Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Nếu bạn đã, đang, hoặc có ý định sẽ trở thành designer, hãy chuẩn bị bước vào một mối quan hệ "đầy sóng gió" trong cuộc đời bạn: mối quan hệ với anh nhà in! Chỉ trừ khi bạn là designer chuyên về web hoặc UI/UX, phần lớn chúng ta chắc hẳn đều đã có ít nhất một lần "qua lại" bên đó. Cả bạn và "anh ấy" đều muốn cho ra những thành phẩm xinh xắn và đẹp đẽ, nhưng thực tế hoàn toàn khó khăn hơn như vậy rất nhiều. Bởi lẽ chuẩn bị một file tươm tất để gửi cho nhà in không đơn giản một chút nào. Vậy hãy để colorME có vài lời "tư vấn" cho mối quan hệ của bạn nhé ;)

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Thiết kế đẹp nhưng sai kích thước giống như hâm mộ thần tượng vậy. Có thể nhìn ngắm mọi góc độ sắc nét sống động qua màn hình nhưng không thể (in ra để) chạm vào được. Bạn có thể in thiết kế cỡ A3 trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt trong trường hợp bản thiết kế của bạn có hình ảnh, việc đặt đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo ảnh của bạn có hiển thị rõ nét hay không. Hiện nay, hầu hết các phần mềm thiết kế đều hỗ trợ làm việc với những file kích thước lớn lên tới đơn vị mét, hãy chọn cho mình một phần mềm thích hợp tuỳ vào kích thước bạn muốn nhé.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Bạn có bị cận không? Thế giới nhìn có khác không khi bạn đeo kính vào và bỏ kính ra? Đúng vậy, ảnh hiển thị trên ấn phẩm ở độ phân giải cao và thấp cũng tương tự như vậy. Nhưng còn khó chịu hơn rất nhiều. Mọi người xung quanh nhìn vào nó cũng khó chịu hơn rất nhiều. Ví dụ: in trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 450 px vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ tung toé. Vì vậy hãy luôn đảm bảo những hình ảnh bạn sử dụng trong bản thiết kế của mình đều có độ phân giải 300 ppi trở lên nhé, vì hoà bình thế giới.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Thay vì ngắt cánh hoa cúc và hỏi "Yêu, không yêu, yêu, không yêu,..." thì khi thiết kế, hãy thay bằng "CMYK, RGB, CMYK, RGB,...". Bởi vì dù có ra kết quả là gì thì bạn vẫn sẽ chọn là yêu/CMYK. Các máy in đều hoạt động dựa trên 4 màu mực in là xanh lơ (cyan), hồng cánh sen (magenta), vàng (yellow) và đen (key - black) Việc bạn bản thiết kế của mình ở hệ màu cộng ba màu đỏ (red), xanh lá (green), xanh biển (blue) rồi mang đi in cũng sẽ giống như việc bắt bạn trai bạn phải đoán xem bạn nghĩ gì và muốn gì. Và thường thì anh ấy sẽ đoán sai.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Chỉ đến khi nào chúng ta có thể in được ảnh chuyển động giống như trong Harry Potter thì lúc đó bạn mới có thể không quan tâm tới định dạng file in của mình. phần tên của định dạng cũng giống như phần "họ" cho file thiết kế của bạn vậy. Có những họ vô cùng quyền năng như PDF và TIFF vì chúng lưu giữ được nhiều giá trị. phần lớn các nhà in hiện nay đều chấp nhận hai định dạng file này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng file thiết kế gốc (.AI, .PSD, .INDD,...) để in trực tiếp.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Dù chỉ được tạo ra để xén đi nhưng vùng bleed có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn cho những thông tin cho bản thiết kế của bạn. Vùng bù xén thường nằm trong khoảng từ 3 - 5mm.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Đây không hẳn là một công đoạn bắt buộc nhưng vẫn được cực kì khuyên làm. Khi thiết kế, để nguyên định dạng văn bản giúp bạn dễ dàng đổi font chữ, đổi nội dung. Tuy nhiên nó cũng giúp người khác làm được việc đó. Vì vậy, khi đã chắc chắn về nội dung thông tin của mình, hãy chuyển văn bản sang chế độ outline ngay nhé!

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

Tương tự như số 6, đây cũng là một công đoạn cuối trước khi xuất file đi in. Nếu bạn quên công đoạn này, file của bạn sẽ được "anh nhà in" gửi lại không thương tiếc, trừ khi bạn vẫn muốn in ra sản phẩm không-còn-một-bức-ảnh-nào.

Thiết kế đồ họa kỹ thuật số có thể thu hút nhiều sự chú ý, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiết kế đồ họa in ấn đã lỗi thời. Có rất nhiều loại Thiết kế đồ họa in ấn vẫn là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực quảng cáo – truyền thông, và các Designer tương lai cần phải có kỹ năng chuyên môn về thiết kế in ấn. Vậy học Thiết kế đồ họa in ấn là gì và tại sao nó vẫn quan trọng?

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này cùng với đó là giới thiệu môi trường đào tạo bài bản ngành nghề này.

1. Thiết kế đồ họa in ấn là gì?

Thiết kế đồ họa in ấn hay Thiết kế in ấn là một hình thức giao tiếp bằng hình ảnh được sử dụng để truyền tải thông tin đến khán giả thông qua thiết kế thẩm mỹ có chủ đích được in trên một bề mặt hữu hình. Sản phẩm được thiết kế để in trên giấy, thay vì trình bày trên nền tảng kỹ thuật số.

Nói cách khác, Thiết kế in ấn là một quá trình Thiết kế đồ họa. Sản phẩm cuối cùng của nó vẫn là một thiết kế ở dạng kỹ thuật số (.psd, .tif, .indd,…), sau đó thiết kế này được in lên các vật liệu như giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, gốm sứ,… Lưu ý KHÔNG bao gồm quá trình in, tức là sản xuất bản cứng của tài liệu và các thiết kế khác.

Xem thêm: Biết tuốt từ A đến Z trước khi theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa

2. Các sản phẩm Thiết kế đồ họa in ấn

Dưới đây là 11 sản phẩm phổ biến nhất mà người học Thiết kế đồ họa in ấn có thể tạo ra:

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Một sản phẩm quen thuộc gắn liền với doanh nghiệp – Danh thiếp, được thiết kế để in trên thẻ giấy nhỏ có kích thước tương đương thẻ tín dụng, chứa các thông tin liên quan đến công việc của người sở hữu như tên, chi tiết liên hệ, logo thương hiệu, chức danh,…
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
In banner là một loại hình in khổ rộng hay in khổ lớn, được sử dụng để làm băng rôn cho nhiều đối tượng khách hàng. Các phương tiện phổ biến nhất để Thiết kế đồ họa in ấn banner là các loại giấy được tráng phủ ở dạng bóng hoặc bóng mờ, nhựa vinyl, vải canvas và vật liệu giống như vải poly. Những phương tiện này dày hơn giấy, có độ bền cao hơn và thường có khả năng chống phai màu.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Bìa sách là điều đầu tiên người đọc nhìn thấy và cũng là yếu tố thu hút khán giả của cuốn sách. Điều này là kết quả của quá trình hoạt động trơn tru từ việc Thiết kế dồ họa trên máy tính đến việc sản phẩm đồ họa được in ấn trên bìa cứng và đính vào cuốn sách.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Tờ gấp (Brochure) là một tài liệu Thiết kế đồ họa in ấn chứa thông tin quan trọng quảng cáo thương hiệu hoặc một chủ đề cụ thể. Brochure thường được gấp lại thành kích thước hoàn thiện nhỏ hơn với nhiều kiểu khác nhau như: gấp ba, gấp đôi, gấp rưỡi, gấp hình chữ Z, gấp kiểu quạt giấy, gấp kiểu cánh cửa,…
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Tờ rơi có thể được coi là một loại brochure dạng không gấp, được in ấ số lượng lớn với mục đích quảng cáo tiếp thị sản phẩm, nhãn hàng,… Với tính chất in kích thước nhỏ, số lượng nhiều, tờ rơi thuận tiện để phát cho nhiều người tại các sự kiện, triển lãm thương mại, ngoài trời,…
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Bao bì sản phẩm không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ – quảng cáo, cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn đóng vai trò bảo quản – được nghiên cứu kỹ càng để đảm bảo sản phẩm bên trong được lưu trữ tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, Thiết kế đồ họa in ấn bao bì sản phẩm là sự tổng hòa của thiết kế nghệ thuật, nghiên cứu chất lượng vật liệu và thông tin thành phần.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Poster là những tấm áp phích khổ lớn thường được treo tại những nơi công cộng hoặc ngoài trời để thu hút sự chú ý của người xem về một sự kiện, thương hiệu hay chủ đề cụ thể. Vì vậy, kích thước khổ in của poster là rất lớn với chất liệu bền lâu và độ giữ màu tốt.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Thực đơn nhà hàng (Menu) là một sản phẩm không thể thiếu tại các nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống. Không còn giới hạn sáng tạo với phương thức liệt kê món đồ thông thường, ngày nay nhà hàng ưa chuộng thiết kế menu mô tả chi tiết hình ảnh món ăn để thực khách dễ dàng lựa chọn.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Những doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ thiết kế và in túi đựng hàng riêng với logo thương hiệu ở trên. Chất liệu của túi đựng hàng thông thường sẽ là túi giấy hoặc túi nilon, tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm và nhu cầu của doanh nghiệp.
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Khi học Thiết kế đồ họa in ấn áo thun/ đồng phục, các designer cần đặc biệt chú ý đến chất liệu vải vì sự những tính chất đặc biệt khác với giấy thông thường. Hơn nữa, có nhiều hơn một phương pháp in ấn trên vải như in lụa, in phun trực tiếp, in nhuộm, in ép vinyl,…
Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Các loại thiệp cũng gắn liền với các sự kiện đặc biệt như tiệc sinh nhật, tiệc chúc mừng, tiệc cưới,… cũng là một ứng dụng phổ biến của thiết kế in ấn.

Xem thêm: Sản phẩm thiết kế đồ họa – Tất cả những gì bạn cần biết

3. Yếu tố cần nắm rõ khi theo học Thiết kế đồ họa in ấn

7 yếu tố dưới đây chỉ là những lưu ý cơ bản nhất mà các designer cần nắm rõ khi Thiết kế đồ họa in ấn.

3.1. Kích thước in ấn

Yếu tố rất quan trọng đầu tiên của Thiết kế đồ họa in ấn chính là sự đồng đều kích thước của file kỹ thuật số và bề mặt in ấn. Các designer cần đảm bảo kích thước file thiết kế vừa đúng tỉ lệ hoặc lớn hơn so với kích thước mong muốn thực tế khi thiết kế được in ra. Ví dụ, file thiết kế cỡ A3 có thể được in trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt, đối với những sản phẩm yêu cầu đồ họa hình ảnh, việc thiết kế đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo hình ảnh hiển thị với chất lượng cao nhất.

Các thông số kích thước thường gặp trong Thiết kế in ấn:

  • A1: 59.4cm x 84.1cm;
  • A3: 29.7cm x 42cm;
  • A4: 21cm x 29.7cm;
  • A5: 14.8cm x 21cm;
  • Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm;
  • Brochure: 20cm x 30cm.
    Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

3.2. Định dạng tệp in

Có nhiều loại tệp chung khác cũng như những loại tệp dành riêng cho các chương trình và hệ điều hành cụ thể, nhưng để thành công nhất, hãy sử dụng các loại tệp này:

  • JPG / JPEG: Là định dạng tệp mặc định trên máy ảnh kỹ thuật số, JPG được lưu bằng cách sử dụng độ phân giải thích hợp và không gian màu chính xác. Theo mặc định, ảnh JPG được in với hệ màu CMYK;
  • PDF: Một định dạng tệp khác được sử dụng rộng rãi do tính năng bảo toàn nội dung và hình thức gốc cho dù người xem nhìn thấy hình ảnh như thế nào;
  • EPS: Đồ họa vector thường được lưu ở định dạng này sau khi hoàn thành và vẫn có thể được phóng to không giới hạn bằng cách sử dụng loại tệp này;
  • PNG: Loại tệp này vượt trội nhờ mang lại chất lượng hình ảnh cao và hỗ trợ nền trong suốt hoặc các đặc điểm mờ trong hình ảnh;
  • TIFF: Độc quyền để in hình ảnh, chất lượng hình ảnh cao và kích thước tệp lớn khiến nó trở thành một phương pháp in thiết kế được ưa chuộng. Nén hình ảnh không làm giảm chất lượng của nó không giống như hầu hết các loại tệp ở trên.
    Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
    Hãy đảm bảo kiểm tra định dạng tệp tài liệu để quá trình xử lý đồ họa in ấn không gặp vấn đề. Nguồn ảnh: CreativeBloq.

3.3. Hệ màu hiển thị

Trước hết, các bạn cần phân biệt 2 hệ màu phổ biến trong Thiết kế đồ họa in ấn quảng cáo hiện nay:

  • CMYK là một chế độ màu trừ, trong đó tất cả các màu có thể được tạo ra từ các kết hợp khác nhau của Lục lam, Đỏ tươi, Vàng và Đen (Chính). Nó hoạt động bằng cách thêm các kết hợp khác nhau của các loại mực với nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau. Càng sử dụng nhiều mực, màu càng đậm.
  • RGB cho phép phổ màu rộng hơn CMYK. Bằng cách đảm bảo thiết kế để in ở chế độ màu CMYK, bạn có thể đảm bảo rằng thiết kế của mình chỉ giới hạn ở những màu có thể tái tạo trong quá trình in chuyên nghiệp.

Các công ty in ấn chuyên nghiệp lựa chọn sử dụng hệ màu CMYK, vì vậy các designer cần đảm bảo cài đặt chế độ màu thành CMYK trong bất kỳ ứng dụng thiết kế nào đang dùng. Thiết kế ở chế độ RGB thay vì CMYK có lẽ là sai lầm phổ biến nhất đối với những người mới tìm hiểu về thiết kế in ấn.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024

3.4. Độ phân giải

Để đảm bảo sự sắc nét của sản phẩm đồ họa sau khi in thì độ phân giải trong file kỹ thuật số phải phù hợp với kích thước ấn phẩm. Ví dụ, khổ giấy A5 và A4 có thể đáp ứng độ phân giải cao nhất của những thiết kế với kích thước nhỏ 300 x 450 px tuy nhiên đồ họa sẽ hiển thị chất lượng kém hay bị vỡ ảnh nếu được in trên khổ giấy kích thước A2, A1. Vì vậy, designer cần lựa chọn hình ảnh trong thiết kế có độ phân giải tối thiểu là 300ppi.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
Có thể thấy, hình ảnh với độ phân giải 300dpi cho ta độ sắc nét và phù hợp in sách, báo,… ngược lại độ phân giải 72dpi có thể trông mượt mà trên máy tính nhưng thực tế sau khi in ảnh sẽ bị vỡ.

3.5. Vùng bù xén

Một lưu ý quan trọng trong quá trình in file Thiết kế đồ họa kỹ thuật số ra mặt giấy đó là: máy in sẽ tự động cắt bớt từ 2 – 3 mm các mép ngoài của mẫu thiết kế. Điều này hình thành khái niệm “vùng bù xén” nghĩa là các designer cần chừa 1 vùng khoảng 2 – 3mm bao quanh tài liệu để bù vào vùng cắt của máy in.

3.6. Phông chữ – Font

Khi các file Thiết kế đồ họa kỹ thuật số được chuyển qua lại giữa máy tính của designer và máy tính của công ty in ấn, có thể font chữ sẽ bị thay đổi hoặc không hiển thị được nội dung trên các thiết bị không có đủ font chữ. Vì vậy để tránh các vấn đề trên xảy ra, các designer cần cài đặt chữ về dạng outline.

3.7. Nhúng hình ảnh

Thói quen chỉ dẫn liên kết hình ảnh giúp cho file thiết kế trở nên nhẹ hơn, tuy nhiên trước khi gửi file đi in nếu không nhúng hình ảnh, file thiết kế có khả năng cao sẽ mất toàn bộ hình ảnh hoặc hiển thị hình ảnh chất lượng thấp.

Cutter guide trong thết kế in ấn là gì năm 2024
7 yếu tố trên chỉ là những lưu ý cơ bản, các bạn nên đăng ký khóa học Thiết kế đồ họa in ấn bài bản nếu mong muốn tạo ra những sản phẩm sáng tạo chất lượng cao như bộ nhận diện thương hiệu “Tuồng Việt” độc đáo của học viên Arena Multimedia.

Xem thêm: Khóa học Thiết kế đồ họa quảng cáo cho người mới

4. Nên học Thiết kế đồ họa in ấn ở đâu?

Một địa chỉ đào tạo uy tín sẽ cung cấp thêm kiến thức chi tiết về Thiết kế đồ họa in ấn, bên cạnh đó hệ thống bài bản các nội dung về tổng quan thiết kế đồ họa áp dụng từ bước tư duy ý tưởng cho đến kỹ năng hình thành bản thiết kế hoàn hảo. Đây chính là phương pháp đào tạo tại Arena Multimedia – Thương hiệu đào tạo Thiết kế đồ họa hàng đầu Châu Á.

Chương trình đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa kéo dài 15 tháng của Arena Multimedia sẽ trang bị cho học viên về:

  • Kỹ năng sử dụng thành thục các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator CC; Adobe Photoshop CC; Adobe Indesign CC;… hỗ trợ tối đa cho những sản phẩm in ấn;
  • Kiến thức chuyên môn về Thiết kế cho in ấn và quảng cáo, bên cạnh các môn bổ trợ như Thiết kế dàn trang sách, báo; Nghệ thuật chữ; Minh họa kỹ thuật số;…
  • Bằng chứng chỉ có giá trị quốc tế cấp bởi Arena Multimedia toàn cầu được chấp nhận tại hơn 20 quốc gia và liên thông với 4 trường đại học đứng đầu nền công nghiệp sáng tạo.

Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) là khóa đào tạo nghề chuyên nghiệp với thời gian 2,5 năm, được cấp bằng quốc tế (Advanced Diploma In Multimedia) và liên thông Đại học quốc tế với các trường danh tiếng tại Úc, Anh, Tây Ban Nha & Canada. Kỳ 1: Graphic Design (thiết kế đồ hoạ) Kỳ 2: Digital Product Design (Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số) Kỳ 3: Digital Filmmaking (Làm phim kỹ thuật số) Kỳ 4: 3D Game Design (Thiết kế game 3D) Kỳ 5: 3D Animation (Hoạt hình 3D)

Độc giả đăng ký tư vấn khóa học tại đây.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình học Thiết kế đồ họa nói chung và học Thiết kế đồ họa in ấn nói riêng tại Arena, đừng ngần ngại liên hệ đến bộ phận tư vấn của nhà trường để được giải đáp chi tiết: