Coông văn ubnd tỉnh quảng ninh về bão số 4 năm 2024

Ngày 1/6, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương vừa có văn bản số 1382/UBND-VHXH yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cao độ, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND Tỉnh về bảo đảm an toàn cho thanh, thiếu nhi, học sinh, nhất là phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước.

UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, xác định trách nhiệm cho người đứng đầu UBND cấp xã, cấp thôn trong việc tuyên truyền đến các hộ dân về công tác quản lý trẻ em, học sinh, sinh viên, phổ biến các kỹ năng phòng chống đuối nước. Tổ chức cho 100% các hộ dân trên địa bàn ký cam kết quản lý trẻ em, học sinh và phổ biến các kỹ năng phòng chống đuối nước, xong trước ngày 20/6/2024.

Tỉnh Quảng phấn đấu trong mùa hè năm 2024, 100% xã, phường, thị trấn có ít nhất một bể bơi tiêu chuẩn hoặc bể bơi tạm thời, một điểm dạy bơi an toàn cho trẻ em (Ảnh minh họa).

Đồng thời, tổ chức tổng rà soát các địa điểm có nguy cơ xảy ra đuối nước trên địa bàn, có biện pháp khắc phục triệt để những tồn tại gây mất an toàn, hạn chế tối đa người dân tiếp cận các khu vực nguy hiểm (bổ sung các biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm tắm ở những nơi không được phép; bổ sung phao cứu sinh dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp), xong trước ngày 10/6/2024.

Bên cạnh đó, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm an toàn của các thiết chế văn hóa trên địa bàn, đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi lành mạnh cho trẻ em, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh trong dịp hè.

Rà soát, quy hoạch, xây dựng bổ sung thêm các bãi, điểm tắm đủ điều kiện; thu hút đầu tư bể bơi, điểm vui chơi đạt tiêu chuẩn; xây dựng bể bơi (di dộng, lắp ghép) đủ tiêu chuẩn theo quy định và điểm tập bơi an toàn; phấn đấu trong mùa hè năm 2024, 100% xã, phường, thị trấn có ít nhất một bể bơi tiêu chuẩn hoặc bể bơi tạm thời, một điểm dạy bơi an toàn cho trẻ em.

UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Du lịch, Công an Tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra rà soát các khu vực bơi lội, tắm, các “điểm đen” có nguy cơ xảy ra đuối nước trên địa bàn tỉnh.

Sở Nội vụ Tỉnh chủ trì đưa nội dung triển khai, kết quả thực hiện công tác phòng chống đuối nước của các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; kiểm điểm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện và để xảy ra sự cố đuối nước trên địa bàn.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6; phía Bắc khu vực Bắc biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 16 giờ ngày 16-8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,9 độ vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 90 km tính từ tâm bão.

Nhà cửa ngổn ngang sau trận mưa, kèm giông lốc ở Phú Quý Ảnh: CHÂU THỌ

Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 15 đến ngày 17-8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp có khả năng xảy ra, đặc biệt tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 14-8, UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Hải Phòng lên phương án chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 4. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; neo đậu tàu thuyền, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy - hải sản; kiên quyết không để người dân ở lại lồng bè, tàu thuyền khi bão đổ bộ.

Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, khẩn trương triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn với các khu khai thác hầm lò, bãi thải, các vùng có nguy cơ sạt lở.

Tỉnh Nam Định cũng lên các phương án bảo đảm an toàn đê điều và các công trình đang thi công dở dang; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các vùng trũng ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở.

* Một trận mưa lớn kèm gió giật, lốc xoáy kéo dài từ khuya 13 đến rạng sáng 14-8 ở huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, đã làm tốc mái ít nhất 30 nhà dân; nhiều tường rào, cây xanh bị ngã đổ. Rất may không có thương vong về người. Sau khi mưa lốc đi qua, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng ứng cứu tại chỗ, giúp dân sửa chữa nhà cửa.

Chủ đề