Soạn văn lớp 10 bài cảnh ngày hè năm 2024

⇒ Qua cảm nhận của tác giả bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. cảnh được đón nhận từ gần đến xa, từ cao đến thấp. Cấu trúc đăng đối hài hòa.

b. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân

  • Sáu câu đầu.
    • Câu một tâm thế đón nhận cảnh: Nhịp thơ 1/2 /3 chậm ⇒ thể hiện sự thư thái khi đón nhận cảnh.
    • Năm câu tiếp theo: tác giả đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan.
      • Thị giác: nhìn thấy màu sắc. Khứu giác: mùi hương hoa sen.
      • Thính giác: tiếng ve kêu Liên tưởng: tiếng ve như tiếng đàn…
      • Xúc giác: hóng mát.

→ Tác giả có tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. Đó là cội nguồn sâu xa của tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống Hai câu kết: tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

- Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

- Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại

Câu 3 (Trang 129 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên

+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao

+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao

+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân

- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh

Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

- Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

- Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

- Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

Câu 5 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) không phải rũ bỏ thế sự để nhàn tản, không phải sự nhàn tản của bản thân mà phó mặc dân chúng

+ Ông sống hòa hợp với tự nhiên, thuận tự nhiên, rời bỏ danh lợi để giữ cốt cách thanh cao

+ Ông vẫn lo cho vận nước sức dân, nhà thơ tìm đến “say” nhưng để “tỉnh” nhận ra phú quý chỉ là phù du, phù phiếm

+ Ông luôn bộc trực, không thờ ơ trước tình cảnh của dân chúng ( ông dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần)

Soạn Văn 10 bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) – Nguyễn Trãi rất hay bao gồm các phần: Hướng dẫn soạn bài; Kiến thức trọng tâm; Gợi ý luyện tập

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)

– Nguyễn Trãi –

  1. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Các động từ chỉ trạng thái cảnh ngày hè: đùn đùn, giương, phun.

Các từ này đều là những động từ có giá trị biểu cảm cao.

Cây hòe: màu sắc đặc trưng là màu xanh lục của lá, gợi sự tốt tươi; sức sống sung mãn qua động từ đùn đùn, tán rợp giương…

Cây lựu trước hiên nhà: màu đỏ đặc trưng của mùa hè; sức sống mãnh liệt qua động từ phun…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Bài thơ thiên nhiên được miêu tả bằng đường nét, màu sắc, hình khối cụ thể, sinh động và tràn đầy sức sống. Bức tranh mùa hè đầy màu sắc tươi sáng rực rỡ, màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu và màu hồng của hoa sen. Âm thanh của tiếng chợ cá làng chài hòa cùng âm thanh của tiếng ve “dắng dỏi” tạo thêm hơi ấm và sức sống cho bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống.

Toàn thể bức tranh có sự giao cảm hài hòa giữa con người với thiên nhiên thông qua màu sắc, âm thanh tinh tế mà tác giả cảm nhận.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Nguyễn Trãi đã đón nhận cảnh ngày hè bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và sự liên tưởng hết sức tinh tế. Ông là một thi nhân yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một bậc đại nhân khát khao một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân khắp mọi nơi.

Phải chăng âm thanh của tiếng chợ cá “lao xao” cũng chính là âm thanh rộn rã của tiếng lòng Nguyễn Trãi trước cảnh “dân giàu đủ”?

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

– Từ bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, sinh động chúng ta thấy được một tình yêu thiên nhiên bao la của Nguyễn Trãi.

– Đó cũng là một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp có cội nguồn sâu xa từ tình yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. Hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng ưu ái với dân, với nước của nhà thơ.

– Câu thơ cuối chỉ có sáu chữ, ngắn gọn là sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên mà ở chính con người. Nguyễn Trãi mong ước một cuộc sống ấm no cho dân, và đó là hạnh phúc của mọi người ở mọi nơi.

– Lí tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi vẫn có ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn tới ngày hôm nay.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 119)

– Từ bức tranh thiên nhiên đầy sức sống sinh động, ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi

– Bài thơ sử dụng những hình ảnh của mùa hè gần gũi và bình dị, sự sách tần của thể thơ đã mang lại một bức tranh mùa hè mới mẻ và tràn đầy sức sống.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.

1. Giá trị nội dung:

– Bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống.

– Một thi nhân yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một bậc đại nhân khát khao một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân khắp mọi nơi.

Chủ đề