Công ty kiểm toán manual hàn quốc tại việt nam năm 2024

Chính sách thuế Chính sách thuế, lệ phí trước bạ đối với phương tiện không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe Ngày 10/5/2024, Tổng cục thuế ban hành Công văn số 1978/TCT-CS hướng dẫn về chính sách thuế, lệ phí trước bạ đối với đối với phương tiện không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe như sau: Cơ quan công an chịu trách nhiệm về hồ sơ pháp lý của phương tiện và chủ phương tiện, tiếp nhận và thu hồi Giấy đăng ký xe, lưu giữ hồ sơ pháp lý của xe đồng thời phát...

BẢN TIN THUẾ THÁNG 04/2024

Chính sách thuế Chính sách thuế đối với hoạt động mua bán nợ Ngày 26/4/2024, Cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 24943/CTHN-TTHT hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động mua bán nợ như sau: Trường hợp Công ty đối tác có hoạt động bán nợ theo quy định của pháp luật, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì Công ty bán nợ thực hiện lập hóa đơn theo quy định. Trường hợp Công ty kinh doanh hoạt động mua nợ,...

BẢN TIN THUẾ THÁNG 03/2024

Chính sách thuế Hướng dẫn về việc lỡ hủy phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 27/3/2024, Cục thuế Tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 1991/CTBGI-TTHT hướng dẫn khi doanh nghiệp lỡ hủy phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Trường hợp Công ty đã lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ nhưng do sơ xuất sau đó Công ty đã hủy phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ đã lập, thì trên hệ thống hóa đơn điện tử đã tự động xử lý và ghi nhận đúng trạng thái người nộp...

  • 1. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.031 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là ThS. Đỗ Thị Thoa. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của công ty TNHH kiểm toán ASCO. Nếu có gian lận tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Tác giả luận văn Đặng Thị Minh Nguyệt
  • 2. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.032 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi bước sang cơ chế thị trường nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu. Hàng loạt các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, thuộc nhiều thành phần kinh tế liên tục được thành lập mới và mở rộng về qui mô. Kéo theo đó là những quan hệ kinh tế nảy sinh phức tạp, đòi hỏi có sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN không chỉ là trách nhiệm của tất cả các thành phần trong nền kinh tế mà còn là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế các tổ chức lại luôn tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ của mình thông qua hình vi gian lận, trốn thuế. Do vậy, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Mà trong đó kiểm toán thuế nhất là thuế GTGT là công tác không thể thiếu trong quá trình này. Ở nước ta, hoạt động kiểm toán mặc dù mới chỉ xuất hiện hơn chục năm nhưng với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như sự khuyến khích phát triển của Nhà nước, các công ty kiểm toán đã không ngừng lớn mạnh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ cung cấp, góp phần không nhỏ vào việc làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế và trợ giúp đắc lực công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo niềm tin vững chắc cho người sử dụng thông tin tài chính. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong thời gian thực tập tại phòng Nghiệp vụ 2 Công ty TNHH kiểm toán ASCO với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị KTV và sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, Em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASCO”. Phạm vi của đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán đối với khoản mục Thuế GTGT được khấu trừ và khoản mục Thuế GTGT phải nộp.
  • 3. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.033 Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chuyên đề ngoài lời mở đầu gồm 3 phần chính sau: Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán ASCO thực hiện Chương 3: Nhận xét và kiến nghị đối với kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán ASCO thực hiện Do hạn chế về thời gian tiếp cận với thực tế, cách thức tiếp cận chủ yếu là quan sát, phỏng vấn, đọc tài liệu nên chuyên đề này chỉ dừng lại ở mô tả và so sánh thực tế vận dụng trên cơ sở khách quan, nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị KTV để em hoàn thiện chuyên đề này, tiến tới làm luận văn tốt hơn. Chân thành cảm ơn thầy cô và phía Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập này!
  • 4. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.034 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Lý luận chung về thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nội dung cơ bản về thuế GTGT * Khái niệm:Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. *Đặc điểm của thuế GTGT : - Thuế GTGT là một sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. - Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. - Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. 1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT Việt Nam hiện nay 1.1.2.1 Phạm vi áp dụng * Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo các văn bản về thuế GTGT hiện hành quy định có 25 nhóm hàng hóa,dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Được quy định trong Luật thuế GTGT năm 2008. * Đối tượng nộp thuế GTGT Là tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức , cá nhân khác có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT ( gọi chung là người nhập khẩu).
  • 5. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.035 1.2.2.2. Căn cứ tính thuế * Giá tính thuế GTGT Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. * Thuế suất thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện hành các mức thuế GTGT gồm có 0%, 5%, 10%. Việc quy định các mức thuế khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ. Thuế suất 0% : Áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng lắp đặt các công trình ở nước ngoài, công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa bán cho cửa hàng miễn thuế, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT khi xuất khẩu ( Trừ vận tải quốc tế, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam; dịch vụ tín dụng, đầu tư tàu chính, đầu tư chứng khoản ra nước ngoài). Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ, như : hàng hóa gia công chuyển tiếp; hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ; hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm nước ngoài. Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất). Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ
  • 6. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.036 được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mức thuế suất 5% : Áp dụng đối với hàng hòa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ,đồ dùng để giảng dạy và học tập; thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại; dịch vụ khoa học và công nghệ. Mức thuế 10% : Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường như sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt, dịch vụ tư vấn. 1.1.2.3. Phương pháp tính thuế Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:  Phương pháp khấu trừ thuế: Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nói tại Luật thuế GTGT. Xác định thuế GTGT phải nộp:
  • 7. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.037 Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt nam.  Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là: Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = = Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế - x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
  • 8. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.038 GTGT của hàng hóa, dịch vụ = = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra x x Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: a- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ. 1.1.2.4. Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định của Pháp luật, cụ thể là: - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hóa đơn, chứng từ đặc thù). - Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hóa đơn thì phải lập hóa đơn theo quy định. Trường hợp không lập hóa đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ để làm căn cứ tính thuế. Việc sử dụng và ghi hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể được quy định rõ trong các văn bản hiện hành về thuế GTGT và trong quy định về chế độ quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ do Bộ tài chính ban hành định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ.
  • 9. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.039 1.1.2.5. Kê khai và hoàn thuế đối với thuế GTGT * Kê khai thuế Kê khai đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Hàng tháng các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT và các bảng kê theo mẫu quy định. Thời gian gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc kê khai thuế phải nộp trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong luật thuế GTGT. Kê khai thuế đối với hàng nhập khẩu Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ qun Hải quan thu thuế nhập khẩu. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. * Quyết toán thuế: Cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chuẩn bị số liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất vào ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không phải thực hiện quyết toán thuế năm. * Nộp thuế:
  • 10. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0310 Số thuế GTGT phải nộp bằng số thuế GTGT đầu ra còn lại sau khi đối trừ với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nếu phần chênh lệch là không, thì đơn vị không phải nộp thuế. Nếu số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT được khấu trừ, thì phần chênh lệch sẽ được khấu trừ tiếp vào kỳ sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định hiện hành. * Hoàn thuế GTGT Hoàn thuế là việc nhà nước trả lại số thuế GTG mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ về sử dụng số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức cá nhân không thuộc diện chịu thuế. 1.2. Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Vai trò của kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính Trên phương diện xem xét của kiểm toán viên, khoản mục thuế GTGT là một trong những khoản mục quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, mặc dù vậy thật khó để xác định rằng một doanh nghiệp đã chấp hành đúng việc kê khai, tính toán, thanh toán thuế GTGT dúng như luật pháp hiện hành. Mặt khác, do tính chất riêng có của khoản mục thuế GTGT cho nên dễ dẫn đến những gian lận và sai soát xảy ra ở khoản mục này. Hơn nữa khoản mục thuế GTGT xuất hiện trong phần lớn các giao dịch tại doanh nghiệp như : mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, mua sắm tài sản cố định.… Do vậy, khoản mục thuế GTGT được khấu trừ và Thuế GTGT phải nộp luôn tiềm ẩn nhiều sai sót trọng yếu. Do đó, khi thực hiện kiểm toán BCTC, KTV cần chú trọng thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm phát hiện những gian lận và sai sót trong khoản mục thuế GTGT.
  • 11. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0311 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán thuế GTGT Như chúng ta đã biết, mục tiêu kiểm toán tổng quát là thu thập các bằng chứng nhằm đưa ra ý kiến trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Mục tiêu của kiểm toán GTGT cùng tuân theo mục đích chung đó, nhưng mục tiêu cụ thể của khoản mục là: Sự đầy đủ: Tất cả các giao dịch liên quan đến khoản mục thuế GTGT được ghi nhận trong sổ sách kế toán phải đã xảy ra trên thực tế và phải có bằng chứng chứng minh điều đó. Sự hiện hữu: Tất cả các khoản mục thuế GTGT được ghi nhận trong sổ sách kế toán phải đã xảy ra và phải có bằng chứng chứng minh Sự phân loại và hạch toán: Số liệu và thông tin liên quan đến các giao dịch đã ghi nhận được sự kiện đã phát sinh đều phải được ghi nhận chính xác và vào đúng tài khoản. Tính toán và đánh giá: Khoản mục thuế GTGT trong báo cáo tài chính phải đảm bảo chính xác về số tiền, bất cứ một việc đánh giá, điều chỉnh khoản mục này đều phải được ghi nhận. Quyền và nghĩa vụ: Thuế GTGT đầu ra là nghĩa vụ thuế doanh nghiệp phải thực hiện, trong khi đó thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (doanh nghiệp được khấu trừ). Trình bày và công bố: Tất cả các thông tin liên quan đến thuế GTGT đều phải được trình bày một cách rõ ràng , chính xác trên báo cáo tài chính. 1.2.3. Căn cứ kiểm toán thuế GTGT Các nguồn thông tin, tài liệu để làm căn cứ kiểm toán Thuế GTGT gồm: - Các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ như quy chế về việc soát xét tờ khai thuế, trách nhiệm của các bộ phận liên quan.
  • 12. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0312 - Bảng cân đối kế toán năm, phần liên quan đến Thuế GTGT - Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết TK 133 và TK 3331 - Các chứng từ, hóa đơn GTGT, tờ khai thuế hàng tháng, tờ quyết toán thuế và tờ điều chỉnh thuế GTGT năm, chứng từ nộp thuế vào kho bạc, tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu,…. - Các văn bản của cơ quan thuế, biên bản nộp phạt thuế 1.2.4. Sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục thuế GTGT Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Ghi nhận và kê khai thuế theo thuế suất hoàn toàn sai - Ghi nhận và kê khai, thanh toán thuế tại thời điểm không đúng như trong quy định của luật thuế. - Ghi nhận, kê khai thuế GTGT đầu vào mà không có hóa đơn hoặc có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp lệ, hoặc có hóa đơn nhưng thực tế nghiệp vụ không xảy ra. - Hóa đơn thuế GTGT không đảm bảo những tiêu chuẩn của một hóa đơn GTGT như : Không có mã tính thuế, tên địa chỉ của người bán sai, hoặc không ghi đầy đủ thông tin về giá mua chưa thuế, thuế GTGT,… - Kê khai thuế đầu vào đối với những hàng hóa mua về không phục vụ cho việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, hoặc những hàng hóa , sản xuất ra không chịu thuế GTGT.. - Nhầm lẫn số liệu về thuế GTGT đầu vào cũng như đầu ra giữa các công ty con trong cả một tập đoàn khi tiến hành lập báo cáo hợp nhất. - Tính toán sai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cũng như thuế GTGT đầu ra. - Việc trình bày trên báo cáo tài chính không chính xác hợp lý. Đối với thuế GTGT đầu ra - Ghi chép, kê khai, tính toán thuế GTGT đầu ra không tuân theo luật thuế
  • 13. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0313 hiện hành: không xuất hóa đơn, áp dụng sai thuế suất, tính sai giá tính thuế…. - Nhầm lẫn giữa đối tượng thuế suất khác nhau: như nhầm lẫn giữa đối tượng chịu thuế suất 0% với đối tượng không chịu thuế GTGT. - Các chứng từ gốc như hóa đơn, hợp đồng, biên lai… không tuân theo quy định của luật thuế. - Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm chịu các mức thuế GTGT khác nhau, dễ xảy ra việc nhầm lẫn trong quá trình tính toán, ghi chép, kiểm soát,kê khai. - Doanh nghiệp thường có xu hướng khai giảm doanh số hàng bán ra để giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp. 1.3. Quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm 3 bước, đó là : 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả phải tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán, vì có 3 yếu tố sau: cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cách đúng đắn giúp cho kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý, và để tránh những bất đồng với khách hàng. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định ro trong các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành như chuẩn mực VAS 300. Đối với kiểm toán khoản mục thuế GTGT( thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp), mục đích của giai đoạn này là xây dựng được chiến lược kiểm toán chung và phương pháp kiểm toán cụ thể. 1.3.1.1. Lập kế hoạch tổng thế Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng Trong giai đoạn này KTV phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh của khách hàng, các chính sách chủ yếu của
  • 14. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0314 công ty, quy mô, phạm vi chức năng hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, môi trường hoạt động, điều kiện hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai của đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và những quy trình công nghệ chủ yếu, tình hình hoạt động tài chính và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của đơn vị được kiểm toán, tổ chức quản lý kinh doanh và trình độ và năng lực của người điều hành chính của đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở đơn vị, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ, những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh, trong quản lý công tác kế toán. Đối với khoản mục thuế: - Thu thập chứng từ pháp lý, biên bản về thuế, tờ khai thuế hàng tháng, văn bản về thuế, các chứng từ nộp thuế vào ngân sách, biên bản quyết toán thuế, xem xét việc kê khai, nộp thuế của đơn vị. - Xem xét các khía cạnh đặc thù của khách hàng: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất,...để xem xét các loại hàng hóa, chi phí phát sinh có thực sự phục vụ cho mục đích kinh doanh như trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hay không và tìm hiểu những sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hướng tới Thuế GTGT. - Xem xét các vấn đề về kiểm toán thuế GTGT năm trước đã nêu trong biên bản của kiểm toán năm trước. - Trao đổi với ban giảm đốc và những người có trách nhiệm, KTV sẽ thu thập được những thônh tin như các quy định hiện hành có ảnh hưởng đến khoản mục thuế hay tình hình tài chính hiện tại có ảnh hưởng gì tới việc nộp thuế của đơn vị. Bước 2: Phân tích sơ bộ Kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ nhằm có được hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các kiểm toán viên nhận diện được số dư bất thường, các tài khoản quan trọng, khoanh vùng được các rủi
  • 15. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0315 ro xảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC. Kỹ thuật phân tích bao gồm: phân tích ngang và phân tích dọc: Phân tích ngang (phân tích xu hướng) : Đối với thuế GTGT, KTV tiến hành sao sánh giữa số liệu năm nay với số liệu năm trước: về số dư thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, phân tích biến động và xác định nguyên nhân để đi sâu vào tìm hiểu những biến động bất thường. Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): tỷ suất thuế đầu ra trên doanh thu, tỷ suất thuế đầu vào trên hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ. Bước 3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ giúp KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho các khoản mục về thuế GTGT, xác định phạm vi và trọng tâm của cuộc kiểm toán. Nội dung tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ KTV khảo sát hệ thống KSNB trên hai phương diện chủ yếu: Cách thiết kế: - Các quy định về các thủ tục KSNB đối với khoản mục thuế GTGT. - Tìm hiểu chính sách ghi nhận Thuế GTGT - Tìm hiểu về việc bố trí nhân sự và phân công phân nhiệm và việc thực hiện các thủ tục KSNB Để tiến hành kháo sát KSNB của khách hàng đối với khoản mục, KTV có thể tiến hành công việc sau: - Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến Thuế GTGT: Tờ khai thuế, Sổ kế toán, các biên bản của Thuế. - Phỏng vấn các nhân viên của công ty: Phỏng vấn những người có trách
  • 16. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0316 nhiệm liên quan tới việc ghi nhận và kê khai thuế GTGT. - Quan sát các thủ tục KSNB đối với thuế GTGT Qua các bước tiến hành trên, KTV có thể tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thủ tục kiểm soát; Rủi ro kiểm soát được đánh giá trên 3 mức : Cao, Trung bình, Thấp. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch có ảnh hưởng tới việc quyết định tới việc có sử dụng Khảo sát kiểm soát hay không hay tiến hành ngay Kiểm toán chi tiết. * Dự kiến về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán - Dự kiến về mức trọng yếu KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu ( căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản…) sau đó phân bổ ước lượng trọng yếu ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC ( trong đó có khoản mục Thuế và các khoản phải nộp NSNN). - Dự kiến rủi ro Việc đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) thông qua việc đánh giá 3 bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ: AR = IR* CR* DR Khi đánh giá rủi ro KTV chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này, thiết kế và thực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. Bước 4: Bố trí nhân sự nhóm kiểm toán và tổ chức phương tiện làm việc Dự kiến nhóm kiểm toán, nhóm trưởng, phân công công việc và xác định những phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. Bước 5: Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán Xác định thời gian thực hiện và phân bổ thời gian, phân công cụ thể, xác
  • 17. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0317 định nhu cầu sử dụng chuyên gia. 1.3.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán thuế GTGT Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, từng KTV được phân công tham gia kiểm toán sẽ soạt thảo chương trình kiểm toán cụ thể. Kiểm toán viên kiểm toán thuế xây dựng chương trình kiểm toán đối với Thuế GTGT:mục tiêu cụ thể kiểm toán đối với khoản mục, thiết lập trình tự các bước công việc kiểm toán cho từng mục tiêu kiểm toán Thuế GTGT, thời gian bắt đầu, hoàn tành, phạm vi của các thủ tục kiểm toán;…. 1.3.2. Thực hiện kiểm toán Bước 1: Tổ chức thực hiện các khảo sát kiểm soát Từ kế hoạch kiểm toán đã được phê chuẩn, KTV sẽ đánh giá được sơ bộ về hệ thống kiếm soát nội bộ, ước lượng rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp, để từ đó có được phương thức tiếp cận thích hợp đối với khoản mục thuế GTGT. Thử nghiệm kiểm toán chỉ thực hiện sau khi KTV đã tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá có hiệu lực. Khi đó, các thủ nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. KTV sẽ thực hiện các thủ tục sau: Chọn mẫu một số thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế như : ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc hạch toán khoản mục thuế GTGT, kiểm tra sự phê duyệt, kiểm soát của kế toán trưởng, của giám đốc công ty… Từ việc chọn mẫu và kiểm tra trên KTV sẽ đánh giá được tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính thường xuyên của các thủ tục kiểm soát. KTV tiến hành đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế GTGT : Việc hạch toán thuế GTGT đã đảm bảo tính trung thực và hợp lý chưa, việc kê khai thuế có được làm thường xuyên liên tục và có đảm bảo tính chính xác hay không, kế toán trưởng và giám đốc có thực sự theo dõi sát sao hay không….Từ những bằng chứng thu thập được, KTV đánh giá và đưa ra quyết định về mức độ
  • 18. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0318 rủi ro kiểm toán để làm cơ sở cho việc lựa chọn phạm vi, nội dung cần thực hiện các khảo sát cơ bản. Bước 2: Tổ chức thực hiện các khảo sát cơ bản * Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu tổng hợp Sau khi tiến hành khảo sát kiếm soát, KTV sẽ bắt đầu vào việc thực hiện các khảo sát cơ bản. Đầu tiên, KTV sẽ tiến hành các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát. Thủ tục phân tícháp dụng cho Thuế GTGT bao gồm: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Trước khi tiến hành thủ tục phân tích KTV kiểm tra tính hợp lý của các số liệu sử dụng cho việc phân tích  Phân tích xu hướng: Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của các số dư khoản mục thuế GTGT khấu trừ và Thuế GTGT phải nộp. Cụ thể: So sánh số thuế GTGT khấu trừ phát sinh trong kỳ này với kỳ trước, so sánh thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ và số dư thuế GTGT phải nộp kỳ này so với kỳ trước, giữa các tháng với nhau. Từ đó phát hiện ra những biến động bất thường, tìm kiếm nguyên nhân và khoanh vùng kiểm toán.  Phân tích tỷ suất: Là cách thức so sánh số dư các tài khoản thuế với số dư các tài khoản khác liên quan giữa các kỳ kế toán với nhau để tìm ra những biến đọng bất thường. Các tỷ suất dùng để phân tích là: Tỷ suất thuế GTGT đầu vào được khấu trừ/ Hàng hóa mua vào, thuế GTGT phải nộp / Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ… * Kiểm tra chi tiết: Sau khi tiến hành thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát, bước tiếp theo
  • 19. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0319 là tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư, các chênh lệch bất thường trong quá trình phân tích cần phải được xem xét và tìm kiếm nguyên nhân trong giai đoạn này. Các bước công việc cụ thể: - Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được doanh nghiệp áp dụng đúng, phù hợp với quy định. - Ước tính thuế GTGT đầu ra dựa trên doanh thu và so sánh với số liệu của Doanh nghiệp. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). - Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế, hoàn thuế GTGT trong năm. - Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác, để nhận dạng quan hệ đối ứng bất thường làm cơ cở để xác định mẫu chọn. - Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Khi chọn mẫu để kiểm tra cần kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 12 và tháng 1 để tránh việc lẫn thuế sang năm sau, nếu có thể kết hợp với việc kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau. - Kiểm tra tờ khai nhập khẩu đối với các khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu. - Đối chiếu với số phát sinh, số dư thuế GTGT còn được khấu trừ còn phải nộp trên sổ kế toán với số liệu tờ khai thuế hàng tháng và biên bản quyết toán thuế gần nhất. 1.3.4. Kết thúc kiểm toán Là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm toán, KTV tiến hành hoàn thiện giấy tờ làm việc, tổng hợp và đưa ra ý kiến kết luận đánh giá cho khoản mục thuê GTGT ( thuế GTGT được khấu trừ khấu trừ và thuế GTGT phải nộp): Tổng hợp các sai phạm đã phát hiện được khi kiểm toán chi tiết nghiệp vụ và số dư và đánh giá mức độ của sai phạm, nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh của sai phạm; kết luận về mục tiêu kiểm toán ( đã đạt được hay
  • 20. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0320 chưa). Đồng thời đưa ra kiến nghị về những hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với thuế GTGT và biện pháp khắc phục và những vấn đề cần chú trọng cần được theo dõi trong lần kiểm toán tới.
  • 21. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0321 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNGTYTNHH KIỂM TOÁN ASCO THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán ASCO 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán ASCO Công ty TNHH Kiểm toán ASCO được thành lập theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0102032208 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/9/2007 Tên Công ty : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO Tên giao dịch :ASCO AUDITING COMPANY LIMITED Tên viết tắt :ASCO Trụ sở chính : Số 41, KTT Đại học Ngoại ngữ, Tổ 7, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Điện thoại : (84.4) 3 7930 960 / 224 16 312, Fax: (84.4) 3 793 1349 Email : [email protected] Web: http://www.asco.vn Công ty TNHH Kiểm toán ASCO (ASCO) được thành lập năm 2007 bởi các sáng lập viên là những KTV ưu tú đã từng được đào tạo từ dự án EURO - TAPVIET, dự án đặt nền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay ASCO có 31 cán bộ, nhân viên bao gồm các thạc sĩ kinh tế, cử nhân kinh tế, nhiều người có chứng chỉ KTV của Bộ Tài Chính. Nguồn nhân lực của ASCO không chỉ được đào tạo có hệ thống, đúng chuyên ngành tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước mà còn thường xuyên được trang bị và tiếp cận với những kỹ năng và kiến thức mới nhất qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành trong nước và quốc tế.
  • 22. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0322 Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động của ASCO là đem đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế hữu hiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần không ngừng làm gia tăng giá trị cho Khách hàng. Phương châm dịch vụ của ASCO:  Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung  Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả.  Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ  Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  Luôn gắn kết dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ gia tăng: tư vấn tài chính, kế toán, thuế,...  Giá phí hợp lý nhưng vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty. Tuy mới thành lập nhưng dịch vụ kiểm toán độc lập của ASCO đã hoạt động rất hiệu quả, đem lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rõ hơn qua danh mục các khách hàng chính của Công ty trong thời gian qua, phạm vi khách hàng trải rộng từ Bắc vào Nam, từ các doanh nghiệp trong nước đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình hoạt động kinh doanh của ASCO đã có những chuyển biến tích cực theo chiều hướng đi lên chứng tỏ Công ty đã xác định được cho mình chiến lược phát triển tương đối toàn diện.
  • 23. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0323 2.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty TNHH Kiểm toán ASCO Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Ban điều hành công ty gồm: Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết định những công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty như các quyết định tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển… của Công ty. Ban Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những người trực tiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra, Ban Giám đốc còn có quyền quyết định biên chế và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của Công ty, quyết định HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC Trụ sở chính VP Hà Nội Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Phòng Kiểm toán BCTC NV2 Phòng kiểm toán XDCB 2 Phòng kiểm toán XDCB 1 Phòng kế toán hành chính Phòng Kiểm toán BCTC NV1 Phòng tư vấn và các dịch vụ kế toán
  • 24. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0324 việc đăng ký danh sách KTV hành nghề tại Công ty. Tổng Giám đốc: ông Nguyễn Thanh Khiết là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và các bên hữu quan; quản lý mọi hoạt động chung của Công ty. Dưới Tổng Giám đốc là ba Phó Tổng Giám đốc: ông Lưu Anh Sơn – Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm toán Xây dựng, ông Nguyễn Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Hải Huế - Phó tổng giám đốc phụ trách Kiểm toán Báo cáo tài chính. Các Phó tổng giám đốc làm việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Phòng kế toán: đảm nhận các công tác kế toán của công ty theo quy định pháp luật và chế độ kế toán hiện hành Phòng hành chính: đảm nhận các công tác văn thư, tin học, liên hệ khách hàng… Các phòng Kiểm toán XDCB: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán XDCB và tư vấn xây dựng. Các phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: Thực hiện các hợp đồng Kiểm toán Báo cáo tài chính. Phòng tư vấn và dịch vụ kế toán: Thực hiện các dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính quản trị... 2.1.3 Các dịch vụ do ASCO cung cấp Kiểm toán Báo cáo tài chính:  Giúp khách hàng dễ dàng thuyết phục người đọc Báo cáo tài chính về tính trung thực, hợp lý trong các Báo cáo tài chính của khách hàng.
  • 25. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0325  Là một cách hữu hiệu và khéo léo để khẳng định sự minh bạch trong công tác quản lý tài chính của khách hàng.  Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:  Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán công trình.  Kiểm toán tuân thủ trong hoạt động đầu tư.  Thẩm tra dự án, lập và thẩm tra dự toán công trình.  Tư vấn về xây dựng (trừ thiết kế, giám sát, khảo sát xây dựng). Tư vấn thuế:  Giúp khách hàng nắm bắt và thực hiện các luật thuế có liên quan.  Thực hiện các dịch vụ về đăng ký thuế, hoàn thuế, hỗ trợ quyết toán thuế, lập hồ sơ xét ưu đãi thuế… Tư vấn tài chính, tín dụng:  Giúp khách hàng có được hệ thống các nội quy, phương pháp quản lý tài chính hiệu quả.  Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp tài chính hữu hiệu nhất để đem lại lợi ích kinh tế tối đa cho khách hàng.  Tư vấn về cho thuê tài chính, tín dụng ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng.  Hỗ trợ kiến thức về tài chính và quản lý tài chính.
  • 26. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0326 Dịch vụ kế toán:  Mở, ghi chép sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo kế toán quản trị,... giúp khách hàng tiết kiệm chi phí nhân công, đem lại hiệu quả kinh tế cao.  Soát xét Báo cáo tài chính trước khi công bố nhằm đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của các số liệu trên Báo cáo tài chính của khách hàng.  Giúp khách hàng thiết lập lập hệ thống bộ máy kế toán khoa học, hợp lý, hệ thống sổ, tài khoản kế toán đồng bộ và các quy trình tác nghiệp chặt chẽ, hiệu quả nhất. Dịch vụ đào tạo:  Tổ chức các khoá học kế toán, kiểm toán với đội ngũ giảng viên là các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành đang công tác tại Bộ Tài chính, Học viện Tài chính.  Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ KTV nội bộ.  Tổ chức các khoá thực hành kế toán, kiểm toán cho đội ngũ kế toán viên, KTV nội bộ. Các dịch vụ tài chính, kế toán khác theo yêu cầu của Khách hàng. 2.1.4. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty TNHH kiểm toán ASCO Là một trong những Công ty kiểm toán non trẻ nhưng có tầm chiến lược rõ ràng, Công ty TNHH kiểm toán ASCO có mạng lưới khách hàng trên khắp toàn quốc và trên nhiều lĩnh vực:  Các công ty kinh doanh và sản xuất:  Các công ty trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:  Các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ:  Các khách hàng trong lĩnh vực tài chính chư ngân hàng, các công ty
  • 27. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0327 chứng khoán, bảo hiểm,( ngân hàng quân đội, ngân hàng kỹ thương, ngan hàng ngoài quốc doanh Việt Nam, công ty chứng khoán )  Lĩnh vực thương mại, kinh doanh khách sạn và nhà hàng  Lĩnh vực xây dựng  Các khách hàng trong lĩnh vực y tế Ngoài ra với tiêu trí tạo ra giá trị cho khách hàng, với sự cập nhận trau dồi trong quá trình phát triển Công ty ngày càng tiến tới chinh phục những lĩnh vực mới, những khách hàng mới. 2.1.5 Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tàichính của công ty TNHH Kiểm toán ASCO Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thể hiện khái quát qua
  • 28. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0328 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán ASCO TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA KHÁCH HÀNG THỐNG NHẤT PHƯƠNG PHÁP KẾ HOẠCH VÀ LỊCH TRÌNH LÀM VỆC Giai đoạn khảo sát và lập kế hoạch TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN Thực hiện các thủ tục phân tích Áp dụng các thử nghiệm cơ bản đối với các số dư và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Soát xét kết quả kiểm toán HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN Thống nhất kết quả kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý Giai đoạn thu thập bằng chứng kiểm toán Lập báo cáo
  • 29. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0329 2.1.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn lập kế hoạch sẽ bắt đầu ngay sau khi công ty được bổ nhiệm làm kiểm toán và sẽ bao gồm các việc sau: Bố trí đến trụ sở khách hàng để khảo sát, thu thập thông tin ban đầu như: chiến lược, môi trường hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ, quy trình nghiệp vụ, chính sáchchế độ của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của đơn vị để có thể lập nên một kế hoạch kiểm toán đầy đủ và hiệu quả nhất. Chuẩn bị danh sách chi tiết các vấn đề mà công ty cần phải thực hiện. Lập kế hoạch làm việc chi tiết. Thảo luận kỹ lưỡng kế hoạch kiểm toán và phân công nhân sự thực hiện từng công việc cụ thể. 2.1.5.2 Thực hiện kiểm toán Trong quá trình kiểm toán công ty dự định sẽ thực hiện thông qua hai phương pháp là thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản để: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, phát hiện những điểm cần khắc phục và đề xuất với khách hàng những giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thu thập đầy đủ các bằng chứng về các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính để làm cơ sở đưa ra các ý kiến nhận xét về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tối đa của kiểm toán. Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, hiện nay ASCO đã xây dựng và thực hiện một chương trình kiểm toán vừa khoa học vừa mang tính chất thực
  • 30. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0330 tiễn và hợp lý. Chương trình này đã thực sự mang lại hiệu quả nâng cao năng suất lao động và góp phần cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc kinh doanh của khách hàng. 2.1.5.3 Hoàn thành kiểm toán Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán Trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu phát hiện các sai sót công ty sẽ trao đổi trực tiếp với Phòng Tài chính Kế toán của khách hàng. Khi kết thúc công việc kiểm toán tại đơn vị và đã thống nhất với Phòng Tài chính Kế toán, công ty sẽ tổ chức họp trao đổi, thống nhất kết quả quá trình kiểm toán với Ban Lãnh đạo Công ty khách hàng. Phát hành Báo cáo Kiểm toán Sau khi thống nhất kết quả kiểm toán, công ty sẽ phát hành các báo cáo sau:s Báo cáo Kiểm toán Bao gồm: Báo cáo kiểm toán; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh Báo cáo tài chính. Trong Báo cáo kiểm toán sẽ nêu rõ ý kiến của KTV về: - Tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuân thủ các nguyên tắc tài chính, kế toán của Việt Nam. - Tình hình tài chính của khách hàng được phản ánh qua các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính. - Việc tuân thủ pháp luật hiện hành trong công tác tài chính, kế toán của khách hàng.
  • 31. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0331 2.1.6. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại ASCO Hiện nay, tại ASCO, quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán rất được coi trọng, từ khâu tuyển dụng nhân viên kiểm toán cho tới việc đào tạo KTV cả về mặt đạo đức nghề nghiệp và cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tới việc phân công giao việc cho từng nhóm từng nhân viên đối với mỗi hợp đồng kiểm toán và hoàn thiện file kiểm toán. * Kiểm soát chất lượng cán bộ, nhân viên - Kiểm soát quá trình tuyển dụng nhân viên Hiện nay, Công ty đang duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên một cách chuyên nghiệp nhằm mục đích lựa chọn được những người có năng lực vào đúng vị trí tại Công ty. - Kiểm soát quá trình đào tạo nhân viên Trong quá trình làm việc ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ mọi nhân viên đều được phổ biến những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cách giải quyết những tình huống khi rơi vào tình huống vi phạm tính chính trực, khách quan, bảo mật…Công ty thường xuyên có các buổi đào tạo vào ngày thứ 7, để các nhân viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm việc. Hiện tại, Công ty phân công kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các nhân viên đảm tính độc lập, chính trực khách quan. * Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ. Như đã nêu ở phần đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán, phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm soát chất lượng do Ban Giám đốc bổ nhiệm, được tổ chức độc lập. Các thủ tục áp dụng khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:
  • 32. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0332 - Chọn người kiểm tra hồ sơ. - Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra. - Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra. - Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán. * Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán của các nhân viên kiểm toán, các nhóm kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán thì trước hết công ty phân công công việc cho các nhân viên phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm thường xuyên giám sát, chỉ dẫn các thành viên trong nhóm từ việc sử dụng các thủ tục kiểm toán đến việc thu thập các bằng chứng và cách trình bày giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán đồng thời các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ. Mặt khác ban lãnh đạo cũng thường xuyên giám sát nhóm kiểm toán và hỗ trợ giải quyết các vấn đề khúc mắc. Tóm lại, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty khá tốt, và tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu khách hàng. 2.2. Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán ASCO thực hiện Để tìm hiểu về thực trang kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán ASCO thực hiện, em xin lấy số liệu thực tế trong quá trình kiểm toán Công ty ABC. 2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC tại đơn vị khách hàng ABC Giới thiệu về công ty khách hàng: Công ty ABC là khách hàng lâu năm của Công ty TNHH kiểm toán ASCO.
  • 33. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0333 Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư, hồ sơ pháp lý thành lập theo Quyết định số : 252043000003 Ngày 15/09/2007, theo Giấy ĐKKD số 567446778 Ngành nghề kinh doanh( Theo giấy ĐKKD hoặc Giấy phép đầu tư:) Sản xuất và lắp ráp các hệ thống thiết bị nguồn và các lạo ắc quy cho các công trình viễn thông và cho các loại thiết bị công nghiệp vận tải - tư vấn thiết kế, cung cấp dịch vụ sau bán hàng đối với các hệ thống thiết bị nguồn cho các công trình viên thông. Với những năm hoạt động của mình Công ty ABC càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực ngành nghề. Năm 2009 Công ty TNHH kiểm toán ASCO chính thức ký hợp đồng kiểm toán với Công ty ABC. Và tới năm 2011, sau khi nhận được thư mời kiểm toán của Công ty ABC, công ty tiến hành cử kiểm toán viên tới đơn vị thu thập thông tin bổ sung và tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận lời mời kiểm toán. Do là khách hàng thường xuyên của công ty do vậy ASCO cũng đã có những nắm bắt thông tin tổng quan nhất về hệ thống kiểm soát, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và những vấn đề cần theo dõi cho năm tài chính 2011 từ sau kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010. Vì vậy sau khi xác định hai bên nhanh chóng kí kết hợp đồng kiểm toán trong đó xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian kiểm toán và trách nhiệm của các bên liên quan. 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán Do đây là năm thứ 3, ASCO kiểm toán cho khách hàng ABC và theo kết quả tìm hiểu về doanh nghiệp của kiểm toán những năm trước do công ty thực hiện thì ABC không phải là một doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp. Vì vậy khi nhận được thư mời kiểm toán năm 2011, ABC bỏ qua khâu lập kế hoạch chiến lược, chỉ xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán nhằm giảm bớt khối lượng công việc, thời gian kiểm toán.
  • 34. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0334 Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán Căn cứ hợp đồng kiểm toán được ký kết với Bên A, Kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán. Đây là hợp đồng kiểm toán điển hình cho một năm tài chính. Nội dung Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa ASCO (Bên B) và Bên A bao gồm những điều khoản quan trọng sau:  Mục tiêu kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được trình bày theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp, trên các khía cạnh trọng yếu.  Phạm vi kiểm toán: Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán.  Trách nhiệm của các bên tham gia  Một số điều khoản qua trọng khác Bước 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng: * Tình hình kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng là bước đầu tiên của cuộc kiểm toán, nó có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành công của cuộc kiểm toán. Tất cả thông tin thu thập về khách hàng được lưu vào hồ sơ kiểm toán chỉ mục A210- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. Việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng diễn ra khác nhau ở mỗi khách hàng. Đối với khách hàng lần đầu, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức hơn trong bước công việc này. Nếu là khách hàng kiểm toán từ năm thứ hai của công ty, KTV có thể căn cứ vào những thông tin đã thu thập được từ năm trước đồng thời xem xét những thông tin nổi bật xuất hiện trong năm kiểm toán và đặc biết chú trọng những thông tin về những vấn đề cần theo dõi năm trước. Việc thu thập thông tin về khách hàng sẽ giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về các sự kiện phát sinh mà có thể xảy ra sai phạm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. Đối với khách hàng A là khách hàng năm thứ 2 nên KTV tiến hành cập nhập các thông tin về khách hàng, cùng với việc căn cứ vào những thông tin đã thu thập từ cuộc kiểm toán trước, kiểm tra những vấn đề trước đó đã ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.Cụ thể các bước công việc:
  • 35. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0335 Tổng hợp các thông tin về khách hàng đã thu thập từ năm trước, kiểm tra tính nhất quán và cập nhập các nội dung mới, các thông tin mới bổ xung. Tiếp cận các bên có liên quan: kế toán thuế, kế toán trưởng,…công việc kiểm tra được tiến hành chủ yếu thông qua phỏng vấn, thông qua việc thu thập dữ liệu từ phía khách hàng cung cấp như: biên bản họp hội đồng quản trị, báo cáo của BGĐ, các văn bản pháp lý, biên bản nộp phạt,…  Thông tin từ cuộc kiểm toán trước về công ty ABC: Bảng 2.1 Trích dẫn thông tin về khách hàng thu thập từ cuộc kiểm toán trước *Cơ cấu tổ chức Công ty ABC là công ty TNHH có 100% vốn nước ngoài, chủ đầu tư thuộc Hàn Quốc, và thuộc trong hệ thống của Công ty đa quốc gia tại có trụ sở chính tại Hàn Quốc chuyên sản xuất và xuất khẩu các thiết bị điện tử viễn thông công nghệ cao. *Hoạt động kinh doanh Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư, hồ sơ pháp lý thành lập theo Quyết định số : 252043000003 Ngày 15/09/2007,Thành lập theo Giấy ĐKKD số 567446778 Trụ sở chính của công ty: 123 Lương Sơn, Hòa Bình Vốn đầu tư của công ty: Vốn điều lệ của công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất, thương mại, dịch vụ. Với những năm hoạt động của mình Công ty ABC càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực ngành nghề. Ngành nghề kinh doanh( Theo giấy ĐKKD hoặc Giấy phép đầu tư:) Sản xuất và lắp ráp các hệ thống thiết bị nguồn và các lạo ắc quy cho các công trình viễn thông và cho các loại thiết bị công nghiệp vận tải - tư vấn thiết kế, cung cấp dịch vụ sau bán hàng đối với các hệ thống thiết bị nguồn cho các công trình viễn thông.
  • 36. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0336 Bước 3: Tìm hiểu về Hệ thống kế toán và Hệ thống kiểm soát của đơn vị * Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán của đơn vị Qua việc nghiên cứu Hồ sơ chung, và qua thực tế tìm hiểu tại đơn vị kiểm toán viên thu nhận được những thông tin sau:  Nghiên cứu hồ sơ chung: Bảng 2.2 Trích dẫn thông tin đã thu thập từ cuộc kiểm toán trước *Chính sách kế toán của Công ty Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngoài ra, ABC còn áp dụng hệ thống chứng từ, BCTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung, các thông tư hướng dẫn kèm theo. Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung với niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12. Hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Nguyên tắc quy đổi tiền: đối với các giao dịch sử dụng tiền tệ, doanh nghiệp phải quy đổi theo tỷ giá liên Ngân hàng hoặc tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh giao dịch Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ cho thuế GTGT với các mức thuế suất 0%, 5%, 10%. Các hoạt động đăng kí, kê khai, khấu trừ, nộp thuế của ABC tuân thủ đúng theo qui định hiện hành của Nhà nước. Thuế suất thuế TNDN: 25% Hình thức kế toán: Nhật ký chung. Tổ chức công tác kế toán: Không sử dụng phần mềm kế toán hộ trợ. Sử dụng kế toán trực tiếp trên bảng tính Excell  Tiến hành phỏng vấn Giám đốc và Kế toán trưởng, kế toán thuế,... Mục tiêu: Tìm hiểu các thủ tục KSNB được áp dụng về tính hiện hữu và hiệu quả.
  • 37. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0337 Kết quả: Được biết công ty mới đổi nhân viên kế toán thuế, chị Huyền mới có một năm kinh nghiệm kế toán về khoản mục này. Lý do thay đổi nhân viên là do Kế toán thuế trước đây chị Bùi Nhật Lệ xin nghỉ. Theo giải thích của Ban Giám đốc. Qua phỏng vấn nghiệp vụ thấy chị Huyền cũng có một lượng kiến thức khá về Kế toán thuế, hiểu biết về các Luật thuế hiện hành, tuy nhiên trong một số nghiệp vụ mang tính bất thường chưa được thông suốt.  Kiểm tra chứng từ các văn bản về thuế: biên bản quyết toán thuế, biên bản phạt của cơ quan thuế, các chứng từ nộp thuế và kho bạc, chứng từ nộp thuế vào kho bạc…. Mục tiêu: Tìm ra các vấn đề cần chú trọng, các nghiệp vụ phát sinh bất thường có khả năng xảy ra sai phạm. Kết quả: Phát hiện trong tháng 8/ 2011 Cơ quan thuế có đến quyết toán thuế tại đơn vị phát hiện ra một số hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ và tiến hành truy thu số thuế tương ứng và số tiền phạt. Bảng 2.3. Bảng tìm hiểu hệ thống kiểm soátnội bộ đối với mục thuế GTGT Tìm hiểu chính sách kế toán và hệ thống kiếm soátnội bố đối với khoản mục thuế GTGT Khách hàng: Công ty ABC Kỳ kế toán 31/12/2011 Thực hiện bởi: ĐMT Ngày: GTLV: Nội dung: Đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT Thủ tục kiểm soát Thiết kế Thực hiện GTGT Thuế GTGT đầu vào: Bao gồm thuế GTGT từ mua nguyên liệu, linh kiện,... từ trong nước và ngoài nước Thuế GTGT đầu ra: Bao gồm thuế GTGT từ bán sản phẩm So sánh đối chiếu giữa sổ sách kế toán và bảng khai thuế Thiết kế phù hợp Có thực hiện và hiệu quả
  • 38. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0338 trong nước với thuế suất 10% và xuất khẩu ra nước ngoài với thuế suất 0%. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ ghi nhận thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra vào nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản. Đồng thời kế toán viên cũng ghi nhận thuế GTGT được khấu trừ vào sổ cái để chuẩn bị cho việc kê khai thuế hàng tháng Hàng tháng, phòng kế toán sẽ tiến hành so sánh đốichiếu giữa tờ khai thuế và sổ cái tài khoản thuế Tờ khai thuế được chuẩn bị vào cuối tháng theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tất cả các nhân viên có liên quan đến việc ghi nhận vào sổ kế toán sẽ được tham gia vào việc chuẩn bị tờ khai thuế. Sau khi tờ khai thuế đã chuẩn bị xong, người phụ trách kế toán thuế( Chị Huyền) sẽ tiến hành so sánh giữa tờ khai thuế và sổ cái. Sau đó, kế toán trưởng ( chị Dung) sẽ kiểm tra lại quá trình so sánh đối chiếu giữa sổ cái và tờ khai thuế Tờ khai được ký nhận bởi giám đốc trước khi nộp cho cơ quan thuế Đánh giá rủi ro kiểm toán Việc đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu rất quan trọng. Mức rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu sẽ giúp kiểm toán viên xác định được thời gian quy mô của việc tiến hành thử nghiệm cơ bản. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới việc xác định quy mô mẫu chọn khi kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu để kiểm tra
  • 39. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0339 chi tiết. Khi đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu cho mỗi khoản mục, kiểm toán viên xem xét đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng được chia thành 3 mức: thấp, trung bình, cao. Đối với khách hàng ABC, quy mô công ty không lớn, tính chất nghiệp vụ không phức tạp, không có nhiều thay đổi bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình. Dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát được xác định dựa trên 2 khía cạnh thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Từ đó, xác định mức rủi ro kiểm soát là thấp, trung bình, cao. Đánh giá rủi ro như bảng sau: Bảng 2.4 Đánh giá rủi ro Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ Cao  Trung bình  Thấp  Đánh giá rủi ro: - Rủi ro tiềm tàng: Cao  Trung bình  Thấp - Rủi ro kiểm soát: Cao  Trung bình  Thấp  Bước 4: Xác định mức trọng yếu Việc ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và sau đó phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính dựa trên mức chỉ đạo của công ty và những phán đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của KTV.
