D phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng

D phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng

230 điểm

hiennguyen

Trong
câu. thơ: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” Các từ “rừng”, “hoa”, “con đường” theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Cách hỉểu đối với các từ “rừng”, “hoa”, “con đường”: - Nghĩa đen: Chỉ sự vật - Nghĩa ẩn dụ: chỉ quê hương

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Từ cảm nhận về bài thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Cho những câu thơ saụ: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chưa niềm tin dai dẳng.”
  • Lương về mua áo mới tinh
  • Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe trong (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ ngày nay.
  • Chỉ ra sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong bài thơ. Mở dầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ”
  • Dựa vào khổ thơ trên, em hãy một viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu trình bày theo phép lập luận tổng – phân - hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân vả chỉ rõ).
  • Biện pháp tu từ trong câu Đầu súng trăng treo?
  • người con gái nam xương được sáng tác vào năm nào
  • Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
  • Xét theo kiểu câu chia theo mục đích nói, câu văn “Thế nhà con ờ đâu?” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định được điều đó? Dưới đây là một phần truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: “- Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.” (Trích Ngữ văn 9, tập một)
  • “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người” (Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969) Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I).

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Giải chi tiết:

Những ý chính cần đạt:

1. Giải thích:

- "Quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu.

2. Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ:

"Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng"

[Nói với con - Y Phương]

- Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia đình và quê hương.

- Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành.

3. Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người:

- Mỗi con người sinh ra đều thuộc về một vùng đất, đều gắn bó với quê hương, xứ sở. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.

- Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý: tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng...

- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.

- Quê hương là bến đỗ thân thương, ấm áp, luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về sau những thăng trầm của cuộc sống.

4. Trách nhiệm của mỗi con người với quê hương:

- Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.

- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

- Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.

- Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở....

"Rừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng"

Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người – đó là gia đình và quê hương.Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: “Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”.Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.Bằng cách nhân hóa “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. Từ đó gợi cho mỗi người vềý thức đối với quê hương mình. Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng…Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở….