Công văn xin hủy thư tra soát ngày 9 8 năm 2024

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

  1. Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
  1. Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

…”

- Căn cứ Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hòa đơn chứng từ :

+ Tại Điều 7 quy định xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp:

“Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp

1. Đối với hóa đơn điện tử:

  1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã lập theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đã gửi cho người mua sau đó phát hiện có sai sót thì Độc giả thực hiện xử lý sai sót theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Tổng cục Thuế nhận được nhận được công văn số 47/CV-CT ngày 11/05/2017 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu HANECO về việc tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Căn cứ điểm a và điểm đ khoản 2 Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa quy định về xử lý sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp thuế:

“Điều 17. Xử lý sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp thuế

2. Thực hiện tra soát và điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách

  1. Đối với người nộp thuế

Trường hợp phát hiện sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo, người nộp thuế lập thư tra soát (mẫu C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến đề nghị điều chỉnh sai sót gửi cơ quan thuế.

đ) Đối với cơ quan thuế

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm tra soát thông tin thu nộp và lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu C1-07/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện điều chỉnh; sau khi Kho bạc Nhà nước đã điều chỉnh, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết.

Khi nhận được đề nghị tra soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm xác nhận hoặc bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ điều chỉnh thông tin hạch toán toán thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

Căn cứ thông tin tra soát, xác nhận, điều chỉnh của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế điều chỉnh số tiền chậm nộp phù hợp với ngày nộp thuế thực tế phát sinh.”

  • Căn cứ công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis), trong đó có quy định về mục đích sử dụng đối với các loại chứng từ kế toán:

    “7. Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (C1-07/NS)

    Mục đích: - Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan, cá nhân đề nghị điều chỉnh lập, đề nghị cơ quan thu và KBNN điều chỉnh thông tin đã kê khai trong Giấy nộp tiền vào NSNN (không được phép điều chỉnh số tiền).”
  • Căn cứ Điều 47 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội, trong đó quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa:

    “Điều 47. Xử lý số tiền thuế nộp thừa

    1. Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế thì được trừ vào tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được trả lại số tiền thuế nộp thừa.
    2. Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu trả lại số tiền thuế nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế nộp thừa trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.”
  • Căn cứ vào các quy định nêu trên, Tổng cục Thuế trả lời Công ty cổ phần xuất nhập khẩu HANECO như sau:
    1. Công ty không thuộc diện áp dụng theo Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính về tra soát và điều chỉnh hạch toán thu ngân sách nhà nước. Lý do:
  • Cơ quan thuế đã hạch toán đúng nghĩa vụ theo nội dung khoản nộp ghi trên Giấy nộp tiền vào NSNN.
  • Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN chỉ dùng để điều chỉnh thông tin khi Kho bạc Nhà nước/ Cơ quan thuế thực hiện hạch toán nghĩa vụ sai khác so với nội dung khoản nộp ngân sách do người nộp thuế ghi trên giấy nộp tiền vào NSNN.

Trường hợp có số tiền thuế nộp thừa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu HANECO gửi văn bản đề nghị Cục thuế thành phố Hà Nội hoàn trả lại số tiền nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội.