Dã tràng xe cát biển đông là gì

Dã tràng là một loài cua biển nhỏ trong bộ Giáp xác mười chân với tập tính kiếm ăn và tạo ra nơi trú ẩn bằng việc vê cát.

Trong văn học dân gian Việt Nam có một truyện cổ tích kể về sự tích con dã tràng. Sự tích này có một vài phiên bản khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng đều để giải thích cho hiện tượng dã tràng vê các viên cát nhỏ thành nhà. Một phiên bản quen thuộc kể rằng, một người đàn ông có tên là Dã Tràng "xe cát" để lấp biển, nhằm đòi lại viên ngọc quý có thể nghe hiểu tiếng nói của các loài động vật, do một con rắn hổ mang cho để trả ơn cứu mạng, mà Đông Hải Long Vương đã lập mưu để lấy trộm.

Công việc không thể hoàn thành, Dã Tràng sau khi chết đã hóa thành con dã tràng (hay con còng còng) và vẫn tiếp tục xe cát để lấp biển. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu:

Dã tràng là một loại giáp xác cùng họ với cua, thuộc bộ Giáp xác mười chân - Decapoda (cùng bộ với loài ốc mượn hồn, cua ẩn sĩ). Dã tràng sống gần đại dương, hàng ngày thu thập cát xung quanh, cho vào miệng, sau đó sử dụng nước trong cơ thể để tạo thành những quả cầu cát nhỏ, đây là phương thức kiếm ăn độc đáo của loài sinh vật này. Dã tràng có cấu trúc miệng khá độc đáo khiến chúng trở thành chuyên gia sàng lọc cát. Trong quá trình xử lý cát, dã tràng đang lọc lấy thức ăn là các chất hữu cơ và vi sinh vật trong cát. Bởi vậy mà con dã tràng tiếng Anh được gọi là sandcrab - ghép giữa sand là cát và crab là con cua.

Dã tràng xe cát biển đông là gì

Con dã tràng còn được gọi là còng hoặc còng gió. Người Việt Nam thường biết đến động vật này qua thành ngữ "Dã tràng xe cát" hay "Công dã tràng", qua truyện cổ tích Sự Tích Con Dã Tràng, hay những câu ca dao, tục ngữ:

"Dã Tràng xe cát biển Đông

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì."

"Công dã tràng hàng ngày xe cát,

Sóng biển dồn tan tác còn chi."

"Còng còng dại lắm, không khôn

Luống công xe cát, sóng dồn lại tan."

​ Câu "Dã Tràng xe cát biển Đông" có hàm ý gì?

Khác với mục đích của loài động vật này là xử lý cát để kiếm ăn, hình ảnh con dã tràng và hình tượng "dã tràng xe cát" trong văn học và cuộc sống đã quen được dùng để chỉ những người chọn làm việc chăm chỉ, nhọc công nhưng kết quả là vô ích. Câu "Dã tràng xe cát biển Đông" hay "Công dã tràng" đều có hàm ý như vậy. Thực ra, ý nghĩa đó cũng bắt nguồn từ thói quen tìm kiếm thức ăn của dã tràng nơi bờ cát, nơi thường xuyên bị sóng biển đánh lẫn lộn phần cát mà dã tràng đã xử lý và chưa xử lý.

Hình ảnh con dã tràng và những câu thành ngữ, ca dao có liên quan đến con dã tràng là ví dụ rất điển hình cho việc sử dụng câu với nghĩa hàm ý là chính và nghĩa tường minh là phụ:

- Tường minh là hiển ngôn, là rõ ràng. Nghĩa tường minh được sử dụng để diễn đạt các từ trong một câu. Nghĩa hiển ngôn rất dễ nhận ra bởi vì nó được thể hiện thông qua câu từ và bất cứ ai cũng có thể hiểu nó ngay lập tức mà không cần phải suy luận nội dung và ý nghĩa của nó. Nghĩa tường minh còn được gọi với cái tên thông dụng là nghĩa đen.

- Hàm ý còn được gọi là hàm ẩn. Nó là phần được tuyên bố nhưng không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ hiển hiện trong câu, chính là hàm ngôn. Người nghe hoặc người đọc có thể hiểu nghĩa hàm ý bằng cách phân tích nghĩa của các từ tạo thành câu và suy luận để suy ra nghĩa hàm ẩn, còn được gọi là nghĩa bóng. Khác với nghĩa tường minh (nghĩa đen), hàm ý là nghĩa ẩn dụ không thể hiểu sơ qua mà đòi hỏi người đọc, người nghe phải suy ngẫm, khám phá bản chất của từ, của câu.

Dã tràng xe cát biển đông là gì

Câu "Dã Tràng xe cát biển Đông" cũng là câu đề từ trong bài thơ của nhà yêu nước Phan Chu Trinh:

Nhọc mình chi lắm dã tràng ôi?

Xe cát xưa nay chẳng thấy rồi.

Tháng lụn năm qua cà cụm đấy,

Bãi dài sóng cả tạt xô bồi.

Mượn hồn Tinh Vệ thù cho bể,

Hóa kiếp Ngu Công chống với trời

Cuộc thế tang thương đâu đã chắc,

Thân này xin hỡi bạn cùng người.

Bài thơ được viết vào khoảng năm 1914 - 1915 khi Phan Chu Trinh bị Pháp tống giam. Nỗi bi quan, thất vọng trước cảnh tù đày ít nhiều được thể hiện qua những câu thơ trên. Bên cạnh đó là một lý tưởng bất diệt của ông với con đường cao cả của hòa bình, độc lập, dẫu khó khăn cũng chẳng từ nan, đã quyết chí thì không bỏ cuộc, giống như Dã Tràng trong truyện cổ tích muốn xe cát lấp biển thành đường xuống Long cung bởi không cam tâm bị người ta rắp tâm lừa mất ngọc quý có được từ lòng nhân hậu của mình và mất cả người vợ vì xiêu lòng làm hoàng hậu Long cung mà nỡ đem ngọc quý của chồng đi đổi; giống như Tinh Vệ trong truyền thuyết ôm nỗi lòng báo thù mà lấy từng viên đá lấp biển; giống như Ngu Công trong truyện ngụ ngôn đào đất dời núi thông đường.

Dù việc làm có nhọc công và có phần vô ích nhưng quyết tâm làm hết sức mình thì chắc chắn luôn cần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Dã tràng (mà dân gian hay còng biển) là tên gọi chung để chỉ một vài nhóm cua biển nhỏ trong bộ giáp xác mười chân với tập tính vê cát thành từng viên nhỏ để tìm kiếm thức ăn khi thủy triều xuống, có tác động lớn đến hệ sinh thái bãi biển. Hình dáng và kích thước dã tràng không lớn hơn ngón tay cái, nhưng chúng dành phần lớn thời gian để vùi mình trong lớp cát ở bờ biển. Dã tràng ngụy trang tốt bởi lớp vỏ màu xám, giữ thăng bằng trong cát luôn di chuyển nhờ sự trợ giúp của lớp vỏ dày, cong và chân nhọn. Để ở trong cát, dã tràng đào hang nhanh chóng và thường xuyên.

Dã tràng xe cát biển đông là gì

Dã tràng

Trên các bãi ven biển Gò Công, khi thủy triều xuống thấp, người ta có thể bắt gặp hàng triệu quả cầu cát nhỏ li ti. Đó là kết quả từ chiến thuật kiếm ăn độc đáo của dã tràng. Dã tràng có cấu tạo khoang miệng độc đáo, tiến hóa nhằm biến chúng thành chuyên gia sàng cát. Chúng thu thập cát trên bãi biển, đưa qua miệng, đồng thời sử dụng nước biển để nặn cát thành hình cầu. Trong khi xử lý cát, dã tràng lọc những mẩu chất hữu cơ và tổ chức sống cực nhỏ trong cát.

Tuy nhiên để nặn quả cầu cát không phải việc dễ làm khi dã tràng thường xuyên bị những con chim đói mồi tấn công. Dù bộ xương ngoài có tác dụng ngụy trang tốt, chúng vẫn có thể bị phát hiện khi đang lăn quả cầu cát. Trong điều kiện đó, chúng di chuyển theo hình xoắn ốc và nhanh chóng rút về hang trung tâm nếu thấy bóng dáng kẻ săn mồi tới gần. Dã tràng cũng tiến hóa những chiếc chân đặc biệt giúp chúng duy trì mực nước và thở trong khi dùng miệng lọc cát. Phần trên của chiếc chân giúp chúng hô hấp trên cạn trong khi lớp lông phủ quanh chân hút nước từ cát trong lúc con vật di chuyển. Nhờ đó, dã tràng luôn dự trữ đủ nước để nặn quả cầu cát. Dù vội vã kiếm ăn khi thủy triều thấp, nhưng khi nước bắt đầu xô tới, chúng phải tìm nơi phù hợp để ẩn náu. Chúng đào một chiếc hang nông và xây cấu trúc hình vòm giống những ngôi lều tuyết bằng cát, bịt kín bằng cát ướt. Dã tràng sẽ ở trong đó bong bóng khí đó lúc thủy triều lên. Chờ thủy triều rút đi, chúng lại chui ra từ ngôi nhà hình vòm và tiếp tục vê cát.

Dã tràng xe cát biển đông là gì

Dã tràng

Dã tràng giao phối chủ yếu xảy ra vào cuối mùa xuân và mùa hè. Một con cái có thể sản xuất tới 45.000 quả trứng. Chúng mang trứng trên bụng cho đến khi trứng nở-khoảng 30 ngày sau. Trong hai đến bốn tháng, ấu trùng trôi dạt như sinh vật phù du, và dòng chảy có thể mang chúng đi một quãng đường dài. Dã tràng có thể sinh sản trong năm đầu tiên của cuộc đời, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, và có thể không sống quá hai đến ba năm. Sau khi con non trải qua 4-5 tháng trong giai đoạn ấu trùng phù du, chúng quay trở lại bãi biển từ mùa đông sang mùa xuân. Vào giữa tháng 11, những con cái sinh sản sống sót qua mùa hè ít dồi dào hơn, và do đó, phần lớn dân số trên bãi biển bao gồm con đực và con non. Mức độ phong phú của dã tràng thay đổi tùy theo vị trí của quần thể và các điều kiện môi trường thay đổi khác.

Trong dân gian, vẫn hay có câu thành ngữ “dã tràng xe cát”, “công dã tràng” mang nghĩa “những việc khó nhọc mà vô ích”. Không ít người cho rằng, ý nghĩa trên bắt nguồn từ thực tế tập tính vê cát tìm thức ăn của loài dã tràng (vì gần bờ biển nên những viên cát mà dã tràng vê chưa xong đã bị sóng đánh vỡ hết). Thật ra, ý nghĩa trên bắt nguồn từ một câu chuyện sâu xa hơn mà dân gian đã kể lại trong “Sự tích con dã tràng”. Chuyện khá dài, đại ý, ngày xưa có vợ chồng ông Dã Tràng. Nhờ cứu rắn, ông được trả ơn viên ngọc có thể nghe được tiếng nói của các loài. Nhờ viên ngọc này, ông cứu được gia đình ngỗng khỏi nạn bị giết thịt. Do đó, ngỗng tặng ông viên ngọc giúp đi được dưới nước. Long Vương lo sợ bèn lập kế, lừa vợ Dã Tràng cướp hai viên ngọc quý của ông. Biết ngọc đã mất, vừa tiếc nuối vừa căm giận, Dã Tràng quyết đòi lại bảo vật bằng cách làm nhà gần biển, ngày ngày xe cát lấp biển mở đường xuống thủy cung đòi ngọc. Mọi người can ngăn nhưng không được. Dã Tràng vẫn ngày ngày xe cát, đến lúc chết đi vẫn chẳng nên việc gì. Ông chết hóa thành con dã tràng. Cho nên, dân gian mới có câu: