại “chính phủ lâm thời” vì họ ủng hộ chiến tranh thế giới. Quân đội hai bên bắt đầu xung đột. Giai cấp tư sản lập ra một chính phủ lâm thời thứ 3 do Kerenski cầm đầu (23/07/1917). Cuộc đảo chính nội bộ tư sản đưa ra tướng Cornhinov. Đảng Bonsevich lãnh đạo đập tan cuộc bạo loạn . Uy tín cách mạng lên cao Lênin chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang đêm 14/10 . Bao vây cung điện Mùa Đông nơi ở của chính phủ tư sản lâm thời . Cuộc chiến đấu kéo dài tới đêm 26/10 thì chấm dứt. Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. Ngày 25/10 (tức là 7/11 – lịch mới) được coi là ngày chiến thắng của Cách Mạng Tháng Mười Nga.

3.  Xây dựng chính quyền Xô viết và chống thù trong giặc ngoài

Chính phủ Xô viết tuyên bố xóa các thiết chế, tước hiệu cũ. Sau khi Chiến tranh thế giới  thứ nhất chấm dứt (1918), quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thổ, Ba lan…) cấu kết với bọn bạch vệ Nga mở cuộc tấn công, phong tỏa nước Nga Xô viết. Hồng quân với 3 triệu chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm,  đến năm 1920 đã đánh tan toàn bộ lực lượng thù địch trong và ngoài nước.

4.  Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội  (1921-1941)

Công cuộc khôi phục kinh tế và công nghiệp hóa mở đầu với chính sách kinh tế mới. Một số dân tộc khác tự nguyện gia nhập Liên bang Xô viết ( gọi tắt là Liên Xô) . Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp bắt đầu từ năm 1928 . Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức quyết liệt. Chính quyền Xô viết mắc một số sai lầm thiếu sót, nóng vội trong việc tập thể hóa nông nghiệp, phát sinh tệ  nạn sùng bái cá nhân và quan liêu độc đoán nổi lên từ sau khi Lênin mất đã gây tác hại nghiêm trọng về sau.

Tháng 6 năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô sau khi chúng gây ra Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nổ ra ở Liên Xô. Phe đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga làm nòng cốt cùng với Mặt Trận Đồng Minh chống phát xít hình thành. Sau khi giải phóng đất nước, quân đội Liên Xô tấn công sang Berlin thủ đô Đức. Chính phủ Đức quốc xã ký kết đầu hàng ngày 8/ 5/1945.

Chiến tranh thế giới II kết thúc ở châu Âu. Đến ngày 14/8/45 phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, chiến tranh kết thúc trên toàn thế giới.

5 .  Xã hội Liên Xô những năm 50 , 60 và 70

Các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phát triển mạnh mẽ. Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong Ba  Dòng Thác Cách Mạng thế giới. Nền kinh tế quốc dân phát triển vượt bậc, khoa học đạt nhiều thành tựu. Văn học nghệ thuật phản ánh kịp thời cuộc sống mới và tích cực cổ vũ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất hiện xu hướng “tô hồng” cuộc sống, né tránh miêu tả những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội. Nhìn chung, đời sống nhân dân đã có nhiều thay đổi lớn lao hơn hẳn thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Mười, nhưng cũng dần dần bộc lộ những mâu thuẫn mới.

6 . Từ những năm 1980 đến năm 1990

Do hậu quả của những đường lối chính trị- kinh tế – văn hóa – xã hội có nhiều sai lầm, nảy sinh nhiều mâu thuẫn ngấm ngầm, lại thêm các nước tư bản chủ nghĩa bao vây nhiều mặt tìm mọi cách công kích Nhà Nước Liên Xô làm cho Đảng CSLX và Liên Bang Xô viết tan rã. Tuy thế, đây không phải một sự quay trở về điểm xuất phát ban đầu. Lịch sử vẫn đi tiếp con đường của nó . Ngày nay, các nước cộng hòa tách ra độc lập, các đảng cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động nhưng không còn là đảng cầm quyền. Nước Cộng Hòa Nga vẫn giữ ưu thế trong khu vực Liên Xô (cũ). Tình hình vẫn còn đang diễn biến phức tạp nhưng nước  Cộng Hòa Nga  dưới sự lãnh đạo của tổng thống V . Putin vẫn giữ vai trò quan trọng trong khu vực Liên Xô cũ . Nền văn học Nga đầy tiềm năng đang trở mình đổi mới .

II -VĂN HỌC NGA TRONG NHỮNG NĂM  ĐẦU THẾ KỶ XX

 Bước vào thế kỷ XX , trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang nước Nga .Từ đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lê Nin từng xác định là “thời đại rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại Nội chiến, thời đại cách mạng và phản cách mạng”.

Chỉ trong vòng hơn10 năm đầu của thế kỷ, nước Nga đã trải qua hai cuộc cách mạng (1905 và1917) làm chấn động cả thế giới. Chế độ quân chủ chuyên chế phản động của Nga hoàng mục nát từ bên trong đã không đứng vững được trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng của Lê Nin lãnh đạo, và cuối cùng nó đã sụp đổ hoàn toàn vào tháng Mười 1917.

Về tình hình văn học nghệ thuật, trong hoàn cảnh lịch sử ấy, chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga với đại biểu cuối cùng – nhà văn Antôn Sekhov về thực chất đã làm xong vai trò lịch sử vẻ vang của mình. Một khuynh hướng văn học mới mẻ, non trẻ đã hình thành từ trong đời sống văn học từ những năm 90 của thế kỷ XIX, gắn liền với những sáng tạo văn học của M.Gorki đã ngày càng tỏ ra có khả năng đáp ứng những nhu cầu to lớn và tích cực của cuộc sống đầy biến động dữ dội. Đến năm 1906, khi tiểu thuyết “Người Mẹ” và vở kịch “Kẻ thù” của Gorki ra đời thì khuynh hướng văn học mới ấy coi như đã đến độ chín muồi và bắt đầu vai trò lịch sử của nó.

Ngoài ra, cũng cần nhắc đến một số khuynh hướng văn học nghệ thuật suy đồi, đặc biệt là “chủ nghĩa vị lai” từ phương Tây tràn sang, hoạt động ầm ĩ, nhưng không được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người cầm bút, nên khuynh hướng này không đóng được vai trò gì đáng kể trong đời sống xã hội và văn học trên đất nước Nga trong những năm đầu thế kỷ Hai mươi .

Cuộc cách mạng Tháng Mười 1917 và sự hình thành nền văn học cách mạng

Từ năm 1905, Lênin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợi ích cao cả của nhân dân lao động ; Đồng thời Người cũng đề xuất nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó. Đến cuối năm 1917 khi cách mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã giành được chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nền văn học mới theo những nguyên lý đã đề ra: nền văn học vô sản cách mạng xã hội chủ nghĩa , gọi tắt là Văn Học Xô viết (gồm văn học Nga và các nước khác trong Liên bang ) .

Khuynh hướng văn học vô sản vốn đã được lịch sử văn học chuẩn bị từ lâu trong thực tế, có thể coi như bắt đầu từ những truyện ngắn đầu tay của Macxin Gorki, chính thức từ tiểu thuyết “Người mẹ”. Khuynh hướng này do Gorki có công khơi nguồn như một dòng suối nhỏ chảy bên dòng sông văn học hiện thực phê phán Nga , lúc ấy nó chưa có đủ điều kiện để thành dòng sông mới tiếp nối và thay thế dòng sông cũ đã cạn nguồn.

Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917 và Nội chiến (1918 – 1921), Liên bang Cộng Hòa XHCN Xô viết  (gọi tắt là Liên Xô) thành lập, đó là điều kiện lịch sử – xã hội làm nảy sinh nền văn học Xô viết đa dân tộc, trong đó nền văn học Nga Xô viết đóng vai trò chủ yếu và quan trọng.

Nền văn học Xô viết  kế tục và phát huy truyền thống tinh thần của các nền văn học quá khứ của các dân tộc anh em trong Liên bang Xô viết, đồng thời có những đổi mới về nhiều mặt. Nó lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin và nguyên lý mỹ học Macxit làm nền tảng cho sự nhận thức và cách chiếm lĩnh nghệ thuật đối với thực tại. Nó lấy việc phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động các dân tộc anh em làm nhiệm vụ chủ yếu. Chức năng cơ bản của nó là khẳng định lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng CNXH bằng những tác phẩm nghệ thuật.

Nhân vật trung tâm của khuynh hướng văn học này là Con người lao động (trí óc và chân tay) trực tiếp tham gia có ý thức vào quá trình cải tạo thế giới cũ và xây dựng thế giới mới XHCN. Có thể coi nhân vật Paven Vlasov trong tiểu thuyết “Người mẹ” của M.Gorki là một phác thảo ban đầu trong buổi bình minh của Cách Mạng Nga về nhân vật trung tâm của văn học vô sản cách mạng, là sự phát triển kế tiếp kiểu nhân vật “con người bé nhỏ” của nhà văn Sekhov và của chính M.Gorki giai đoạn đầu tiên.

Cùng với thời gian và sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo, đi đôi với đấu tranh chống lại những quan điểm tư tưởng đối lập, thù nghịch, những người cầm bút Xô viết dần dần nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về cách mạng, về chế độ mới và nền văn học này, ngày càng tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ cách mạng. Đại Hội Nhà Văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) đã đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của nền văn học Xô viết đa dân tộc. Chưa có một nền văn học nào trên thế giới phát triển và trưởng thành nhanh chóng đến thế. Trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ từ khi ra đời, nền văn học này đã có những tác phẩm đồ sộ được cả thế giới công nhận trong đó có giải thưởng Nobel văn học cho tiểu thuyết “Sông Đông êm Đềm”. Trong Đại Hội Nhà Văn Liên Xô 1934, M.Gorky đã đọc báo cáo nhấn mạnh: “Không nên quên rằng nền văn học tư sản Nga phải cần đến gần một trăm năm, kể từ cuối thế kỷ XVIII mới gây được cho mình một uy tín lớn trong cuộc sống và có ảnh hưởng nhất định đối với nó (văn học Xô viết). Nền văn học Xô viết chỉ sau mười lăm năm đã có được một ảnh hưởng như vậy”.

Văn hào Lỗ Tấn (Trung Quốc) năm 1935 trong một bài viết  cũng thừa nhận rằng “văn học Xô viết đã chiến thắng”.

III.         VĂN HỌC XÔ VIẾT TRONG CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG PHÁT XÍT,

BẢO VỆ TỔ QUỐC XHCN  (1941 – 1945).

Cuộc chiến tranh chống phát xít, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một thử thách lịch sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ XôViết nói chung và văn học Xô viết nói riêng.

Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xô viết đã tình nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau. Đến khi chiến tranh kết thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường. Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Alexei Tonstoi, M.Solokhov,Simonov… đã ngày đêm sát cánh cùng các chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và bằng tác phẩm nghệ thuật của mình. Nhiều nhà văn viết được nhiều tác phẩm xuất sắc, phản ánh kịp thời cuộc sống và chiến đấu gian khổ, ác liệt và anh hùng của chiến sĩ Hồng quân ngoài mặt trận, được dân chúng và binh sĩ nhiệt liệt đón nhận. Những bài ký của I.Evenbua, B.Polevoi, thơ và kịch của Ximonov, truyện ngắn và ký của A.Tonstoi, M.Solokhov, truyện thiếu nhi của A.Gaiđa…

Ngay từ thời chiến tranh ái quốc, các nhà văn đã kịp xây dựng các tác phẩm cỡ lớn như tiểu thuyết “Đội cận vệ thanh niên” của Fadeev, truyện vừa “Những người bất khuất” của Gorbatov, trường ca “Vasili Chorkin” của Tvardovki…

Sau chiến tranh, cuộc chiến đấu chống phát xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm hứng mạnh mẽ cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Xô viết suốt nhiều thập kỷ, góp phần làm cho văn học Xô viết đạt thêm nhiều thành tựu mới.

IV –  ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA VĂN HỌC XÔ VIẾT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ VĂN HỌC THẾ  GIỚI  ĐƯƠNG ĐẠI

Văn học Xô viết không chỉ là nền văn học nhanh chóng đi vào đời sống và có tác động tích cực đối với sự phát triển của nó trên đất nước Xô viết mà còn có tác động to lớn, tích cực đối với đời sống tinh thần và sự phát triển văn học đương đại của nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc đang đấu tranh cho tự do,  độc lập , tự chủ của mình (chiếm số dân ba phần tư nhân loại)

Trào lưu Văn học hiện thực XHCN khởi nguồn từ đất nước Xô viết lan dần sang các nước khác theo nhịp sóng phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo nên một trào lưu văn học rộng lớn mang tính quốc tế, trở thành đối trọng có ưu thế đối với trào lưu văn học suy đồi thuộc chủ nghĩa hiện đại (modernisme). Chỉ trong vòng 5 thập kỷ kể từ khi ra đời, văn học Xô viết đã góp phần biến đổi hẳn văn học thế giới đương đại cả về nội dung và hình thức. Con người lao động chân chính có ý thức về mình, về vai trò và khả năng làm chủ lịch sử, đã và đang chiếm vị trí trung tâm của văn học đương đại và đẩy lùi dần về phía sau các loại nhân vật “con người xa lạ” vị kỷ, cô đơn, chán đời… của văn học tư sản hiện đại.

Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, văn học Xô viết được giới thiệu muộn hơn nhiều nước, nhưng lại nhanh chóng được công chúng hào hứng nhiệt tình đón nhận, nhất là thế hệ trẻ. Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một số tác phẩm văn học Xô viết viết  trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc… được dịch ra tiếng Việt như cuốn “Tỉnh ủy bí mật ” của Fedorov do Hồ Chí Minh lược dịch và giới thiệu, một số bài thơ của K.Ximonov như “Đợi anh về “, “Aliosa nhớ chăng”, tuyển tập ký “Thời gian ủng hộ chúng ta” của I. Erenbua, truyện ngắn “Khoa học căm thù” của M. Solokhov… đã được đông đảo đồng bào và chiến sĩ ta truyền tay nhau đọc một cách thích thú và có tác động tích cực đến cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta.

Từ sau ngày hòa bình lập lại (1954), văn học Xô viết mới thực sự được giới thiệu ở nước ta trên qui mô rộng lớn ; ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân và với nền văn học hiện đại nước ta đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ  cũng như những  bài học kinh nghiệm sâu sắc về sáng tác đến  cả  Văn học Việt Nam  đổi mới ngày nay.

õ
Chương  7                         MAXIM GORKY

  Максим Горький

Trong Lịch sử  văn học Nga  Xô viết, văn hào Macxim Gorky có vị trí đặc biệt. Ông là người khai sinh, bậc thầy của văn học Nga – Xô viết. Với toàn bộ tác phẩm của Macxim Gorky, văn học Nga trở thành ngọn cờ đầu của văn học thế giới đương đại trong công cuộc thức tỉnh và đấu tranh giải phóng nhân loại cần lao khỏi ách áp bức thống trị của chủ nghĩa tư bản. Ông cũng là người đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình văn học thế giới hiện đại.

Henry Bacbusse, nhà văn lớn của nước Pháp khẳng định: “Ảnh hưởng của Macxim Gorki đối với các nhân vật trẻ, họa sĩ và nghệ sĩ chúng ta thật lớn lao. Macxim Gorky là ngọn đuốc vĩ đại, người mở những con đường văn học mới cho toàn thế giới và những nhà hoạt động văn học sẽ đi theo”.

VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP

Maxim Gorky tên thật là Alexei Macximovich Peskov, sinh ngày 28.03.1868 tại thành phố Nigiơni Novogorod (nay là thành phố Gorky) trên bờ sông Volga, trong một gia đình đi làm thuê kiếm sống. Năm 16 tuổi, đến thành phố Kazan xin vào đại học nhưng bị từ chối. Peskov đi làm phu khuân vác, thợ làm bánh mì … và nhiều công việc khác để kiếm sống, đồng thời kiên trì tự học và tham gia sinh hoạt với nhóm thanh niên trí thức có tư tưởng tiến bộ. Chuyển đến vùng biển Lý hải sống với dân chài, nhận việc canh gác kho hàng ban đêm , cân hàng ở ga xe lửa. Từ năm 1889, ông bị cảnh sát theo dõi vì có quan hệ với những người làm cách mạng.

Mùa xuân năm 1891, Peskov bắt đầu một cuộc hành trình dài khắp nước Nga, vừa quan sát  tìm hiểu cuộc sống vừa làm thuê  kiếm sống.

Năm 1892, ông viết truyện ngắn đầu tay Makar Tsudra đăng trên tờ báo Kafkaz với bút danh “Macxim Gorky ” làm xôn xao dư luận công chúng văn học đương thời.

Cuối năm 1892, ông trở lại quê nhà, cộng tác với báo chí vùng sông Volga và các báo ở thủ đô. Năm 1898-1899, ông xuất bản một số tập bút ký, truyện ngắn, một số tiểu thuyết và một vở kịch dưới ảnh hưởng của Đảng Công Nhân Xã Hội Dân Chủ Nga.

Mùa xuân năm 1901, ông bị chính phủ Nga hoàng trục xuất khỏi thành phố quê nhà vì ông đã viết truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền chuyên chế. Năm 1902, ông được bầu làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhưng Nga hoàng ra lệnh bãi bỏ kết quả của cuộc bầu chọn này. Gorky tổ chức và lãnh đạo nhà xuất bản Trí Thức, tập hợp nhiều nhân vật tiến bộ của nước Nga đương thời.

Gorki tích cực tham gia cuộc Cách Mạng Nga lần thứ nhất: ông viết lời kêu gọi lật đổ chính quyền, bị Nga hoàng bắt giam . Một cơn bão táp phản kháng bùng lên khắp nước Nga và Châu Âu ủng hộ Gorki, khiến Nga hoàng phải trả lại tự do cho ông.

Mùa hè năm 1905, Gorky gia nhập Đảng Bolsevich, gặp gỡ Lênin ở , tiếp tục viết bài cho báo chí Đảng.

Đầu năm 1906, sau khi cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Moskva thất bại, Đảng quyết định cử Gorky sang Tây Âu và Mỹ để làm công tác vận động. Trên đường đi ông viết “Lời kêu gọi” gởi giai cấp công nhân và giới trí thức các nước, vận động họ ủng hộ cách mạng Nga, đồng thời lên án chính phủ tư sản các nước Tây Âu đã tiếp tay cho Nga Hoàng đàn áp Cách Mạng Nga. Báo chí phản động ở Mĩ  la ó ầm ĩ đòi Gorky  phải rời khỏi Mỹ, nhưng ông vẫn ở lại tới mùa thu năm ấy, viết nhiều tác phẩm tố cáo chế độ tư bản (Xem Những Cuộc phỏng vấn của tôi ở Mỹ) và hai tác phẩm mở đầu cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là vở kịch “Những kẻ thù” và tiểu thuyết “Người Mẹ”. Mùa thu năm 1906, Gorky sang Ý. Tháng 5.1907, ông được mời đi London dự đại hội Đảng lần V với tư cách đại biểu dự thính. Ở đây, ông gặp Lênin lần thứ hai. Từ đây cho tới cuối đời, Lênin thường xuyên quan tâm chăm sóc Gorky, khiến ông trở thành nhân vật vĩ đại của giai cấp vô sản. Cuối năm 1913, có lệnh ân xá của Nga hoàng, Gorky  trở về  nước. Ông viết các tác phẩm “Những mẩu chuyện nước Ý” (1911-1913), tập truyện ngắn “Trên nước Nga” (1912-1916), tiểu thuyết “Thời thơ ấu” và “Kiếm sống” (tập I và II) là bộ tự truyện của ông.

Sau Cách Mạng Tháng 10 Nga, Gorky  tích cực xây dựng nền văn hóa mới. Năm 1920, ông được cử đi dự  Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ II ở Moskva.

Hè năm 1921, bệnh lao của Gorki trở nên trầm trọng. Lênin yêu cầu ông ra nước ngoài dưỡng bệnh (1921-1924 ở Đức, Ý, Tiệp). Ông tiếp tục sáng tác. Năm 1931, ông trở về nước tích cực tham gia hoạt động xã hội và văn học.

Năm 1931, Macxim Gorky chủ trì Đại Hội Các Nhà Văn Xô viết lần thứ I và được bầu làm chủ tịch Hội Nhà Văn. Năm 1935, ông được bầu làm ủy viên Xô viết tối cao Liên bang. Những năm cuối đời, ông còn viết nhiều vở kịch và bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập “Cuộc đời của Klim Samghin” (1925-1936).

Macxim Gorky  mất ngày 18.06.1936 tại Moskva. Nhân dân xúc động trước cái chết của ông cũng như một trăm năm trước đây người ta đã xúc động trước cái chết của thi hào . “Gorky là lương tâm của chúng ta, là lòng dũng cảm và tình yêu của chúng ta” (cảm nghĩ của nhà văn  Pauxtovski).

TRUYỆN NGẮN  HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN CỦA GORKI CUỐI THẾ KỶ XIX

Macxim Gorky  viết văn đúng vào buổi giao thời : thế giới cũ đang sụp đổ, thế giới mới đang phôi thai trong bão táp cách mạng đang ùn lên từ phía chân trời.

Đó là lúc những bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực (phê phán) Nga như Liev Tolstoi, A.Sêkhov bắt đầu cảm thấy không thể viết như cũ, phải viết cách khác cho đối tượng khác. L. Tolstoi ghi trong nhật ký cuối đời: “Tôi cảm thấy ngày càng sinh động và sinh động hơn, đòi hỏi phải viết cho cái thế giới đông đảo và chỉ có nó mà thôi”.

Còn Sêkhov cũng rất đồng tình với ý kiến của Macxim Gorky  và nói với ông trong một bức thư: “tôi cảm thấy bây giờ nên viết không phải như thế này, không phải về cái này, mà phải viết khác, viết cho một người khác, nghiêm túc và trung thực”.

Vì thế, trong những sáng tác đầu tay của Gorky, ta sẽ thấy không chỉ có sự thể hiện ngòi bút đi tìm nhân vật chính cho tác phẩm mà còn có cả nỗ lực tìm kiếm hướng đi  và đối tượng mới cho văn học nói chung.

Những truyện ngắn đầu tay của ông như “Makar Tsudra”, “Bà lão Izecghin”, “Tsenkase”, “Bài ca con chim ưng“…được đón nhận như một hiện tượng lạ , một tín hiệu mới trong bầu trời ảm đạm của văn học Nga hồi ấy. Nhà văn Nga nổi tiếng lúc bấy giờ là Kôsôlenkô, người thầy văn học đầu tiên của Gorky , sau khi đọc những truyện ngắn này đã nhận xé t:

“Truyện của anh lạ lùng thế nào ấy! Đây là chủ nghĩa lãng mạn, mà chủ nghĩa lãng mạn thì đã chết từ lâu rồi! Anh là nhà văn hiện thực chứ không phải lãng mạn, anh là nhà văn hiện thực !”.

Nhưng rồi sau khi đọc truyện “Tsenkase”, ông khen ngợi “anh biết xây dựng tính cách nhân vật của anh, nó nói năng hành động là do chính nó, tôi đã nói anh là nhà văn hiện thực mà !”. Suy nghĩ thêm một lát, ông nói tiếp: “nhưng đồng thời anh cũng là một nhà văn lãng mạn”.

Truyện ngắn thời kỳ đầu của Macxim Gorky thể hiện sự tìm tòi thể nghiệm độc đáo rõ nét. Về nhân vật, ông hướng tới những hình tượng có nhân cách lớn, bản lĩnh lớn, giàu tính lãng mạn, anh hùng trong các truyện dân gian như: Chàng trai Lôikô, thiếu nữ Radda (Makar Tsudra) yêu tự do hơn bất cứ thứ gì trên đời. nhân vật Đankô (Bà lão Izecghin) lấy trái tim mình làm ngọn đuốc soi đường cho đồng loại vượt qua đêm tối và rừng rậm. Con chim ưng (Bài ca con chim ưng) coi hạnh phúc thiêng liêng là được vùng vẫy tự do trên bầu trời đầy ánh sáng. Chim báo bão (Bài ca chim báo bão) một mình hiên ngang bay lượn trên mặt biển đầy bão táp, cất tiếng kêu gọi bão tố “Hãy nổi lên đi”, trong khi các loài chim khác sợ hãi chạy trốn.

1. Truyện ngắn đầu tay “Makar Tsudra”

Trên những nẻo đường lang thang khắp nước Nga, tác giả (người kể chuyện thứ nhất) làm quen với một ông già chăn ngựa người Digan tên Makar Tsudra. Nhân vật này sẽ là “người kể chuyện thứ hai”. Ban đêm họ nằm bên đống lửa chuyện trò, “bên trái là cánh đồng mênh mông, bên phải là biển rộng bát ngát”, đôi khi ngừng nói, lắng nghe tiếng sóng xô bờ và tiếng thì hầm của cỏ cây vùng duyên hải… Từng cơn gió cuốn theo lá vàng nhăn nheo hắt nó vào đống lửa, ngọn lửa bùng to lên.

Ông già Makar Tsudra là một người từng trải cuộc đời lang thang du mục. Ông hăng hái tranh cãi với chàng thanh niên lang thang Peskov về những vấn đề lý tưởng của cuộc sống, về thân phận con người, về nỗi đau và niềm vui trên đời và sau cùng về tự do… Khi thấy chàng trai lắng nghe tiếng hát quyến rũ của cô gái Nonka xinh đẹp, con gái cưng của lão, lão bèn khuyên nhủ anh “chớ có tin bọn con gái, phải tránh họ thật xa ra, hôn nó rồi thì bao nhiêu ý chí trong đầu anh tiêu hết. Nó ràng buộc anh bằng một cái gì vô hình mà anh không bao giờ gỡ ra được và anh sẽ hiến dâng cả tâm hồn cho nó…Tôi kể cho anh nghe một câu chuyện, nghe mà nhớ lấy và hễ nhớ thì suốt đời được làm con chim tự do“.

Câu chuyện của ông già digan kể về đôi trai tài gái sắc đều là dân du mục của thảo nguyên bao la nước Nga. Chàng tên là Lôikô Zôbar nổi tiếng dũng cảm hiên ngang trên mình ngựa, hát rất hay và đôi tay tài hoa chơi đàn vĩ cầm. Tiếng hát và tiếng đàn của chàng khiến cho người nghe “máu trong huyết  quản nóng bừng lên, tiếng nhạc kêu gọi người ta đi đến chốn nào không rõ, tiếng nhạc làm cho mọi người phải khao khát một cái gì”.  Nhưng chàng còn là một con người đầy kiêu hãnh.

Còn nàng Radda cô gái du mục, con bác lính già Danilo, theo lời kể của ông già Makar thì “Radda mô tả bằng lời thì chẳng nói được chút gì hết ! Cái nhan sắc ấy may ra chỉ có thể ca ngợi trên phím đàn vĩ cầm , mà cũng chỉ có kẻ nào am hiểu cây đàn ấy như hiểu chính tâm hồn mình mới ca ngợi nổi””. Nàng làm khô héo bao nhiêu trái tim trai trẻ. Một lão đại thần giàu sang quyền quí đem bạc vàng quỳ dưới chân cha con nàng cũng đành nuốt nhục bỏ đi.

Hai con người đẹp đẽ nhất, niềm tự hào và niềm vui của thảo nguyên đã gặp nhau. Radda cất tiếng hỏi chàng trai “Anh đàn hay lắm Lôikô ạ ! Ai làm cây đàn cho anh mà tiếng vang và nhuyễn như vậy?”. Lôikô cười  :”Chính tay tôi làm ra nó; không phải bằng gỗ mà bằng bộ ngực  của người con gái ngày trước yêu tôi say đắm, dây đàn thì tôi se bằng thớ tim của nàng. Đàn chưa được chắc tiếng nhưng tôi cầm mã vĩ vững tay lắm”.

Radda ngoảnh đi, ngáp dài và nói “Thế mà người ta cứ bảo Zobar khôn khéo và thông minh ! Thật là người đời chỉ ưa đồn nhảm”. Nói đoạn bỏ đi thẳng (…….) Hôm sau thức dậy, thấy đầu Zôbar có cuốn một mảnh vải. Chàng làm sao thế ? Ấy là con ngựa giẫm vó phải chàng trong khi ngủ (Chúng tôi thừa biết con ngựa ấy là ai rồi và tủm tỉm cười trong râu, cả bác Danilo cũng vậy…..). Họ đóng trại du mục ở vùng đó khá lâu. Lôikô Zôbar ở đó với họ và được mọi người quí mến về tài kể chuyện thông thạo, nhiệt tình say sưa đàn hát cho mọi  người cùng thưởng thức. Chỉ có một người không thèm để ý đến chàng, đó là Radda. Nàng lại còn chế giễu Lôikô nữa, khiến tim chàng đau nhói lên, nghiến răng ken két, đôi mắt sa sầm….

Một đêm Lôikô đi rất xa ra thảo nguyên để tránh mọi người và cây vĩ cầm của chàng khóc cho đến sáng. Nó khóc thương cái ý chí của chàng Lôikô Zôbar đã tiêu tan…. Ai cũng lo lắng và thương xót chàng, nhưng không biết nên làm gì đây?

Tối hôm sau, bác lính già Danilo yêu cầu Lôikô hát một bài. Chàng và cây vĩ cầm cất tiếng :

(……) Hãy bay tới, vầng dương đang chờ đợi

hãy vút lên, cao mãi tận trời xanh

nhưng chớ để bờm ngựa bay vương phải

ánh dung nhan kiều diễm của Nàng Trăng

Những người du mục xuýt xoa tan thưởng. Còn Radda nàng nói như xối nước:

–                   Anh chẳng nên bay cao như thế, Lôikô ạ, lỡ rơi chúi mũi xuống vũng nước thì ướt hết cả bộ râu.

Chàng cố nhịn và hát tiếp. Bác Danilo, cha nàng, mọi người đều hết lời ca tụng. Còn Radda tiếp tục xối nước lạnh:

–                   Có lần muỗi vo ve bắt chước tiếng đại bàng, nghe cũng như thế đấy.

–                   Mày muốn ăn roi hả, Radda ? Bác Danilo sấn tới bên con gái.

Lôikô Zôbar quẳng mũ xuống đất, mặt tối xỉn như màu đất – “Hãy khoan, bác Danilo. Ngựa dữ thì đã có hàm thiếc ! Hãy gả con gái cho tôi!”.

–                   Anh nói khá lắm ! – Bác Danilo cười – Đấy, có lấy được thì cứ lấy.

–                   Tốt lắm – Lôikô đáp, rồi quay sang Radda : Nào cô thiếu nữ ,… đừng có làm bộ! Bọn con gái các cô, tôi biết nhiều rồi ! Nhưng chưa có cô nào kích động được lòng tôi như cô. Cô đã thu phục được tâm hồn tôi !… Tôi lấy cô làm vợ, trước Thượng đế, trước danh dự của tôi, trước cha cô và tất cả mọi người. Nhưng hãy nhớ lấy, đừng có bó buộc sự tự do của tôi, tôi là người tự do, tôi muốn sống ra sao, tôi sẽ sống như thế.

Đoạn tiến về phía Radda, hai môi mím chặt, mắt sáng long lanh, chúng tôi thấy chàng chìa tay ra …. Bỗng nhiên chàng vung hai tay lên trời, ngã ngửa ra , gáy nện xuống đất…. Đó là Radda đã quất chiếc roi da vào chân chàng, giật mạnh làm Lôikô ngã. Thế rồi nhàng lại nằm im, không nhúc nhích, cười thầm một mình… Lôikô ôm đầu, rồi đứng dậy bỏ đi ra thảo nguyên. Ông già Makar rón rén đi theo chàng vào đêm tối của thảo nguyên… Lôikô ngồi trên một tảng đá, buông tiếng thở dài…. Bóng Radda đang vội vàng từ phía trại đi tới… nàng đặt tay lên vai chàng. Lôikô nhảy phắt dậy, rút dao. Radda cầm khẩu súng lục nhằm vào trán chàng… rồi họ cùng cất vũ khí. Radda nói với Zobar: “Anh nghe đây, tôi đến đây không phải để giết anh, mà để làm lành, vứt dao đi. Lôikô, tôi yêu anh…. Tôi đã gặp nhiều chàng trai, nhưng anh đẹp hơn và gan dạ hơn cả về tâm hồn và gương mặt… Tôi chưa yêu ai bao giờ, Lôikô ạ, tôi chỉ yêu anh!. Nhưng tôi còn yêu tự do hơn nữa, tôi yêu tự do hơn yêu anh. Nhưng không có anh tôi không thể sống được, cũng như anh không thể sống thiếu tôi. Tôi muốn anh là của tôi, cả linh hồn lẫn thân thể, anh nghe rõ không?”.

Lôikô cười nhạt:

–                   Tôi nghe ra rồi ! Nghe cô nói, lòng tôi vui lắm đấy ! Nào nói nữa đi .

–                   Thế này nhé, Lôikô, dù anh có vùng vẫy ra sao tôi cũng sẽ trị được anh, anh cũng sẽ thuộc về tô i. Thế thì đừng để mất thì giờ vô ích : những chiếc hôn và những âu yếm, vuốt ve của tôi đang chờ đợi anh…. Tôi sẽ hôn anh rất nồng nàn, dưới chiếc hôn của tôi, anh sẽ quên cuộc sống ngang tàng của anh… và  những bài ca sôi nổi của anh trước đây vẫn là niềm vui của bọn trai trẻ digan sẽ không còn vang trên thảo nguyên nữa . Anh sẽ hát ~ bài tình ca êm dịu cho tôi, cho Radda nghe…. Nghĩa là ngày mai anh sẽ phải phủ phục dưới chân tôi trước mặt toàn trại và hôn bàn tay phải của tôi. Lúc bấy giờ tôi sẽ là vợ anh.

          Lôikô nhảy lui, thét lên một tiếng vang cả thảo nguyên như vừa bị trúng thương ở ngực. Radda run lên nhưng lại bình tĩnh ” Thôi chào anh, hẹn ngày mai nhé”.

Zôbar rên rỉ “Nghe ra rồi. Ngày mai tôi sẽ làm”. Nàng bỏ đi . Chàng ngã vật ra, vừa khóc vừa cười.

Ông già Makar quay về trại,  kể tất cả mọi chuyện cho cả trại du mục nghe. Mọi người hồi hội  chờ đợ i. Tối hôm sau khi mọi người tụ tập  quanh đống lửa, Lôikô đến, hốc hác, mắt trũng sâu, chàng nhìn xuống đất nói với tất cả mọi người rằng chàng đã yêu Radda hơn tất cả mọi thứ, kể cả tự do. Rằng chàng sẽ quỳ phục dưới chân nàng để xin cưới. Từ nay, chàng bảo sẽ không còn hát cho mọi người nghe nữa… Còn nàng lặng lẽ và nghiêm khắc, gật đầu, trỏ ngón tay xuống chân mình. Ông già Makar kể rằng: “Chúng tôi cứ ngây ra nhìn… thậm chí muốn đi đâu cho rảnh, khỏi phải thấy cảnh Lôikô Zôbar sụp xuống chân một đứa con gái dù đó là Radda. Chúng tôi thấy hổ thẹn, thương xót, buồn tủi…”.

Radda lại giục giã Lôikô, chàng bảo:

–                   Chà, sao vội thế ? Còn thời giờ mà, rồi cô lại phát ngấy lên ấy chứ… Rồi chàng cười phá lên – Đấy, sự tình chỉ có thế thôi các bạn ạ. Còn phải thử xem Radda của tôi có trái tim rắn chắc như nàng đã tỏ ra với tôi hay không? Vậy tôi xin thử, các bạn tha thứ cho tô i.

Chúng tôi chưa kịp đoán xem Zôbar định làm gì thì Radda đã ngã sóng xoài trên mặt đất, trên ngực cắm sâu đến tận cán con dao quắm của Zôbar. Chúng tôi choáng người lên.

Radda rút con dao, ném sang một bên, rồi lấy mái tóc đen nhánh áp lên vết đâm và mỉm cười nói to, giọng rành rọt:

–                   Vĩnh biệt Lôikô ! Em biết trước là anh sẽ làm như vậy – rồi nàng tắt thở.

–                   Ôi ! giờ thì tôi xin phủ phục dưới chân em, hỡi nữ hoàng kiêu hãnh, Lôikô hét vang cả thảo nguyên rồi phục xuống, áp môi vào chân người đã chết, lịm đi hồi lâu. Chúng tôi cất mũ và đứng lặng, mọi  người bàng hoàng chưa biết xử lý ra sao. Còn Lôikô thì nhặt con dao Radda vứt đi, ngắm nhìn hồi lâu… Máu Radda còn nóng trên lưỡi dao. Rồi Danilo tiến sát đến Zobar, và cắm con dao vào lưng chàng, đúng phía tim. Người lính già Danilo đúng là cha đẻ của Radda. “Thế đấy !” –  Lôikô ngoảnh lại nhìn Danilô nói rất rõ, rồi hồn chàng bay theo Radda.

Nghe xong câu chuyện tình bi tráng, thảm khốc, tác giả không ngủ được. Đêm ấy, anh nhìn thấy trong khoảng không bao la của thảo nguyên, bóng đôi tình nhân bay chập chờn. Cả hai uy nghi lượn vòng im lặng trong bóng tối, nàng áp bàn tay vào món tóc đen nhánh lên vết thương trên ngực, và qua mấy ngón tay thanh tú rám nắng của nàng, máu rỉ ra từng giọt nhỏ xuống đất thành những ngôi sao màu đỏ rực lửa…. Và theo gót nàng là chàng Lôikô Zôbar dũng cảm, chàng trai tuấn tú không bao giờ với tới được nàng Radda kiêu kì.

Truyện ngắn “Makar Tsudra” mở màn cho hàng loạt  tác phẩm lãng mạn chủ nghĩa như “Cô gái và thần chết”, “Kha hãn và con trai của y”, “Truyền thuyết về Marco”, “Bà lão Izecghin”, “Bài ca con chim ưng” và “Bài ca chim báo bão”.

                Vì sao trong những năm cuối thế kỷ XIX, văn học Nga đã đi sâu vào nghệ thuật hiện thực, bỏ lại xu hướng văn học lãng mạn ở đầu thế kỉ mà giờ đây Gorky lại khơi dậy ? Văn học lãng mạn của Gorky có khác gì với văn học lãng mạn truyền thống Nga mà  đã từng làm ngọn cờ đầu ?

Trong truyền thống văn học thế giới, xu hướng lãng mạn nảy sinh khi mà thời đại xuất hiện những hi vọng còn lờ mờ và những dự cảm cao cả, tốt đẹp chưa rõ nét,  đêm trước`của cách mạng. Yếu tố lãng mạn của Gorky thực chất là một lý tưởng cách mạng vừa ra đời, tuy còn trừu tượng nhưng đặc biệt mạnh mẽ. Đó là những bước đi đầu tiên của giai cấp vô sản đang phát triển, người anh hùng mới đã xuất hiện. Gorky là nhân vật đầu tiên cảm nhận được tính chất vĩ đại của các biến cố đang kéo đến. Sự xúc động của nhân vật đã được bộc lộ trong những nhân vật mới lạ như: Lôikô, Radda, Danko, bà lão Izecghin, Con Chim Ưng và Con Chim Báo Bão. Nhân vật sinh ra trong những chuỗi ngày phi thường là những cuộc hội hè và những ngày đấu tranh đẫm máu, những ngày khủng khiếp và rực rỡ.

Đó là một chủ nghĩa lãng mạn cách mạng ở Gorki thời trẻ, xen kẽ với nghệ thuật hiện thực phê phán. Gorky người thực sự đóng vai trò khép lại nền nghệ thuật hiện thực của Nga và mở ra một nền văn học Nga mới mẻ.

Nền văn hóa tư sản Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đang rơi vào những khuynh hướng suy đồi, chủ nghĩa hiện thực phê phán ngày càng sa sút.

Nhà văn trẻ Gorky trong khi bảo vệ những truyền thống hiện thực chủ nghĩa trước sự tấn công của các nhân vật suy đồi, nhưng đã nhận ra rằng những truyền thống ấy cần phải được đổi mới, nghĩa là trong những điều kiện lịch sử mới cần viết theo phương pháp mới. Gorki đã viết những truyện ngắn hiện thực mới như: “Vợ chồng Orlov”, “Hai mươi sáu anh chàng và một cô gái”, “Kẻ vô lại”, “Báo thù”, “Emilian Pilai”, Tsenccasơ” và nhiều truyện ngắn khác. Đó là thế giới nhân vật của những người phiêu dạt, du thủ du thực, hành khất, trộm cắp và gái điếm. Nếu như đại biểu ưu tú cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga A.Sêkhov đã đóng góp loại nhân vật “con người bé nhỏ” thì Gorky đã phát hiện và miêu tả một loại nhân vật mới: “Con người dưới đáy” (xét về giai tầng xã hội thì loại người này thấp kém hơn loại người “bé nhỏ” tiểu tư sản sống mòn), họ được coi là ở cái bậc thang chót của xã hội. Kết thúc chủ đề này là vở kịch “Dưới đáy” hoàn chỉnh hơn cả.

2. Truyện ngắn “Tsencase” kể về một gã lưu manh có bản lĩnh tên là Tsencase chuyên “làm ăn” ở các bến tàu biển. Nhân vật thứ hai là Gavrila anh chàng tiểu tư sản nghèo khổ sắp rơi xuống “dưới đáy”. Anh chàng này gặp gỡ Tsencase và xin theo gã đi “làm ăn” với hi vọng kiếm một số vốn để xây dựng cơ nghiệp. Sau một chuyến đi ăn trộm hàng trên tàu biển, hai gã đến một chỗ vắng để chia của. Gã nông dân tư hữu Gavrila không dằn được lòng tham lam sinh ra lòng tàn nhẫn, đã đang tâm đánh ngã Tsencase, định giết anh để chiếm trọn số tiền. Tsencase bị thương nặng nhưng vẫn còn đủ sức trừng trị tên Gavơrin, tên này lạy  van xin tha tội. Tsencase nghe hắn giãi bày hoàn cảnh và ước vọng, anh khinh bỉ và ném toàn bộ số tiền của mình cho tên bạn sa đọa ghê tởm. Là một người bị tàn tạ về đời sống vật chất, bị hư hỏng về mặt tinh thần, anh chỉ là một hi sinh của xã hội tư bản. Tsencase không phải là một người anh hùng, mặc dù anh ta xử sự cao thượng, vị tha. Anh không bị lòng tham lam, thói lừa đảo, bóc lột làm hủy hoại chút nhân phẩm còn sót lại. Đó là điều khác biệt với những kẻ đang “làm chủ cuộc sống” thời ấy. Cuộc sống lưu manh là bất đắc dĩ , bởi vì họ bị hất ra bên lề cuộc sống bình thường.

Hình tượng những người tư sản lưu manh  của Gorki được trình bày trong toàn bộ tính phức tạp và đầy mâu thuẫn của nó. Đây là những đóng góp đáng kể của  Gorki cho nền nghệ thuật hiện thực phê phán Nga , đồng thời là những bước đi đầu tiên của một khuynh hướng văn học mới.

Tiếp tục truyền thống của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, Gorki miêu tả nỗi đau khổ của nhân dân và phơi bày ra ánh sáng bộ mặt đê tiện, xấu xa của chế độ tư bản – phong kiến Nga hoàng, kẻ đã đày ải hàng triệu người vào cảnh bần cùng.

Truyện ngắn “Người bạn đường của tôi” miêu tả những đoàn người đói khát lũ lượt kéo nhau đi tìm việc làm hoặc đi hành khất.

3. Truyện ngắn “Hai mươi sáu và một ” kể chuyện 26 người lao động làm thuê   vì miếng ăn phải chịu cảnh khổ sai tù túng. Đó là 26 cái máy sống bị nhốt trong hầm nhà ẩm ướt, nơi đây họ nhào bột từ sáng đến tối làm bánh sửa và bánh mì khô. “Ông chủ đã rào sắt bên ngoài cửa sổ để chúng tôi không thể đem những mẩu bánh mì cho những người ăn xin và bạn bè của chúng tôi đang đói vì thất nghiệp”.

Họ sống ở dưới đáy của căn nhà nhiều tầng của một ông chủ. Cuộc đời cực nhọc và tối tăm cũng không dập tắt được nhiều tia sáng ước mơ. Giữa cảnh đời buồn chán, tù túng ấy, 26 người thợ chỉ còn biết tiếp xúc với một người duy nhất: Cô hầu phòng Tania mười sáu tuổi xinh đẹp hàng ngày đến hầm nhận bánh mì. Tania yêu mến họ, còn họ thì khỏi phải kể, họ đã yêu quí cô, chiều chuộng cô như một thần tượng thiêng liêng, như ngôi sao lóe sáng, trong sạch trong đêm tối. Họ đã đặt vào cô bao nhiêu hi vọng và hồi hộp theo dõi “cuộc quyết đấu” giữa vị nữ thần bé nhỏ  và một gã lính giàu có  đê tiện, sở khanh. Nhưng họ đã thất vọng cay đắng. Những người vỡ mộng này đã lăng nhục cô băng tất cả mọi ngôn ngữ. Họ coi cô bé Tania là kẻ đã bóc lột tất cả những gì tốt đẹp nhất còn lại của họ “mặc dù cái tốt đẹp ấy chỉ là những mẩu vụn của những kẻ hành khất”. Nhưng rồi chính họ qua cơn nóng giận cũng biết mình xử sự không đúng. Ảo mộng của họ bị tiêu tan chẳng phải do lỗi của Tania.

4. Truyện ngắn “Lão Arkhip và bé Lionka” kể về kết thúc bi thảm của hai ông cháu người hành khất: Lão Arkhip và bé Lionka.

Tâm hồn non nớt, ước mơ tràn đầy của cậu bé Lionka đôi khi bị tổn thương vì thấy ông nội mắc thói ăn cắp. Cậu bé đã cảm nhận được sự nhục nhã của kiếp người bị xã hội khinh rẻ. Trong một lúc hoang mang đau đớn, cậu bé Lionka đã sỉ nhục ông già. Nó có biết đâu ông lão chỉ lo nó chết đói, và ông còn lo gom góp một số tiền để chết được an  tâm. Ông lão có thể chịu đựng được tất cả những lời chửa rủa của thiên hạ, song đến lời chửi rủa của thằng bé thì đã quá sức chịu đựng của ông. Ông đau đớn tê tái, sụp đổ. Khi cơn mưa bão ập tới, thằng bé Lionka giục ông xách bị gậy chạy vào làng tìm chổ trú ẩn. Ông lão thở hổn hển :

–                   Tao không vào làng đâu ! Cứ để cho con chó già này, thằng ăn cắp này ngồi đây cho mưa gió vùi dập, cho sấm sét đánh chết đi. Tao không vào đâu, mày cứ vào một mình đi . Đi đi… tao không muốn mày ở đây.

Lionka nhích lại gần ông, van lơn:

–                   Ông ơi! Xin ông tha lỗi cho cháu. Lúc này giọng ông lão như quát lên, nghe khàn đặc:

–                   Tao không đi…. Tao không tha thứ…. Tao nâng niu mày suốt bảy năm trời . Cái gì cũng vì mày…. Tao sống cũng chỉ gì mày. Tao có cần gì đâu? Tao chết đến nơi rồi…. Tao chết đây, thế mà gọi tao là quân ăn cắp !… vì sao tao phải ăn cắp ? Vì mày…. Cũng vì mày tất cả. Đây mày cầm lấy… cầm lấy… tao cố góp nhặt để nuôi mày… để mày có tiền mà sống. Cho nên tao phải ăn cắp… Chúa biết hết cả…. Tao ăn cắp…Chúa sẽ trừng phạt tao. Chúa chẳng tha cho con chó già này đâu , cái tội ăn cắp ! Và Chúa đã trừng phạt tao rồi… Chúa đã dùng bàn tay một đứa bé để giết chết con ! (ngửa mặt lên trời) như thế là đúng, lạy chúa, đáng đời rồi…. Chúa công bằng lắm ! Xin chúa hãy vớt lấy hồn con … ui chà !…

Tiếng ông lão cao dần lên thành tiếng rít the thé, gieo nỗi kinh hoàng vào tâm trạng Lionka. Cơn mưa bão nổi lên càng dữ dội. Sau khi ôm xiết đứa cháu một lần chót, ông rú lên điên dại. Lionka hoảng hốt bỏ chạy ra phía thảo nguyên…

Sáng hôm sau dân làng nhìn thấy ông già Arkhip hành khất đang hấp hối dưới một gốc cây. Lão đã bị cấm khẩu, chỉ còn giương đôi mắt giàn giụa nước mắt van xin mọi người một điều gì không rõ và cứ nhớn nhác tìm một ai trong đám đông nhưng thất vọng và chẳng được ai trả lời một câu. Đến chiều lão tắt thở. Người ta chôn lão ở ngay gốc cây đó theo cách chôn bố thí cho những kẻ lang thang…Vài hôm sau người ta lại tìm thấy thằng bé Lionka nằm sấp dưới hố bùn, một đàn quạ bay vòng phía trên. Người ta đem chôn bé Lionka bên cạnh ông nó dưới gốc cây, xong, đắp một nắm đất nhỏ và cắm lên đấy một cây thập ác bằng đá đẽo sơ sài.

5. Lenka

Cuộc đời tăm tối chật hẹp của hai mẹ con gái điếm trong một căn nhà trọ. Chị không có tên, thằng bé có tên. Điều này cũng thể hiện quan niệm xây dựng nhân vật “dưới đáy” của tác giả.

6. Truyện “Bà lão Izecghin” có xen vào hai truyền thuyết huyền thoại về nhân vật LaraĐankô.

La ra và Đanko -cả hai đều là những cá nhân hùng mạnh, đầy ý chí. Sức mạnh của Lara là sức mạnh của chủ nghĩa cá nhân luôn luôn tìm mọi cách để chiến thắng vì khát vọng cá nhân, tách rời nhân dân, chống lại xã hội. Lara là một kẻ tinh khôn, tàn bạo, khỏe mạnh và độc ác. Nó không biết dòng dõi của nó. Nhưng người ta biết nó là con trai của một cô gái xinh đẹp bị một con đại bàng bắt về làm vợ, nó là giống người – nửa thú (con nhân điểu). Nó bắt chước cha (do dòng máu) bắt ép một cô gái, khi cô cự tuyệt, nó giết chết cô trước mặt mọi  người. Nó bị trừng phạt, bằng cách thả cho tự do, không ai thèm nói chuyện với nó. Nó bị ruồng bỏ, sống cô đơn khủng khiếp. Thậm chí khi nó xông vào mọi người để mong được họ đánh chết, mọi người đứng yên không nhúc nhích, hoặc rạt ra, tránh xa nó. Nó phát điên lên, tìm mọi cách để tự sát nhưng không được. Nó tiếp tục lang thang, không có cuộc sống và không có cả cái chết.

Còn Đankô là một chàng trai ưu tú của bộ lạc. Chàng nhận nhiệm vụ dẫn đường cho mọi người xuyên qua rừng rậm tăm tối để tìm đường ra thảo nguyên mênh mông bao la. Rừng hoang mù mịt trong bão táp gầm thét. Đoàn người mệt lả, nản chí trong đêm tối hãi hùng. Họ quay ra kết tội chàng Đankô với lời lẽ dữ dội và định giết chàng. Mặc cho Đankô giải thích, họ vẫn giận dữ như một bầy thú đói cùng đường. Trong tim anh bùng lên nỗi phẫn uất sục sôi, nhưng rồi lòng thương hại mọi người lại dập tắt ngọn lửa phẫn nộ ấy. Anh yêu họ và phải tìm cách cứu họ …. Trái tim anh cháy rực lên át cả nỗi buồn rầu ảm đạm. Anh hét to: “Ta sẽ làm gì cho mọi người đây?”. Bỗng nhiên anh đưa hai tay xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra, giơ cao lên đầu. Trái tim sáng rực như mặt trời, cả khu rừng im lặng sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại. Bóng tối tan tác, run rẩy, nhào xuống… Đoàn người sửng sốt đứng trơ. Đankô hét lớn “đi thôi”, rồi vượt lên dẫn đầu, tay giơ cao trái tim cháy rực, soi đường cho mọi người. Họ chạy xông lên theo anh, sung sướng, mê cuồng. Cảnh tượng kỳ diệu của trái tim lôi cuốn họ…. Giông bão và rừng rậm bị bỏ lại phía sau. Trước mặt là thảo nguyên bừng sáng vì những giọt mưa chói lọi. Chàng Đankô kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn vùng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. Rồi anh gục  xuống và chết.

Nhân vật chính, bà lão Izecghin đóng nhiều vai trì trong thiên truyện này. Bà là người kể chuyện- người truyền lửa cho đám thanh niên nam nữ lang thang đi làm thhuê chỉ biết  cúi đầu làm lụng  suốt  ngày và  ban đêm thì tụ bạ hát hò, đùa nghịch… không cần biết gì đến ngày mai, không mơ ước… Bà đem cuộc đời sôi sục tinh yêu và khát khao lẽ sống của mình kẻ biết bao lần cho đám thanh niên… nhưng cuối cùng chỉ có một chàng trai trẻ hiểu ý bà- đó làGorky.

7. Hai truyện ngắn “Bài ca con chim ưng” “Bài ca chim báo bão”.

Là hai bài ca anh hùng, hai bản nhạc bi tráng cất lên chấm dứt giai đoạn lãng mạn cách mạng đầu tiên của nhà văn trẻ M.Gorki.

Bài ca thứ  nhấtBài ca con chim ưng kể về hai nhân vật: Một con chim ưng từ trên trời cao bay xuống khe núi ven biển, ngực dập át, máu nhuốm đỏ bộ lông. Nó tức giận vùng vẫy. Một con rắn nước bò lại gần, hỏi thăm sự thể:

–    Sao, mi sắp chết đó ư ?

–    Phải, ta đang hấp hối. Chim ưng đáp sau một tiếng thở dài. Ta đã sống thật huy hoàng! …. Ta đã biết thế nào là hạnh phúc !… ta đã chiến đấu dũng cảm! Ta đã trông thấy trời xanh. Không bao giờ mày được thấy bầu trời gần kề như vậy!…Tthật tội nghiệp cho mày…

–    Thì có sao ! Trời ư ? Chỉ là một chỗ trống không… Ta bay làm sao được ! Ở đây ta sướng lắm, vừa ấm áp lại vừa ẩm ướt… Thu hết tàn lực, chim ưng thét lên, tủi buồn và đau đớn:

–    Ôi giá như được bay vút lên trời cao một lần nữa! Lúc bấy giờ, ta sẽ áp chặt kẻ thù vào những vết thương trên ngực ta, sẽ bắt nó phải chết sặc trong máu của ta! ôi hạnh phúc của chiến đấu !

Rắn nghĩ : chắc trên  trời cao sống cũng thích  lắm nên con chim này mới rên rỉ như vậy. Nó bảo chim trời tự do “thế thì mi hãy cố sức lần lên bờ vực rồi lao xuống. Có lẽ đôi cánh sẽ nâng mi, mi sẽ được sống thêm ít nữa trong môi trường quen thuộc của mi”. Chim ưng bò lên miệng vực, dang cánh, hít đầy lồng ngực, mắt sáng quắc lên rồi đâm bổ xuống (…) dòng thác đón lấy chim, cuốn sạch máu nó, phủ bọt lên thân nó rồi vùn vụt đưa nó ra biển’.

Nằm trong khe núi, rắn suy nghĩ hồi lâu về cái chết của chim, về mối tình tha thiết của chim với trời cao. Rồi nó tò mò muốn bay thử xem trên trời cao có cái gì thú vị đến thế. Nó co người thành vòng, tung mình lên không… rơi ngay xuống đống đá nhưng không chết… mà chỉ cười phá lên. Nó rút ra kết luận rằng trên đời này không có cái gì ” thật buồn cười cho lũ chim ưng ngu dại, điên cuồng không biết yêu mặt đất đầy đủ thức ăn và chỗ dựa. Ta đã biết sự thật rồi”. Nó rít lên.

Trong tiếng sóng gầm, đá rung lên, trời rung lên trong tiếng hát dữ dội ca ngợi con chim kiêu hãnh:

“Chúng ta hát vang lên: vinh quang thay sự điên cuồng của những người dũng cảm ! Đó là trí anh minh của cuộc đời!  Ôi chim ưng dũng cảm! Ngươi đã đổ máu trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Nhưng rồi đây những giọt  máu nóng hổi của ngươi như những tia lửa sẽ lóe lên trong bóng đêm của cuộc sống và nhiều trái tim quả cảm sẽ cháy bùng lên niềm khao khát điên cuồng vươn tới tự do… Ta ca ngợi sự điên cuồng của những người dũng cảm !”.

Bài ca thứ hai Bài ca chim báo bão

Sang đầu thế kỷ XX, nước Nga bắt đầu một cao trào cách mạng mới. Sự kiện lịch sử này in đậm vào sáng tác của Gorki, đặc biệt truyện ngắn “Bài ca chim báo bão” (1901).Lúc này cách mạng đang tiến lại gần, bài ca thứ hai cuả Gorki là lời kêu gọi hào hùng thúc giục con người hướng vào cuộc chiến đấu chống lại chính quyền chuyên chế và chủ nghĩa tư bản Nga.

 Đây là bản tráng ca ngắn gọn, là tiếng kèn giục giã mọi người xông vào cuộc chiến đấu.

“Trên bình nguyên bạc đầu biển cả, gió đang dồn mây đen lại. Khoảng giữa mây đen và biển rộng, chim báo bão đang kiêu hãnh bay lượn tương tự một ánh chớp đen (…). Trong tiếng kêu có niềm khao khát bão táp (…), nó cất tiếng kêu và bay lượn tựa hồ một ánh chớp đen (…). Nó lao đi như một vị hung thần, vị hung thần đen kiêu hãnh của bão táp, và cất tiếng cười và nức nở khóc.

–         Bão ! Trận bão sắp nổi lên rồi !

Ấy là con  chim báo bão ngang tàng đang kiêu hãnh bay lượn giữa các ánh chớp trên mặt biển réo sôi và giận dữ, ấy là tiếng reo hò của sứ giả chiến thắng:

–         Dữ dội hơn nữa, bão táp hãy nổi lên!

“Bài ca chim báo bão” chỉ dài một trang giấy. Ngay sau khi  ra đời  truyện ngắn đã được người ta chép tay hoặc in lại bằng mọi thứ máy in tới hàng triệu bản, phổ biến rộng rãi khắp nơi, có tác dụng cổ vũ khí thế mãnh liệt khí thế cách mạng của nước Nga. Trong bài báo mang tên ”Trước cơn bão táp” của Lênin, người đã trích dẫn lời kêu gọi của con chim báo bão “Dữ dội hơn nữa, bão táp hãy nổi lên !”.

8.  Một con người ra đời

“Một bạn đọc hâm mộ hỏi Hemingway (Nhà văn Mỹ nổi tiếng 1899 – 1961) về cách rèn luyện tốt nhất để trở thành nhà văn đã nhận được một câu trả lời: “Một tuổi thơ không vui sướng!”. Câu trả lời này có thể đúng với nhiều người, trong đó có nhà văn Macxim Gorki (1899 – 1961), người có công đặt nền móng cho Văn học Xô viết và cũng là nhà văn lớn của thế giới ở thế kỷ XX.

Nói đến nhà Macxim Gorki là nhắc đến tư tưởng tin yêu, đề cao, sùng bái con người: Tất cả ở trong con người, tất cả vì con người!… Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (kịch Dưới đáy). Góp phần hình thành nên tư tưởng lớn lao này chắc chắn có những tháng ngày cậu bé Peskov“kiếm sống”trong thời thơ ấu đã chứng kiến, gặp gỡ và sống với biết bao con người, tuyệt vời cao thượng cũng có, “dưới đáy” của sự khốn nạn đê tiện cũng có.

Chúng tôi muốn bàn về Một con người ra đời được viết năm 1912 (năm nhà văn 44 tuổi), một thiên truyện là bài ca ca ngợi con người rất tiêu biểu cho tư tưởng vĩ đại và phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Câu chuyện kể về một người mẹ, trên đường đi kiếm việc làm (trước đó đi đắp đường ở Xukhum nay đến Otsemtsiry tìm việc) nhờ có “tôi” (nhà văn) giúp đỡ đã sinh hạ “mẹ tròn con vuông” cho ra một “công dân Oren”. Đó là câu chuyện về “một đứa trẻ ra đời”. Nhưng đối với Macxim Gorki thì không phải vậy, mà phải là “Một con người ra đời”. Đối với nhà văn, hài nhi kia cũng là Một con người theo nghĩa cao cả đích thực của hai chữ CON NGƯỜI viết hoa. Tên truyện cũng phần nào hé mở tư tưởng tác phẩm. Các chi tiết trong câu chuyện đều là những sự khác thường nhưng đều nhằm mục đích nổi bật tư tưởng cao đẹp về con người.

Chỉ trong 26 dòng văn thơ đầu, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, đẹp“một cách lộng lẫy đến hoang đường” (có nghĩa đẹp một cách khác thường). Chúng tôi cho rằng những dòng văn này đã đạt đến độ mẫu mực cổ điển về phép tả cảnh. Trong văn có họa. Đó là màu sắc đi gam màu sáng tươi tắn: sáng long lanh, trắng xóa, vàng úa, vàng rực, nửa đỏ nửa vàng, xám lam, màu lục… Đó là hình ảnh của dòng sông tung bọt nước, của những tảng đá cheo leo, của những cánh chim nhảy nhót, bay lượn, của những rặng cây, của những lá trúc đào ẩn hiện, của những đám mây trườn đi trên triền núi… Trong văn có nhạc. Đó là âm thanh rì rầm của tiếng sóng biển, tiếng xô nhau của những đám bọt nước trên dòng sông Kôđor. Đó là tiếng kêu của chim âu và chim cốc, tiếng gõ của chim gõ kiến… Trong cảnh có vị. Đó là hương vị ngây ngất của một thứ mật ong đặc biệt. Những con ong đã hút từ nhụy hoa nguyệt quế và nhụy hoa đỗ quyên. Theo lời kể chuyện, chất mật ong này “đã từng suýt gây tai họa cho cả một đoàn quân của Pômpê vĩ đại’ vì họ đã ăn thứ mật ong ấy để rồi say mềm ra… Và nhất là trong cảnh có hồn, có tình bởi nhà văn đã nhìn cảnh vật bằng cái nhìn của con người nhìn về con người. Thế cho nên cảnh vật thật sống động, những con chim âu, chim cốc kia cũng biết “mắc cỡ mà kêu lên những tiếng hờn dỗi”, “mấy con sơn tước láu lỉnh”, “bóng mây trườn đi”, “con ong nổi giận”, “những chiếc lá giống như những bàn tay”…

Dường như muốn để bức tranh thiên nhiên đẹp một cách sang trọng, quý phái hơn nhà văn đã không ngần ngại dùng những từ ước lệ cổ điển: “Về mùa thu, cảnh Kapkadơ giống như cảnh một thánh đường tráng lệ dựng nên do những bậc thánh hiền…” hay sử dụng những ẩn dụ cách điệu: “… một ngôi đền mênh mông bằng vàng, bằng ngọc bích, ngọc thạch…”, “treo lên sườn núi những tấm thảm đẹp nhất của người Tuyêcmen dệt bằng lụa tại Xamarkand…”. Nhưng theo tôi, độc đáo nhất là ở cách kiến tạo câu văn theo nguyên tắc “trùng phức hình ảnh”. Trong 26 dòng văn được chia làm 4 đoạn này chỉ có 8 câu văn, cá biệt có một câu hai chữ (Mùa thu) và một câu làm thành cả một đoạn văn (đoạn thứ tư với 138 chữ). Câu văn dài được chia làm nhiều mệnh đề có nhiều hình ảnh dồn dập xuất hiện, hình ảnh nọ chồng lên, nối tiếp, liên tưởng đến hình ảnh kia. Phải chăng nhờ thế mà nhà văn cứ viết như “vẽ” vậy: “Ở bờ bên kia những cành trăn đã trụi hết lá, rũ rượi như một tấm lưới rách, và tựa hồ mắc vào tấm lưới đó một con gõ kiến vùng núi nửa đỏ nửa vàng đang nhảy nhót rối rít, gõ cái mỏ đen vào vỏ thân cây lùa sâu bọ ra, trong khi mấy con sơn tước láu lỉnh và mấy con nhạ núi màu xám lam – những vị khách từ phương bắc xa xôi đến – tha hồ mổ ăn”.

Trong quan niệm củaGorkycái đẹp của thiên nhiên phải thuộc về con người: “Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất – được thấy bao nhiêu điều kỳ diệu, trái tim được rung động một cách ngọt ngào mãnh liệt biết bao nhiêu trong khi nín lặng chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời!”. Đó cũng là hạnh phúc của con người, và đó cũng chính là thiên chức nghệ sĩ của con người. Ở đây có lẽ ta nên hiểu rộng hơn: con người cũng phải biết giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên để mà thực hiện thiên chức nghệ sĩ của mình. (Thế mà than ôi, ngày nay con người đang từ chối thiên chức vô cùng đẹp đẽ ấy bằng cách vô tình hay cố ý tiếp tay hoặc im lặng trước việc huỷ hoại tàn phá thiên nhiên!).

Đặt trong mối tương quan của cốt truyện ta thấy bức tranh thiên nhiên đẹp một cách “lộng lẫy”, “tráng lệ” kia đóng vai trò làm “nền”, vai trò “bối cảnh” để chuẩn bị cho “một con người ra đời”. Hiểu như vậy ta càng thấy trong tư tưởng của nhà văn, con người thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao!

Thông thường để có một truyện ngắn hay nhà văn phải tìm ra một tình huống hấp dẫn, mới lạ. Tình huống trong Một con người ra đời là một tình huống độc đáo đến mức khác thường: bà đỡ cho ca sinh nở trên đường là một chàng trai trẻ chưa biết tí gì “đến việc đàn bà”, và tất nhiên cũng chẳng có “phương tiện”, “dụng cụ” gì cả ! Trước hết nói về người mẹ. Theo tôi, ở người mẹ này có ba điểm khác thường: dũng cảm khác thường, khoẻ mạnh khác thường và một tình yêu con khác thường. “Chị nông dân” ấy vừa có một đại họa: chồng chị vừa chết. Thế là chị đành phải đi cùng một người hàng xóm đến Otsemtsiry. Biết mình sắp “khai hoa” chị tự mình đi tụt lại để tránh phiền họ trong lúc “họ đang say”. Người Việt ta có câu: “Người chửa cửa mả” nghĩa là người chửa thì gần với cái chết. Thế mà chị sẵn sàng chịu đựng một mình trong hoàn cảnh mà cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Đó là sự dũng cảm khác thường. Đẻ xong, chị tự mình đi tắm nước biển rồi sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình đi tới cái vùng đất mà chính chị cũng chưa rõ tên (“tôi” phải nhắc chị: “… Otsemtsiry”). Chính “tôi” cũng phải thốt lên: “Thật khỏe kinh khủng!” (Chú ý cách miêu tả theo khuynh hướng ngợi ca một người mẹ vĩ đại của tác giả: Tôi giúp chị vạch ra cho thằng con đôi vú mà thiên nhiên đã chuẩn bị để nuôi đủ đến hai chục đứa bé…”). Còn tình yêu con khác thường của chị, chúng hãy ta cùng xem nhà văn miêu tả niềm hạnh phúc của người mẹ.

Có lẽ không cần phân tích hình ảnh người mẹ trong cơn đau đẻ vật vã được nhà văn miêu tả với bút pháp hiện thực theo nguyên tắc “giống như thật”. Miêu tả niềm hân hoan hạnh phúc của con người, có lẽ đó mới là mục đích nghệ thuật của tác giả. Lúc này ngòi bút của Macxim Gorki thoáng hoạt thật kỳ lạ. Văn học tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây cũng đều có chung một nét thi pháp miêu tả mà thi pháp cổ phương Đông đã khái quát là “vẽ rồng điểm mắt”. Chúng ta dễ thấy để miêu tả niềm hân hoan, tình yêu vô bờ và tâm hồn của người mẹ, nhà văn đã đặc tả nụ cười và đôi mắt. Trong cả câu truyện nụ cười của người mẹ được miêu tả 7 lần, trong đó nụ cười khi nhìn đứa con đã “buộc rốn” là nụ cười tuyệt vời nhất: Nụ cười của chị mỗi lúc một thêm rạng rỡ; nụ cười ấy đẹp đẽ, chói lọi đến nỗi “tôi gần như lóa mắt”. Lời văn kể sử dụng lối tăng cấp: một thêm rạng rỡ, đẹp đẽ, lóa mắt. Đó là sự ca ngợi người mẹ đến tột đỉnh: đây không đơn thuần là nụ cười của người mẹ mà đó là nụ cười của đấng tạo hóa vĩ đại (thế cho nên “tôi” mới có thể “gần như lóa mắt”).

Còn “đôi mắt” của người mẹ mới thật thiêng liêng, thánh thiện làm sao! Suốt thiên truyện đôi mắt ấy được miêu tả 20 lần (khi đau đẻ được miêu tả 05 lần, sau khi đẻ được miêu tả 15 lần). Đây là một ví dụ:

“… Tôi thấy rõ đôi mắt sâu thẳm của chị tươi rói lên một cách kỳ lạ, cháy bừng lên một ngọn lửa xanh biếc.

… chị khẽ kêu lên một tiếng, im bặt, rồi lại mở mắt ra, đôi mắt đẹp vô cùng, đôi mắt thần thánh của người sản phụ. Xanh biếc, đôi mắt ấy nhìn lên bầu trời xanh biếc, trong đôi mắt bừng lên và hoà tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn…

… mắt như hai hồ nước xanh mênh mông…

… đôi mắt phát ra những luồng ánh sáng ấm áp chan chứa tình thương…

… đôi mắt ấy lại trong trẻo và sáng bừng lên với ngọn lửa biếc của tình thương không bao giờ cạn…

Chúng ta thấy luôn có “một ngọn lửa xanh biếc” trong đôi mắt người mẹ. “Xanh biếc” là màu sắc đặc trưng của mắt người dân Oren, còn ngọn lửa kia, đó là ngọn lửa của niềm hi vọng, của niềm “hoan hỉ biết ơn”, của niềm tin và đặc biệt là của tình thương. Thế cho nên “đôi mắt thần thánh” kia “chốc chốc lại liếc…nhìn thằng dân Oren mới tinh đang ngủ dưới bụi cây”.

Trong cuộc sinh nở khác thường ấy không thể không nhắc đến “đấng người đỏ hỏn” cũng thật khác thường kia. Vừa mới chào đời nó đã “xiết chặt nắm tay và cứ thế mà gào mãi, như thể thách ai đánh nhau: ya – a… ya – a”. Dường như nó đã “ý thức được quyền làm chủ chính bản thân nó khi xưng “tôi”, “tao” (nhà văn chơi chữ, trong tiếng Nga “Ya” có nghĩa là “tôi, “tao”). Nó được tắm bằng nước biển và biển “vui vẻ” phả bọt lên người nó. Đúng là qua cách miêu tả này đã cho thấy “nó” không phải là một đứa trẻ mà là một “đấng người” thật đáng kính trọng “chưa chi đã bất mãn với cuộc đời” mà “hét tướng lên” và “cứ thế mà gào mãi, như thách thức ai đánh nhau”, khi hết “hung hăng” thì ngủ và gáy một cách “dõng dạc”.

Còn “tôi”, cũng thật khác thường. Với “tư cách” là một “bà đỡ” bất đắc dĩ mà “tôi” lại làm thật tốt một công việc hoàn toàn lạ lẫm. Đây không hề phải là vấn đề “tay nghề”, “cách thức” hay “thao tác” mà điều quyết định là ở tình thương con người thật lớn lao, cao cả, thiêng liêng! “Tôi” vượt qua sự ngượng ngiụ, sự xỉ vả và hành động phản ứng “đánh vào mặt, vào ngực tôi” của người sản phụ, để… đỡ đẻ. Đón một “đấng người” ra đời, “tôi” quỳ gối lên, nhìn nó mà cười lớn…”. Hành động “quỳ gối” này có gì đấy gần giống với tư tưởng của Lỗ Tấn: Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ/ Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng. Nhưng hành động lấy răng mình để “cắt” rốn (“tôi” đành lấy răng cắn rốn) mới là hành động thể hiện rõ nhất, cao nhất tình yêu thương quý trọng con người, “tất cả vì con người”…

Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn là sự khác thường. Ta có thể coi Một con người ra đời của Macxim Gorki là một câu chuyện đậm chất lãng mạn. Chất lãng mạn đã chắp thêm cánh cho hình tượng con người trong sáng tác của Gorkythêm bay cao bay xa trong bầu trời của tự do, của ước mơ, của cái đẹp, cái thiện. Thế cho nên tác phẩm thì khép lại về mặt câu chữ nhưng lại mở ra cuộc hành trình của một cuộc đời đi tìm cuộc sống mới ”.(§)

            Hình tượng tác giả, hình tượng người “đỡ đẻ” cho con người trong thiên truyện cũng thật là độc đáo. Cái khao khát được học hành không nguôi bộc lộ trong văn chương củaGorky. Chị nông dân sau khi đẻ xong, cảm phục hỏi “Thế sao anh lại thạo việc của đàn bà ?”. Anh bịa chuyện “Tôi có học qua. Sinh viên mà…chị đã nghe nói sinh viên là người thế nào chưa ?”. Một con người chưa từng biết đến trường tiểu học, nói gì tới đại học, Gorki đã tự học tất cả, dù khi đã nổi tiếng anh vẫn ước mơ được là “sinh viên”!

            Thực ra có thể nói, nhà văn Gorki đã đóng vai trò “đỡ đẻ” cho hình tượng “con người mới” của thế kỉ XX ở nước Nga.

9. Sách” và “Tôi đã học tập như thế nào

Trong những tác phẩm có tính chất tự thuật của Gorki có 2 truyện ngắn với chủ đề mới nghe tưởng chừng như lạc ra ngoài cảm hứng lãng mạn cách mạng : Chủ đề học tập và sách vở. Truyện ngắn “Sách” (1915) và truyện ngắn  “Tôi đã học tập như thế nào” (1918), nhà văn kể lại quãng đời niên thiếu nghèo khổ ham học, ham đọc sách. Ông chứng minh rằng sách vở có ý nghĩa lớn lao đối với việc hình thành tính cách của mình. Đối với ông, sách vở là người bạn tri kỷ, là người thân trong cảnh cô đơn. Trong cuộc sống địa ngục chán chường đơn điệu, sách vở là người bạn đường tuyệt vời đưa ông đến một thế giới “nơi mà mọi cái đều đẹp hơn, hợp lý hơn, nhân đạo hơn”, nhưng sách vở đã không làm ông trốn tránh cuộc đời thực, xa lánh mọi người, ngược lại, sách vở đã gợi cho ông lòng tin tưởng ở mọi người, kích thích thái độ tích cực đối với cuộc sống, khát khao cải tạo lại hiện thực. Gorki tha thiết kêu gọi  mọi người hãy “yêu sách vở, nó là nguồn hiểu biết, chỉ có hiểu biết mới có con đường sống, mới có thể khiến chúng  ta trở thành những con người cương nghị, chính trực, khôn ngoan, có khả năng thành thật yêu mến con người, tôn trọng lao động của con người và thành tâm khâm phục thành quả tuyệt vời của lao động vĩ đại liên tục do con người làm nên”.

Vậy là hai truyện ngắn kể trên thể hiện một chủ đề mới mẻ – giai cấp vô sản phải học tập, nâng mình  lên ngang tầm trí tuệ nhân loại thì mới có thể đảm trách sứ mệnh lịch sử của dân tộc và nhân loại.

SÁNG TÁC CỦA GORKI ĐẦU THẾ KỈ XX

Bộ ba tự truyện Thời thơ ấu (1913), Kiếm sống (1915), Những trường đại học của tôi (1923) tiểu thuyết  Người mẹ (1906) , Cuộc đời của Klim Samgin …

Nhân vật chính Aliosa tự thể hiện mình trong cuộc đời, lớn lên trong sự tác động hai chiều của cái thiện và cái ác, lọt vào một thế giới rộng lớn, bí ẩn…. Hình ảnh bà ngoại Akulina có ảnh hưởng sâu sắc ban đầu trong tâm hồn cậu bé Aliosa mồ côi, trái lại ông ngoại lại là ấn tượng khủng khiếp hằn sâu trong tâm trí cậu…. Sau đến các tủ sách của các bác đầu bếp trên chiếc tàu thủy chạy dọc sôngVolgađã ươm mầm hoài bão trở thành nhà văn trong tâm hồn cậu bé. Sau cùng, sự tiếp xúc với những trí thức cách mạng đã giúp chàng thanh niên Alexei Peskov trở thành nhà văn M. Gorki.

Điều đáng chú ý là  trong các tác phẩm tự truyện, các sự kiện được mô tả như là môi trường nuôi dưỡng phát triển tính cách nhân vật chứ không phải giản đơn như  kiểu hồi ký  kể lại những gì đã qua. Trong tác phẩm, nhà văn không có ý định nói tốt, tự đề cao cho mình. Cậu bé Aliosa cứ sống tự nhiên, tự suy nghĩ, nhận thức, hành động, mắc sai lầm, rồi tự tìm ra cách ứng xử thích hợp. Trong cái thế giới xáo trộn đủ mọi điều, cậu bé lớn dần lên và trưởng thành sau khi đã nếm trải nhiều nỗi đắng cay thất bại.

Bộ ba tự truyện (khác hẳn với tự thuật) là một trong những tác phẩm hay nhất của M.Gorki, là sự đóng góp mới cho sự phát triển của thể loại văn học tự truyện. Một nhà văn nước ngoài sau khi đọc xong bộ tự truyện này đã phát biểu “Bộ ba tự truyện của M.Gorki là món quà quí báu mà văn học Xô viết đã tặng cho nhân loại”.

Tiểu thuyết “NGƯỜI MẸ” không phải là tác phẩm hay nhất của M.Gorki nhưng là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong văn học Nga và thế giới hiện đại. Nó là cột mốc khởi đầu cho một khuynh hướng văn học vô sản được gọi là  “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.

Sơ lược  tiểu thuyết  “Người mẹ” (Маtь)

Xóm thợ ngoại ô nghèo tăm tối của những người thợ. Gia đình bác thợ Mikhail Vlaxov có vợ là bà Nilovna và con trai đã lớn là Pavel Vlaxov . Bác là thợ kỳ cựu, giỏi  nghề, vẫn nghèo khổ và nghiện rượu, cục cằn thô lỗ. Mọi sự uất hận đối với cuộc đời bác trút hết lên đầu vợ con. Lao động kiệt sức và nghiện rượu đã quật ngã bác thợ lúc ngoài 40 tuổi.

Pavel tham gia tổ chức công nhân hoạt động cách mạng. Bà Nilovna lo lắng sợ hãi nhưng bà cũng  mừng vì thấy con chăm đọc sách, ít đi chơi, ăn nói tử tế với bà. Công nhân đấu tranh phản đối chủ nhà máy giảm lương của thợ. Pavel và những người tình nghi đã bị bắt. Cảnh sát khám nhà, bà mẹ lo sợ. Bà nhận đưa truyền đơn vào nhà máy . Một anh công nhân đến ở với bà, dạy bà học chữ…. Ngày quốc tế lao động nổ ra biểu tình lớn, Pavel dẫn đầu, bà mẹ cũng tham gia. Bị đàn áp, Pavel bị bắt giam. Bà mẹ thoát ly, tham gia hoạt động. Tòa án xử những người cầm đầu biểu tình, trước đó bạn bè tổ chức vượt ngục nhưng anh không tham gia. Trước tòa, Pavel phát biểu một bản cáo trạng lên án chế độ tư bản và giai cấp thống trị. Người ta in lại bài nói của anh thành truyền đơn. Bà mẹ được giao nhiệm vụ mang truyền đơn đi rải. Bị cảnh sát bắt ở ga xe lửa, bà mẹ mở vali và tung ra toàn bộ số truyền đơn trước công chúng và thét lên giận dữ. Tác phẩm kết thúc ở đó.

Tiểu thuyết “Người mẹ” mô tả quá trình giác ngộ cách mạng của hai nhân vật: anh công nhân Pavel và bà mẹ Nolovna cùng với phong trào cách mạng đang lớn mạnh. Hình tượng nhân vật người mẹ Nilovna là trung tâm của tác phẩm, đi từ sợ hãi đến khắc phục nỗi sợ hãi, lấy lại niềm tin vào chính mình và giai cấp vô sản. Bà trở thành người mẹ tinh thần của những người cách mạng.

Sáng tác của Gorki bao gồm truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Dưới đây chúng tôi rút ra một số đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Gorki  trước Cách mạng tháng Mười.

NHẬN XÉT VỀ THI PHÁP  TRUYỆN  CỦA GORKI

Trong lịch sử văn học thế giới, phần lớn các nhà văn hiện thực thời trẻ đều thể nghiệm bản thân bằng sáng tác lãng mạn, sau đó mới đứng hẳn với phương pháp hiện thực. Có người về cuối đời lại quay về với phương pháp lãng mạn hoặc trượt xuống chủ nghĩa tự nhiên hoặc suy đồi. Gorki trong giai đoạn sáng tác  đầu tiên đã cùng lúc đi theo cả hai phương pháp: lãng mạn và hiện thực.

Qua một số tác phẩm đã giới thiệu ở trên cho thấyGorkycó những đóng góp mới mẻ trong hai khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật chủ yếu của thế kỷ XIX.

Khác với mọi người, Gorki không coi phương pháp lãng mạn là sự thể nghiệm. Ông đi tìm một phương pháp lãng mạn mới. Văn học lãng mạn của Gorki có yếu tố hiện thực, trong hiện thực lại có yếu tố lãng mạn trữ tình cách mạng.

Chẳng hạn, trong truyện ngắn lãng mạn “Makar Tsudra” hiện lên bối cảnh rõ rệt là cuộc sống du mục lang thang của những người dân digan cuối thế kỷ XIX . Truyện vừa “Bà lão Izecghin” bên cạnh những câu chuyện phiếm  của bà lão về những huyền thoại và những mối tình kỳ lạ của bà, cuộc sống trôi dạt, làm thuê, lay lắt kiếm sống, ngỡ như gia giảm cho câu chuyện thêm sinh đôïng, kỳ thực là hiện thực cuộc sống của dân chúng Nga thời kỳ đó.

Một điều đáng chú ý là: kết cục truyện ngắn lãng mạn của M.Gorky thường có tính chất bi thảm, tức là có tính bi kịch, nhưng là một bi kịch anh hùng ca và cả dạng tương phản của nó. Bà lão Izecghin, một phụ nữ từng trải chuyện đời và chuyện tình, bà cảm thấy hãnh diện mà khuyên bảo nhà văn trẻ “trong cuộc sống luôn có những chỗ cho những chiến công. Ai không tìm thấy cho mình những nơi để lập chiến công thì đó là những tên lười biếng, hèn nhát hoặc là những kẻ không hiểu biết gì về cuộc sống”. Những dòng cảm xúc mãnh liệt như thế cho đến hôm nay hẳn là chưa mờ nhạt, nó vẫn còn hun đúc tâm trí bạn đọc trẻ. Từ đây, chúng ta có cơ sở khẳng định : nền văn học vô sản Nga vẫn chưa phải đã kết thúc, mặc dù thể chế Liên Xô chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Nền văn học Xô viết bắt đầu từ Gorki vẫn là khuynh hướng văn học trẻ và vẫn thuộc về tương lai.

Sau khi xác định thi pháp truyện ngắn M.Gorky, chúng ta hãy khảo sát một số truyện dài tiêu biểu của ông đầu thế kỉ XX – được coi là giai đoạn kế tiếp  nhằm  xây dựng nền văn học vô sản  Nga

Đọc truyện của Gorky, dõi theo cái nhìn, tầm nhìn của nhà văn chúng ta sẽ thấy rằng, bên cạnh nội dung tư tưởng thẩm mỹ mới mẻ còn có sự đổi mới quan trọng về nghệ thuật viết truyện, có thể khái quát thành bốn đặc điểm chủ yếu  sau:

1.  Tầm vóc nhân vật

Trước hết đó là một cảm quan mới vừa hiện thực vừa lãng mạn trong cách nhìn nhận, khám phá và mô tả cuộc sống. Xuất phát từ đó mà sự khái quát nghệ thuật trong truyện của ông đạt tới mức đọ chính xác, sâu sắc, chân thực hơn. Con người và cuộc sống hiện lên trong một tầm vóc cao lớn hơn dưới những màu sắc mới mẻ, tươi sáng hơn. Không kể trong truyện ngắn lãng mạn (thời kỳ đầu) và những truyện hiện thực xã hội chủ nghĩa (thời kì sau cùng) mà ngay trong những truyện ngắn hiện thực đầu tay của M.Gorki đã thấy các nhân vật ở đó không hoàn toàn giống như trong văn học hiện thực phê phán: các nhân vật của ông không cảm thấy mình bé nhỏ, chán nản, vô vọng trước cuộc sống chật hẹp, tối tăm, tù túng, trái lại họ luôn cảm thấy mình có nơi để đến, có một cái gì đó không cúi rạp mình, có một chiều cao để không thấy mình thấp bé, hèn hạ….

Thử so sánh với truyện ngắn Sekhov – đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thực phê phán Nga, người có công lao khám phá và miêu tả loại nhân vật “con người bé nhỏ”. Khó có thể tìm thấy trong truyện ngắn Sekhov chẳng hạn cậu bé Lionka (Ông lão Arkhiv và bé Lionka), một gã Tsencase (truyện cùng tên), một Konovalov hay một Emelien Pilai (tác phẩm cùng tên)… với một khuôn mặt tinh thần mới mẽ, có sức lay động tâm trí độc giả đến như vậy.

2. Cảm hứng chủ đạo

Trong truyện của M. Gorki, các sự việc, sự kiện của đời sống hàng ngày không chỉ được soi sáng , thể hiện từ góc độ đạo đức sinh hoạt (nhân sinh quan thuần túy) mà còn chủ yếu từ góc độ chính trị – xã hội – triết học. Đọc truyện của ông ta sẽ còn nắm bắt được cái mạch chính của cuộc sống đang tuôn chảy về đâu. Điều đó lôi cuốn bạn đọc không thể thờ ơ với những biến cố và không thể dễ dàng “thỏa thuận” với nó. Một con rắn nước (Bài ca con chim ưng) vốn đã thỏa mãn với cuộc sống “bò trườn” của mình thế mà ý nghĩ của hắn bổng rối tung lên trước cái chết của con chim ưng rất khó hiểu đối với hắn. Một anh chàng Orlov (Vợ chồng Orlov) cùng quẫn, tăm tối vẫn không chịu chết đần chết mòn trong đời sống vô vị, trong khi cuộc sống cộng đồng đang cần đến biết bao nhiêu việc làm có ích của mọi người và thế là anh ta hành động… Anh đi cứu chữa người mắc bệnh dịch dù biết sẽ bị lây bệnh mà chết.

3. Qui mô thế giới nghệ thuật

Trong truyện Gorki, thế giới nghệ thuật được thể hiện và sáng tạo trên qui mô ba chiều:

–                   Chiều cao tư tưởng thẩm mỹ  (sự vươn tới trí tuệ lịch sử và lý tưởng nhân văn thẩm mỹ thời đại).

–                   Chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật.

–                   và chiều rộng sử thi của “Biển cả  nhân dân” (sự thức tỉnh, chuyển động và vươn mình của quần chúng đông đảo).

Tuy rằng điều này trước đây đã bắt đầu xuất hiện trong tiểu thuyết của L.Tolstoi, nhưng cái mới của Gorki là ở chỗ miêu tả được mối liên hệ biện chứng, trực tiếp giữa ba chiều ấy với nhau, trong đó chiều cao tư tưởng – thẩm mỹ  giữ vai trò chủ đạo. Còn ở tác phẩm của Tolstoi mối liên hệ biện chứng này con ở dạng cảm tính mơ hồ, chưa phải là những quan điểm chính trị – xã hội – triết học. Nói cách khác, sự khác biệt giữa hai ông là khác biệt giữa tự phát và tự giác.

4.  Hai tuyến nhân vật và ngôn ngữ đặc thù

Các nhân vật trải  ra theo hai tuyến đối lập nhau trên cơ sở lợi ích và ý thức hệ giai cấp.

Ngôn ngữ của nhân vật không chỉ là phương tiện giao tiếp tự bộc lộ tính cách mà còn bộc lộ bản chất xã hội của họ nữa. Ngôn ngữ của nhân vật có tính chất tổng kết,  giàu tính triết lý dân gian pha lẫn tính tri thức. Có thể nhận định, quần chúng  nhân dân  có tiếng nói thật sự của mình trong truyện .

Nhà nghệ sĩ M. Gorky đã đóng góp vào nền văn học Nga và thế giới nhiều thành tựu xuất sắc. Dễ thấy nhất là nhà văn đã xây dựng hàng loạt các nhân vật “Con người dưới đáy”. Chúng ta hãy so sánh với  nền văn học Nga thế kỷ XIX để thấy sự chuyển tiếp và bổ sung của Gorki :

+ Thi hào  và sau đó là Lermentov, đã xây dựng các nhân vật điển hình kiểu “con người thừa” xuất thân từ tầng lớp quí tộc như Evgeni Onegin, Lenski (tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin) và Grinov     ( Người con gái viên đại úy).

+ Nhà văn L.Tolstoi tiếp tục xây dựng các mẫu “con người thừa” khác như : Andrey Bonconski, Pierre Bezukhov… (tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình), Anna Karenina, Vronski và Levin (tiểu thuyết Anna Karenina), Nekhliudov (tiểu thuyết Phục sinh), Tolstoi cũng đã lần đầu xây dựng hình tượng người nông dân nga Karataev và lấp ló con người bé nhỏ, con người dưới đáy là cô Matslova  (phục sinh).

+ Nhà văn Antol Sekhov với một số vở kịch “Vườn anh đào”, “Chim hải âu” tiếp tục hoàn chỉnh chân dung những “con người thừa” có xu hướng tiến bộ. Đồng thời Sekhov đã sáng tạo hàng loại nhân vật kiểu “con người bé nhỏ”, đạt đến độ điển hình cao nhất của văn học Nga  [có thể liên hệ so sánh với những kiểu nhân vật “con người sống mòn”, “con người tha hóa”, và “con người bé nhỏ” của Nam Cao và Nguyên Hồng].

Khi bước vào văn học, nghệ sĩ M.Gorky đã mang theo những bạn đồng hành ngoài đời của mình và xây dựng họ thành nhân vật “con người dưới đáy” với những tính cách đa dạng, nổi bật hơn bao giờ hết. Có thể kể như lão Arkhiv và bé Lionka, ông già du mục Makar Tsudra, bào lão Izecghin, gã lưu manh cao thượng Tsencase, cô gái điếm… kế cả những nhân vật lãng mạn, huyền thoại như Danko, Loiko Zoiba, thiếu nữ du mục Radda…

Sau giai đoạn lãng mạn là hiện thực xã hội chủ nghĩa, M.Gorky tiếp tục sáng tạo ra những CON NGƯỜI MỚI chưa từng có trong lịch sử văn học như hai mẹ con Pavel Vlasov, bác thợ Rưbin, cô giáo Lutmila … đã giác ngộ cách mạng vô sản bằng tất cả tâm huyết và cuộc đời mình.

Bên trong nhà nghệ sĩ M.Gorky, còn có nhà phê bình, nhà nghiên cứu, lý luận sắc sảo Gorki với nhiều cố gắng đóng góp nền tảng cho một phương pháp sáng tác mới. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA mới ở giai đoạn thể nghiệm.

d

Câu hỏi ôn tập bài Gorky

1. Tìm hiểu các chủ  đề và nghệ thuật truyện ngắn độc đáo của  M. Gorki

2.  Đóng góp mới của Gorki cho văn học Nga thế kỉ 19 và thế kỉ 20 .

]

Chương  8                                        VLADIMIR  MAIAKOVSKI

                                   (Владимир Маяковски)

Vladimir Maiakovski là nhà thơ lớn của Cách Mạng Tháng Mười và Chủ Nghĩa Xã Hội, là nhà cách tân táo bạo của thơ ca cách mạng vô sản. Công chúng văn học có những sở thích khác nhau về thơ ca Maiakovski, nhưng có điểm chung nhất trí: thơ ông đã góp phần đáng kể vào chiến thắng của Cách Mạng Tháng Mười và có sức mạnh khẳng định lý tưởng chủ nghĩa xã hội của loài người, trước hết ở đất nước của Lênin vĩ đại. Thơ ông đã khơi lên cả một dòng thơ độc đáo mạnh mẽ, làm phong phú tiếng nói thơ ca cách mạng.

 GIỚI THIỆU CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC

V.Maiakovski sinh ở Gruzia ngày 19/7/1893 trong một gia đình viên chức lâm nghiệp người Nga. Mồ côi cha năm 13 tuổi, gia đình chuyển về sống ở Moskva. Cuộc sống khó khăn, nhà ở dành cho sinh viên ở trọ và nấu cơm thuê cho họ. Maiakovski và hai chị phải đi làm thuê giúp đỡ mẹ. Những sinh viên trọ học đều tham gia hoạt động bí mật. Qua đó, Maiakovski tiếp xúc với cách mạng. Mười lăm tuổi, anh được kết nạp vào Đảng của Lênin, ít lâu sau được bổ sung vào thành ủy Moskva. Bị bắt 3 lần. Làm thơ trong tù. Sau khi ra tù lần 3, anh tuyên bố bỏ sinh hoạt Đảng và tuyên bố “tôi muốn làm nghệ thuật xã hội chủ nghĩa”. Sau đó đi học ở một trường hội họa. Anh lại bỏ nghề họa sĩ và trở lại với thơ ca.

Từ hồi nhỏ, anh đã say mê đọc sách triết học, chính trị, điều này có ảnh hưởng tích cực đến thơ ca về sau.  Maiakovski là người có nhận thức sâu rộng và bản lĩnh lớn lao nhưng đầy mâu thuẫn. Tự ý ra khỏi Đảng, nhưng rồi trở thành nhà thơ lớn nhất của Đảng. Sinh thời, thơ ông không được Lênin hâm mộ, nhưng chính ông lại là nhà thơ viết hay nhất về Lênin; thơ ca của ông thể hiện cảm hứng yêu đời nồng nhiệt khác người, song lại kết thúc cuộc đời bằng việc tự sát khó hiểu. Để hiểu được sự nghiệp thơ ca của ông, phải nhìn thấy cái biện chứng trong khối mâu thuẫn lớn Maiakovski, qua đó nhìn thấy cả những mâu thuẫn thời đại, dưới góc nhìn của một nhà thơ.

Trước Cách Mạng Tháng Mười (1917), Maiakovski chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật vị lai (vì tương lai, gắn liền với thành phố công nghiệp hiện đại). Trường phái này ra đời ở Italia và lan rộng Châu Âu. Họ chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ, phủ định toàn bộ nghệ thuật truyền thống. Do đó, họ hướng về chủ nghĩa hình thức trong thơ ca, một biểu hiện của khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Khuynh hướng này có phe “tả”, nêu khẩu hiệu chống lại “nghệ thuật tư sản, quí tộc”, châm chọc lớp công chúng giàu có, trọc phú đương thời. Nội dung thơ ông bàn tới những vấn đề xã hội, phê phán gay gắt thực tế xã hội đương thời. Một bài thơ đầu tay tiêu biểu, nhan đề “Đây này” (1913), ông đem đọc ở quán rượu, nơi các ngài tư sản giàu có ưa lui tới ăn uống và thưởng thức nghệ thuật. Nghe anh đọc thơ, đám thính giả giàu có kia đã giận dữ, la lối om xòm … Tác phẩm lớn và nổi tiếng của Maiakovski trong thời kỳ này là bản trường ca “Đám mây mặc quần” (1915). Bài thơ mang một cái tên rất vị lai, nhưng lại bàn về xã hội rộng lớn, bức xúc và thấm đượm một tinh thần nhân văn sâu sắc. Cốt truyện thơ rất đơn giản: nhân vật trữ tình hẹn gặp người yêu ở một khách sạn vào lúc chập tối, chờ mãi, đến nửa đêm nàng mới đến và báo tin “em đã lấy chồng”. Điên khùng và tuyệt vọng, anh ta quay ra suy nghĩ về toàn bộ cuộc sống tư sản đương thời và buông ra những tiếng thét “đả đảo”. Bài thơ có 4 chương, mỗi chương đều có tiếng thét “đả đảo” ở phần chót :

Đả đảo tình yêu của các người !

   đả đảo nghệ thuật của các người !

đả đảo tôn giáo của các người !

đả đảo chế độ của các người !

Trong thơ ca Nga và thơ ca thế giới cho tới lúc chưa thấy có bài thơ nào phê phán xã hội tư sản một cách toàn diện và quyết liệt như thế !

Cách Mạng Tháng Mười bùng nổ, Maiakovski coi đó là cuộc cách mạng của chính mình. Anh đi theo cách mạng ngay từ buổi đầu và đem hết sức lực làm việc cho chính quyền Xô viết. Ông chủ trương sáng tác theo “đơn đặt hàng” của xã hội, của cách mạng chứ không theo tùy hứng. Cách mạng đã giải phóng sức sáng tạo và toàn bộ nhân cách Maiakovski – người công nhân và nghệ sĩ. Maiakovski làm thơ, đi đọc thơ và nói chuyện thơ trước công chúng, đi vẽ tranh cổ động, viết kịch, đóng phim … Trong sáng tác thơ, ông phân ra hai loại thơ: thơ đại chúng và thơ trình độ “kỹ sư” tức là có giá trị nghệ thuật cao. thơ đại chúng là thơ tuyên truyền cổ động kịp thời nhiệm vụ cách mạng, hướng về đông đảo quần chúng ít học.

Những tác phẩm tiêu biểu của “dòng thơ lớn” tức là thơ có trình độ cao đã làm rạng rỡ tên tuổi ông trên thi đàn thế giới. Tiêu biểu là các tập thơ sau: “Hành khúc bên trái” (1918), “Những người loạn họp” (1922), “Từ biệt” (1926),  “Đen và trắng” (1925), Tấm hộ chiếu Xô viết (1929).  và trường ca “V.I Lenin” (1924), Tốt lắm  (192..). Hai vở kịch thơ “Con rệp” (1928) và “Phòng tắm” (1929)…

Maiakovski tự sát chết ngày 14/4/1930, để lại một bức thơ tuyệt mệnh khiến mọi người hết sức xúc động bàng hoàng. Trong 3 ngày sau đó, có khoảng 15 vạn người đã đến viếng linh cữu nhà thơ của mình. Lễ tang được tổ chức đặc biệt khác thường. Linh cữu được đặt trên sàn thép của một chiếc xe tải, kèm theo một vòng hoa tang kết bằng đinh ốc, búa, ổ trục… với dòng chữ “vòng hoa thép viếng nhà thơ thép”. Hàng vạn dân chúng lặng lẽ đưa tiễn nhà thơ đến nơi an nghỉ cuối cùng.

 NHỮNG CÁCH TÂN CỦA MAIAKOVSKI

Nhà thơ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật giữa lúc nhân loại đang trải qua bước ngoặt lớn của lịch sử : nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới đang vươn mình đứng dậy làm chủ vận mệnh của mình. Ơû nước Nga, bão táp cách mạng vô sản ầm ầm chuyển động. Sự sụp đổ của chế độ cũ chỉ còn tính từng ngày. Giữa lúc ấy nhà thơ tuyên bố “tôi muốn làm nghệ thuật xã hội chủ nghĩa”, và để thực hiện cương lĩnh ấy, ông đã cách tân táo bạo thơ ca làm cho thơ ca trở thành vũ khí sắc bén góp phần có hiệu quả trực tiếp trong cuộc cách mạng.

Nhà thơ quan niệm: thơ phải tác động vào chỗ mạnh của con người, phải làm tăng sức chiến đấu, phải “vung những vần thơ lấp lánh lưỡi lê” chứ không phải chỉ “véo trái tim bằng những hồi ức buồn tủi kèm theo thơ” như hàng ngàn năm nay người ta vẫn làm. Quan niệm này, về sau ta cũng thấy ở “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh (bài thơ “Cảm hứng đọc Thiên gia thi”)

Rõ ràng, ngay từ đầu, Maiakovski đã có ý thức đi mở đường cho một phong cách thơ ca chiến đấu, quyết tâm tạo ra “chất thép” trong thơ. Trước hết, Maiakovski chủ trương đưa thơ ca đến đông đảo quần chúng ít học, đang lao động và đấu tranh cách mạng. Thơ ca “bác học” nước Nga từ bao đời nhường như chỉ là sở hữu của những người có học, của từng lớp quí tộc, thơ được đọc lên ở các phòng khách sạn sang trọng… Nay, ông chủ trương đưa thơ ra đọc ở quảng trường, ngoài đường phố để công chúng cùng thưởng thức. Thơ của ông viết ra không chỉ để xem bằng mắt mà chủ yếu để đọc to lên trước công chúng đông đảo. Đây là điểm xuất phát cho những đổi mới quan trọng trong thơ ca Maiakovski. 

 Một là: Phải đổi mới nhịp điệu câu thơ, để nghe cho vang, cho rõ trước công chúng. Lời thơ mang tính chất khẩu ngữ dễ hiểu. Khi in trên sách báo, thơ Maiakovski thường ngắt ra theo lối bậc thang, nhằm nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng thay vì khi đọc cần nhấn giọng cho người nghe hiểu thấu ý thơ của mình.

Hai là: đổi mới tư duy thơ và cách cấu tứ, sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ. Thơ làm ra để đọc to trước công chúng trong cuộc hội họp, mit-ting, sinh hoạt tập thể… nên nó phải dể nhớ, dễ gây được ấn tượng sâu đậm khó quên với người nghe.

Về cấu tứ : thơ ông thường “gián đoạn”, ý chuyển tiếp bị lược bỏ, nhằm gây ấn tượng bất ngờ. Thử đọc bài ” Những người loạn họp” (1922) là bài thơ phê phán lối làm việc quan liêu giấy tờ của bộ máy hành chính Xô viết hồi đó. Mở đầu bài thơ là cảnh bận rộn chuyên cần của cán bộ cơ quan dưới con mắt nhà thơ nhìn từ bên ngoài:

Mới tờ mờ sáng

ngày nào tôi cũng thấy

họ kéo nhau tới bàn giấy cơ quan.

Khi tìm hiểu kỹ, nhà thơ mới biết cải guồng máy hành chính quan liêu ấy chỉ tự quay suông và thôi, chẳng giúp ích gì cho dân chúng:

Nhà thơ ló mặt bên trong hỏi:

– Bao giờ ngài mới tiếp khách ?

 Tôi đến đây từ thuở khai thiên”

           – Đồng chí Ivan Ivanưt đang tham nghị

cấp trên bàn việc hợp nhất

Vụ sân khấu với

Nhà nuôi ngựa

Truyền cho anh: một giờ sau hãy đến.

Đang bận họp

hợp tác xã cấp tỉnh

tổ chức thu mua những lọ mực bỏ không”

Thế là “nhân vật trữ tình” lại tiếp tục chờ đợi, chẳng quản đêm hôm… Nhưng rồi sự kiên nhẫn cũng có giới hạn của nó.

Nỗi bất bình đối với bộ máy quan liêu đã lên đến tột đỉnh, đến cao trào và để giải quyết xung đột, nhà thơ đã sáng tạo ra một hình ảnh kỳ quặc  :

Giận điên người

tôi chửi bới om sòm

như băng tan tuyết đổ

tôi xông đến hội trường

và tôi thấy,

toàn những nửa thân người ngồi đấy

-ôi ma quỉ !

chém người !,

giết người !

Tôi hô hoán cuống cuồng

tôi rụng rời trước cảnh tượng kinh hồn

Nhưng tiếng cô thư ký

nghe vô cùng bình thản:

– Một ngày

chúng tôi

họp hai chục bận

phải đi hai cuộc họp một lần

biết tính sai, thôi đành cắt đôi thân

ở đây một nửa tới ngang hông

còn nửa kia đi họp hành nơi khác…”

Hình ảnh “nửa thân người ngồi họp” là một hình ảnh quái dị- nỗi ám ảnh nạn hội họp lu bù. Hóa ra, toàn bài thơ là một giấc mộng, giấc mộng nặng nề do cuộc sống thực nhàm chán, ức chế tràn vào giấc ngủ. Hình ảnh đó là một chi tiết có ý nghĩa bi – hài kịch. Phần kết thúc bài thơ là một suy nghĩ tỉnh táo với cảm hứng hăng hái xây dựng lại, điều chỉnh lại:

Kích động quá, không tài nào chợp mắt

trời đã sáng mờ

tôi đón ban mai với một khát khao:

“Ôi ! ước sao

được họp thêm một cuộc

để tìm phương thanh toán

các cuộc họp trên đời”.

Kết thúc bất ngờ và sáng tạo! Bài thơ gây một ấn tượng khó quên trong tâm trí người nghe, đặc biệt là khi tác giả đến đọc trực tiếp cho họ thưởng thức.

Để gây ấn tượng rõ nét, nhà thơ chủ ý chọn lọc ngôn từ. Maiakovski chọn từ ngữ theo nguyên tắc “vật thể hóa” hoặc “thực tại hóa”. Chẳng hạn, khi người ta nói “gậm nhấm” là chỉ loài chuột, gián nhưng Maiakovski viết “làn khói chiều gậm nhấm cuộc đời tôi”, hoặc “những vần thơ lấp lánh lưỡi lê”. Nói về Karl Marx đang hoàn thành những tác phẩm lý luận thiên tài, nhà thơ tưởng tượng:

” lúc chiếc cối trong đầu

xay tư duy mẻ cuối…”

Maiakovski quan niệm rằng thơ có nhiều loại với các chức năng khác nhau, giống như các loại xe ôtô. Thơ ông là loại xe tải chứ không phải xe du lịch.

Hồi đó, ở Nga có những người đòi vứt thơ ông ra đường phố, nhưng rồi thơ ông vẫn lặng lẽ đi vào lòng dân chúng và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

 NHỮNG CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA MAIAKOVSKI.

Thơ ca của ông xoay quanh hai vấn đề chính.

Một là: ca ngợi hệ tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của cách mạng tháng 10 và chủ nghĩa xã hội. Châm biếm, đả kích mọi kẻ thù của cách mạng và CNXH.

Chủ  đề thứ nhất :  thơ trữ tình công dân    

Trong mảng thơ này, tràn ngập một tình cảm lạc quan, trong sáng và chân thực. Thơ ông thể hiện một năng lực “nhìn thấy ở ngày hôm nay những sức sống vĩnh cửu sẽ vượt qua cái nhất thời”. Chính cái tầm nhìn “vượt qua thời đại” này tạo nên kích thước lớn lao trong tác phẩm. Ông có khả năng khám phá sâu sắc những nét đẹp cao cả, vĩ đại trong cái bình thường quen thuộc hàng ngày của cuộc sống xã hội chủ nghĩa buổi ban đầu.

Chủ  đề thứ hai: trào phúng.

Nhà thơ chia làm hai loại. Một cái “bàn chải hài hước” dùng để làm trong sạch nội bộ và một “cái chổi trào phúng” dùng để quét sạch rác rưởi ra khỏi nước cộng hòa. Maiakovski đã nói, làm thơ trào phúng châm biếm phải “kéo nước cộng hòa ra khỏi vũng bùn”. Thơ của ông đả kích mọi loại kẻ thù: từ tên phản động “tư sản Xô viết”, những kẻ quan liêu, đứa nịnh hót đặt điều đến kẻ thù lớn như chủ nghĩa đế quốc, những tay chính khách tư sản phản động.

Trong thơ Maiakovski, chất trữ tình công dân và chất trào phúng thường hòa lẫn với nhau, khó mà tách riêng xem xét yếu tố nào trội hơn. Nhưng lịch sử văn học Xô viết và những người yêu thơ vẫn coi Maiakovski là nhà thơ trào phúng lớn của thời đại.

                    Trường ca  “V.I. Lenin” (1924).

                   Tác phẩm ca ngợi sự nghiệp của Lênin, lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng tháng Mười vĩ đại. Bản trường ca được viết ngay trong những ngày nhân dân Liên Xô đang chịu tang Lênin. Maiakovski có chú tâm tránh xa những tác phẩm văn chương trên thế giới đã ca ngợi vĩ nhân của lịch sử. Ông lo sợ những lớn khuôn sáo, tán dương sẽ “làm vẩn đục tinh thần giản dị của Lênin”.

                   Maiakovski đã có những sáng tạo độc đáo, quan trọng:

                   Sáng tạo thứ nhất: nhà thơ không kể lại lịch sử một cách khách quan mà sống với lịch sử, sống cùng nhân vật:

                   Chẳng hạn khi viết về Lênin, nhà thơ nghĩ về Mac: (·)

Lúc chiếc cối trong đầu

xay tư duy mẻ cuối…

Lúc bàn tay sáp

hí hoáy hoàn thành…

tôi biết

Mác đã thấy

viễn cảnh Kremmlin

và Moskva

rực cờ công xã

                   Viết về Lênin, nhà thơ nghĩ  tới Đảng:

Đảng và Lênin

anh em sinh đôi

Mẹ lịch sử quí ai hơn ?

Con nào cũng xứng.

sáng tạo thứ hai: miêu tả, kết cấu tác phẩm theo cách: để cho tiểu sử nhỏ và tiểu sử lớn của Lênin lồng vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau.

Cuộc đời của cậu bé Volodia Ulianov ra đời ở thành phố Novoxibirsk năm 1870, nhưng tiểu sử của đồng chí Lênin thì lại bắt đầu từ “200 năm” trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời: (Ulianov là họ của Lênin).

“Ta đã rõ

cuộc đời Ulianov

đời ngắn ngủi này

rõ tận phút lâm chung (…)

Ta phải viết

viết một thiên sử mới

về đồng chí Lênin

đã có từ xưa

hai trăm năm trước”

Bài thơ thấm đượm một suy nghĩa nghiêm túc về lịch sử, cố gắng miêu tả cái tầm vóc vĩ đại và cái tất yếu lịch sử của sự nghiệp Lênin như một lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng vô sản. Lênin là con đẻ của lịch sử, là nhân vật của thời đại, là thiên sứ truyền lệnh và đòi thi hành lập tức: phá bỏ cái vật chướng ngại lớn trên đường đi của lịch sử: đó là chủ nghĩa tư bản già nua.

Mai sau

nhìn lại

những năm tháng lịch sử này

trước tiên ta thấy

vầng trán Lênin

đây đỉnh đèo rạng rỡ

chuyển sang thời công xã

bên kia

dốc nô lệ

ngàn vạn năm liền

Nhà thơ còn nhấn mạnh Lênin còn là một con người rất mực là người: khiêm tốn, giản dị, hiểu thấu lòng dân.

Sáng tạo thứ ba: bố cục độc đáo của tác phẩm.

Bản trưởng ca gồm 3 phần: phần 1 trữ tình, phần 2 tự sự dài nhất và phần kết thúc trữ tình. Bản trường ca này thể hiện một quá trình ý thức về nỗi đau để vượt qua nó.

Ở phần đầu, nỗi đau thương trước cái chết của Lênin là một tình cảm bản năng, tự phát, khiến ta cảm thấy bị đè nặng tâm hồn:

Điện tín

khàn khàn

tin điện buồn ngân mãi

lệ tuyết ròng ròng

hoen mí đỏ

lá cờ

những lá cờ rong

và đoàn người lũ lượt

như nước Nga

trở lại

thời du mục lang thang

Sang phần tự sự, người kể chuyện dần dần ý thức được rằng Lênin mất, nhưng sự nghiệp của Người không thể chết, học thuyết Lênin còn tiếp tục phát triển, dẫn dắt mọi người tiến lên phía trước. Vì thế, đến phần cuối, nỗi đau đã được ý thức, đã được “thanh lọc”, chuyển hóa thành một niềm tin đầy phấn chấn :

Tôi sung sướng

vang vang dòng hành khúc

cuốn tôi đi

người nhẹ bỗng lông hồng

trận hồng thủy

bước chân người rậm rạp

truyền sức mạnh lan vòng tròn tới tấp

càng lan

càng rộng

nhập vào tư tưởng nhân gian.

Trường ca “V.I.Lênin” của Maiakovski là một tượng đài ngôn ngữ độc đáo tương xứng nhất với thân thế, sự nghiệp và tư tưởng vĩ đại của Lê nin mà cho đến nay chưa có một công trình nghệ thuật nào vượt qua được.

Maiakovski là nhà thơ sống vì tương lai, với tương lai. Không ít tác phẩm lớn của ông thường chịu số phận long đong .Nhiều năm tháng qua đi người ta mới hiểu hết giá trị của nó. Một nhà phê bình Tiệp Khắc trước đây đã viết ” Nhân loại sẽ đi con đường của mình. Năm mươi năm nữa đến một ngã tư lịch sử nào đó, chúng ta sẽ gặp lại Maiakovski ngồi chờ chúng ta ở đấy từ lâu”.

Chương 9         MIKHAIL ALEXANDROVICH  SOLOKHOV

(Шолохов  Михаил  Алехандрович)

(1905-1984)

GIỚI THIỆU CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC

Mikhail Sholokhov xuất thân trong một gia đình viên chức nhỏ, địa chủ ở vùng Kozak Sông Đông. Bố là người Nga di cư đến đây, còn mẹ là một người phụ nữ nông dân Kozak . Về sau này, ông thường nói”Tôi tự hào rằng tôi là người yêu mến vùng Sông Đông thân thiết của tôi”. Thuở bé học ở trường trung học của trấn Vesenxkaia nơi mà về sau này, khi đã thành đạt, ông vẫn sống trọn đời.

Solokhov có trí tuệ thông minh sắc sảo và nghị lực phi thường. Chỉ trong vòng 20 năm, từ một cậu bé học hành dở dang bậc trung học trở thành viện sĩ hàn lâm của một đất nước rộng lớn có nền văn hóa cao, một nhà văn được giải Nobel văn học, vinh dự không dễ gì đạt được bằng con đường tự học. Tài năng văn học và phong cách nghệ thuật độc đáo của ông được khẳng định sớm. Nhà văn Xeraphimovich khi đọc những truyện ngắn đầu tay của ông đã phải thốt lên “Một con đại bàng non của thảo nguyên bất thần vỗ lên đôi cánh mênh mông”.

Năm Mikhail 12 tuổi thì Cách Mạng Tháng Mười, kế tiếp là Nội chiến, bùng nổ, đặc biệt gay gắt đẫm máu ở vùng Sông Đông. 15 tuổi, cậu đã hăng hái tham gia vào đội trưng thu lương thực, đi khắp vùng sông Đông. Cuộc đấu tranh giai cấp ác liệt ở đây đã để lại một ấn tượng thật sâu sắc trong lòng nhà văn tương lai. Đầu 1922, Nội chiến vừa kết thúc, Mikhail một mình lên thủ đô Moskva định xin vào học trường bổ túc công nông nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, anh đành phải kiếm việc làm để sống và tự học và bắt đầu viết văn. Làm đủ nghề, từ phu thợ nề, phu khuân vác, kế toán viên….

Đầu năm 1923, anh trở về sông Đông theo lời khuyên của một nhà thơ, để viết văn. Đầu năm 1925, tập truyện ngắn đầu tay ra đời mang tên “Truyện sông Đông”. Lần tái bản năm sau bổ sung thêm một số tác phẩm và tập truyện lấy tên là “Thảo nguyên xanh”. Năm 1926, lúc 21 tuổi, ông bắt đầu viết bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” (tới năm 1940 mới hoàn thành).

Năm 1930, khi đang viết tập 3 bộ tiểu thuyết này thì M.Sholokhov đồng thời bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” để phục vụ kịp thời công cuộc tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô.

Năm 1932, tập I “Đất vỡ hoang” ra đời. năm 1937, ông được bầu vào đại biểu quốc hội và liên tiếp làm công tác đó đến cuối đời.

Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên xô. Trong thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc chống phát xít (1941-1945) ông tình nguyện ra mặt trận làm phóng viên của báo Sự Thật. Viết nhiều bài chính luận, tùy bút, truyện ngắn về chiến tranh, trong đó có truyện “Khoa học căm thù” (đã được dịch sang tiếng Việt hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp). Cũng trong thời kỳ này, ông bắt tay viết bộ tiểu thuyết mới “Họ chiến đấu vì tổ quốc”. Tác phẩm này cho đến cuối đời không hoàn thành.

Sau chiến tranh, ông viết truyện ngắn nổi tiếng “Số phận con người” (1957) và hoàn thành tập II bộ tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” (1959).

            Do những cống hiến lớn lao của Mikhail Sholokhov cho nước Nga Xô viết nói chung và nền văn học Xô viết nói riêng, Nhà nước Liên Xô trước đây đã tặng ông nhiều huân chương và giải thưởng lớn về văn học. Ông là nhà văn duy nhất ở Liên Xô được dựng tượng đài khi còn sống. Sholokhov qua đời năm 1984 tại quê nhà bên bờ sông Đông êm đềm.

                   (Тихий Дон)

Đây là bộ tiểu thuyết sử thi gồm 4 tập (8 phần) viết về cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu ở vùng Kozak  sông Đông trong cuộc Cách mạng Tháng Mười và Nội chiến.

TÓM TẮT CỐT TRUYỆN

Gia đình Panchelay Melekhov ở làng Tartarsk là một gia đình trung nông. Ông Pancheley có 3 người con, 2 trai, 1 gái. Con trai cả Petro đã có vợ Đaria, con trai thứ 2 là Grigori chưa vợ và con gái út Đunhiaska độc thân. Câu chuyện diễn ra bắt đầu vào khoảng năm 1912 (2 năm trước cuộc chiến tranh thế giới lần I).

Grigori có thiện cảm và yêu Acxinia, người phụ nữ hàng xóm có chồng là Xtêphan. Nhân lúc chồng lên huyện luyện tập quân sự, nàng ở nhà lén lút đi lại với Grigori. Dư  luận bắt đầu xì xào. Acxinia lo sợ, rủ Grigori bỏ nhà đi nơi xa lập nghiệp, nhưng anh không đi. Xtêphan đang ở trại huấn luyện, nghe tin nhà, giận dữ gây sự đánh nhau với Petro (anh trai Grigori). Khi về nhà liền đánh đập vợ rất tàn nhẫn. Petro và Grigori nhảy qua hàng rào sang đánh can. Thù oán giữa hai gia đình bắt đầu từ đó. cuộc đời Acxinia vốn bất hạnh nay càng đau khổ hơn, nhất là khi biết Grigori miễn cưỡng nghe lời cha đi hỏi vợ. Ông Panchelay nhờ mụ mối đến nhà lão phú nông Corsunốp hỏi cô Natalia cho con trai. Natalia là một cô gái dịu hiền, trầm lặng được cả gia đình Melekhov chiều chuộng, nhưng riêng Grigori thì lạnh nhạt, chàng vẫn tìm cách gặp gỡ Acxinia. Lúc này Acxinia đã có mang. Hai người quyết bỏ nhà đi tới một làng xa, xin ở làm công cho nhà lão địa chủ Lisyniski có con trai là sĩ quan Nga hoàng thường vắng nhà. Acxinia làm hầu phòng,  làm xà ích (đánh xe ngựa). Ở quê, Natalia buồn khổ, viết thư cho chồng mong anh trở về nhưng vô hiệu. Chiến tranh nổ ra, Grigori nhận được lệnh nhập ngũ, ông già Panchelay đến thăm con, chuẩn bị giục giã anh lên đường. Acxinia lúc đó sinh con gái. Đại đội lính Nga hoàng trong đó có  ra mặt trận đánh nhau liên miên. Grigori một lần cứu sống một viên trung tá, nên được tặng huân chương Thánh Gioóc. Ở nhà, Natalia tìm gặp Acxinia đòi trả lại chồng, nhưng bị từ chối phũ phàng. Đứa con của Acxinia chết vì bệnh.

Grigori bị thương vào mắt, phải nằm viện. Sau khi ra viện, chàng về phép thăm Acxinia. Biết rằng lúc này Acxinia đã dan díu với tên trung úy Litxưnhitski con trai chủ nhà do hắn cố tình quyến rũ. Grigori trên đường chở tên trung úy bằng xe ngựa ra ga, chàng đánh hắn một trận nên thân rồi bỏ về nhà với Natalia. Cả nhà vui mừng. Hết hạn nghỉ phép, Grigori lại ra trận và không nguôi buồn nhớ Acxinia. Ở nhà, Natalia sinh đôi 1 trai 1 gái. Cách mạng tháng Mười bùng nổ, binh lính rã ngũ lũ lượt trở về làng.

Grigori đã bỏ hàng ngũ Nga hoàng chạy sang sang hàng ngũ  quân đội Bolsevich. Chàng được phong thiếu úy, đại đội trưởng, sau là tiểu đoàn trưởng cách mạng. Trong một lần chứng kiến viên chỉ huy trung đoàn giận dữ bắn giết, tàn sát tù binh mà chàng can ngăn không được. Chàng rất căm ghét y và tinh thần cách mạng của chàng lại dao động. Trong một trận đánh, bị thương vào đùi. Ra viện, Grigori trở về nhà thăm gia đình, vợ con. Gặp tên Ixvarin tuyên truyền về “thuyết tự trị” của dân vùng Kozak, anh lại hoang mang và rời bỏ hàng ngũ cách mạng. Bọn phản động nổi dậy ở làng, sau đó hồng quân kéo đến, khôi phục lại chính quyền Xô viết xã. Miska Cosevoi vốn là bạn thân cũ của Grigori nay là phó chủ tịch ủy ban cách mạng thôn. Dunhiaska (em gái của Grigori) yêu Cosevoi. Chàng cựu binh Grigori lại bỏ làng đi theo quân bạch vệ làm trung đoàn trưởng rồi lên cấp sư đoàn trưởng, chỉ huy một sư đoàn quân phiến loạn. Bọn sĩ quan gốc quí tộc khinh bỉ anh ra mặt vì biết anh là nông dân thiếu học vấn, Grigori cũng rất căm ghét bọn này.

Grigori cho người về tìm Acxinia, đón nàng đi theo anh. Ở nhà, Natalia lại có mang. Nghe tin chồng, nàng rất đau khổ, bèn tìm cách phá thai, rồi chết vì bệnh. Grigori lại trở về nhà trong tâm trạng buồn chán. Hồng quân chuyển sang thế phản công mạnh, Grigori theo họ ra trận, sau bị bệnh thương hàn nên trở về nhà. Chị dâu Đaria (vợ Petrô) sau một chuyến đi dân công dài ngày, bị bệnh nặng đã tự trầm mình trên sông Đông. Ông già Pancheley cũng được bọn phản cách mạng huy động ra phục vụ mặt trận mà chết. Chồng Acxinia là Xtephan cũng đã chết trận. Petro bị Mitska Cosevoi xử bắn sau một trận đánh. Cosevoi từ mặt trận trở về nhà thăm người yêu, bị bà Melekhov phản đối vì đã giết con trai bà. Nhưng Đunhiaska cố gắng thuyết phục mẹ. Hai người làm lễ cưới ở nhà thờ. Còn bà Melekhov nghe tin Grigori sắp trở về, chờ mãi, rồi ốm chết, không gặp con. Acxinia đón hai con Grigori – Natalia về nhà nuôi.

Côsêvôi lúc này làm chủ tịch cách mạng thôn. Grigori trở về nhà gặp Cosevoi và tâm sự “Bây giờ mình chán cả cách mạng lẫn phản cách mạng, chỉ muốn sống yên với hai con”. Nhưng chủ tịch Cosevoi bảo anh phải lên trấn để đầu thú. Dọc đường lên trấn, anh gặp Phomin nay là trùm thổ phỉ thuyết phục anh đi theo hắn. Sống với bọn thổ phỉ ít lâu, anh chán nản, bỏ trốn về làng đón Acxinia cùng đi xa. Dọc đường gặp một đội tuần tra cách mạng, hai người bỏ chạy, Acxinia trúng đạn, chết. Chôn cất nàng xong, anh lại lang thang trên đồng cỏ, gặp bọn đào ngũ, chúng đưa anh về hang ẩn trốn.

Bây giờ chỉ còn mái nhà êm ấm và mấy người thân ít ỏi  ở quê hương Sông Đông hàng đêm réo gọi thôi thúc anh quay về.

Một buổi sáng mùa xuân, Grigori đi trên lớp băng đã thủng lỗ chỗ trên mặt sông Đông, ném hết súng đạn xuống dòng sông, chùi tay vào vạt áo, rồi bước những bước dài về phía nhà mình. Đến gần cổng, nhìn thấy thằng bé Misatka, con trai anh đang một mình nhặt từng miếng tuyết nhỏ ném chơi, chàng vội quỳ xuống hôn hai bàn tay hồng hồng, lạnh buốt của con, nghẹn  ngào gọi mấy tiếng “con , con”… rồi chàng bế thằng con trai lên. Chàng hỏi:

– Ở nhà như thế nào hở con?… cô và Poliusca còn sống, còn khỏe không ?

Vẫn không nhìn bố, thằng bé khẽ nói:

– Cô Đunhiaska vẫn khỏe, nhưng Poliuska đã chết hồi mùa thu…vì bệnh yết hầu. Còn chú Mitska thì đi bộ đội….

Thế là cái ước mơ nhỏ nhoi của Grigori trong bao đêm không ngủ đã được thực hiện. Chàng đứng bên ngoài cổng ngôi nhà thân yêu, bồng thằng con trên tay….

Đây là tất cả những gì trong đời còn lại được cho chàng, nó tạm thời còn gắn bó chàng với mảnh đất, với  toàn bộ cái thế giới bao la đang hiện lên rạng rỡ dưới ánh mặt trời lạnh lẽo.

Đó là cảnh cuối cùng khép lại bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”.

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Sự trả giá nặng nề cho những lầm lạc lịch sử của nhân dân Kozak trong khi tìm kiếm chân lý cuộc sống trước bước ngoặt lịch sử của thời đại là chủ đề chính của bộ tiểu thuyết sử thi

Đan xen vào chủ đề chính còn có chủ đề thứ hai được thể hiện qua mối tình say đắm tự do giữa Acxinia và Grigori, cái chủ đề thể hiện ý thức chống đối tập tục phong kiến lạc hậu thời  Nga hoàng vừa phản ánh xung đột cá nhân giữa đam mê và nghĩa vụ.

Nếu chủ đề thứ nhất nhằm bao quát và thể hiện cái bi kịch đẫm máu của một cộng đồng và mở ra chiều rộng hoành tráng anh hùng ca của tác phẩm thì chủđề thứ hai nhằm thể hiện cái bi kịch cá nhân mang bóng dáng bi kịch xã hội, tạo ra chiều sâu tâm lý, làm cho âm sắc cuộc sống thêm phong phú, chân thực, sinh động dù đó là cuộc sống bão táp của những sự kiện đẫm máu.

(Chủ đề thứ nhất làm nên tính sử thi, chủ đề thứ hai xác định tính chất tiểu thuyết, nhưng hai chủ đề này xuyên thấu mật thiết lẫn nhau).

Để thực hiện hai chủ đề trên một cách trọn vẹn, Solokhov đã tìm ra kiểu kết cấu thích hợp . Nội dung tác phẩm gồm nhiều sự kiện, biến cố, nhân vật, nhưng bắt đầu từ một điểm cụ thể : Gia đình Melekhov ở làng Tatarsk, từ đó mở ra theo vó ngựa rong ruổi của nhân vật chính Grigori như một đường tròn xoáy ốc đến độ cực lớn, vòng xoáy nhỏ lọt trong vòng xoáy lớn: cả nước Nga chìm ngập trong khói lửa Nội chiến. «Vòng xoáy nhỏ Grigori»  thỉnh thoảng lại trở về điểm xuất phát ban đầu: Gia đình nhà Melekhov suy tàn dần cùng những buồn vui chồng chất của làng thôn Tartaxk bên bờ sông Đông.

Kết cấu tác phẩm như vậy giúp ta hình dung được rõ nét cái ác liệt dữ dội của cơn bão táp cách mạng và Nội chiến vùng Sông Đông và cái nhịp độ căng thẳng khẩn trương của cuộc sống cùng nhịp với nội tâm, tâm lý nhân vật. Nhân vật không có nhiều thời gian để băn khoăn, do dự mà cần phải lựa chọn dứt khoát khẩn trương. Gia đình Melekhov gồm có 9 người, sau cơn bão táp cách mạng chỉ còn 3 mà trên thực tế chỉ còn 2 (Đunhiaska và cậu bé Mitska), còn  đến đây coi như kết thúc số phận nhân vật của mình trong lịch sử. Ngoài ra còn rất nhiều con người trẻ trung, yêu đời, nhiều khả năng và ước mơ, đã vĩnh viễn nằm xuống ở những vùng đất xa lạ hoặc ngã gục ngay trên bờ sông Đông.

Dòng sông êm đềm đã bao lần nổi sóng dữ dội, và giờ đây như câu hát dân ca của người Kozak mà tác giả đã đưa vào để làm đề từ cho nhiều chương sách:

– Hỡi sông Đông êm đềm, cha thân yêu của chúng ta, cha hỡi !

Hỡi sông Đông êm đềm , vì đâu ?

Vì đâu sóng người ngầu đục.

– Ôi, dòng sông Đông ta chảy sao khỏi đục !

Từ dưới đáy ta, đáy sông Đông êm đềm

chảy ra những dòng nước giá

Trong lòng ta, lòng sông Đông êm đềm, cá trắng quẫy ngầu.

– Sông Đông êm đềm trào dâng

vì nước mắt những người làm mẹ làm cha

Trong suốt bộ tiểu thuyết này, dòng Sông Đông luôn luôn ẩn hiện như một nhân vật đặc biệt, sống cùng các nhân vật, chứng kiến và chia sẻ niềm vui, nỗi đau cùng những sự thăng trầm của bao nhiêu số phận, trong đó có mối tình say đắm, ngang trái và mãnh liệt của hai nhân vật chính Grigori và Acxinia. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn đặt tên cho bộ tiểu thuyết sử  thi của mình là “Sông Đông êm đềm “.

Dòng sông Đông trong tác phẩm khi trong khi đục, lúc êm đềm khi dữ dội là biểu tượng của sức mạnh lương tri, là ký ức lịch sử và là bản anh hùng ca bất tuyệt của cộng đồng người Kozak trong thời điểm lịch sử của cuộc tái hòa nhập vào cộng đồng dân tộc Nga vĩ đại của mình, cái giá phải trả cho sự lầm lạc lịch sử này quả là rất lớn: những tổn thất về nhân mạng, sự khủng hoảng về niềm tin và chân lý trước sự phản trắc của những kẻ cầm đầu phản cách mạng. Thể hiện tập trung sâu sắc và sinh động cái lầm lạc lịch sử qua hình tượng nhân vật Grigori Melekhov.

Grigori- nhân vật bi kịch lịch sử

Ngay từ những chương đầu, đã xuất hiện Grigori, một thanh niên khỏe mạnh, đẹp đẽ, tính tình thẳng thắn, cương nghị, chân thành với mọi người. Anh là người gan dạ, yêu thích lao động và có cuộc sống nội tâm khá tinh tế, dễ rung động trước những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Trong một buổi đi cắt cỏ, anh nâng niu trên tay, vẻ mặt ân hận xót xa con chim  nhỏ non nớt bị lưỡi hái của anh chém phải, khiến người đọc cảm nhận được tính nhân hậu của anh. Có một nét đáng chú ý trong tính cách Grigori đó là cái định kiến xấu xa với người “ngoại bang”, tức là những người không có nguồn gốc Kozak.

Tóm lại, Grigori là một con người có tính cách mạnh mẽ, phong phú, rất đàn ông, tiêu biểu cho nét đẹp truyền thống của người Kozak Sông Đông. Có nhận xét cho rằng Grigori có một nét tính cách đáng chú ý là tính chao đảo, thiếu kiên định, mang tính chất giai cấp trung nông (giai cấp trung gian giữa bần nông và phú nông). Đó là nhận xét theo quan điểm chính trị, cũng là một cách cảm thụ. Song trong văn học nghệ thuật, một hình tượng nghệ thuật có sự phong phú hơn. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí chính trị và đấu tranh giai cấp thì chưa đủ, chẳng hạn khi người đọc cảm thụ hình tượng “sông Đông”… Nhân vật Grigori quả có sự ngả nghiêng giữa hai trận tuyến: cách mạng và phản cách mạng. Bi kịch của đời anh chính là tình trạng chạy qua chạy lại giữa hai trận tuyến. Cái động lực bên trong thúc đẩy anh hành động không phải là ý thức thành phần trung nông của mình, mà là ý thức về chủng tộc dòng máu Kozak của mình trên đường tìm kiếm chân lý.

Những nét tính cách Grigori được bộc lộ dần trong cuộc sống đầy những biến động chính trị xã hội phức tạp, đồng thời anh khao khát một cuộc sống tự do, hạnh phúc theo quan niệm của dân chúng sông Đông.

Sự việc bắt đầu từ cuộc gặp gỡ Acxinia trên bờ sông Đông, khi Grigori ra sông cho ngựa uống nước. Vẫn là người phụ nữ láng giềng lặng lẽ, nhẫn nhục ấy nhưng hôm nay, lần đầu tiên Grigori thấy nàng đẹp và hấp dẫn, chàng còn động lòng trắc ẩn trước cuộc sống bất hạnh của Acxinia hàng xóm, trong anh bỗng bừng lên cảm giác yêu thương. Và thế là thiên tình sử đậm đà hương vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay, nước mắt của họ mở đầu, rồi trải ra theo suốt chiều dài và chiều sâu tác phẩm. Khi bão táp cách mạng và Nội chiến dồn dập kéo tới vùng Sông Đông cuốn hút các tầng lớp nhân dân Kozak vào vòng xoáy của nó thì đôi tình nhân này cùng bị cuốn theo. Cái thành kiến chủng tộc ở Grigori thực sự trỗi dậy, chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong quá trình gian nan đi tìm chân lý cuộc sống.

 Trong 8 phần của cuộc sống thì phần thứ 5 (quyển 5) là đỉnh điểm mà Grigori đã đạt tới trong cuộc tìm kiếm chân lý: Đó là lúc anh làm chỉ huy phó trung đoàn hồng quân dưới quyền Potchenkov – một đảng viên cộng sản. Trong ba phần cuối, cuộc sống của Grigori là quá trình đi xuống không thể kìm hãm được, để rồi cuối cùng tự biến mình thành một tên thổ phỉ bất đắc chí sống lẩn lút mà vẫn không sao thoát khỏi sự trừng phạt của chính lương tri mình. Hình ảnh sông Đông vào một buổi sáng tháng ba, khi lớp băng trên sông đã thủng lỗ chỗ dưới vầng mặt trời lạnh lẽo và hình ảnh Grigori bế thằng bé Mitska trên tay có một ý nghĩa khái quát, lớn lao và sâu sắc. Nó báo hiệu sự sụp đổ, tan rã nhanh chóng, hoàn toàn của lớp băng giá đè nặng trên dòng sông suốt cả mùa đông dài, nay sắp trôi vào quá  khứ…Và một mùa xuân ấm áp sẽ đến, dù là dưới “vầng mặt trời” còn “lạnh lẽo”. Cuộc đoàn tụ giữa người cha hối hận trước đứa bé hồn nhiên thơ dại trong một bối cảnh thật xúc động lòng người có sức gợi mở trong tâm hồn người đọc bao điều đáng suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, về số phận con người.

Hình tượng Grigori được coi là sự trả giá nặng nề cho những sai lầm trong hành trình đi tìm chân lý lịch sử và đồng thời là sự sụp đổ một nhân cách mang đầy tính bản năng mù quáng. Cuộc sống tình yêu và hôn nhân của Grigori mặc dù hướng tới một tình yêu chân chính song vẫn thất bại, chủ yếu do sai lầm của anh trong việc chọn đường.

NHÂN VẬT ACXINIAbi kịch tình yêu, bi kịch xã hội

Đây là một trong hai nhân vật chính của tác phẩm. Nhân vật chính thể hiện chủ đề thứ hai của bộ tiểu thuyết. Acxinia cũng xuất hiện ngay từ những chương đầu. Đó là một thiếu phụ đẹp, thông minh, nhạy  cảm và có cá tính mạnh mẽ. Trải qua những bất hạnh gia đình  và biến cố xã hội, nàng càng thể hiện một cuộc sống tâm hồn đẹp, phong phú , tế nhị. Số phận của nàng thật nghiệt ngã, bất hạnh ngay từ thời thiếu nữ. Cô bé Acxinia 16 tuổi đã bị ông bố đánh xe ngựa nghiện rượu cưỡng hiếp trong một cơn say. Mẹ và anh nàng đã nổi cơn điên đánh chết bố nàng. Rồi nàng bị gả bán cho Xtephan, một gã nông dân cục cằn thô lỗ, hắn xem nàng như một con vật, nàng rất  căm ghét và chán nản, nhưng đành phải phục tùng chồng. Bởi vì nàng đã bị những nỗi đau mà hoàn cảnh giáng xuống từ quá sớm. Nhưng rồi với tính cách mạnh mẽ tiềm ẩn, đến một lúc nào đấy, Acxinia sẽ bừng dậy giành lấy tình yêu của mình và quyết bảo vệ nó. Cái cơ hội ấy đã đến khi nàng “phát hiện” ra chàng trai Kozak Grigori. Nàng thấy anh đã trưởng thành, bằng chứng là anh bắt đầu biết trêu chọc và tán tỉnh nàng tuy có vẻ bâng quơ, đùa chơi. Và ngay lúc ấy, trên bờ sông, nàng chỉ nói một câu nhưng chứa đầy ngụ ý: ”Anh còn trẻ lắm, đừng lấy vợ vội”. Nàng đã chọn Grigori để trao gởi tình cảm và tìm chỗ dựa hạnh phúc, hẳn không phải là ngẫu nhiên.  Đối với  nàng, đây là mối tình đầu thật sự đã được chuẩn bị kỹ càng.

Hai tâm hồn, hai tính cách ấy đã gặp gỡ nhau khi lửa tình yêu bốc cháy thì không còn sức mạnh nào dập tắt nổi. Mối tình của hai người đã trải qua nhiều chướng ngại gian nan, ngọt ngào chen lẫn đắng cay, do hoàn cảnh và cũng do chính họ gây ra nữa, trải qua bao lận đận mà tình yêu chẳng bao giờ lụi tắt trong lòng họ.

Tình yêu là tất cả, là lẽ sống duy nhất đối với Acxinia.  Do đó nàng cố sức bảo vệ, giành giật thật quyết liệt. Nàng thẳng thắn nói với Natalia khi cô đến yêu cầu trả chồng cho cô :

Nếu chị đủ sức thì cứ kéo anh ấy về, bằng không cũng xin đừng giận. Tôi không dễ dàng buông tha Grisa đâu. Tuổi tôi không còn trẻ nữa, và mặc dù chị gọi tôi là con đĩ, nhưng tôi không phải là ả Đasca nhà chị, tôi vốn không bao giờ đùa giỡn với những việc như vậy đâu. Chị còn có con, chứ  tôi … thì chỉ có Grisa (tên thân mật của Grigori) trên đời này thôi ! Người đầu tiên và là người cuối cùng đấy!

Hình tượng Acxinia là sự bừng tỉnh của một tâm hồn bị chà đạp, một hành động thách thức quyết liệt táo bạo đối với số phận, đối đầu với các tập tục lạc hậu, bất công lâu đời của xã hội Kozak mà bao nhiêu phụ nữ phải gánh chịu, nhưng nàng phải trả giá đắt cho sự thách thức ấy.

Acxinia bước vào tình yêu say đắm với Grigori như một người có ý thức, có nghị lực vươn tới tự giải phóng mình về mặt đạo đức, luân lý. Acxinia là một số phận đáng thương, một tính cách không đáng khinh ghét mà đáng được tôn trọng, thông cảm. Mặc dù dưới ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Sholokhov, đôi khi nhân vật có thể khiến độc giả thất vọng, nghi ngờ, khi nàng dan díu với tên trung úy quí tộc Lisyniski hoặc khi nàng nói lời tàn nhẫn với Natalia. Những khuyết tật của nhân vật này trong những hoàn cảnh có thể thông cảm được .

Trong văn học Nga thế kỷ XIX đã có không ít nhân vật nữ có cá tính mạnh mẽ, có hành động thách thức số phận và môi trường xung quanh như Anna Karenina trong tác phẩm cùng tên của L.Tolstoi. Khi đọc những trang miêu tả Acxinia, người đọc sẽ liên tưởng ngay đến các nhân vật khác. Có sự khác nhau cơ bản là Acxinia không phải là phụ nữ quí tộc thượng lưu có học thức. Nàng là phụ nữ nông dân nghèo khổ, không được học hành, lại chịu nhiều đau khổ, vùi dập. Vì thế, trong cái hành động phản kháng của nàng, ngoài sự phẫn uất của một tâm hồn phụ nữ bị chà đạp, còn có sự gào thét bất bình của bản năng giai cấp ở nàng. Điều này càng làm cho cuộc đấu tranh giai cấp ở mảnh đất  sông Đông thêm đa dạng, giàu âm sắc.

Lần đầu tiên trong văn học Xô viết xuất hiện hình tượng phụ nữ nông dân đẹp, có đời sống lý tưởng không đơn sơ và gây được ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc như vậy. Đây cũng là một đóng góp đáng kể của thiên tài Sholokhov.

Ngoài hai nhân vật chính còn có khoảng 300 nhân vật có tên tuổi, tính cách, trong đó một số nhân vật lịch sử như các viên tướng bạch vệ được ngòi bút khắc họa sinh động rõ nét.

Trong các nhân vật Bonsevich, Solokhov chú trọng  xây dựng hình tượng nhân vật Mitska Cosevoi là nhân vật tương phản với Grigori. Hai người vốn là bạn cùng làng, chơi với nhau từ nhỏ, cùng dự các buổi “học chính trị” do Stocman tổ chức. Khi cách mạng và Nội chiến xảy đến, hai người dần dần đứng vào hai trận tuyến đối địch, trở thành hai kẻ thù. Rốt cuộc, Mitska trở thành em rể của Grigori và góp phần gánh vác cơ ngơi nhà Melekhov và đại diện cho chính quyền Xô viết mới ở làng Tartask. Còn Grigori thì sau bao năm tháng thăng trầm, chỉ còn biết sống nốt phần đời còn lại lặng lẽ ở làng quê. Sự thay đổi vị thế trong cuộc sống của hai nhân vật này mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Những định kiến chủng tộc sai lầm đã bị phá sản, thế giới cũ đã sụp đổ, sức mạnh và lẽ phải thuộc về phía cách mạng.

Trong khi phần lớn những người trong gia đình Melekhov tiêu biểu cho dĩ vãng tối tăm và lầm lạc của người Kozak thì Dunhiaska được nhà văn miêu tả là cô thiếu nữ tiêu biểu cho tương lai của nhân dân vùng Sông Đông. Cô này cuối cùng đã đi theo con đường khác hẳn. Sự phản đối lịch liệt của cha mẹ không lay chuyển được mối tình chung thủy của cô với Mitska Cosevoi chiến sĩ Bonsevich cũng là dân Kozak  .

Trở lại với Grigori Melekhov nhân vật chính thứ nhất của bộ tiểu thuyết. Anh là một trong những nhân vật điển hình đậm nét nhất trong văn học thế giới, đồng thời là một trong những nhân vật phức tạp nhất của văn học Nga Xô viết. Tính phức tạp của nhân vật này đã gây nên những cuộc tranh luận dữ dội trong giới văn học Xô viết. Ở nước ngoài, đặc biệt ở Trung Quốc, những năm 60, giới phê bình Mao-it (Maoism) sặc mùi giáo điều đã tìm mọi cách xuyên tạc nội dung tư tưởng của “Sông Đông êm đềm” và bản chất của hình tượng Grigori.

Để hiểu được tư tưởng nhân đạo cao cả của tác phẩm, cần nắm được bản chất thẩm mỹ của xung đột có tính bi kịch trong nhân vật Grigori  sẽ tránh được lối phê bình công thức, giáo điều.

Nhà văn M.Solokhov đã từng nói “Tôi muốn thể hiện trong Grigori khát vọng của một con người”. Và mặc dù Grigori mắc sai lầm, nhưng không cần phải miêu tả như một nhân vật tiêu cực (hoặc phản diện). Mặc dù sai lầm, nhân vật này vẫn chiếm được trái tim của hàng triệu độc giả. Nhân vật Grigori vẫn là một điển hình về con người đẹp  thất bại nhưng biết trở về .

Trên đường đi tìm chân lý, Grigori bộc lộ một nhân cách trung thực, dũng cảm và cao cả. Nhưng cuối cùng, cái bản chất Kozak đưa vào bằng sữa mẹ, được nuôi dưỡng suốt cuộc đời, đã thắng cái chân lý vĩ đại của nhân loại. Đó là nguyên nhân chủ yếu, dẫn tới kết cục bi kịch của Grigori.

Nhưng với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo (hoặc nghiêm ngặt), nhà văn còn miêu tả cả những sai lầm, ấu trĩ trong công tác lãnh đạo của một số cán bộ, sĩ quan cách mạng như Pochenkov, Koliarov và Cosevoi… qua đó lý giải một số nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin, hành động sai lầm của Grigori và những người trung nông Kozak.

Grigori đã tự rời bỏ hàng ngũ thổ phỉ (tàn quân), từ chối chạy theo bọn lưu vong ra nước ngoài, chàng trở về quê hương, mặc dù biết mình mắc nhiều tội lỗi với cách mạng, và chàng còn mang nặng trong tim biết bao đau đớn và tang tóc. Bởi vì chàng vẫn như xưa, quyến luyến khát khao vô cùng cuộc sống lao động, đất trời cỏ cây nơi quê hương bên dòng Sông Đông đang trở lại êm đềm.

Tấn bi kịch của Grigori mặc dù vang lên âm hưởng u buồn cay đắng, nhưng âm hưởng bi kịch đó không thể nào lấn át được âm hưởng lạc quan tươi sáng vang lên từ bối cảnh lịch sử Nội chiến đã kết thúc, mở ra những viễn cảnh sáng tươi, rực rỡ.

VÀI NÉT VỀ THI PHÁP “SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM”

Trong phong cách tiểu thuyết hiện thực XHCN còn có hai yếu tố cơ bản là sử thibi kịch làm nên bộ tiểu thuyết này.

Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học thế giới, hai thể loại lớn này được tập hợp lại để tạo nên một cấu trúc tiểu thuyết độc đáo và sâu sắc.

Về thể loại bi kịch, Solokhov tiếp thu thành tựu của văn học Phục hưng, trước hết là Shakespeare. Nhà văn nắm bắt được đặc điểm gần giống nhau giữa thời đại Phục hưng và thời đại cách mạng vô sản khi nhân loại đi tới một bước ngoặt lịch sử to lớn và quyết định. Hai thời đại này có sự giống nhau ở tính chất quyết liệt trong xung đột giữa cái cũ và cái mới, ở đây là chiều sâu của cuộc cách mạng ý thức hệ. Chính những tính cách bi kịch kiểu Shakespeare đã được phát triển trở thành yếu tố thẩm mỹ nổi bật ở Sông Đông êm đềm. Các thủ pháp bi kịch được vận dụng một cách thấu triệt trong tiểu thuyết này. Nghệ thuật bi kịch đã thể hiện sâu sắc ý nghĩa lịch sử và thời đại trong số phận của tính cách Grigori. Nếu các nhân vật bi kịch Hamlet, Romeo và Juliet, Macbeth, King Lear… đã trở thành nhân vật điển hình của thời đại Phục hưng thì Grigori điển hình cho thời kỳ hiện đại, khi nhân dân lao động đang từ trong bóng tối bước vào buổi bình minh đẹp nhất của nhân loại – thời kỳ họ  bắt đâu làm chủ vận mệnh của mình.

Tấn bi kịch không chỉ thể hiện rõ  nhất ở Grigori mà còn được khắc họa ở số phận của cả gia đình Melekhov, Cosevoi và cả những nhân vật chiến sĩ cách mạng khác, nói rộng ra, tấn bi kịch bao trùm cả cộng đồng dân Kozak ở Sông Đông.

Tuy vậy, thời đại Cách Mạng Tháng Mười có khác biệt cơ bản  so với thời đại Phục Hưng ở chỗ: thời đại sau đã mở ra triển vọng và đặt cơ sở thực tiễn cho việc giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong quan hệ xã hội có giai cấp. Chưa bao giờ  nhân dân lại có vai trò to lớn đối với công cuộc sáng tạo lịch sử như trong cuộc cách mạng vô sản. Thời đại mới đòi hỏi một cách bức thiết vai trò  nghệ sĩ nói lên khát vọng chí hướng của thời đại, khơi dậy sức sáng tạo vô tận của quần chúng. Sholokhov đã là người nghệ sĩ như vậy. Ông vừa tiếp thu nghệ thuật bi kịch nhưng cũng biết rõ giới hạn của nó. Kết cấu bi kịch của Shakespeare không hàm chứa được nội dung quá trình cải tạo thế giới quan và sự trưởng thành của  nhân dân lao động. Mâu thuẫn bi kịch của Grigori (với tư cách đại diện quần chúng nhân dân) không thể bị giới hạn phạm trù bi kịch cá nhân hay gia đình, nó phải cuốn hút vào dòng thác sử thi sôi sục và rộng rãi. Chính nhờ sự kết hợp sử thi và bi kịch mà tác phẩm bi kịch ấy tìm ra hướng giải quyết tích cực, lác quan và tươi sáng. Nhân vật bi kịch Grigori dù phải chịu nhiều tổn thất và cay đắng nhưng không tuyệt vọng như hoàng tử Hamlet của Shakespeare. Trong cảnh kết thúc của tiểu thuyết. Nhân vật Grigori bồng đứa bé trên tay – chú bé Misatka, sẽ là tương lai của chàng, và chẳng có gì cản trở Grigori tiếp tục hòa mình vào thế giới mới. Do sự  kết hợp giữa sử thi và bi kịch, bộ tiểu thuyết đồ sộ đạt được những phẩm chất cơ bản sau đây:

  • Phản ánh hiện thực rộng rãi xoay quanh các biến cố lớn.
  • Hiện thực ấy được lý giải bởi nguồn gốc lịch sử vừa mở ra triển vọng tương lai.
  • Có chiều sâu triết lý và tâm lý.

Trên đây là yếu tố thi pháp của tiểu thuyết Sông Đông êm đềm xét về mặt “tư tưởng thể loại” . Bên cạnh đó còn có những sáng tạo thi pháp khác nữa, chẳng hạn “thi pháp thiên nhiên” trong “Sông Đông êm đềm”…. Thi pháp tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” sẽ còn tiếp tục vận động và phát triển trong bộ tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” và truyện ngắn sử thi “Số phận con người” để hình thành ổn định, rạng rỡ một thi pháp Solokhov, đại biểu ưu tú của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đã được cả thế giới thừa nhận.

TRUYỆN  NGẮN “SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 (Судьба Человека)

Khi thiên truyện này được đăng  trên báo Sự Thật ngày 31/12/56 nó trở thành một sự kiện làm rung chuyển văn đàn Liên xô.

Nhà văn tiếp tục giới thiệu hình tượng người anh hùng kiểu mới–nhân vật Andrey Socolov. Qua cuộc đời đầy đau thương, mất mát và những chiến công của anh lính Socolov, nhà văn đặt ra vấn đề nóng bỏng và bức thiết đối với con người trên toàn bộ hành tinh chúng ta: “Nhân loại có thể chiến thắng đau thương và mọi sự tàn phá, hủy diệt do chủ nghĩa phát xít và các thế lực đen tối khác gây nên hay không? Con người có thể vượt qua hậu quả chiến tranh để phục hồi cuộc sống thanh bình trên đống hoang tàn của chiến tranh khốc liệt hay không?”. Hình tượng Socolov đã trả lời vấn đề này một cách tích cực và khẳng định với âm hưởng lạc quan đầy sức mạnh.

“Số phận con người” với tư cách là một truyện ngắn dài hơn 30 trang sách, nhưng tác giả không chú ý xây dựng một chi tiết hạt nhân nào như lẽ thường mà sáng tạo hàng loạt tình tiết xâu chuỗi với nhau làm thành một cốt truyện phong phú – dài hơi, có dáng dấp tiểu thuyết. Từ đó, giới phê bình gọi đấy là một “truyện ngắn sử thi”.

Trên cơ sở thi pháp hoàn chỉnh và độc đáo mở ra từ Sông Đông êm đềm, xuyên qua Đất Vỡ Hoang, Solokhov tiếp tục tư tưởng nghệ thuật của mình và tạo ra một đỉnh cao mới với truyện ngắn”Số phận con người”.

Vẫn duy trì kết cấu tiểu thuyết sử thi, nhà văn đặt toàn bộ nội dung vào trong một kết cấu “nhạc giao hưởng cổ điển” (cũng gọi là bản giao hưởng anh hùng) khá lý thú. Một bản giao hưởng có thể gồm 2 phần : phần giáo đầu và phần kết thúc và 3 chương chính. Truyện “Số phận con người” cũng có các phần tương đương như vậy. Nôi dung 3 chương miêu tả cuộc đời gian nan của nhân vật chính Socolov, đồng thời, mỗi chương vẫn là một câu chuyện trọn vẹn.

Có hai chủ đề xuyên suốt các chương đó là: chủ đề bi thương và chủ đề anh hùng. Hai chủ đề này đan xen, đối chiếu và xung đột với nhau.

Trong chương I, Socolov vượt qua những thử thách gian nan để chiến đấu thời kỳ Nội chiến và lao động trong những năm phục hồi kinh tế. Cha mẹ và anh chị em Socolov đều bị chết đói, chỉ có một mình anh đứng vững được. Dần dần anh xây dựng nên một gia đình mới, hạnh phúc, có nhà cửa, có vợ hiền và ba đứa con ngoan ngoãn, thông minh.

Sang chương II, chiến tranh vệ quốc bùng nổ, Socolov từ giã vợ con ra tiền tuyến. Trong chiến trận, không may anh và nhiều đồng đội bị quân phát xít bắt làm tù binh. Anh đã phải chịu đựng biết bao sự tra tấn, chà đạp tàn bạo khủng khiếp của kẻ thù…. Nhưng anh khôn khéo chiến thắng, chạy trốn khỏi trại tù binh trở về đơn vị hồng quân lại còn lập thêm chiến công : bắt sống một tên thiếu tá phát xít đem về đơn vị.

Về tới đơn vị, Socolov lại nhận được tin đau đớn nhất : trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng người vợ và hai đứa con của anh …

Qua chương III, một niềm vui lớn lại sưởi ấm cuộc đời giá lạnh của anh: nhận được tin và thư của cậu con trai lớn nay đã trở thành một đại úy pháo binh thông minh, có tài năng, đẹp trai và đầy triển vọng . Hai cha con hồi hộp chờ đợi ngày gặp gỡ. Đúng vào cái ngày kết thúc chiến tranh và chiến thắng phát xít Đức, Socolov tìm đến gặp con trai nhưng cũng để đưa tiễn người con trai anh dũng ấy tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Sau đó anh phải đi tìm việc làm để kiếm sống trong nỗi cô đơn buồn khổ. Anh làm tài xế xe tải, chở lúa mì cho một huyện lỵ. Rồi anh gặp đứa bé mồ côi Vania (cha mẹ em đều chết trong chiến tranh). Cậu bé Vania không nhớ mặt cha và tin rằng cha còn sống. Nhân đó Socolov bảo cậu bé: anh chính là cha ruột Vania, nay đã trở về đoàn tụ với con. Sự xuất hiện em bé Vania ở chương này thêm một câu chuyện đau thương, là một tiếng thét phẫn nộ (bằng giọng nói non nớt trẻ em) đối với chiến tranh, là một bản án đối với chủ nghĩa phát xít…. Nhưng đây không phải là một kết thúc tốt đẹp mĩ mãn. Cuộc sống của “hai cha con”  vẫn còn nhức nhối chưa nguôi. Chủ đề bi thương vẫn thỉnh thoảng khe khẽ trỗi lên. Đó là lúc cậu bé chợt nhớ chiếc áo bành tô da của cha đẻ ngày xưa mà Socolov không ngờ tới; đó cũng là lúc Socolov không thể chạy trốn khỏi những giấc mơ khi đêm về thấp thoáng hình ảnh vợ và con, “Mỗi khi anh thức giấc thì gối đẫm nước mắt”.

Phần kết thúc, bản giao hưởng văn xuôi tiếng Nga  vang lên tiếng nói của nhà văn – lúc này trở lại giọng người kể chuyện, đó là tiếng nói chính luận hòa quyện cảm xúc trữ tình cất lên bi tráng trong suy tư man mác “Hai kẻ  côi cút, hai hạt cát bị cơn bão chiến tranh với sức mạnh ghê gớm thổi bạt tới những miền xa lạ. Cái gì đang chờ đợi họ phía trước? Tôi nghĩ rằng họ sẽ khắc phục được mọi điều, vượt qua tất cả trên đường đi tới…”.  Tuy thế âm hưởng lạc quan vẫn cố gắng vươn lên, lấn át cảm xúc bi thương. Hình ảnh đứa bé chạy trước, người lính cựu binh chậm rãi theo sau … chính là đứa bé đang dẫn dắt anh đi tiếp lên cuộc đời phía trước. Tư tưởng nhân đạo cao cả của thiên truyện ngắn sử thi vì thế trở nên sâu sắc mà không rơi vào tình trạng nông cạn hời hợt.

Ngày nay ở nước Nga vẫn còn tồn tại Khoa nghiên cứu văn học mang tên “Solokhov học” (Trên thế giới còn có hai khoa đặc biệt nữa: Hồng học ở Trung Quốc, Shakespeare học ở Anh). Điều đó chứng tỏ sự phong phú và phức tạp của thiên tài M.Solokhov và sự nghiệp văn học của ông.

k

CHƯƠNG  10.     MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU  KHÁC 

ALEXEI TOLSTOI

(Алексей Толстой)

(1834-1945)

Tên tuổi sự nghiệp của A.Tolstoi chiếm một vị trí cao trong nền văn học Xô viết, được coi như một nhà văn kinh điển trong thời kì  văn học này. Điều đáng chú ý trước tiên, ông vốn là một nhà văn quí tộc trước cách mạng tháng Mười. Ông đã trải qua “con đường đau khổ” về mặt tinh thần để trở thành một nhà văn Xô viết nổi tiếng, được nhân dân yêu mến, kính trọng. Ngoài ra ông còn là một viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng.

TIỂU THUYẾT “CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ”   (Хождене По Мукам)

Đây là một bộ tiểu thuyết sử thi lớn, một kiệt tác của nền văn học Xô viết. Bộ sách được viết trong hai mươi năm mới hoàn thành (1921-1941).

Tập I : Hai chị em

Câu chuyện bắt đầu năm 1914, hai chị em Katya và Đasa là con gái bác sĩ Bulavin ở thành phố Xamara. Katia tốt nghiệp đại học sư phạm và lấy  có chồng là luật sư Smokovnokov giàu có ở , nhưng cuộc sống tinh thần của hai người không êm thấm vì khác nhau về lý tưởng xã hội. Đasa lên học đại học và ở với anh chị ở thành phố này. Gia đình Katia thường xuyên có nhiều bạn bè trí thức lui tới trao đổi về nghệ thuật và những đề tài chính trị xã hội khác.

Một hôm gia đình tiếp một vị khách tên là Rotsin sĩ quan Nga hoàng từ mặt trận về ghé chơi. Katia tỏ ra rất có thiện cảm với anh ta, còn Đasa, trong một buổi dạ hội hóa trang đã gặp và làm quen chàng kỹ sư Teleghin. Buổi đầu gặp gỡ, nàng đã nghĩ  “Có lẽ ở , chỉ còn chàng trai này là chưa mất trí ” . Hai người trở nên thân thiết và yêu nhau. Có sự bất hòa giữa hai vợ chồng Katia, họ quyết định ly thân tạm thời, lúc bấy giờ là cuối năm 1916 đầu năm 1917, luật sư Smokovnikov được lệnh nhập ngũ. Katia tiễn chồng đi. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Hai 1917, Smokovnikov được cử làm phái viên của chính phủ lâm thời đi khuyến dụ binh lính ngoài mặt trận ủng hộ chính phủ lâm thời. Trong một lần diễn thuyết, ông ta bị đám sĩ quan phản đối và đánh chết. Ở nhà, Katia nghe tin chồng mất, nàng ân hận đau buồn toan uống thuốc tự tử. Tình cờ sĩ quan Rotsin  từ mặt trận ghé về, cứu kịp. Hai người sau đó trở thành vợ chồng. Còn Đasa và Teleghin cũng đi tới hôn nhân.

Tập một kết thúc với cảnh hoàng hôn rơi xuống kinh đô cũ  sau Cách Mạng Tháng Mười 1917. Katia và Rotsin đi bên nhau, cùng nhìn lên cung điện Smonưi – đại bản doanh của cách mạng. Rostin nói với Katia:”Năm tháng sẽ trôi qua, chiến tranh sẽ kết thúc, cuộc cách mạng sẽ thôi gầm thét và chỉ còn lại bất diệt tấm lòng dịu dàng, trìu mến và đầy tình thương của em”.

TẬP I I: Năm 18

Bắt đầu cuộc Nội chiến. Vợ chồng Đasa đã có một đứa con. Teleghin gia nhập Hồng quân, Đasa một mình ở lại thành phố h vắng vẻ tiêu điều. Con chết, nàng định tìm đường về quê với bố ở thành phố Xamara phương Nam, giữa lúc đó, nàng gặp một người quen  biết của gia đình. Anh ta thuyết phục Đasa phục vụ cho một tổ chức phản động. Còn Rotsin nghe theo lời kêu gọi của bọn phản động Nga hoàng cũ, đã đi theo đội quân phản cách mạng để “cứu rỗi nước Nga khỏi bàn tay bọn Bonsevich” bất chấp lời can ngăn của vợ. Katia trên đường về với bố, bị bọn tay chân của trùm thổ phỉ Macno bắt giữ. Còn Đasa trong một chuyến đi công tác cho bọn phản động, gặp một người quen cũ của chồng khuyên bảo nên rời bỏ bọn này và tìm đường trở về với bố. Trong một lần đi công tác chuẩn bị chiến trường, Teleghin ghé thăm bố vợ và hỏi thăm tin tức Đasa. Bố vợ anh, bác sĩ Bulavin, bây giờ là một nhân vật cao cấp trong chính phủ phản động đã tìm cách báo cho cảnh binh đến bắt con rể. Đasa tình cờ nghe tiếng động, vội chạy ra, bất ngờ gặp Teleghin. Nàng đã nhanh trí cứu chồng thoát nạn. Sau đó nàng đoạn tuyệt với bố và bỏ nhà đi tìm chồng.

Trong khi đó, Rotsi đi với bọn bạch vệ, bị chúng nghi ngờ và trong một lần ra trận bị một kẻ bắn sau lưng, bị thương nhưng thoát chết. Sau khi ra viện, chàng hối hận và quyết định đi tìm vợ để xin nàng tha thứ.

TẬP III – Buổi sáng ảm đạm

Đasa đang đi lang thang trong đồng cỏ thì  bị đội dân quân tuần tra bắt giữ và bị nghi ngờ là gián điệp. Khi gặp viên chỉ huy, biết ông ta là bạn của chồng mình, nàng được ở lại làm y tá cho bệnh viện dã chiến … Nàng gặp một người thương binh đôi mắt bị băng kín, nhận ra chồng mình, nàng săn sóc chu đáo, nhưng chưa để cho chàng biết vì sợ ảnh hưởng vết thương. Khi tháo băng , Teleghin nhận ra vợ mình. Từ đó họ sống đoàn tụ, hạnh phúc ở trạm quân y.

Còn Rotsin đánh liều đi tìm vợ ở sào huyệt của bọn thổ phỉ Macnô. Tên thổ phỉ lợi dụng chàng để đi thương lượng phối hợp với đơn vị hồng quân để đánh chiếm một cứ điểm của bọn bạch vệ đang uy hiếp cả hai phía. Sau trận đánh thắng lợi, Rotsin ở lại trong đội ngũ hồng quân. Còn Katia bị tay chân của Macnô bắt giữ đem về quê y định cưới nàng làm vợ. Nhờ người chị dâu của tên phỉ và bà con trong làng giúp đỡ, che chở, nàng đã thoát khỏi tay tên thổ phỉ.  Rotsin trong một trận tiễu phỉ đã giết chết tên Macno. Trên đường đi tìm vợ, chàng đã đến một xóm ngoại ô và tình cờ gặp được Katia lúc ấy đang làm giáo viên dạy con em các chiến sĩ hồng quân và dân lao động.

Tác phẩm kết thúc với cảnh nhà hát lớn ở Moskva đang diễn ra Hội Nghị Toàn Nga thông qua kế hoạch “điện khí hóa nước Nga”. Cả bốn nhân vật chính đều có mặt tại hội nghị. Câu nói của Rotsin với Katia chấm dứt  bộ tiểu thuyết sử thi này: “Em có biết không, mọi cố gắng của chúng ta, máu đã đổ ra vì tất cả những đau khổ thầm lặng không ai biết đến của chúng ta có ý nghĩa lớn lao biết chừng nào! Thế giới sẽ được cải tạo lại vì những mục đích tốt lành”.

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Tựa đề của tiểu thuyết đã nói lên chủ đề của nó: cuộc hành trình gian khổ của những người trí thức giàu lòng yêu nước đi tìm chân lý cuộc sống, đến với cách mạng.

“Con đường đau khổ” mà bốn nhân vật chính đã trải qua không giống nhau, nhưng có một điểm chung. Đó là, rốt cuộc họ đều tìm và trở về cội nguồn của mình: nhân dân.

Nhân vật Rotsin

Nhân vật này trăn trở về sự mất còn của tổ quốc. Là một thanh niên quí tộc, được giáo dục từ nhỏ về lòng yêu nước và nghĩa vụ theo quan điểm truyền thống mà tượng trưng là nhà nước Đại Nga của Nga Hoàng. Khi cách mạng bùng nổ, chàng nói với Teleghin “Chúng ta không còn tổ quốc nữa, mà chỉ còn nơi xưa kia tổ quốc từng tồn tại”. Chàng cảm thấy tâm hồn hụt hẫng, nghĩ rằng điều thiêng liêng nhất đã mất. Chàng chỉ còn trông cậy vào tình yêu làm chỗ dựa cho qua ngày, để chờ một thời cơ … Bão táp cách mạng chưa lắng dịu thì ngọn lửa Nội chiến lại bùng lên. Cái ý thức nghĩa vụ với tổ quốc Đại Nga lại trỗi dậy và lôi cuốn Rotsin ra trận. Chàng nhận ra những đồng đội trong hàng ngũ bạch vệ chỉ là những kẻ man rợ. Hối hận, lại suýt chết vì viên đạn của đồng đội, Rotsin dứt khoát đoạn tuyệt với chúng. Trên đường đi công tác cho bọn phỉ Macnô, chàng gặp gỡ một lính thủy là phái viên của hồng quân. Anh lính thủy đã giúp chàng nhận ra chân lý, anh chỉ vào những người dân đi trên xe lửa mà nói “Tổ quốc chính là họ”. Sau đó Rotsin gia nhập đội ngũ hồng quân, nhờ đó gặp lại Katia  cùng  lập lại cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Nhân vật Teleghin

“Con đường đau khổ” của Teleghin diễn ra không gay go phức tạp như Rotsin và nhiều người bạn khác. Cái đau khổ của chàng sinh ra do xung đột giữa nghĩa vụ và tình yêu, chung và riêng chứ không phải do sự ngộ nhận về lý tưởng.

Khi cách mạng bùng nổ, chàng phải đấu tranh quyết liệt với bản thân để đủ can đảm từ biệt người vợ trẻ đẹp ở lại trơ trọi giữa thành phố  đói rét, lộn xộn. Chàng tin vào cách mạng và tin ở lòng chung thủy, nhân hậu của Đasa. Đối với Teleghin, tổ quốc và cách mạng chỉ là một. Trong quá trình chiến đấu, chàng hiểu thêm: tổ quốc và cách mạng chính là  nhân dân. Cùng chiến đấu, chàng chia sẻ gian lao ngọt bùi với những người lính bình thường, chàng càng hiểu biết họ và được họ tin cậy. Cuộc gặp lại Đasa ở chiến trường càng làm cho niềm vui hạnh phúc của họ có đầy đủ ý nghĩa : niềm vui nhỏ của riêng hai người đã hòa vào  niềm vui lớn của  nhân dân Nga.

Nhân vật Katia

“Con đường đau khổ” đến với cách mạng của người phụ nữ quí phái xinh đẹp vốn được xã hội thượng lưu chìu chuộng này không diễn ra trong sự trăn trở  nhận thức mà bị cuốn vào trực tiếp trong cơn lốc Nội chiến. Nàng chỉ nhận ra sự tất yếu bằng cảm quan nhạy bén với cái thiện , cái ác, cái tốt đẹp và cái xấu xa. Nàng chỉ biết can ngăn chồng khỏi tham gia vào lực lượng phản động. Khi bị lâm vào tình huống bất trắc, nàng vẫn tìm được cách ứng xử đúng với mọi người và thoát khỏi nguy hiểm. Katia dạy học và làm việc tình cờ, nhưng cũng hợp với logic phát triển của tình hình. Việc đó giúp nàng gần gũi dân chúng, hiểu ra nổi đau khổ lớn lao hơn của số phận  nhân dân, trước mắt là của bao nhiêu trẻ em, con cái những gia đình lao động nghèo. Trước đây, Katia chẳng hiểu nhiều về đời sống  nhân dân. Từ đây, nàng hiểu cách mạng và ý nghĩa, mục tiêu tranh đấu của cách mạng.

Nhân  vật  Đasa

Là một nữ trí thức trẻ, thông minh, trung thực và có nghị lực, Đasa khác chị mình ở chỗ nàng không muốn hòa nhập vào xã hội thượng lưu và không muốn bị phụ thuộc vào ai. Nàng tin vào khả năng của mình, muốn tự định đoạt tương lai. Cô chị Katia thường tạo điều kiện , giới thiệu, dẫn dắt em mình đến với những vị khách quí, sang trọng, giàu có để chuẩn bị tương lai cho em. Nhưng Đasa đều tìm cách khéo léo chối từ. Nàng lấy cớ bận học tập để tránh các buổi dạ hội. Đasa có cảm quan nhạy bén, sớm nhận thấy cuộc sống của chị mình và luật sư Smokovnikov là thiếu hạnh phúc, cảm thấy sự đam mê của Katia với nhà thơ Betsonov là viển vông, những vị khách quan trọng có vẻ gì đó không chân thực. Lần đầu tiên gặp Teleghin trong dạ hội hóa trang , Đasa cảm thấy ngay rằng” đây là con người duy nhất ở Peteburgh còn chưa mất trí”.

Nàng tin vào người yêu, tin vào con đường cách mạng mà Teleghin đã chọn. Sự lựa chọn của Teleghin vì thế không trải qua trăn trở gay go. Lúc tiễn Teleghin ra trận, nàng động viên chồng mặc dù biết những khó khăn bất hạnh nếu mình ở lại trơ trọi chốn kinh thành này …Cuộc tái ngộ của hai người ở chiến trường là một hình ảnh đẹp, mang tính chất sử thi. Niềm hạnh phúc của họ gắn bó với niềm vui lớn của mọi người, khi cuộc Nội chiến sắp kết thúc.

Cuộc  đoàn tụ của bốn nhân vật chính trong cuộc Hội Nghị Toàn Nga bàn về công cuộc phục hồi và xây dựng lại tổ quốc sau Nội chiến có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Trong bộ tiểu thuyết, còn có hàng trăm nhân vật được miêu tả chân thực, sinh động trong đó có một số nhân vật lịch sử. Tài năng nghệ thuật và tình yêu cách mạng của nhà văn Tolstoi đã tạo ra bộ tiểu thuyết đồ sộ có sức thuyết phục sâu sắc đối với người đọc trong và ngoài người, làm rạng rỡ cuộc Cách Mạng Tháng Mười vĩ đại . 

Câu hỏi luyện tập

 Miêu tả cuộc hành trình lịch sử của nhân vật “con người thừa” khởi lên từ , Lermentov, L.Tolstoi đến  A .Tolstoi.

(So sánh các nhân vật chính gốc quí tộc mang tính cách “con người thừa” ở các tác phẩm Evgeni Oneghin, Người con gái viên đạy úy, Nhân vật của thời đại, Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina , Phục sinh và Con đường đau khổ)

b

NICOLAI  OXTROVSKI

(Николаи Островски)

(1904-1936)

Nhà văn N. Oxtrovski  và tiểu thuyết “Thép tôi đã thế đấy” của ông là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống văn học Nga Xô viết và văn học thế giới nói chung. Trong các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, nhất là ở hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuốn tiểu thuyết đã trở thành người bạn thân thiết, bạn đồng đội và kỷ niệm không thể phai mờ.

 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI SÁNG TÁC

N.Oxtrovski sinh ngày 29.4.1904 tại một làng quê Ukraina trong một gia đình  lao động nghèo. Năm lên 11 tuổi, Nicolai cùng gia đình chuyển lên thị trấn, anh bắt đầu lao động để kiếm sống. Tháng 7.1919, anh cùng 5 thanh niên đầu tiên của thị trấn được kết nạp vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Sau đó anh tình nguyện gia nhập hồng quân. Bị thương, ra viện, về nhà nghỉ với gia đình. Lên thành phố Kiev để học tập và công tác. Năm 1921, anh vào học lớp trung cấp kỹ thuật điện của ngành đường sắt và làm thợ phụ sửa điện ở xưởng sửa chữa đường sắt. Mùa thu năm 1922, anh cùng một nhóm thanh niên Kiev ngừng học tập đến công trường Baiarơca để xây dựng một nhánh đường sắt. Tại đây anh bị ngã bệnh thương hàn, đưa về tuyến sau điều trị. Tháng 8.1924, anh được kết nạp vào Đảng Bonsevich.

Từ cuối năm 1924, anh phải đi chữa bệnh ở Khaccốp  rồi lại chuyển đi nhiều bệnh viện và trại điều dưỡng khác. Cuối năm 1926, anh lập gia đình và bệnh tật lại quật ngã anh. Trên giường bệnh anh vẫn cố gắng học tập và đọc sách. Anh xin học hàm thụ trường Đại học Xverlop.

Đến tháng 11.1928, anh bị đau mắt nặng phải bỏ học, ít lâu sau bị mù hẳn.

Đầu năm 1930, anh bắt đầu viết cuốn tự truyện “Thép đã tôi thế đấy” và cuối năm 1933 thì hoàn thành. Cuối năm 1934, anh bắt tay vào viết “Ra đời trong bão táp”, viết xong tập I, không viết xong tập II vì sức khỏe suy kiệt.

N.Oxtrovski mất ngày 22.12.1936 lúc 32 tuổi.

          Tiểu thuyết           “THÉP TÔI ĐÃ THẾ ĐẤY

                                           (Как Закалясь Сталь)

Là một cuốn truyện mang nhiều yếu tố tự thuật. Cuộc đời nhân vật Paven Corsaghin gần trùng khớp với cuộc đời tác giả. Một số nhân vật khác trong truyện cũng có nhiều nét giống với bạn bè, đồng chí của anh, trong đó có một số ít được giữ nguyên tên họ.

Nội dung tác phẩm phản ánh chân thực quá trình hình thành thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên nhận lấy sứ mệnh lịch sử chiến đấu bảo vệ chính quyền Xô viết và xây  dựng xã hội mới sau cách mạng, cuộc Nội chiến ở Ukraina và toàn liên bang.

Đó là sự hình thành nhân sinh quan cộng sản và  lý tưởng xã hội chủ nghĩa của các nhân vật chính, qua sự tôi luyện khắc nghiệt trong máu lửa của cách mạng và trong cuộc sống cực kỳ gian khổ những ngày đầu thời kì Xô viết.

Thông qua tựa đề cuốn truyện, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự tôi luyện trong hoàn cảnh thực tiễn đấu tranh cách mạng. Và chỉ ra đặc trưng tinh thần của thế hệ đó là ý chí kiên cường và lòng dũng cảm.

Hai chủ đề đó thể hiện tập trung và sinh động qua hình tượng nhân vật Paven Corsaghin.

Từ một cậu bé nghèo khổ, thất học, sớm phải lao động vất vả kiếm sống, Paven đến với cách mạng hồn nhiên, hăng hái.  Qua cuộc chiến đấu ác liệt ngoài mặt trận và khắc nghiệt trên công trường, anh trở thành chiến sĩ cách mạng, đảng viên Bonsevich và sau cùng thành một nhà văn sáng tác trong hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo: cuộc đấu tranh gay go cuối cùng của anh.

Trong một bản dịch cuốn truyện này sang tiếng Anh, dịch giả đã đổi tựa đề là “Trở thành anh hùng”. Đúng là cuộc đời Paven và các đồng đội đã trải qua cuộc tôi luyện quyết liệt để trở thành người anh hùng có ý chí sắt thép trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.

Ở Paven, trước hết là quá trình trưởng thành ý thức giai cấp, ý thức đồng đội và rũ bỏ những thói quen xấu là tính tự do vô kỷ luật và hành động theo bản năng.

Không có sự dìu dắt của những người cộng sản như Giukhrai, Tokarev và những đồng đội như Giacki, Pankratov…thì Paven không thể trở thành người anh hùng.

Lời nói nổi tiếng sau đây của Paven khi đứng trước nấm mồ liệt sĩ: “Cái quí nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và nhỏ nhen của mình để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng:  tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả nhất trên đời- sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Nhân vật Paven còn được mô tả sinh động trong cuộc sống riêng tư phong phú của anh.

Mối tình đầu của Paven là một người con gái xinh đẹp Tonia, con gái viên chức kiểm lâm giàu có  và anh đã đón nhận một cách chân thành, trong sáng. Nhưng rồi mối tình đó không diễn ra trên một hòn đảo mộng mơ mà ở trên mảnh đất nóng bỏng đấu tranh giai cấp nên cuối cùng số phận tình yêu đã được định đoạt. Paven không thể rời bỏ cách mạng, còn Tonhia không đủ can đảm đi cùng anh. Anh nói với cô “Em đã có gan yêu một công nhân, nhưng em không đủ can đảm để yêu lý tưởng của người ấy”. Cái buổi chiều cuối cùng của mối tình đầu rất đẹp ấy đã được miêu tả rất chân thực và cảm động.

Mối tình thứ hai thầm lặng với Rita, người cán bộ Đoàn, diễn ra thật trong sáng và đẹp đẽ, như đã có sẵn một tình yêu giai cấp làm nền tảng. Chỉ do một sự hiểu lầm của Paven và cũng do  hoàn cảnh cuộc Nội chiến, tin tức gián đoạn, đến khi tình cờ gặp lại thì đã muộn. Cả hai người đã cố gắng vượt qua cái đã mất để giữ gìn và làm đẹp thêm cái còn lại giữa hai người là tình bạn, tình đồng chí cao cả. Đọc lá thư của Rita gởi cho Paven sau Đại Hội Đoàn toàn quốc, chúng ta vừa xúc động vừa quí mến họ, những con người biết sống đẹp vì một cái gì khác, lớn hơn cái tôi của mình .

Mối tình thứ ba, mối tình cuối cùng của Paven. Trong thời gian điều dưỡng, anh quen biết gia đình cô gái nghèo Taia có một ông bố quá quắt. Anh đã tỏ tình với Taia để giải thoát cô khỏi cảnh gia đình tồi tệ. Họ cưới nhau và sống êm đềm về tinh thần hơn là về vật chất. Họ sống cho nhau, vì nhau trong những năm Paven nằm trên giường bệnh, vật lộn với tử thần để  “trở lại đội ngũ” bằng cây bút – vũ khí của mình.

Hình tượng Paven Corsaghin là khuôn mặt tinh thần tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên, thế hệ trẻ của đất nước Xô viết trong thời kỳ đầu tiên “lấy tinh thần thắng vật chất”, họ chỉ có đôi mắt rực cháy niềm tin  lý tưởng là biểu hiện sinh động  duy nhất sức mạnh vô địch của họ.

Cuộc đời của nhà văn N.Oxtrovski tuy ngắn ngủi, tác phẩm của ông thành công chỉ có một, nhưng ông đã lập nên kỳ tích chưa từng có trong lịch sử văn học thế giới: Chưa có ai như ông ốm đau liệt giường, bị mù cả hai mắt rồi mới học tập và viết văn. Tác phẩm viết ra có một sức sống và sức mạnh khác thường. Tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã phát huy  tác dụng giáo dục động viên rất to lớn đối với các thế hệ trẻ Liên xô và nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (§).

k

ALEXANDOROR  FADEEV

      (Александорор  фадеев)

(1901-1956)

A . Fadeev là một nhà văn lớn của đất nước Xô viết, đồng thời là nhà lý luận phê bình văn học có uy tín của văn học Xô viết.

Số lượng tác phẩm của ông không nhiều, nhưng chất lượng được công nhận có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Xô viết.

GIỚI THIỆU CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC

A.Fadeev thuộc thế hệ những nhà văn Xô viết trưởng thành cùng cách mạng ngay từ buổi ban đầu gian khổ. Họ cầm súng trước khi cầm bút. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng. Năm 1918 ,17 tuổi  ông đã trở thành đảng viên Bonsevich, đi du kích chống bọn bạch vệ và quân can thiệp Nhật ở vùng Viễn Đông. Năm 1921, Fadeev đi dự đại hội Đảng lần X. Đi dẹp loạn, bị thương nặng, nằm viện. Xuất ngũ, đi học Đại học Mỏ ở Moskva. Chưa học xong, đi công tác vùng Kafkaz theo điều động của Đảng. Viết những tiểu thuyết đầu tay và khi tiểu thuyết “Chiến bại” ra đời (1926), Fadeev được công chúng văn học rộng rãi chú ý. Cùng với tác phẩm “Tsapaev” của Furmanov, “Suối thép” của Xerafimovich, “Chiến bại” của Fadeev là mốc đầu tiên của văn học Xô viết….

Lúc sắp kết thúc chiến tranh vệ quốc, ông hoàn thành tiểu thuyết “Đội cận vệ thanh niên” (1945). Đây là tác phẩm hay nhất của ông giữ vị trí vững chắc trong nền văn học Xô viết.

Sau chiến tranh, Fadeev còn viết nhiều bài lý luận phê bình văn học có giá trị và một số tác phẩm khác.

Do một căn bệnh kéo dài và trong một bối cảnh xã hội phức tạp sau Đại hội Đảng lần thứ XX, ông đã tự sát vào năm 1956, bỏ dở nhiều dự định tốt đẹp của mình.

Tiểu thuyết  “CHIẾN BẠI”

                      (Р а з г р м)

Nội chiến Nga 1918-1921

Cuộc chiến đấu của một đội quân du kích chống lại bọn can thiệp Nhật (bênh vực Nga hoàng) ở vùng Viễn Đông thời kỳ Nội chiến. Levinsơn chỉ huy đại đội du kích. Marozka xuất thân nông dân nghèo ít học, chiến đấu gan dạ và sống trung thực. Metsich vốn là học sinh trung học, đẹp trai con nhà giàu ở thành thị. Hai du kích đi trinh sát, gặp địch, Marozka bắn súng báo hiệu cho đồng đội, bị lộ và tử trận. Còn Metsich rời bỏ hàng ngũ về vùng tạm chiếm. Levinsơn bề ngoài yếu ớt, nhỏ nhắn nhưng thực sự là một người anh hùng vĩ đại – người cộng sản. Sức mạnh của anh là ở ý chí, một trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo, gắn bó với đồng đội và  nhân dân.

Tiểu thuyết  “ĐỘI CẬN VỆ THANH NIÊN” (1945)

                         (М о л д а я  г в а р д и я)

Tác phẩm được viết dựa trên một câu chuyện có thật. Một tổ chức bí mật gồm các thanh niên Xô viết ở thành phố Krasnoda bắt đầu hoạt động từ 1942 trong thời kỳ phát xít Đức chiếm đóng. Hạt nhân lãnh đạo và linh hồn của đội cận vệ vốn là nhóm học sinh thanh thiếu niên trung học gồm: Alec Kosevoi, Liuba, Sevsova, Xecgey Tulenin, Nina, Gromova và Ivan Demunkov. Họ rải truyền đơn, phá trại giam, lật đổ các đoàn tàu chở vũ khí, ám sát lính Đức và tay sai… Vừa hoạt động, họ vừa phát triển tổ chức từ 5 người cho tới gần một trăm đội viên cận vệ hoạt động ở trong và ngoài thành phố…Ít lâu trước khi thành phố được giải phóng, bọn phát xít phát hiện ra tổ chức của Đội cận vệ, mở chiến dịch vây bắt và đem xử bắn. Chính phủ Liên xô đã tuyên dương anh hùng 5 đội viên trong Ban tham mưu.

Chủ đề chính của tác phẩm là: chủ nghĩa yêu nước Xô viết và chủ nghĩa  anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Xô viết trong cuộc đấu tranh chống phát xít xâm lược, bảo vệ tổ quốc XHCN.

Nhân vật chính là con người Xô viết trẻ tuổi với những ước mơ cao đẹp, hoài bão, quan hệ bạn bè trong sáng, đẹp đẽ, vô tư. Đối lập với họ là những tên phát xít tham lam, hèn hạ, ích kỷ. Cắn xé đồng đội nhưng bên ngoài vẫn vênh váo hợm hĩnh, tỏ ra thông minh đi khai hóa cho nước Nga.

Năm nhân vật chính trong ban tham mưu đội cận vệ này là kết quả của chủ nghĩa xã hội. Họ sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trong lòng chế độ Xô viết. Những gương mặt hồn nhiên lạc quan, ước mơ thật cao đẹp. Những con người thông minh, dũng cảm, yêu thiết tha thành phố quê hương đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ sống trong tình bạn, tình đồng đội và tình yêu trong sáng, cao cả và vị tha.

Đây là bước phát triển mới trong việc xây dựng nhân vật chính diện của nền văn học Xô viết.

Một số đặc điểm nghệ thuật của “Đội cận vệ thanh niên”

Dựa trên những tư liệu người thật, việc thật, tác giả đã đưa  tác phẩm vượt qua khuôn khổ thể ký đến với truyện. Trong lần xuất bản đầu tiên, nhà văn bám sát các tư  liệu sống mà không chú ý phần hư cấu nghệ thuật của tiểu thuyết. Ông mô tả cuộc chiến đấu của đội cận vệ là những hành động tự phát ngoài sự lãnh đạo của Đảng : Sự thật của đời sống có thể đúng như vậy, nhưng sự thật trong nghệ thuật có thể khác. Báo chí Xô viết hồi ấy đã phê phán rằng: cuộc chiến đấu trong một thành phố bị Đức chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo mà lại không có mối liên hệ tinh thần (chưa nói đến mối liên hệ tổ chức cụ thể) với tổ chức Đảng cộng sản thì kể như tác phẩm thiếu sót, chưa đủ sức khái quát tư tưởng, nghệ thuật. Tác giả đã sửa lại bản thảo và cuốn tiểu thuyết chính thức lưu hành cho tới ngày nay. Hình tượng những người cộng sản mới được đưa vào tác phẩm như Liutikov, bí thư cơ sở Đảng bí mật ở thành phố, Protsenko phụ trách Đảng bộ khu.

Một đặc điểm nghệ thuật khác: chất ký sự tiểu thuyết hòa với chất lãng mạn anh hùng ca khá nhuần nhuyễn. Giọng điệu người kể chuyện khi hùng tráng, khi êm ái dịu dàng mô tả các đội viên cận vệ; mỉa mai châm biếm khi miêu tả bọn phát xít. Người ta gọi phong cách tự sự của Fadeev trong tiểu thuyết này là tự sự – anh hùng – trữ tình.

Với tư cách nhà lý luận phê bình văn học,  A. Fadeev đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng lý luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những bài viết của ông có các tác dụng hướng dẫn đối với các nhà văn trẻ vượt qua những bước chập chững ban đầu.

A.Fadeev đã từng giữ trọng trách đứng đầu Hội nhà văn Liên xô trong nhiều năm, đóng góp lớn trong việc tập hợp đoàn kết những người cầm bút và mở rộng quan hệ  ảnh hưởng của văn học Xô viết ra nước ngoài.

]

CHINGHIZ AITMATOV

      (ЧИНГИЗ  АЙТМAТOB)

Tác giả của những tác phẩm bi kịch tràn đầy sức sống

            Sinh năm 12.12.1928, quê hương ông là làng Sheker, vùng Talass của Kyrgyzia. Tuổi thơ ông rong ruổi trên những cánh đồng và thảo nguyên vùng Trung Á thơ mộng. Lớn lên Aitmatov đến sinh sống cùng gia đình tại Moskva. Nước Nga với những cánh rừng bạch dương hùng vĩ và những con người nhân hậu đã nuôi dưỡng tâm hồn Aitmatov, hun đúc nên những tác phẩm bất hủ của ông. Chính vì thế, những tác phẩm của Aitmatov đều thể hiện bằng hai thứ tiếng Kyrgyzia và Nga. Từ năm 1952, những tác phẩm đầu tiên của Chingiz Aitmatov lần lượt ra đời.

            Anh là con trai ông Turekula Aitmatov, khi đó là bí thư Trung ương Đảng nước cộng hòa Kirgizia, cậu bé Chinghiz đã sớm chịu cảnh côi cút. Năm 1934, ông Turekula Aitmatov bị quy là “kẻ thù dân tộc” và bị bắt. 4 năm sau, ông bị xử bắn. Chinghiz sống với mẹ, nguyên là nghệ sĩ trong một nhà hát và bắt đầu làm quen với tiếng Nga, văn học và văn hóa Nga. Cái chết của người cha đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của Chinghiz. Nhà văn Khamid Ismailov, người Uzbek, nhận xét: “Rõ ràng điều đó đã trở thành cú hích khiến Aitmatov chỉ còn biết giao phó tình cảm của mình cho tờ giấy trắng, nơi ông có thể khiến mình tỏa sáng”.

            6 năm sau cái chết của cha, Chinghiz phải đối mặt với một thách thức lớn. Đó là năm 1944, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bước vào giai đoạn ác liệt, tất cả đàn ông đều lên đường nhập ngũ. Chàng trai Chinghiz 16 tuổi khi đó được cử làm Thư ký Hội đồng Nông trang. Những khó khăn của thời bấy giờ, những rung động đầu đời được Chinghiz mô tả rất hay trong “Giamilia” – “thiên tình sử hay nhất thế gian” nói theo lời của nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon.

            Chinghiz Aitmatov bắt đầu viết văn khi theo học Trường Đại học Nông nghiệp Frunze (nay là Bishkek). Đầu tiên chỉ là những đoản văn, tùy bút đăng ở các tờ báo địa phương. Nhưng điều đó không làm chàng trai hài lòng. Năm 1956, Aitmatov khăn gói lên Mátxcơva thi vào khóa viết văn cao cấp. Hai năm sau, ông trở nên nổi tiếng toàn Liên Xô với truyện vừa “Jiamilia” kể lại mối tình cảm động giữa một cô gái Kirgiz có chồng ngoài mặt trận nhưng lại đem lòng yêu một anh thương binh. Khả năng viết xuất sắc cả bằng tiếng Nga lẫn tiếng Kirgizia khiến Aitmatov vừa trung thành với những giá trị cội rễ của mình lại vừa gần gụi với đông đảo độc giả.

            Aitmatov viết chậm. Ông không chạy đua với thời gian. Sau khi “Giamilia” chinh phục độc giả trên toàn lãnh thổ của Liên bang Xôviết, ông cho ra đời những tác phẩm khác tiếp tục làm rung động lòng người như “Người thầy đầu tiên”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Vĩnh biệt Gulsary”, “Con chó chạy dọc bờ biển”, “Đoạn đầu đài”… Ông luôn đặt ra những câu hỏi muôn thuở về con người, tâm hồn, tình cảm, lương tâm của con người. Chính Aitmatov đã từng nói: “Lương tâm  là tài sản vĩ đại,  là di sản vĩ đại của dòng giống loài người, của nhận thức và tinh thần con người. Nhờ có lương tâm mà con người trở thành con người”.

            Trong một lần trả lời phỏng vấn, Aitmatov nói rằng tình yêu là nguồn sinh lực quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Điều này được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông. Đọc Aitmatov ta thấy ở đó chứa chan tình yêu đối với con người- bộ phận cấu thành của thiên nhiên; còn thiên nhiên thì được nhân cách hóa, mang những đặc tính của con người.

            Một trong những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Aitmatov là hình thái độc đáo của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – sự kết hợp giữa thế giới thi ca của các truyền thuyết với thực tế hiện đại. Điều này được thể hiện rất rõ trong “Con tàu trắng”.  Ravil Bukharev, nhà văn dân tộc Tatar, nhận xét: “Thế giới mà ông ở đó là thế giới thần thoại và văn học dân gian của những ngọn núi và… vũ trụ Kirgizia. Thần thoại của ông là sự phản ánh thần thoại trong cuộc sống thường nhật. Chính vì lẽ đó mà ông là tài nghệ bậc thầy”.

            “Trong bất cứ tác phẩm nào mà ông viết, từ “Con tàu trắng” với hình tượng hươu mẹ, hay con lạc đà hoang từ ga xép bão tuyết trong “Một ngày dài hơn thế kỷ”, hay hình tượng phương bắc trong tác phẩm bất hủ “Con chó chạy trên bờ biển”, đều toát lên một cái nhìn nhất quán. Đó là sự tìm kiếm tiếng nói chung với toàn bộ loại người”- Ravil Bukaraev viết.

            Bên cạnh hoạt động văn chương, Chinghiz Aitmatov còn là nhà ngoại giao xuất sắc. Thời còn thể chế Liên Xô, ông là đại biểu Xôviết Tối cao khóa 7, là Đại sứ Liên Xô tại Pháp.  Sau khi Liên Xô tan rã, ông làm Đại sứ Kirgizia tại Luxemburg, Hà Lan, Bỉ… Sự nghiệp ngoại giao của nhà văn Aitmatov đã mang lại nhiều lợi ích cho Kirgizia. Thời Liên Xô, thế giới biết đến Aitmatov nhiều hơn là Kirgizia. Sau đó ông trở thành hiện thân cho “tấm hộ chiếu tinh thần” của đất nước và nhân dân Kirgizia. Ông viết:  “Tôi luôn cảm thấy cuộc đời là tấn bi kịch. Với một kết cục tràn đầy sức sống”.

            Đến nay, những tác phẩm của nhà văn đã được tái bản tới 650 lần trên thế giới và được dịch sang 170 ngôn ngữ khác nhau với số lượng lên đến 60 triệu bản. Tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn “Khi nào núi đổ (nàng dâu vĩnh viễn)” vừa được xuất bản tại Moskva năm 2006. Năm nay (2008) ở Kirgizia là “Năm Chingiz Aitmatov”.

            Người Đức đã chuyển thể “Con tàu trắng” thành một vở ca kịch và thu được thành công lớn ở Bonn. Aitmatov rất hâm mộ nhà văn Mỹ Ernest Heminguay, vì vậy khi đạo diễn đề nghị ông đổi tên vở diễn “Con tàu trắng” thành  “Cậu bé và biển cả” (ngụ ý theo cảm hứng Ông già và biển cả), ông đã đồng ý ngay.

            Mới đây, tại Thổ Nhĩ Kỳ, một ủy ban vận động đề cử Aitmatov làm ứng cử viên giải thưởng Nobel văn học được thành lập. Sáng kiến đề cử Aitmatov do Hội nghị Bộ trưởng các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Altai, Tatarstan, Tuva… đưa ra. Hội nghị khẳng định Aitmatov là nhà hoạt động văn học xuất sắc của cộng đồng Turkic. “Chingiz Aitmatov được coi như biểu tượng tinh thần và nhân phẩm của tất cả nhân dân Turkic trên toàn thế giới, còn toàn bộ cuộc đời nghệ thuật của ông có ý nghĩa quốc tế sâu rộng”- tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdull Gul tuyên bố.

            Chingiz Aitmatov đã từng giữ các chức vụ như Tổng biên tập tạp chí “Văn học nước ngoài”, Thư ký Hội Nhà văn Liên Xô. Ông được phong danh hiệu nhà văn nhân dân của Kyrgystan, Anh hùng Lao động XHCN, được nhận giải thưởng Lênin, 3 lần đoạt giải thưởng Quốc gia Liên Xô, Đại biểu Xôviết tối cao Liên Xô, Ủy viên BCH T.Ư Đảng Cộng sản Kyrgyzia. 16 năm cuối đời, Aitmatov làm đại sứ của Kyrgyzia ở châu Âu.

            Bạn đọc Việt Nam mến yêu Chingiz Aitmatov nhà văn huyền thoại nước Nga qua những tác phẩm đã dịch sang tiếng Việt như:“Người thầy đầu tiên”, “Núi đồi và thảo nguyên”, “Jamilia”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Vĩnh biệt Gulsary”, “Một ngày dài hơn thế kỷ”, “Đoạn đầu đài”… Đó là những thiên truyện đã làm ngây ngất những con tim luôn khát khao với cuộc sống mến yêu, với thiên nhiên thấm đẫm tình người.

            Chingiz Aitmatov thực sự là cây đại thụ trong nền văn học Nga Xô viết, một nhà văn chói ngời với những tư tưởng nhân văn.

   Giới thiệu 06 tác phẩm của Aitmatov

 Một ngày dài hơn thế kỷ,

Jiamilia,

Con tàu trắng,

Vĩnh biệt Gulsary,

Đoạn đầu đài

Một ngày dài hơn thế kỷ

            Đó là chuyến đi của đời người, của số phận. Cao hơn nữa, đó là hành trình của văn hoá, từ truyền thống đến hiện đại. Người công nhân đường sắt già Yedigei suốt đời làm ăn chật vật, cuối đời trụ lại một ga xép nằm giữa thảo nguyên hoang vu khô cằn. Cái ga xép nơi gặp nhau các tuyến giao thông chính của đất nước lại có ý nghĩa biểu tượng lớn lao: nối liền Đông và Tây, thực hiện cuộc thống nhất cả thế giới.

            Tác giả triển khai hai tuyến  truyện: 1.Những truyền thuyết về khu mộ cổ hiện nay nằm trong phạm vi xây dựng sân bay vũ trụ. 2. Truyện khoa học giả tưởng về hai phi công vũ trụ Nga và Mỹ tiếp xúc với người ngoài hành tinh…

            Yedigei cố gắng hết sức để chôn cất bạn mình là Kazangav được yên nghỉ tại nghĩa trang truyền thống của làng trong lòng đất quê hương theo đúng phong tục tập quán, mặc cho con trai người quá cố và dân làng nhạo báng, nói rằng từ lâu họ đã chẳng còn tin vào truyền thống nữa. Chỉ đến khi biết được khu nghĩa trang của làng bây giờ nằm trong địa phân dành cho các hoạt động nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô và sẽ phải dời chuyển, ông mới đành thôi.

            Hai mạch cốt truyện song hành của “Một ngày dài hơn thế kỷ” là để tác giả nêu lên sự căng thẳng giữa giá trị của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tầm quan trọng của việc duy trì truyền thống và bản sắc. Một ngày dài hơn thế kỷ là các ngày đó, ngày Yedigei đưa Kazangap ra nghĩa trang, dọc đường ông hỏi trong cả cuộc đời mình và bạn mình đã sống với biết bao biến cố, bao điều đã thấy và đã nghĩ. Con người thiếu văn hoá tức là mất ký ức, là trở thành nô lệ cho kẻ khác, là thành sát nhân.

             Một người mẹ có đứa con bị quỷ thần bắt và lấy mất ký ức. Khi bà mẹ tìm được đứa con về thì nó chẳng còn nhớ gì bố mẹ, chẳng biết mình sinh ra ở đâu, và cuối cùng nó đã giết người mẹ vì nghe nói bà định làm hại nó. Tên người mẹ trong truyền thuyết đó được đặt cho cái nghĩa trang làng mà Yedigei muốn chôn cất bạn mình. Và từ tiểu thuyết, ”mankurt” đã trở thành một danh từ chung chỉ loại người mất văn hoá, mất ký ức cội nguồn, bỏ cái của mình chạy theo các của người khác. Tóm lại, “mankurt” là ”kẻ mất gốc”.

Jiamilia

Đó là chuyến đi của Tự do, của sự giải phóng. Cô gái Jiamilia (trong truyện cùng tên) ở một vùng núi Kyrgyzya đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu đích thực mà không ngại ngần yêu và bỏ trốn khỏi làng cùng người lính giải ngũ Daniyar, bỏ lại phía sau mình làng quê cùng những lề thói cũ, bỏ lại người chồng đang ở mật trận chỉ biết coi vợ như một đồ vật tôn thờ chứ không phải người yêu. Người em chồng đã ủng hộ chị dâu việc ấy. Câu chuyện không chỉ là lời phê phán sự bất bình đẳng nam nữ trong các xã hôi truyền thống Phương Đông, nó còn là lời ngợi ca tình yêu, ngợi ca vẻ đẹp tinh thần con người dám sống và dám yêu. Nhà thơ Pháp Louis Aragon đọc truyện này xong đã không ngần ngại khen tặng ”đó là thiên tình sử hay nhất thế giới”. Những ước mơ rồi sẽ thành hiện thực khi con người biết mơ ước.

Con tàu trắng

Cậu bé mồ côi mơ trở thành cá để đi tìm lại người bố yêu quý mà cậu tin là đang đi trên con tàu trắng ở hồ lssyk-kul.

Ước mơ vô vọng của cậu bé rơi vào cảnh sống vô nhân đạo, mông muội giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

Vĩnh biệt Gonsarư

Thông qua số phận của một con ngựa già, tác phẩm dựng lại một giai đoạn tập thể hóa nông nghiệp với những sai lầm sâu sắc ảnh hưởng đến tính cách, số phận bao nhiêu người.

 Đoạn đầu đài

Nhà văn nhìn thấy con người đang đi đến “đoạn đầu đài” của họ trong sự suy thoái nhân phẩm, tự đầu độc bản thân bằng ma túy, tàn phá thiên nhiên, săn đuổi động vật…

Người đi “một ngày dài hơn thế kỷ” và dắt dẫn bao độc giả khắp thế giới đi cùng mình đó là nhà văn Chingiz Aitmatov, một người con của núi đồi và thảo nguyên nưóc Cộng hoà Trung Á Kyrgyzstan. Bằng nhưng trang văn thấm đầy nhân ái và văn hoá, ông đã mang xứ sở núi non của mình ra thế giới và góp cho văn học thế giới mọt khuôn măt độc đáo. Tâp truyện Núi đồi và thảo nguyên của ông được giải thưởng Lênin (1963) đã nhanh chóng khẳng định một tài năng văn chương đích thực. Năm 1964, tập truyện này đã được dịch và in ở Việt Nam.

Nó đã được đón nhận hân hoan và cũng đã bị phê phán kịch liệt. Cũng dễ hiểu thôi, ỏ cái thời tính giai cấp còn được coi là cao hơn và mạnh hơn tính nhân loại, mặc dù ở Liên Xô tác phẩm này ra đời và được trao giải thưởng cao nhất là vào thời kỳ ”hửng ấm”, khi bắt đầu những nỗ lực (nhưng nhanh chóng thất bại) làm cho ”chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt người”. Phải chờ thêm gần hai mươi năm nữa, trước cận kề đổi mới, các tác phẩm của Aitmatov mới ùa vào Việt Nam cùng tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu khác cuối thời Xô Viết, đem lại cho nhà văn và độc giả Việt Nam một luồng sinh khí mới trong cảm nhận, suy tư và sáng tạo.

Thời ấy, đầu những năm 80 thế kỷ trưóc, Liên Xô và Việt Nam, người ta nói nhiều đến ba cuốn tlểu thuyết có tên bắt đầu bằng chữ “p” (tiếng Nga): Đám cháy (V. Rasputin), Thám tử buồn (V. Astaflev) và Đoạn đầu đài (C.Altmatov). Những cuốn sách phơi bày môt thực trạng xã hội lâu nay che kín và gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh con người trước nguy cơ ô nhiễm sinh thái tự nhiên và sinh thái văn hoá. Dễ hiểu với một tâm thức nhà văn như vậy nên khi nước Cộng hoà Kyrgyzstan tách ra độc lập Aitmatov đã không quản ngại đảm nhiệm các chức vụ đại sứ để giới thiệu đất nưóc mình với thế giới và tìm kiếm sự hoà hợp van hoá của nưóc mình với nhân loại. Nhưng trên hết và sau hết, ông vẫn là một nhà văn.

Khi những ngọn núi sụp đổ

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông Khi những ngọn núi sụp đổ (Cô dâu muôn đời) vẫn đi tiếp mạch viết Đoạn đầu đài nói về ý nghĩa cuộc sống trong thế giới hiện đại.

Người thầy đầu tiên

Đó là chuyến đi của sự hy sinh cho lợi ích con người. Người thầy đầu tiên là anh lính trẻ Duysen về làng đem dăm ba chữ biết được ở quân đôi dạy cho các trẻ nhỏ. Anh không chỉ dạy chữ mà còn đấu tranh vơi các hủ tục để bảo vệ nhân phẩm con người cho các em. Anh đã đưa ánh sáng văn minh chiếu rọi nơi tăm tối, và anh lặng lẻ nép mình trong bóng tối khi những học trò của mình trưởng thành bước ra vùng ánh sáng. Đức hy sinh cao cả thầm lăng. Và lòng biết ơn bị quên lãng đau đớn thấm thía. Và cũng lại từ thiên truyện cảm động đó, Người thầy đầu tiên trở thành câu cửa miệng người đời như một nhắc nhở, một tư vấn lương tâm.

“Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

            Truyện này có hai người kể chuyện. Bà viện sĩ Antưnai (chủ nhiệm bộ môn Triết ở một trường Đại học Tổng hợp thủ đô), kể chuyện cho nhà văn trẻ Aitmatov trong vai một thanh niên đồng hương cũng là học trò của trường học Duysen, về “Người thầy đầu tiên” Duysen. Bà  phó thác cho anh viết lại truyện như công bố lời tạ tội của bà sau bao năm lãng quên Duysen- người thầy đầu tiên, người xây ngôi trường đầu tiên, người xin cho bà đi lên thành phố học tập, mối tình đầu của mình… Chẳng phải một mình bà lãng quên mà gần như cả cái làng Kurkureu vô tình này cũng vậy… Vào ngày lễ mừng khánh thành một ngôi trường trung học khang trang lộng lẫy được xây dựng nơi đây, địa phương này chỉ mời những người nổi tiếng, thành đạt về dự lễ. Còn người thầy đầu tiên nay là một ông già cựu chiến binh Thế chiến II chân thọt, trình độ văn hóa thấp chỉ đủ làm nhân viên đưa thư của làng. Trong buổi lễ ông còn bị quan chức địa phương coi thường “cứ để ông lão đi đưa thư, giữ lại làm gì !”… Còn bà viện sĩ thì “Ai cũng muốn bắt tay bà,…mời bà ký tên vào cuốn sổ danh dự ”… Khi nhận ra thầy Duysen nữ tiến sĩ Antưnai xấu hổ đỏ mặt nghe mọi người cười giễu ông, bà chỉ dám nhấp môi ly rượu. Bà không thể ngồi yên dự lễ được nữa…Sau khi thăm lại hai cây phong mà hai thầy trò bà trồng ngay xưa nay đã lớn, bà chuẩn bị về ngay Moskva không lưu lại ba ngày như đã hứa…

            Sau đây trích một đoạn cuối của thiên truyện đặc sắc, cảm động và quen thuộc trên thế giới trong thế kỷ 20.

     “Tuy có rất nhiều công việc quan trọng và khẩn cấp, tôi cũng đã quyết định gác hết lại và viết lá thư này cho anh… Nếu anh thấy điều gì tôi viết đây đáng được chú ý thì tôi khẩn khoản xin anh nghĩ xem làm thế nào cho mọi người cùng biết câu chuyện tôi sẽ kể. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này. Tôi đã thấy rõ như vậy sau bao lần đắn đo cặn kẽ. Đó là lời xưng tội của tôi trước mọi người. Tôi cần phải làm tròn bổn phận của tôi. Càng nhiều người được biết thì lương tâm tôi càng đỡ cắn rứt. Anh đừng sợ làm cho tôi lâm vào tình trạng khó xử. Anh đừng giấu giếm gì hết…”.

…“Lớp thanh niên không biết rõ Đuysen trước kia là một người thầy như thế nào. Còn thế hệ cũ thì đã nhiều người không còn nữa. Không ít học trò cũ của Đuysen đã hi sinh trong chiến tranh, họ đã là những chiến sĩ Xô-viết chân chính. Lẽ ra tôi phải nói cho thanh niên hiểu rõ thầy Đuysen. Ai ở địa vị tôi đều có nhiệm vụ làm vậy. Nhưng tôi lại không về làng, tôi không hề biết gì về Đuysen và với thời gian, hình ảnh của thầy tôi đối với tôi đã dường như biến thành một thành tích vô giá, được giữ gìn trân trọng trong cõi tĩnh mịch của một viện bảo tàng.

            Tôi sẽ trở về gặp thầy tôi và sẽ chịu tôi trước thầy. Tôi sẽ xin người tha thứ.

            Tôi định khi nào đi Matxcơva về, sẽ đến Kurkurêu và đề nghị với dân làng đặt tên cho nhà trường kí túc mới là “Trường Đuysen”. Phải, trường phải mang tên người nhân viên nông trường giản dị ngày nay làm nghề đưa thư ấy. Tôi hi vọng rằng với tư cách là một người cùng quê, anh sẽ ủng hộ đề nghị của tôi. Tôi xin anh làm như vậy.

            Ở Matxcơva bây giờ đã hơn một giờ đêm. Tôi đứng trên bao lơn toà khách sạn, nhìn những ánh đèn lấp lánh toả rộng trên thủ đô và nghĩ đến lúc tôi sẽ trở về làng, tìm gặp Đuysen và hôn lên chòm râu bạc của thầy…

ù

            Tôi mở tung các cửa sổ. Một luồng gió mát lùa vào phòng. Trong ánh lê minh xanh nhạt đang sáng dần tôi nhìn kĩ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh tôi vừa khởi công làm. Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Tôi đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại từ đầu. Nhưng bây giờ mà nói về toàn bộ bức tranh thì hãy còn sớm. Tôi vẫn chưa tìm ra cái chính… Tôi đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ suy nghĩ mãi. Và lần nào cũng đều như thế. Lần nào tôi cũng lại thấy rõ ràng bức tranh của tôi chỉ mới là một ý đồ.

     Tuy vậy tôi vẫn muốn nói với các bạn về tác phẩm dở dang của tôi. Tôi muốn hỏi ý kiến các bạn. Chắc các bạn cũng đã đoán ra rằng bức tranh của tôi dành cho người thầy đầu tiên của làng chúng tôi, người cộng sản đầu tiên – ông già Đuysen.

            Nhưng tôi chưa hình dung được rõ liệu tôi có thể dùng thuốc vẽ mà thể hiện được cuộc sống phức tạp, đầy đấu tranh ấy, những nẻo đường đời và những tình cảm muôn màu muôn vẻ của con người ấy không. Làm sao cho khỏi sánh mất bát nước đầy: làm sao trao được đến tận tay các bạn, những người cùng thời đại với tôi? Làm thế nào cho ý đồ của tôi không phải chỉ thấu đến các bạn, mà còn trở thành một công trình sáng tạo chung của chúng ta? Tôi không thể không vẽ bức tranh này, nhưng sao tôi thấy băn khoăn, lo lắng quá! Có khi tôi tưởng chừng rồi sẽ chẳng ra gì hết. Và những lúc ấy tôi lại nghĩ: tại sao số phận lại trớ trêu đặt cây bút vẽ vào tay tôi làm gì? Thật là một cuộc sống khổ ải!

            Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng. Và những khi ấy tôi nghĩ: hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuysen và Antưnai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

            Hay là vẽ bức tranh đề là “Người thầy đầu tiên”. Đó có thể là lúc Đuysen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đận độn, mũ da cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông…

     Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn Antưnai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi Antưnai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đusyen mà đến nay Antưnai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

            Tôi tự nhủ như vậy. Tôi tự nhủ điều này điều nọ khá nhiều, nhưng không phải bao giờ tôi cũng làm được… Ngay giờ đây tôi cũng chưa biết bức tranh tôi vẽ sẽ ra sao. Nhưng có một điều tôi biết chắc: tôi sẽ tìm tòi”.

 (Trích từ tuyển tập Núi đồi và thảo nguyên – NXB Sự Thật, Hà Nội)

            Aitmatov suốt đời phấn đấu cho một chủ nghĩa nhân đạo trong trẻo, nguyên sơ, một chủ nghĩa nhân đạo xích con người lại gần nhau không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, chính kiến ông buồn khi thấy trên các quảng trường bao đời nay chỉ dựng tượng những chiến binh. Còn những người lao động văn hoá, lao động hoà bình thì tượng họ ở đâu?. ”Cần phải khắc phục sự thiếu hụt này trưóc hết qua văn hoc nghệ thuật với nền tảng là chủ nghĩa nhân đạo”, ông nói. Để chống lại làn sóng văn hoá đại chúng đang dâng lên mạnh mẽ khắp thế giới, ông khuyên những người sáng tạo là hãy tạo ra những giá trị nghệ thuật độc đáo và hãy biết gìn giữ những giá trị đã có. Và ông tin văn hoá hòa bình sẽ đến thay thế văn hoá chiến tranh.

            Chingiz Aitmatov sinh năm 1929, sang năm ông tròn 80 tuổi. Năm nay, Chính phủ Kyrgyzstan đã tuyên bố là năm Chingiz Altmatov. Mới đây, ông cũng đã được khối nước nói tiếng Thổ đề cử giải Nobel văn chương. Nhưng tất cả những cái đó đã lùi lại phía sau ông. Tưỏng nhớ ông, hãy đọc lại văn ông để ngấm và ngẫm thêm nhiều điều bình thường và sâu sắc nữa. Tưởng nhớ ông, độc giả Việt Nam có lẽ cùng nói được như một tờ báo Nga là ”tưởng nhớ một nhà văn xuất sắc và một con người mà tên tuổi và sáng tác sẽ dài hơn một thế kỷ – đó là điều chắc chắn”. Aitmatov là nhà văn xông xáo vào những vấn đề có tính thời đại sâu sắc với văn phong hàm súc giàu chất thơ

            “Vĩnh biệt Gulsary  ! Vĩnh biệt Chingiz Aitmatov » (§)

SERGEI  ESENIN

 (Сергей Есенин) 

1895 – 1925

Nhà thơ của nỗi buồn Nga và tình yêu làng quê Nga

            (Esenin sinh ở làng Konstantinova, tỉnh Riazan, trong gia đình nông dân. Năm 1913, anh theo cha lên Moskva, làm việc trong xưởng in và học dự thính Trường Đại học Nhân dân Stanisnavski, Năm 1915 đi  làm quen với nhà thơ A.Blok và một số nhà thơ khác. Văn nghệ sĩ thủ đô đón tiếp anh nồng nhiệt như vị sứ giả của làng thôn ruộng đồng Nga. Nhật kí của Blok viết: “Sáng nay một chàng trai Riazan mang thơ đến cho tôi đọc…Những bài thơ tươi tắn, thanh khiết, ngôn ngữ nhiều lớp nhiều tầng”. Nhờ Blok giới thiệu, thơ anh được đăng ở báo chí thủ đô .

            Năm 1916 thơ Esenin được xuất bản thành tập nhan đề “Lễ cầu hồn”. Tập thơ hấp dẫn bởi những xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên Nga, về không khí lễ hội Cơ đốc giáo ở nước Nga – những nhân tố quan trọng tạo nên tâm hồn dân tộc Nga. Đây là thời gian trưởng thành và hoàn thiện tinh thần và tài năng của nhà thơ. Cuối Chiến tranh Thế Giới thứ I, nhà thơ đi lính Nga hoàng, Esenin đã cộng tác với các cơ quan xuất bản của Phái Xã Hội- Cách Mạng (SR : socialist –revolusioner), in ở đó các tập thơ Lễ biến hình, Sách thánh ca, Nữ tu sĩ .  Nhà thơ nồng nhiệt chào đón cuộc Cách Mạng Tháng Mườì với hi vọng một “thiên đường nông dân” sẽ được xây dựng trên đất nước Nga (các tập thơ Người đánh trống trời, Ionhia . . . ) .

            Trong những năm 1919 đến 1923, sau khi trở lại Moskva, Esenin tham gia sáng lập nhóm nhà thơ theo chủ nghĩa hình tượng (imaginism). Thực tiễn đất nước Xôviết sau Nội chiến đã không giống như thiên đường ảo tưởng của nông dân gây cho nhà thơ nỗi thất vọng chán chường. Ông cùng vợ là vũ nữ Duncan người Mỹ đi nhiều nơi trong nước và ra nước ngoài (Đức Pháp Bỉ Italia Canada và Mĩ). Kết quả những chuyến đi là các tập thơ  theo motif “thành phố sắt thép, nỗi sầu đồng ruộng” như tập thơ “Moskva quán rượu” 1921-1924, Nước Nga Xô viết 1925, Những âm điệu Ba Tư 1925, Ana Xeghina . . .là những xung đột bi kịch  giữa niềm hân hoan về sự đổi thay Xô viết đang công nghiệp hóa với tiếc nuối, hoài vọng những phong tục tập quán nét đẹp cổ nước Nga nông thôn đang mai mộ. Esenin đạt tới đỉnh cao sáng tác .

            Sống trong thời kì phức tạp về chính trị-xã hội nước Liên Xô những năm Hai mươi, Esenin một  con người nhạy cảm, ngất ngưởng sa vào khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Ông tự sát tại Leningrad (Saint Petersburg ngày nay) ngày 27.12. 1925 khi 30 tuổi

            Toàn bộ sáng tác của ông là một tài sản tinh thần quý giá của văn học Nga, tinh thần Nga. Từ một ca sĩ say mê hát “nỗi sầu đồng ruộng nước Nga” đến cuối chặng đường thơ Esenin đã trở thành thi sĩ của Nước Nga Xô viết. Thơ ông thời kì đầu mang nhiều ảnh hưởng dân gian Nga thanh thoát trong trẻo, sau đó trở nên nặng nề trừu tượng khi chịu ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng, đến hai năm cuối ông đã tìm lại được sự trong sáng giản dị hàm súc trong phong cách, hài hòa hình tượng… Âm điệu thơ rất uyển chuyển, đầy sức ngân rung, tinh tế khi diễn tả nội tâm và thiên nhiên.

Tôi có lỗi . . .

Tôi có lỗi bởi tôi là thi sĩ

của khổ đau nặng nề và số phận đắng cay

Tôi miễn cưỡng bắt mình trở lại

như vốn sinh trên cõi đời này

Tôi có lỗi bởi cuộc đời không đẹp

Tôi vừa yêu vừa căm ghét mọi người

Điều tôi biết về tôi và những gì chưa thấy

đều do thơ ban tặng cho tôi

Tôi biết rằng cuộc đời đầy bất hạnh

Hạnh phúc chỉ là mơ trong bệnh hoạn tâm hồn

Tôi nhớ mọi điều với âm điệu u buồn

Tôi có lỗi bởi tôi là thi sĩ .

                               (1912)

Tôi giã từ ngôi nhà yêu dấu

Giã từ nước Nga xanh

Ba ngôi sao trên ao nhỏ lung linh

bàng bạc chiếu nỗi buồn xưa của mẹ

Trăng như con ếch vàng lặng lẽ

nằm xoài trong nước lặng êm

như một chùm hoa táo trắng dịu hiền

chiếu vào chòm râu cha ánh bạc

Bão tuyết gào và từ lâu đã hát

Tôi không về, không trở lại quê hương

Cây phong già lặng lẽ đứng bên đường

giữ cho nước Nga xanh tươi mãi

Và tôi biết có niềm vui trở lại

 khi những hạt mưa hôn lá thắm bồi hồi

Và khi đó cây phong già bừng sáng

 như cái đầu của tôi

(Biên dịch: Đoàn Minh Tuấn  Nxb Văn Học 1995)

Thư gửi mẹ  

 Mẹ có còn sống chăng thưa mẹ?
        Con cũng còn sống đây. Xin chào mẹ của con!
        Ánh sáng diệu kì vào lúc chiều hôm
        Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ.
        Người ta viết cho con rằng mẹ
        Phiền muộn lo âu quá đỗi về con
        Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường
        Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
        Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt
        Mẹ mãi hình dung chỉ một cảnh hãi hùng
        Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
        Giữa quán rượu ồn ào loại đả.
        Mẹ thân yêu! Xin mẹ cứ yên lòng
        Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị
        Con có đâu be bét rượu chè
        Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ.
        Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng
        Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
        Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng
        Để trở về với mái nhà xưa.
        Con sẽ về khi nào độ xuân sang
        Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc
        Chỉ có điều, mẹ nhé, mỗi ban mai
        Đừng gọi con như tám năm về trước
        Đừng thức dậy những ước mơ đã mất
        Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành.
        Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
        Đã sớm chịu bao điều mất mát.
        Cũng đừng dạy con nguyện cầu. Vô ích!
        Với cái cũ xưa, không quay lại làm chi.
        Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì
        Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
        Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé,
        Đừng buồn phiền quá đỗi về con
        Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường
        Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
                                                        1924
                                                (Anh Ngọc dịch)

             “Thư gửi mẹ” là bài thơ tiêu biểu cho Esenin.Sau những năm lăn lộn với cuộc sống, sau những vấp váp, phiền muộn, chán chường, Esenin lại quay về với những giá trị tinh thần vĩnh cửu mà thiêng liêng hơn cả là tình thương của người mẹ.

            Trong “Thư gửi mẹ” có một hình tượng quán xuyến cả bài thơ là hình tượng người mẹ trông chờ con :

    “Người ta viết cho con rằng mẹ

    Phiền muộn lo âu quá đỗi về con

    Rằng mẹ thường lững thững ra đường

    Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát”

            Đó là người mẹ của Esenin mà cũng là người mẹ của muôn đời, người mẹ của phương Đông và phương Tây. Người mẹ mòn mỏi vì thương con, bất cứ nó còn nhỏ hay trưởng thầnh, không cần biết nó đã trở thành anh hùng hay thi sĩ. Trong lòng người mẹ, đứa con bao giờ cũng nhỏ nhoi, yếu đuối và thậm chí còn luôn gặp những bất trắc:

    “Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt

    Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng

    Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con

    Giữa quán rượu ồn ào loạn đả”

            Một anh hùng và một thi sĩ trong lòng người mẹ như thế đấy!

            Hình tượng người mẹ càng trở nên thiêng liêng khi Esenin đặt hình tượng người mẹ trong không gian của làng quê êm ả với:

    “Ánh sáng diệu kì những tia nắng hoàng hôn”

            Hay:

    “Trong bóng tối buổi chiều hôm xanh ngắt”

            Esenin hồi tưởng về quê hương bao giờ cũng bằng màu sắc tha thiết và ánh sáng êm dịu. Có lẽ thiên nhiên Nga và người mẹ là những giá trị vĩnh cửu mà Esenin đã nhận ra sau những bước chán chường, buồn bực.

            Tình thương mẹ của đứa con thì vẫn đằm thắm, thiết tha:

    “Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng

    Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước

    Sớm thoát khỏi nỗi chán chường buồn bực

    Để trở về với mái nhà xưa”

            Tình thương mẹ của Esenin không đổi, đó cũng là một giá trị vĩnh cửu nâng đỡ tâm hồn nhà thơ. Nhưng nhận thức của Esenin thì thay đổi. Đứa con “đằm thắm dịu dàng” của mẹ đã trưởng thành. Đứa con đằm thắm dịu dàng của mẹ đã thành đứa con thi sĩ.

    “Con sẽ về khi vào độ xuân sang

    Mảnh vườn trắng của ta đâm cành nảy lộc”

            Nghĩ về người mẹ là nhà thơ cảm thấy ấm áp, tươi sáng. Và trong hình ảnh nẩy nở của mùa xuân, nhà thơ muốn nhắn với mẹ về sự “đâm cành nảy lộc” của chính đứa con thi sĩ của mẹ.

            Đến đây bài thơ phát triển đến cao trào. Trong tình thương của người mẹ, đứa con vụt lớn lên. Tứ thơ tạo cho người đọc cảm giác đứng trước buổi mai mùa xuân nhìn thấy vườn cây thay hoa đổi sắc:

    “Chỉ có điều mẹ nhé, mỗi ban mai

    Đừng đánh thức con như tám năm về trước”

            Nhà thơ muốn gợi đến bài thơ “Sáng mai mẹ đánh thức con dậy sớm” sáng tác tám năm về trước để bộc lộ tâm trạng phức tạp của chàng thi sĩ hôm nay

    “Đừng thức dậy những ước mơ đã mất

    Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành”

            Tám năm về trước, đứa con hồn nhiên kì diệu bao nhiêu thì hôm nay nhọc nhằn, đau khổ bấy nhiêu. Nhưng đó chính là sự trưởng thành về nhận thức của đứa con thi sĩ. Và kì lạ thay, điều này lại đúng với dự báo trong bài thơ hồn nhiên tám năm về trước:

    “Người ta bảo, con một ngày sắp đến

    Thành nhà thơ nổi tiếng của nước Nga”

Đứa con thi sĩ cũng chân thành thưa với mẹ điều khó thưa nhất:

“(Mẹ) Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích!

Nẻo về xưa đã khép lại rồi”

            Esenin đã thoát khỏi tư tưởng tôn giáo của người mẹ dạy bảo từ tuổi thơ. Có lẽ trong những điều thưa với mẹ trong thư thì đây là điều đáng hãnh diện của Esenin vì con đã thực sự trưởng thành. Có thể là mẹ sẽ không bằng lòng, nhưng chỉ có điều này con mới xứng đáng là con của mẹ!

            Và chính trên cái đà nhớ lại và suy nghĩ đó, người mẹ cũng được đứa con nhận thức lại:

“Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui

Chỉ mình mẹ nâng con vững bước”

            Trong lúc những ảo tưởng tan biến, những mộng đẹp trở nên hão huyền, những giáo lí trở nên vô bổ thì “chỉ mẹ là diệu kì”, chỉ mẹ là “niềm vui cho con”. “Chỉ mình mẹ đối với con là ánh sáng khôn tả xiết”. Không phải “Ánh sáng diệu kì những tia nắng hoàng hôn” mà là ánh sáng của tinh thần, ánh sáng của niềm tin yêu, là ánh hào quang của người mẹ rọi sáng cho con. Từ ánh sáng thật đến ánh sáng trừu tượng, từ ánh sáng bên ngoài toả chiếu vào người mẹ, đến ánh sáng bên trong của người mẹ toả chiếu vào người con, nhà thơ đã tôn vinh người mẹ thiêng liêng, cao cả!

            Đoạn kết, hình ảnh người mẹ lại hiển hiện như tượng đài trong lòng con, tượng đài của lòng yêu thương, kính trọng”

            “Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé

Đừng buồn phiền quá thế vì con

Xin mẹ đừng lững thững ra đừng đường

Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát”

            Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Esenin hay nhiều mặt. Giọng điệu trữ tình tha thiết. Tình cảm chân thành, nồng thắm. Lí trí sáng suốt. Hình ảnh đẹp và gợi cảm. Hay nhất là nhà thơ đã biểu hiện được sự vận động của tình cảm, của nhận thức trước những giá trị tinh thần. Trong cuộc sống “nhọc nhằn”, “chán chường buồn bực”, nhà thơ càng nhận ra những giá trị tinh thần vĩnh cửu mà thiêng liêng hơn cả là tình thương của người mẹ:

“Chỉ mẹ là diệu kì, ánh sáng, niềm vui

Chỉ mình mẹ nâng con vững bước”.

&

Nhikolai Pogodin

Nhà viết kịch và bộ ba vở kịch về Lê nin

ù

Nhà văn Nhikolai Pogodin (1900-1962) quê vùng sông Đông.

“Người cầm súng”

            Vở kịch “Người cầm súng” đã đạt được những thành tựu mà nhiều vở cùng thời viết về Lê Nin chưa đạt được. Đó là nhân vật Lê Nin của ông không thuộc về lịch sử quá khứ, Lê Nin sống cùng thời với bạn đọc và khán giả lúc đó. Mọi sự hư cấu vô lý nào đó sẽ không được công chúng chấp nhận. Nghệ thuật của Pogodin là kết hợp tính lịch sử với cá tính độc đáo của lãnh tụ Lê Nin, kết hợp với tính nhân dân với tài năng lãnh đạo của lãnh tụ.

            Miêu tả thế giới tâm hồn của lãnh tụ như thế nào ? Pogodin đã kế thừa kinh nghiệm của M. Gorki và Maiakovski trong việc miêu tả Người “giản dị như chân lí” (M.Gorki) và “có tầm mắt nhìn bao quát toàn thế giới” Lê Nin cũng là “người trần thế nhất giữa trần gian”. Mỗi ngày làm việc của Lê Nin đều có thể trở thành nội dung một vở kịch.Chỉ một ngày ở cung điện Smony nơi làm việc của Bộ tổng chỉ huy cuộc cách mạng tháng Mười đã bộc lộ thiên tài nghị lực lớn lao và tình cảm nhân đạo sâu sắc của Lê Nin. Lê Nin tổ chức cách mạng, Hình tượng Lê Nin quan hệ với các cán bộ, công nhân và cựu chiến binh. Lê Nin với hình tượng quần chúng. Nhà viết kịch đã kết hợp giữa cái lớn lao và cái bình thường, lại dùng thủ pháp hài kịch để khắc họa nhân vật…

             Đã từng có vở kịch bi phê phán là miêu tả cái nhỏ nhặt, cái hài hước với lãnh tụ là chưa đạt. Lê Nin gặp gỡ nhiều nhân vật tích cực như anh công nhân Sibilov, chính ủy ngành nhiên liệu, anh lính Sadrin, lính thủy…đều chiến đấu, hoạt động sáng tạo dưới sự chỉ dẫn của Người, chân lý Lê Nin lôi cuốn mọi người cùng tham gia vào sự nghiệp sáng tạo lịch sử… Anh lính Sadrin từ một người lính mang nặng ý thức nông dân tư hữu đã dần dần trưởng thành là một cán bộ cách mạng, chi huy ưu tú của Hồng quân. (Anh lính Sadrin xách ấm đi tìm nước trà va hỏi thăm một người lạ. Người đó vui vẻ chỉ dẫn cẩn thận cho anh… Người đó lại hỏi chuyện anh về tâm trạng và tình hình binh lính ngoài mặt trận, thái độ và suy nghĩ của anh đối với xã hội, với Nga hoàng và bọn bóc lột…Mỗi câu hỏi của Lê Nin từng bước dẫn dắt Sadrin suy đi nghĩ lại về vần đề, dẫn tới anh suy nghĩ ngày càng khác hẳn với lúc trước. Anh thấy được vai trò của mình trong cuộc sống và cách mạng. Những câu hỏi của Lê Nin những bậc thang kì diệu từng bước nâng Sadrin lên một tầm cao mới, cuối cùng anh nhận ra rằng anh không thể vứt bỏ vũ khí, anh thấy trách nhiệm của người lính về sự thắng bại của cách mạng…. Những cuộc đối thoại sinh động của Lê Nin nhà sư pham, nhà lãnh đạo với quần chúng trở nên dấu ấn không phai mờ trong quần chúng. Người đã truyền trí tuệ của mình sang họ thật tự nhiên, không giáo điều mệnh lệnh… Mãi sau anh mới biết mình vừa được tiếp chuyện lãnh tụ Lê Nin, anh  xúc động nói “ mình phải đi về ngay bao với anh em đồng đội mình vừa gặp Lê Nin, rằng chúng ta phải chiến đấu ngay hôm nay, ngay bây giờ….Đó là anh lính Sadrin vừa tham gia cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, anh đã đọc báo chí bí mật có bài của Lê Nin, đọc Lời kêu gọi binh lính chống chiến tranh đế quốc do Lê Nin viết, rồi anh nhập ngũ ra chiến trường. Anh lại được phân công bảo vệ điện Smony… Sau khi trò chuyện với Lê Nin anh đã gặp những người lính Bạch vệ của Kerenxki, kể lại cho họ nghe chuyện Lê Nin … và họ đã bỏ hàng ngũ địch theo Hồng quân.

            Một màn kịch khác: Một chính ủy ngành nhiên liệu vừa được bổ nhiệm đến gặp Lê Nin hỏi bây giờ anh phải làm gì ? Lê Nin nhún vai trả lời “Nhưng làm sao tôi biết phải làm gì !”. Chính ủy bối rối, ngơ ngác nghĩ rằng Lê Nin mà cũng không biết sao. Lê Nin nói tiếp “ thật tình tôi không biết mà. Tôi chưa làm chính ủy bao giờ và thực sự không biết chính ủy phải làm gì”. Chính ủy buốn nản nói “Thật khó quá, phải làm một việc mà chẳng ai biết phải làm thế nào”… Lê Nin thừa nhận “ Đúng vậy, thật khó vô cùng”. Lê Nin vẫn vui vẻ chuyện trò tỏ ra tin tưởng rằng nhất định chính ủy sẽ nghĩ ra cách làm chính ủy…

Chuông đồng hồ điện Kremlin

            Vở kịch này khắc họa Lê Nin là nhân vật trung tâm của những biến cố gay gắt. Câu nói nổi tiếng  của Lê Nin“Người cách mạng không biết ước mơ là người cách mạng tồi”. Giữa hoàn cảnh nước Nga xô viết đứng trước những thảm họa ghê gớm:  sự can thiệp của bọn phản động nước ngoài, tình trạng xã hội rối loạn, nạn đói triền miên. Trung ương Đảng ra nghị quyết “Chương trình điện khí hóa toàn nước Nga” đặt nền móng cho công cuộ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc này vai trò Lê Nin là người lãnh đạo trực tiếp tổ chức thằng lợi uớc mơ táo bạo của mình. Gắn liền với công cuộc đó là  chủ đề vận động cải tạo tầng lớp trí thức cũ Nga hoàng. Một người thợ thủ công gặp Lê Nin xin nhận chữa đồng hồ và huấn luyện cho nó đánh bài Quốc tế ca  chấp nhận giá cả rẻ mạt, anh chỉ tự hào mình là người đầu tiên huấn luyện đồng hồ…Ngược lại, kĩ sư điện nổi tiếng Zabelin thiếu tin tưởng vào công trình điện khí hóa, chế nhạo chính quyền xô viết, ông ra đứng ngoài quảng trường bán lẻ diêm quẹt… Khi gặp Lê Nin, những ý nghĩ của ông xáo trộn lung lay và mối hoài nghi tan biến, ông quyết định ghi tên vào soạn thảo dự án công trình điện khí hóa toàn nước Nga. Lại một nhà văn người Anh gặp gỡ phỏng vấn Lê Nin với những câu hỏi thiên kiến, nghi ngờ về cách mạng vô sản… cuối cùng ông ta  đã phải nghi ngờ chính bàn thân mình.

Khúc thứ ba bi tráng”

            Bối cảnh kịch vào năm 1922 đang bắt đầu thực hiện chinh sách “Tân kinh tế”- cho phép giới tư sản được tự do sản xuất kinh doanh trong một giới hạn nhất định nhằm tăng sản lượng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước. Nhân vật Valerich cán bộ an ninh, người đảng viên từng trải bị sa bẫy tha hóa của tên tư sản Govzedilin và con gái Naschia. Anh đã ăn cắp tài sản nhà nước và trở thành tội phạm…Một số cán bộ khác dao động trước khó khăn… Irina chị gái của Valerich là một cán bộ tốt đến xin Lê Nin ân xá cho em trai với hi vọng tràn trề ở Lê Nin con người tốt bụng. Nhưng Lê Nin vẫn khẳng định chân lý và nguyên tắc cách mạng… Và Lê Nin bệnh nặng, Người làm việc hối hả vì biết mình sắp ra đi, rồi Người từ trần…trong niềm đau thương vô hạn của Đảng và nhân dân… Trong cảnh kết thúc, âm hưởng bi tráng và lạc quan đan quyện do thủ pháp đồng hiện các cảnh tiêu biểu vào màn chót.

a
ANNA AKHMATOVA

Аннa Ахмaтовa

(23.6.1889 – 5.3.1966)

 Nữ nhà thơ Nga, một trong những gương mặt xuất sắc nhất của thơ Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử

        Anna Akhmatova sinh ở Bolshoy Fontan, Odessa (nay là Ucraina). Năm 1890 gia đình chuyển về Hoàng thôn (Tsarskoe Selo), St. Peterburg. Năm 1905 bố mẹ chia tay nhau, các con theo mẹ đến thành phố Evpatoria ở phía nam. Học luật ở Kiev năm 1906-1907. Học văn học và lịch sử ở St. Peterburg năm 1908-1910. Tháng 4-1910 lấy chồng là nhà thơ Nikolai Gumiliev sau đó đi du lịch sang Pháp, Italia.

            Bài thơ đầu tiên viết năm 11 tuổi in ở tạp chí Apollo nhưng bố không cho lấy họ Gorenko nên đã lấy họ thời trẻ của bà ngoại là Akhmatova. Năm 1912 in tập thơ đầu tiên Вечер (Buổi chiều) được giới phê bình chú ý. Năm 1914 in tập thơ thứ hai Чётки (Tràng hạt). Những nét chính của thơ Anna Akhmatova là sự hiểu biết tinh tế của những cung bậc tình cảm, sự suy ngẫm về những bi kịch nửa đầu thế kỉ XX. Trường ca Реквием (Khúc tưởng niệm, 1935-1940 in năm 1976) viếv những nạn nhân của cuộc trấn áp những năm 30. Đỉnh cao trong sáng tác của A.Akhmatova là Поэмa без героя (Trường ca không có nhân vật, 1940-1965) được đánh giá là một tác phẩm thi ca triết học tầm cỡ của thế giới. Năm 1962 được đề cử trong danh sách xét giải Nobel văn học. Năm 1964 được tặng giải Etna Taomina của Italia. Năm 1965 được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford.

            Ngoài thơ, A. Akhmatova còn là tác giả của nhiều bài viết về Puskin và các nhà thơ đương thời. Anna Akhmatova được mệnh danh là “Bà chúa thơ tình Nga”. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và gần đây được dịch nhiều ra tiếng Việt.

Tác phẩm

* Buổi chiều (Вечер 1912), thơ
* Tràng hạt (Чётки, 1914), thơ
* Bầy trắng (Белая стая, 1917), thơ
* Xa tiền thảo (Подорожник, 1921), thơ
* Anno Domini ( 1922), thơ
* Bên biển (У самого моря, 1921), trường ca
* Bước chạy của thời gian (Бег времени , 1965), thơ
* Trường ca không nhân vật (Поэме без героя 1940—1965, in đầy đủ năm 1976)

   trường ca
* Khúc tưởng niệm (Реквием  1935-1940; in năm 1976) trường ca

”Tình yêu”

Tình như con rắn cuộn tròn
Trong sâu thẳm con tim làm phép thuật
Tình là bồ câu suốt ngày đêm
Bên cửa sổ gật gù khoan nhặt.

Tình là lấp lánh trong sương
Thùy dương mai trong mơ màng linh cảm…
Nhưng tình rất chân thành và bí ẩn
Tình bắt nguồn từ tĩnh lặng, hân hoan.

Tình là biết ngọt ngào, nức nở
Trong lời cầu nguyện của cây đàn.
Và thật khủng khiếp nhận ra tình
Trong nụ cười hãy còn xa lạ.
11-1911.

b

MIKHAIL VASILYEVICH ISAKOVSKY

(Михаил Васильевич Исаковсий)

(19.1.1900 – 20.6.1973).
nhà thơ Nga Xô Viết và bài thơ quen thuộcKatyusa”

Tiểu sử

 Mikhail Isakovsky sinh ở làng Glotovka, tỉnh Smolensk trong một gia đình nông dân nghèo. Học ở trường Gymnazy nhưng phải bỏ học vì nhà nghèo. Năm 1914 bắt đầu in thơ trên một tờ báo ở Moskva. Ông từng làm nghề dạy học, biên tập một số tờ báo và tạp chí. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc trở thành những bài hát nổi tiếng.

            Đối với bạn đọc Việt Nam, Mikhail Isakovsky được biết đến qua một số bài thơ, đặc biệt là bài hát Katyusha do nhạc sĩ Matvei Blanter phổ thơ ông. Bài hát này nổi tiếng khắp thế giới, còn ở Liên Xô, nó nổi tiếng đến mức người ta đã lập một nhà bảo tàng về bài hát Katyusa ở quê hương ông. Ngoài thơ sáng tác, ông còn dịch nhiều thơ các nước cộng hòa của Liên Xô cũ ra tiếng Nga. Mikhail Isakovsky hai lần được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1943, 1949), năm 1970 được phong Anh hùng Lao động. Ông cũng được tặng nhiều huân huy chương các loại của nhà nước Liên Xô. Ông mất ở  Moskva năm 1973

  Katyusha

Lê và táo nở hoa
Sương giăng trên sông vắng
Katyusha ra bến
trên bờ cao năm nào.

Nàng cất lên bài hát
về đại bàng, thảo nguyên
về một người yêu thương
mà thư nàng vẫn đọc.

Ôi, bài ca thiếu nữ
Hãy bay theo mặt trời
Về biên cương xa xôi
Trao lời thăm hỏi nhé.

Để chàng nhớ về em
để chàng nghe câu hát
Chàng giữ gìn tổ quốc
tình yêu – em giữ gìn.

Lê và táo nở hoa
Sương giăng trên sông vắng
Katyusha ra bến
trên bờ cao năm nào.

            Chú thích về bài hát Katyusa:

* Bài thơ này được nhạc sĩ Matvei Blanter phổ nhạc năm 1938 thành một bài hát nổi tiếng không chỉ ở Nga mà cả thế giới. Bài hát nói về một cô gái tên Katyusa  còn tạo cảm hứng để người Nga đặt tên cho các dàn phóng tên lửa của mình là BM-8, BM-13 và BM-21, được sản xuất và trang bị cho Hồng quân Xô Viết trong Thế chiến II, giai đoạn 1939-1945..

* Những năm 1943-1945 đoạn thơ sau rất phổ biến:

      Để Fritz nhớ mãi Katyusa
 Cho nghe ra lời Katyusa hát:
 Làm cho quân địch hồn xiêu phách lạc
 Và tăng thêm dũng khí cho quân ta.

* Sau này, khi bài hát đã nổi tiếng khắp thế giới, nhà thơ Mikhail Isakovsky viết

       thêm khổ thơ kết sau đây:

Lê và táo hết hoa
Sương tan trên sông vắng
Katyusa rời bến
Mang bài hát về nhà.

ô

Chương 11           Giới thiệu sơ lược tình hình sáng tác

                 TỪ SAU THẾ CHIẾN II ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XX

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ  đại của  nhân dân Liên Xô chống phát xít xâm lược đã hoàn toàn thắng lợi, không chỉ đất nước Xô viết mà nhiều nước Châu Âu, châu Á cũng được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của bọn phát xít Đức, Nhật, Ý. Cái giá phải trả cho cuộc chiến thắng của loài người thật nặng nề. Riêng Liên Xô có khoảng hai chục triệu người chết và hơn chừng ấy người bị thương và mất tích. Hàng nghìn thị xã, nông trang, nhà máy, trường học… hoàn toàn bị đổ nát vì bom đạn. Ngay sau chiến thắng, nhân dân Liên Xô lại bắt tay hàn gắn  vết  thương chiến tranh, giải quyết những hậu quả nặng nề về mặt xã hội và quyết tâm xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực.

Văn học Xô viết cũng đã tham gia tích cực vào công cuộc phục hồi vĩ đại của đất nước, theo chức năng và phương thức riêng của mình.

Văn xuôi, nhiều nhà văn đã tiếp tục hoàn thành nhiều tác phẩm đã ấp ủ hoặc viết dở dang trong thời kỳ còn chiến tranh như:

Illia Erenburg sáng tác tiểu thuyết  “Cơn bão táp” (1947)

B.Polevoi  sáng tác “Một người chân chính” (1948)

Briukov sáng tác “Hải âu” (1948)

Fedorov sáng tác “Tỉnh ủy bí mật”  (1947)

Kazakevich sáng tác  “Ngôi sao” (1947)

Kataev sáng tác “Danh dự của tuổi thơ’ (1940)

Đề tài chiến tranh còn được tiếp tục khai thác với cái nhìn lùi xa sau chiến tranh như :  

 “Số phận con người” của M.Solôkhov

  “Những người sống và những người chết”

  “Người ta sinh ra chưa phải là lính”

   và  “Mùa hạ cuối cùng” của K.Ximonov

  “Những loạt đạn cuối cùng’ và “Tuyết bỏng” của I.Bondavev.

  “Gắng sống tới bình minh” của Bưkov (1972)

Đề tài lao động sáng tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội :

  “Muối của đất” của Markov

  “Chuyện thường ngày ở huyện” của Oveskin (1952)

  “Mùa gặt” của Nicolaieva (1950)

   Sau đại hội nhà văn lần II (1954) :

    Đề tài tiểu thuyết mở rộng ra :

 “Một vinh quang vô ích” của Voronin

“Lời chào cuối cùng”

“Chàng trai và cô gái chăn cừu” của Xtaphiev

“Đừng bắn vào những con thiên nga trắng” của Alixiev

“Bến bờ” (hoặc “Bờ xa”) của Bondarev

  “Một ngày dài hơn thế kỷ” của T. Aimatov (1963)

  “Quy luật của muôn đời” của Nodar Dumbatze

  “Tiếp cõi xa lại xa” (1960) trường ca  của Tvardovski

  “Giữa thế kỷ” của Vưgodski

    Hai tập thơ “Tuyết ngày thứ ba” và  “Đại lộ những người nhiệt tình”,

Chùm thơ về Việt Nam và Mỹ” của  Evtusenko

 Kịch nói :

    “Chúc lên đường may mắn”, “Những người bất tử”  của Rozov .

                             “Câu chuyện Iekut” của Arbuzov

                              “Cô gái đánh trống trận” của Xalưnski (§)

                              “Chuyển sang giờ mùa hè” của Xalưnski

                              “Khúc thứ ba bi tráng” là vở cuối trong bộ ba viết về  Lênin của Pogodin

              Satrov có cách tân táo bạo với các vở“Thời tiết của ngày mai” (1940), và  “Những con ngựa

             xanh trên thảm cỏ đỏ” (1979).

            Vampilov với các vở “Người con trưởng”, “Con vịt mồi”

            Ghenman có các vở “Biên bản một cuộc họp”(1975), Chúng tôi kí tên dưới đây” (1979) (§)

                                                        ô

           Trong đời sống văn học Xô viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó.

          Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ chức hoạt động của hội được bàn bạc.

           Từ những năm 1960 về sau,  các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực XHCN”. Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng nay đã đi tới quan điểm mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết “Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

            Có một sự kiện khác gây không ít ồn ào và những phản ứng khác nhau trong sinh hoạt văn học Xô viết thời bấy giờ, đó là việc trao giải thưởng Nobel văn học cho 3 nhà văn Nga :

          B. Paxternak với tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” (1958),  M.Solokhov với tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” (1965).  Solzhenitsyn với “Quần đảo Gulak” và một số tác phẩm (1970).  Chỉ có tác phẩm của M. Solokhov là do nhà xuất bản trong nước ấn hành và do Liên Xô đề nghị, còn hai nhà văn kia: B.Paxternak và Solzhenitsyn đều do các nhà xuất bản phương Tây ấn hành và không do Liên Xô đề nghị. Riêng trường hợp tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”, lúc đầu do tác giả đưa đến tạp chí “Thế giới mới” để đăng ký xuất bản trong nước, nhưng khi biên tập viên đề nghị sửa chữa một số chương thì Paxternak không đồng ý, bản thảo được trả lại, ít lâu sau được xuất bản lần đầu ở Italia và sau đó ở một số nước khác.

             Sự phản đối ba giải thưởng này ít  nhiều cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động chính trị hơn là sinh hoạt văn học .

              Riêng trường hợp Solokhov, sau khi nhận giải Nobel, một số cơ quan văn học phương Tây như một số nhà xuất bản ở Paris tung ra cuốn sách “Những điều bí ẩn xung quanh Sông Đông êm đềm”. Một nhà sử học Liên Xô tên Metvedeev xuất bản ở Paris và Cambridge (Anh) cuốn sách “Sông Đông êm đềm chảy về đâu ? ” tỏ ý hoài nghi bản quyền của cuốn tiểu thuyết. Họ không tin rằng một nhà văn với tuổi đời mới 21-22 lại có thể viết một tác phẩm đồ sộ, già dặn và kiệt xuất đến thế  (Thực ra ở trong nước, ngay những năm Solokhov công bố tập I,II, người ta đã không tin một cây bút trẻ với trình độ chưa tốt nghiệp trung học lại có thể viết được như vậy). Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Gần đây nhà báo Nga L.Kolotsnưi đã tìm thấy bản thảo hai tập đầu  của Sông Đông êm đềm trong một thư viện (công bố ngày 4.7.1991). Viện giám định tư pháp Liên Xô đã xác nhận đó là chữ viết của M.Solokhov. Mới đây, PTS ngữ văn Nga V. Depavolov phát hiện ra một tác phẩm văn học cùng tên “Sông Đông êm đềm” xuất bản năm 1941 ở  của A.Rodionov – một nhà văn có tên tuổi lúc bấy giờ. Nội dung tác phẩm này khác hẳn tác phẩm của Solokhov. Nguồn gốc của các nghi vấn và tranh cãi có thể phát sinh do sự trùng hợp ngẫu nhiên của tựa đề tác phẩm. Tuy thế, sự ầm ĩ có tính chất chính trị gây ra khác hẳn với tranh luận văn học đích thực. Khi đó Liên xô là một siêu cường quốc đối đầu với các nước tư bản phương Tây về mọi mặt thì sự cố ý bóp méo sự thật về văn học chỉ nhằm bôi nhọ chế độ Xô viết.

          Vào khoảng năm 1946, sự phê phán nghiêm khắc của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đối với một số hiện tượng văn học nghệ thuật “không lành mạnh” qua các nghị quyết cũng đã có ảnh hưởng khá mạnh đối với sinh hoạt sáng tác, biểu diễn văn nghệ.

          Hơn một thập kỷ sau, trung ương Đảng do Khrousov lãnh đạo lại có cách nhìn đổi khác, đã ra nghị quyết minh oan cho một số tác giả và tác phẩm (1958).

         Ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc hơn cả đối với văn học Xô viết giai đoạn này là hàng loạt các cuộc hội thảo, tranh luận, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực XHCN. Những quan niệm ban đầu về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn phù hợp với cuộc sống thực tiễn phong phú của cuộc sống và văn học nghệ thuật Xô viết. Chính do những quan niệm chính thống hẹp hòi này mà người ta gạt ra ngoài phạm vi hiện thực xã hội chủ nghĩa những tác phẩm ưu tú của Platonov, B.Paxternak, Bulgakov…không có gì lạ trong thời “chiến tranh lạnh” với các chiến dịch tuyên truyền đối  địch của phương Tây.

                 Trong đời sống văn học Xô viết từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nó.

          Qua các đại hội nhà văn (4 năm 1 lần) nhiều vấn đề về sáng tác, lí luận tổ chức hoạt động của hội được bàn

           Từ những năm 1960 về sau,  các nhà lí luận văn học Liên Xô quan tâm đến việc nhận thức lại vấn đề “chủ nghĩa hiện thực XHCN”. Cho tới nay đã có hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ xoay quanh vấn đề lớn này. Từ chỗ coi chủ nghĩa HT-XHCN như là nguyên tắc phản ánh thực tại bằng quan điểm duy vật biện chứng nay đã đi tới quan điểm mới: Nó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện sắp xếp theo một cấu trúc hoàn chỉnh từ cơ sở Mỹ học, nguyên tắc tính Đảng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản đến nhân vật trung tâm, phong cách nghệ thuật và thi pháp. Lý thuyết “Hệ thống mở” của viện sĩ Markov ra đời từ những năm 70 thực chất là sự mở rộng quan niệm về mặt thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

                                                                                     g

 Kết luận                  

             Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ LỊCH  SỬ  CỦA NỀN VĂN HỌC XÔ VIẾT

                 Nền văn học Xô viết  đã đi trọn chặng đường lịch sử của mình nhưng khuynh hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể kết thúc  vai trò lịch sử của mình ít ra là trên quê hương của nó. Chỉ có điều khác là bây giờ nó không còn giữ địa vị độc tôn trong văn học như trước kia nữa. Căn cứ theo truyền thống văn học thế giới thì điều này xảy ra trong văn học nghệ thuật không phải là một điều dở, nghĩa là nó vẫn phù hợp với qui luật phát triển ý thức văn học nghệ thuật của loài người.

               Trong ngót ba phần tư thế kỷ tồn tại và phát triển, nền văn học Xô viết đã có một vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển đời sống tinh thần của  nhân dân Liên Xô (cũ) nói riêng và cả nhân loại nói chung. Nó góp phần đấu tranh làm cho đời sống con người lành mạnh, tốt đẹp hơn và mang tính người  hơn qua những thành tựu nghệ thuật ưu tú của mình.

Về mặt văn học, nó góp phần thay đổi diện mạo văn học thế giới đương đại và gây ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới. Những tác phẩm ưu tú của nó đã được thừa nhận và có vị trí trong kho tàng văn học của nhân loại.

              Vì vậy, những thành tựu của nền văn học cách mạng này không thể bị lãng quên cùng dĩ vãng, nó vẫn mãi  mãi   thuộc về tương lai.

             Giới văn học này nay đã có đủ thời gian để đánh giá những yếu kém, ấu trĩ ngày xưa. Đó là tính phê phán rất yếu kém. Chủ yếu là do nguyên nhân khách quan : chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Liên Xô  không nhiệt tình hoan nghênh văn học phê phán. Tuy vậy, vẫn có những cây bút mạnh dạn dũng cảm phê phán mặt trái của chế độ này. Tiên phong là nhà thơ Maiakovski với những vần thơ gây khó chịu cho số cán bộ lãnh đạo bảo thủ, yếu kém… Đến nhà văn Oveskin khéo léo hơn với tác phẩm nổi tiếng  Chuyện thường ngày ở huyện nổi tiếng khắp thế giới, nhất là trong các nước xã hội chủ nghĩa. Đến mức câu nói “ chuyện thường ngày ở huyện”  đã trở thành thành ngữ quen dùng khi nói về các thói tệ tiêu cực trong các xã hội XHCN…. Đỉnh cao của sự phê phán là hai nhà văn Pasternak và Solzhenitsyn (xem chương 12), lúc này hai ông viết không phải với cảm hứng trào phúng thông thường mà như một chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt, cảm hứng nhận thức khám phá rõ hơn là cảm hứng phê phán. Phần văn học chìm ẩn vì có “ vấn đề ” đã được phục hồi danh dự trong cuộc cải cách mở cửa những năm 90 thế kỷ trước.

             Ngày nay khi thể chế Liên Xô tan rã, hàng ngũ các nhà văn Xô viết có một sự phân hóa sâu sắc về tổ chức, quan điểm, tư tưởng và hành động. Phần đông các nhà văn có tên tuổi và uy tín trước đây chưa lên tiếng. Rõ ràng là đứng trước bước ngoặt lịch sử bất ngờ như thế, mỗi người cầm bút không tránh khỏi phải chịu sự tổn thất nặng nề và sự khủng hoảng sâu sắc về tinh thần, do đó im lặng cũng là điều dễ hiểu. Thực ra văn học Nga ngày nay cũng đang bước vào giai đoạn nhận đường, tìm đường, giống như văn học Trung Quốc, Việt Nam và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ. Đó là sự phát triển hợp qui luật khách quan của văn học nghệ thuật.

           HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 

        PHẦN VĂN HỌC XÔ VIẾT

               Sinh viên nghiên cứu các chủ đề sau:

1.  Sự khởi đầu lịch sử và những  chủ đề chính  của nhà văn M.Gorki đối với nền văn học  Nga hiện đại.

2.  Đánh giá chặng cuối cuộc hành trình “con người thừa” với “Con đường đau khổ” của A. Tolstoi.

3.  Phân tích một số hình tượng nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” để chứng minh tính chất sử thi của nó.

4.  Những tấn bi kịch trong Sông  Đông  êm đềm

5. Thiên hùng ca “Số phận  con người” và ý nghĩa thế giới của nó trong thế kỉ 20 và 21.

                                 Ò

Phụ lục 1

Những “mạch ngầm” của văn học Nga- Xô viết

(Bài trao đổi nhân dịp kỉ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga 1917-2007)

Nhà nghiên cứu văn học Đào Tuấn Ảnh

Văn học Nga – Xô viết có những “đỉnh cao”, những “mạch ngầm” còn nấp ẩn, không phải ai cũng biết. Báo Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS.TS Đào Tuấn Ảnh (Viện Văn học).

* Mới đây, nhà văn đương đại Nga Erofiev, trong một tiểu luận, đã cho rằng văn học Nga – Xô viết đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Bà bình luận gì về nhận định này khi đã có một thời văn học Nga – Xô viết được coi là đỉnh cao ở Việt Nam ?

– Theo tôi, không nên sổ toẹt giá trị các tác phẩm văn học Nga – Xô viết đã từng được dịch ở Việt Nam, nhưng cũng không nên đề cao quá mức. Văn học Nga sau Cách mạng Tháng Mười phát triển rất phong phú, chứ không monotone (đơn điệu) như những gì được dịch ở Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học Nga – Xô viết được dịch ở Việt Nam thời gian qua chưa phải là những tác phẩm xuất sắc của nền văn học này. Rất tiếc là những tác giả đỉnh cao của văn học Nga trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX như A.Blok, Akhmatova, Gumilov thì độc giả Việt Nam hầu như không biết đến. Thêm nữa, có một “mạch ngầm” văn học Nga như Nabokov (Lolita), Bulgakov (Nghệ nhân và Margarita), Boris Pasternak (Bác sĩ Zivago),… lại được truyền bá rất chậm trong thời kỳ Xô viết, mãi đến 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX mới được công bố. Do vậy, ngày nay, dù muốn hay không thì cũng phải nhìn nhận lại một cách khách quan diện mạo văn học Nga thế kỷ XX.

* Nếu nhìn nhận lại một cách khách quan, với độ lùi thời gian, thì những Thép đã tôi thế đấy (Alexeevich Ostrovsky), Người mẹ (Maxim Gorky), Đội thanh niên cận vệ (Phadeev), Người thầy đầu tiên (Chingiz Aitmatov), Chiếc nhẫn bằng thép, Lẵng quả thông, Bông hồng vàng và Bình minh mưa (Pautovsky)…, từng làm nức lòng cả một thế hệ thanh niên Việt Nam, liệu có còn giá trị ?

– Khi xem xét một hiện tượng phải đặt nó trên bình diện lịch sử. Trong số những tác phẩm nói trên, có tác phẩm chỉ phục vụ thời sự, không thể sánh ngang với những tác phẩm có giá trị vĩnh cửu (tức là những tác phẩm không viết ra để phục vụ nhu cầu thời sự chính trị trước mắt), song không có nghĩa là nó không còn giá trị gì.

* Thị trường sách Việt Nam hiện nay tràn ngập sách văn học Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, nhưng văn học Nga đương đại thì hầu như vắng bóng ?

– Văn học Nga đương đại phát triển rất mạnh mẽ với nhiều trào lưu, khuynh hướng, nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều best-seller, nhưng độc giả Việt Nam thì hoàn toàn không biết đến! Mà những gì được biết đến, cho đến thời điểm này, thì lại có rất nhiều nhầm lẫn và sai lạc. Tôi lấy thí dụ, trước đây, nhắc đến Maxim Gorky, chúng ta chỉ đề cao “Người mẹ”, và bộ tiểu thuyết tự thuật mà bỏ quên “Cuộc đời Klim Samghin”- tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

Theo tôi, cần phải có một cuộc “tổng kiểm kê” di sản văn học Nga ở Việt Nam để dịch thêm, bổ sung thêm những tác phẩm có giá trị.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay là ta thiếu những dịch giả am hiểu ngôn ngữ, đất nước, con người và văn hóa Nga, có đủ trình độ thẩm mỹ để lựa chọn những tác phẩm có giá trị, và tất nhiên là cũng phải am hiểu thị hiếu độc giả Việt Nam. Tôi thấy bây giờ phần lớn độc giả Việt Nam đều ca ngợi Dostoievsky, nhưng chẳng mấy người có thể chỉ ra một cách rành rẽ xem ông ấy “vĩ đại” ở chỗ nào, vì không hiểu cội nguồn tư tưởng của Dostoievsky. Tóm lại, cả người dịch lẫn độc giả đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hiện nay, tôi đang thực hiện công trình “Mối quan hệ giữa văn học Nga – Xô viết và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỷ XX”, phân tích những cái được và chưa được trong mối quan hệ này. 

õ

Ý kiến người biên soạn

Bài trao đổi của nhà nghiên cứu, dịch giả Đào Tuấn Ảnh có phần khá chủ quan khi cho rằng “Cuộc đời Klim Samghin là tác phẩm xuất sắc nhất của M. Gorki”. Ngày nay ai cũng biết những truyện ngắn trước Cách mạng tháng Mười Nga  của ông mới thực sự còn đứng lại trong lòng người đọc và tiếp tục hấp dẫn các lứa tuổi cuối thế kỉ XX đầu XXI. Truyện ngắn trước Cách mạng của ông còn được chọn vào sách giáo khoa phổ thông và học sinh Việt Nam tỏ ra rất hứng thú khi được học. (PHN)

Phụ lục 2 Hai nhà văn có “vấn đề”

Alexandr Isayevich Solzhenitsyn

(Алекса́ндр Иса́евич Солжени́цын)

Sinh ngày: 11 tháng 12, 1918  tại Kislovodsk, Nga

Nhà văn, nhà viết kịch đoạt giải Nobel văn học năm 1970.

Tiểu sử

            Alexandr Isayevich Solzhenitsyn sinh ở Kislovodsk, vùng bắc Kafkaze. Bố mất khi Solzhenitsyn chưa sinh, mẹ đi làm nghề đánh máy chữ để nuôi con. Năm 1925 hai mẹ con chuyển về thành phố Rostov trên sông Đông. Từ năm 1926 đến 1936 học ở trường phổ thông thường bị bạn bè chế diễu vì đeo thập tự và không muốn vào Đội thiếu niên Lênin. Sau đó, nghe theo lời khuyên của các thầy cô giáo, Solzhenitsyn đã tiếp nhận lý tưởng cách mạng, năm 1936 vào Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol. Từ nhỏ Solzhenisyn đã muốn trở thành nhà văn nhưng có năng khiếu toán học nên năm 1936 ông theo học khoa Toán trường Đại học Rostov để sau này dễ kiếm việc làm. Những năm học ở Đại học Rostov, Solzhenitsyn luôn là sinh viên xuất sắc, được nhận học bổng Stalin.

            Năm 1937 ông lý tưởng hóa cách mạng, đã từng dự định viết tiểu thuyết về Thế chiến I với tên Hãy yêu cách mạng. Năm 1939 ông tham gia lớp học hàm thụ ở Đại học Triết – Văn – Sử Moskva danh tiếng thời đó. Năm 1941 tốt nghiệp Đại học Rostov, nhập ngũ và được thưởng 2 huân chương với quân hàm đại úy. Thời gian này A. Solzhenisyn đã sáng tác một số tác phẩm, trong nhận thức và tư tưởng bắt đầu có những thay đổi. Tháng 7 năm 1945 ông bị kết án tù 8 năm vì một bức thư viết gửi bạn bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa Stalin. Những năm tháng tù đày, đi qua nhiều nơi trên đất nước đã giúp ông sau này có được chất liệu sống thực cho những tác phẩm của mình. Năm 1952 ông bị ung thư phải mổ nhưng nhờ điều thần kì đã qua khỏi. Stalin mất, ông được phục hồi, về sống ở Moskva đến năm 1957 rồi đi Riazan dạy học. Trong thời gian này ông bắt đầu viết tiểu thuyết Tầng đầu địa ngục (1955-1968) và in truyện vừa đầu tiên Một ngày trong đời của Ivan Denisovich (1958) cùng một số tác phẩm khác đã khiến ông rất nổi tiếng, đến mức được đề cử nhận giải thưởng Lenin.

            Năm 1967, sau khi A. Solzhenisyn gửi một bức thư ngỏ đến Đại hội nhà văn Liên Xô phản đối chế độ kiểm duyệt, ông bị chính quyền và báo chí phê phán kịch liệt, bị khai trừ khỏi Hội nhà văn, bị cấm in sách. Một số tác phẩm của ông không được in ở trong nước nhưng có người đem in ở nước ngoài mà không xin phép ông như Tầng đầu địa ngục, Trại ung thư, Tháng 8 năm 1914, điều này càng khiến chính quyền Xô Viết phản ứng nhưng ông được nhiều người biết đến, nhất là những gì ông viết ra đã cho thấy ông là một nhà văn có cái nhìn sắc bén về thời đại ông đang sống.

            Năm 1970, A. Solzhenisyn được tặng giải Nobel nhưng ông không đến Thụy Điển nhận lễ trao giải vì sợ sau đó không thể trở về nước; hai năm sau ông mới đến nhận giải và đọc Diễn văn. Năm 1974, sau khi công bố bản tuyên ngôn “Sống không dối trá” và cho in tác phẩm Quần đảo Gulag ở Paris, A. Solzenitsyn bị bắt, bị nhà nước Liên Xô tước quyền công dân và bị trục xuất sang Tây Đức, sau đó ông dời sang định cư ở Mỹ.

            Năm 1991, trong thời cải tổ, chính quyền Liên Xô chính thức xóa án cho ông. Tháng 5 năm 1994 ông trở về sống ở Nga. Năm 2006 ông được tặng giải thưởng nhà nước của Liên bang Nga vì những đóng góp xuất sắc trong hoạt động nhân đạo.

                Tác phẩm

Viên trung úy (Лейтенант, 1945), truyện ngắn.

Ở thành phố M. (В городе , 1945), truyện ngắn.

Bức thư số 254 (Письмо № 254, 1945), truyện ngắn.

Khóa 6 (Шестой курс, 1945), truyện vừa.

Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича, 1958), truyện vừa

Chuyện ở ga Kotretovka (Случай на станции Кочетовка, 1963), truyện ngắn.

Ngôi nhà Matriona (Матренин двор, 1963), truyện ngắn.

Vì lợi ích công việc (Для пользы дела, 1963), truyện ngắn

Zakhar – Kalita (Захар-Калита, 1966), truyện ngắn

Xe tăng biết sự thật! (Знают истину танки!, 1963-1967), kịch.

Ngọn nến trước gió (Свеча на ветру, 1963-1967), kịch.

Ánh sáng ở trong ngươi (Свет, который в тебе, 1963-1967), kịch.

Vòng đầu (В круге первом, 1955-1968), tiểu thuyết

Khu ung thư (Раковый корпус, 1968), tiểu thuyết

Tháng 8 năm 1914 (Август четырнадцатого, 1971, Paris), truyện dài.

Quần đảo Gulag (Архипелаг ГУЛаг, in năm 1973, Paris, năm 1990 ở Nga), khảo cứu

Sống không dối trá (Жить не по лжи, 1975), tiểu luận.

Bánh xe đỏ (Красное колесо, 1971-1991), tiểu thuyết lịch sử, 10 tập

Bê con húc cây sồi (Бодался телёнок с дубом, in 1975, Paris, 1991 ở Nga), tự truyện.

c

Boris Leonidovich Pasternak

(Борис Леонидович Пастернак)

Boris Leonidovich Pasternak (10 tháng 2, năm 1890– mất 30 tháng 5 năm 1960) là một nhà thơ, nhà văn NgaXô viết đoạt gGiải Nobel Văn học năm 1958. Ông nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго), tuy nhiên người Nga lại coi trọng nhất là thơ ca của ông, tiêu biểu là tập thơ Chị tôi-cuộc đời (Сестра моя – жизнь).

Tiểu sử và văn nghiệp

            Cha của Boris Pasternak, ông Leonid Osipovich Pasternak, là một họa sĩ, viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Sankt-Peterburg; mẹ ông, bà Rozaliya Isidorovna Pasternak (nhũ danh Kaufman, 1868-1939), là một nghệ sĩ dương cầm. Ông bà Pasternak đã chuyển từ Odessa về Moskva năm 1889, một năm trước khi Boris ra đời. Boris là con cả, các em ông là Aleksandr (1893-1982), Jozefina (1900-1993) và Lidiya (1902-1989). Đến làm khách nhà ông có những họa sĩ, nhạc công, văn sĩ nổi tiếng, trong đó có cả Lev Nikolayevich Tolstoi.

             Năm 13 tuổi, do ảnh hưởng nhạc sĩ Aleksandr Nikolayevich Skryabin, Pasternak bắt đầu yêu thích âm nhạc và học nhạc trong sáu năm. Năm 1914 in tập thơ đầu tiên Người anh em sinh đôi trong mây đen (Близнец в тучах) được công chúng đánh giá cao, đến thập niên 1930 ông được coi như một nhà thơ Xô viết hàng đầu. Năm 1923 ông cho ra đời tập thơ Những chủ đề và biến tấu (Темы и вариации) được đánh giá là đỉnh cao của thơ ông. Pasternak còn là một dịch giả tài năng. Ông dịch thơ cổ điển tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Gruzia, đặc biệt các bản dịch bi kịch của William Shakespeare được coi là hay nhất trong tiếng Nga.

             Từ năm 1945 đến 1955, Pasternak sáng tác cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông, Bác sĩ Zhivago, nhưng không được in ở Liên Xô, đến năm 1957 tác phẩm này được xuất bản ở Ý. Cuối năm sau, cuốn sách được dịch ra 18 thứ tiếng. Cũng trong năm này, Pasternak là người Nga thứ hai được trao giải Nobel Văn học vì những thành tựu ông đã đạt được trong nền thơ trữ tình hiện đại, cũng như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga, mà nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago. Do những áp lực chính trị, Pasternak buộc phải từ chối nhận giải.

Tác phẩm

  • Những bài thơ đầu tay, in trong quyển Thơ trữ tình (Лирика, 1913)
    • Người anh em sinh đôi trong mây đen (Близнец в тучах, 1914), thơ
    • Phía trên rào cản (Поверх барьеров, 1917), thơ
    • Cuộc sống là chị tôi (Сестра моя – жизнь, 1922), thơ
      • Thời thơ ấu của Lyuvers (Детство Люверс, 1922), truyện
      • Những chủ đề và biến tấu (Темы и вариации, 1923), thơ
        • Bệnh cao sang (Высокая болезнь, 1924), trường ca
        • Trung úy Smidt (Лейтенант Шмидт, 1926), trường ca
        • Đường trên không (Воздушные пути, 1924), truyện
        • Chứng chỉ hộ thân (Охранная грамота, 1931), tự truyện.
        • Năm chín trăm lẻ năm (Девятьсот пятый год, 1927), trường ca
        • Truyện vừa (Повесть, 1929), truyện
        • Tái sinh (Второе рождение, 1932), tập thơ
        • Trên những chuyến tàu sớm (На ранних поездках, 1943), thơ
        • Khoảng bao la trái đất (Земной простор, 1945), thơ
        •              Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957), tiểu thuyết
        • Con người và cảnh ngộ (Люди и положения, 1957), tự truyện
        • Bút kí tiểu sử (Биографический очерк, 1959)

    Một số bài thơ của B. Pasternak

             Giải thưởng Nobel

Tôi mất hút, sa vào như con thú

Đâu đó tự do, ánh sáng, con người

Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi

Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ.

  *

Khu rừng tối và bên hồ nước

Gỗ thông già chất đống khắp nơi

Cả bốn phía chặn bước con đường tôi

Tôi chịu đựng, dù thế nào cũng được.

  *

Có phải tôi làm điều chi thô bỉ

Tôi là tên ác độc, kẻ giết người?

Tôi chỉ làm cho lệ thế gian rơi

Trước vẻ tuyệt vời của đất đai quê mẹ.

Cái chết đã cận kề, nhưng dù thế

Tôi vẫn tin rồi sẽ đến một thời

Khi tinh thần thánh thiện sẽ lên ngôi

Sẽ chiến thắng thói đê hèn, phẫn nộ.

Быть знаменитым некрасиво

(Làm người nổi tiếng là không đẹp)

  Làm người nổi tiếng là không đẹp

Đâu phải vì nổi tiếng mới lên cao

Những giấy tờ, lưu trữ đừng tích cóp

Trước những trang bản thảo chớ nôn nao.

                  *

Mục đích của sáng tạo là dâng hiến

Đâu phải vì thành tích, tiếng ồn ào

Đem biến mình thành những lời truyền miệng

Cho người đời, thật xấu hổ làm sao.

         *

Ta cần sống khiêm nhường, không tự bạch

Phải sống sao, bởi suy xét cho cùng

Để tiếng gọi tương lai nghe thấy hết

Nhận về tình luyến ái của không trung.

        *

Cần phải biết để chừa ra khoảng trống

Trong số phận mình, không phải trong thơ

Trong cuộc đời có những chương, những đoạn

Cần tô đậm lên cho khỏi lu mờ.

           *

Và phải biết đắm chìm vào quên lãng

Trong vô danh giấu những bước chân ta

Như làng mạc ẩn mình trong sương sớm

Sương khói mịt mù không thể nhìn ra.

               *

Những kẻ khác theo bước chân sống động

Bám gót ta đi qua chặng đường mình

Nhưng đành ngậm ngùi nhìn lên chiến thắng

Mặc người đời, ta không phải bận tâm.

            *

Và phải biết không một tấc ngắn ngủi

Đừng để đánh mất gương mặt con người

Cần phải sống làm một người sôi nổi

Và vui tươi cho đến cuối cuộc đời. \

Gió

  Anh đã chết rồi, em vẫn sống

Còn gió than phiền, khóc nỉ non

Gió lay biệt thự, lay rừng rậm.

Không gì riêng lẻ mỗi cây thông

Mà gió lung lay cả cánh rừng

Với tất cả tận cùng xa thẳm

Như lay những chiếc thuyền buồm

Trong vũng tàu nước lặng.

Đấy không phải là tại vì ngạo mạn

Hay tại vì giận dữ cuồng điên

Mà để, trong nỗi buồn vô hạn

Tìm những lời gió hát ru em.

(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng)

Bác sĩ Zhivago

“Bác sĩ Zhivago”, nguyên văn tiếng Nga: Доктор Живаго, từ Живаго có nghĩa đen là “cuộc sống”, tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga–Xô viết Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960).

Nhân vật chính của truyện là Yuri Zhivago, một bác sĩ y học và nhà thơ. Truyện kể cuộc đời của bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái của ông cùng hai phụ nữ trong bối cảnh chung quanh cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Truyện này được dựng thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, diễn viên chính là Omar Sharif và Julie Christie.

1 Hoàn cảnh sáng tác

2 Tóm tắt nội dung

Hoàn cảnh sáng tác

            Bối cảnh truyện Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 – 1920, nhưng Pasternak hoàn tất vào khoảng 1956. Vì ông có vấn đề với chính phủ Xô viết lúc bấy giờ nên truyện này không được xuất bản. Năm 1957 bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài Liên Xô và in ra sách tiếng Nga tại Ý (nhà xuất bàn Feltrinelli). Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, sách truyện Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Tóm tắt nội dung

            Khởi đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ hãng may tên Komarovsky. Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Nàng sau đó kết hôn người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha).

            Kế đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại .

            Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.

            Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại với sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ – bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị bắt đuổi ra khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu.

            Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát.

            Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo. (§)

h

Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ

Tác giả : Lermontov

Bài : Cái chết của nhà thơ

                        1824

                 СМЕРТЬ ПОЭТА

            Погиб Поэт! – невольник чести –

            Пал. оклеветанный молвой,

            С свинцом в груди и жаждой мести,

            Поникнув гордой головой !..

            Не вынесла душа Поэта

            Позора мелочных обид,

            Восстал он против мнений света

            Один, как прежде… и убит!

            Убит!, к чему теперь рыданья,

            Пустых похвал ненужный хор

            И жалкий лепет оправданья ?

            ‘Судьбы свершился приговор!

            Не вы ль сперва так злобно гнали

            Его свободный, смелый дар

            И для потехи раздували

            Чуть затаившийся пожар?

            Что ж? веселитесь… он мучений

            Последних вынести не мог:

            Угас, как светоч, дивный гений,

            Увял торжественный венок.

            Его убийца хладнокровно

            Навел удар… спасенья нет:

            Пустое сердце бьется ровно,

            В руке не дрогнул пистолет.

            И что за диво ?, издалека,

            Подобный сотням беглецов,

            На ловлю счастья и чинов

            Заброшен к нам по воле рока;

            Смеясь, он дерзко презирал

            Земли чужой язык и нравы;

            Не мог щадить он нашей славы;

            Не мог понять в сей миг кровавый,

            На что он руку поднимал!..

            И он убит – и взят могилой,

            Как тот певец, неведомый, но милый,

            Добыча ревности глухой,

            Воспетый им с такою чудной силой,

            Сраженный, как и он, безжалостной рукой.

            Зачем от мирных нег и дружбы простодушной

            Вступил он в этот свет завистливый и душный

            Для сердца вольного и пламенных страстей?

            Зачем он руку дал клеветникам ничтожным,

            Зачем поверил он словам и ласкам ложным,

            Он, с юных лет постигнувший людей?..

            И прежний сняв венок – они венец терновый,,

            Увитый лаврами, надели на него:

            Но иглы тайные сурово

            Язвили славное чело;

            Отравлены его последние мгновенья

            Коварным шепотом насмешливых невежд,

            И умер он – с напрасной жаждой мщенья,

            С досадой тайною обманутых надежд.

            Замолкли звуки чудных песен,

            Не раздаваться им опять:

            Приют певца угрюм и тесен,

            И на устах его печать.

            А вы, надменные потомки

            Известной подлостью прославленных отцов,

            Пятою рабскою поправшие обломки

            Игрою счастия обиженных родов!

            Вы, жадною толпой стоящие у трона,

            Свободы, Гения и Славы палачи!

            Таитесь вы под сению закона,

            Пред вами суд и правда — все молчи!..

            Но есть и божий суд, наперсники разврата!

            Есть грозный суд: он ждет;

            Он не доступен звону злата,

            И мысли и дела он знает наперед.

            Тогда напрасно вы прибегнете к злословью:

            Оно вам не поможет вновь,

            И вы не смоете всей вашей черной кровью

            Поэта праведную кровь!                                                                              

 (1837)

Tác giả: Nieckrasov

Bài: Замолкни, Муза мести и печали !

            (Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ)

Замолкни, Муза мести и печали!

Я сон чужой тревожить не хочу,

Довольно мы с тобою проклинали.

Один я умираю  – и молчу.

*

К чему хандрить, оплакивать потери?

Когда б хоть легче было от того!

Мне самому, как скрип тюремной двери,

Противны стоны сердца моего.

*

Всему конец. Ненастьем и грозою

Мой темный путь недаром омрача,

Не просветлеет небо надо мною,

Не бросит в душу теплого луча…

*

Волшебный луч любви и возрожденья!

Я звал тебя  – во сне и наяву,

В труде, в борьбе, на рубеже паденья

Я звал тебя,- теперь уж не зову!

Той бездны сам я не хотел бы видеть,

Которую ты можешь осветить…

То сердце не научится любить,

Которое устало ненавидеть.

(3 декабря 1855)

Tác giả : Isakovski

        Bài: Katyusa

     Пусть фриц помнит русскую «катюшу»,
Пусть услышит, как она поет
Из врагов вытряхивает души,
А своим отвагу придает!)

                       *
Отцветали яблони и груши,
Уплыли туманы над рекой.
Уходила с берега Катюша,
Уносила песенку домой.

  Tác giả : Pasternak

Bài:  Нобевлеская  премия

 (Giải Nobel)

Я пропал, как зверь в загоне.

Где-то люди, воля, свет,

А за мною шум погони,

Мне наружу ходу нет.

  *

Темный лес и берег пруда,

Ели сваленной бревно.

Путь отрезан отовсюду.

Будь что будет, все равно.

  *

Что же сделал я за пакость,

Я убийца и злодей?

Я весь мир заставил плакать

Над красой земли моей.

  *

Но и так, почти у гроба,

Верю я, придет пора –

Силу подлости и злобы

Одолеет дух добра.

Быть знаменитым некрасиво.

Не это подымает ввысь.

Не надо заводить архива,

Над рукописями трястись.

  *

Цель творчества – самоотдача,

А не шумиха, не успех.

Позорно, ничего не знача,

Быть притчей на устах у всех.

  *

Но надо жить без самозванства,

Так жить, чтобы в конце концов

Привлечь к себе любовь пространства,

Услышать будущего зов.

  *

И надо оставлять пробелы

В судьбе, а не среди бумаг,

Места и главы жизни целой

Отчеркивая на полях.

  *

И окунаться в неизвестность,

И прятать в ней свои шаги,

Как прячется в тумане местность,

Когда в ней не видать ни зги.

  *

Другие по живому следу

Пройдут твой путь за пядью пядь,

Но пораженья от победы

Ты сам не должен отличать.

  *

И должен ни единой долькой

Не отступаться от лица,

Но быть живым, живым и только,

Живым и только до конца.

Ветер (Gió)

Я кончился, а ты жива.

И ветер, жалуясь и плача,

Раскачивает лес и дачу.

Не каждую сосну отдельно,

А полностью все дерева

Со всею далью беспредельной,

Как парусников кузова

На глади бухты корабельной.

И это не из удальства

Или из ярости бесцельной,

А чтоб в тоске найти слова

Тебе для песни колыбельной.        

š

TÀI LIỆU THAM  KHẢO

1. Anh Ngọc dịch, 1982, Thơ Block và Esenin, Hà Nội, Nxb Văn học.

2. Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch, 1976, Chiến tranh và hòa bình, 4 tập

    L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn học.

3. Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng dịch, 2004, Thép đã tôi thế đấy.N. Ostrovski,

    tuyển tập truyện ngắn. Hà Nội. Nxb Văn học.

4. Hoàng Tôn dịch, 1999, Tuyển tập tác phẩm văn xuôi Pushkin, Hà Nội, Nxb Văn học .

5. Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên, 1982, Lịch sử văn học Xô viết,

   Hà Nội, Nxb ĐH&THCN.

6. Hoàng Ngọc Hiến, 1989, Văn học Xô viết những năm gần đây,  Hà Nội, Nxb Giáo dục.

7. Hồ Ngọc dịch, 1987,  Tuyển tập kịch, Hà Nội, Nxb Sân khấu .

8. Nhị Ca, Dương Tường dịch, 2003, Anna Karenina, L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn  

    học.

9. Nguyễn Hải Hà,  Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, 2003, Lịch sử văn học Nga

    thế kỷ XIX, Hà Nội, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Hồng Chung, 1979, Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, Hà Nội, Nxb ĐH &THCN

11.Nguyễn Thụy Ứng dịch, 1983, Sông Đông êm đềm, M.Solokhov, (8 tập), Hà Nội,

     Nxb Tác phẩm mới.

12.  Nguyễn Thụy Ứng, dịch 1978, Lịch sử văn học Xô viết, Melich Nubarov, Hà Nội,  Nxb Giáo dục.

13. Phạm Mạnh Hùng dịch, 1984, Quy luật của muôn đời, N.Dumbatze, Hà Nội,

     Nxb Văn học.   

14. Thúy Toàn dịch, 1998, Thơ Lermontov, Hà Nội, Nxb Văn học.

15. Thúy Toàn dịch, 1996, Cỗ xe tam mã Nga, Hà Nội,  Nxb Thế giới .

 16. Một số tạp chí Văn học, báo Văn nghệ từ 1988-2008

³

Bìa 1 : Bức tranh màu « Mùa thu vàng » của họa sĩ Nga Levitan

Bìa 2 : Bức ảnh cung điện Kremlin ở thủ đô Moskva

     Cẩn bút, hoàn thành tháng 12 năm 2008                                               

Phùng Hoài Ngọc

(§ ) Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc rất ưa thích các phẩm của Gogol và không ngần ngại mượn tên truyện của Gogol để đặt tên cho tác phẩm đầu tay của mình là Nhật ký người điên. Nhà văn Ryunosuke Akutagawa của Nhật Bản cũng lấy tên tác phẩm Cái mũi của Gogol để đặt tên cho tác phẩm của mình.

(§) Năm 1993 Đoàn kịch Hà Nội trình diễn vở kịch « Vườn quỳnh » của tác giả Nguyễn Khắc Phục. Vở kịch sử dụng motif  “Vườn anh đào” để châm biếm lối sống phá hủy mọi giá trị đẹp cũ mưu toan kiếm nhiều lợi nhuận trong thời mở cửa ở Việt Nam.

(§) (Bài viết của Nguyễn Thanh Hà  đăng ngày 9.7.2008 trên trang WEB Người bạn đường của Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga)

  • ·  Bài thơ này có thể đã gợi ý sáng tạo cho bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên (PHN).

(§) Trang đầu tập Nhật kí của bác sĩ liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm nắn nót viết lời nói của nhân vật Paven :Cái quí nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và nhỏ nhen của mình để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng:  tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả nhất trên đời- sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”

(§)   Nhà văn qua đời ngày 10 tháng 6 năm 2008 tại một bệnh viện ở thành phố Nurenberg (CHLB Đức), nơi ông đã vào cấp cứu từ giữa tháng 5 vì bệnh thận. Nước Nga đau đớn nhận tin Aitmatov qua đời. Tổng thống mới của nước Nga D.Medvedev gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến của nhà văn. Chủ tịch Hội các nhà xuất bản Nga Mikhail Seslavinsky nêu rõ: “Trong những ngày cuối đời, Aitmatov luôn trăn trở rằng phải làm tất cả để giữ mối quan hệ nhân văn bền chặt giữa các nước cộng hòa trong không gian hậu Xôviết. Ông tham gia các cuộc hội thảo và luôn là người bạn thân thiết, gần gũi của đất nước chúng ta. Sự nghiệp sáng tác của ông là một phần không thể thiếu trong không gian văn học của đất nước chúng ta”.

       Ngoại trưởng Pháp Bernar Kushner vô cùng thương tiếc nhà văn Kyrgyzia, ông cho rằng Aitmatov luôn sống mãi trong lòng những người hâm mộ như một nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Nhà hoạt động văn hóa xã hội Mikhail Veller khẳng định sự ra đi của Aitmatov đã để lại khoảng trống, mất đi một mắt xích quan trọng trong không gian văn hóa hậu Xôviết. Aitmatov được an táng bên cạnh mộ cha ông trong nghĩa trang Ata-Beyit, xứKyrgyzstan.

(§) Phần lớn các vở kịch đó đã được dàn dựng trên sân khấu ViệtNam, có ảnh hưởng lớn đến sân khấu  kịch nói nước ta và khá quen thuộc đối với công chúng ViệtNam

(§) Các bản dịch tiếng Việt gồm Vĩnh biệt tình em, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn (trước 1975)  Bác sĩ Zhivago, Lê Khánh Trường dịch, in trong Boris Pasternak, con người và tác phẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1988.