  • 40. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0340 ASCO xác định mức trọng yếu như sau: Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn: Doanh thu / Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản (a) Tỷ lệ ước tính sử dụng (b): 0.5- 3% đối với Doanh thu, 5- 10% đối với lợi nhuận trước thuế, 1- 2 % đối với Tổng tài sản - Xác định mức trọng yếu tổng thể (c) = (a) x (b) Xác định mức trọng yếu chi tiết (d) = (50 – 75%) x (c) - Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua (e) = (d) x 4% (tối đa). Tùy theo tình hình tài chính, mức trọng yếu được ước lượng khác nhau với từng khách hàng khác nhau dựa trên cơ sở ước lượng được xây dựng sẵn tại công ty. Đối với công ty ABC, KTV đã xác định mức trọng yếu như sau: Bảng 2.5:Chỉ mục 700 -Xác định mức trọng yếu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO (A700) Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Công việc: Xác định mức trọng yếu Người thực hiện:NTG Người soát xét 1:NTHH Người soát xét 2:NTK Đvt: VNĐ Khoản mục Tỷ lệ Giá trị theo BCTC Ước tính mức trọng yếu tổng thể Lợi nhuận trước thuế 7 % 156.789.234 7.839.461 Doanh thu 0,5 % 26.869.570.512 134.347.852 Tổng tài sản 1 % 69.746.564.931 6.974.656.493
  • 41. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0341 Trong cuộc kiểm toán cho công ty ABC, do thận trọng nên KTV đã lựa chọn mức trọng yếu kế hoạch tổng thể nhỏ nhất bằng 5% Lợi nhuận trước thuế = 7.839.461 Sau khi xác định mức trọng yếu kế hoạch tổng thể, ASCO tiến hành xác định mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục Doanh thu. Vì khoản mục doanh thu khả năng chứa đựng nhiều sai phạm và chi phí kiểm toán cho khoản mục này lớn nên tại công ty ABC công ty ASCO đã xác định mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục doanh thu= 50 % mức trọng yếu tổng thể Mức trọng yếu chi tiết = 50%*7.839.461=3.919.731 Với những sai lệch được phát hiện lớn hơn mức này, KTV sẽ phải xem xét cụ thể. Sau khi đã tiến hành các thủ tục điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng cần thiết, kết hợp với việc xem xét các yếu tố định tính, KTV sẽ đưa ra ý kiến điều chỉnh (đặc biệt là với các sai phạm liên quan đến việc xác định lỗ - lãi). Tiếp theo, KTV xác định ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua. Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua = 4% x mức trọng yếu chi tiết = 4% x3.919.731=156.789 Báo cáo tài chính sẽ không bị coi là có sai phạm trọng yếu nếu sai lệch được phát hiện (nếu có) ở dưới mức này. Trường hợp sai phạm được phát hiện cao hơn giới hạn sai lệch chấp nhận được và nhỏ hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV sẽ đưa vào Bảng tổng hợp các sai lệch không điều chỉnh. Bước 6: Bố trí nhân sự nhóm kiểm toán và tổ chức phương tiện làm việc Ngay khi hợp đồng kiểm toán đã ký kết, Công ty xác định mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, định lượng khối lượng công việc kiểm toán sẽ phải thực thi để chuẩn bị nhân sự, đặc biệt là chọn người phụ trách nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán gửi một bản cho khách hàng, kèm theo bản yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu kiểm toán. Nhóm kiểm toán bao gồm:1 trưởng nhóm kiểm toán, 2 trợ lý kiểm toán, 2 thực tập sinh. Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán tại Công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho cuộc kiểm toán như: File hồ sơ kiểm toán năm, giấy tờ làm việc, phương tiện tính toán, các công cụ hoàn thành file, một số phương tiện hộ trợ kiểm toán khác, tạm ứng công tác phí cho nhân viên đi làm kiểm toán…Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Sau khi tìm hiểu về các thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý và Hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty khách hàng. ASCO tiến hành triển khai
  • 42. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0342 kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán. Việc kiểm toán thuế giá trị gia tăng của khách hàng sẽ được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng. Dưới đây là kế hoạch làm việc tại công ty ABC (bảng phân công công việc) Bảng 2.6. Kế hoạch và phân công công việc KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 2011 Những thông tin chung về kháchhàng: Khách hàng : Năm thứ 3 Tên công ty : Công ty ABC Loại hình Công ty: Công ty TNHH, 100% vốn nước ngoài. Địa chỉ : Lương Sơn- Hòa Bình Kế hoạch kiểm toán Nội dung thực hiện: Nội dung thực hiện kiểm toán nhằm xem xét tính trung thực hợp lý của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính; Sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của Công ty năm 2011, cụ thể bao gồm: Các nguyên tắc kế toán cơ bản có được áp dụng một cách nhất quán và kịp thời? Các chính sách kế toán Công ty đã lựa chọn có phù hợp với các quy định chung và Chuẩn mực kế toán Việt Nam? Việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tài chính, kế toán, thống kê. Việc lập chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và công tác quản lý, lưu trữ các chứng từ kế toán.
  • 43. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0343 Các cơ sở dẫn liệu và phương pháp lập các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán có liên quan. Công tác quản lý tài chính kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Thời gian thực hiện Ngày thực hiện Nội dung Từ 10/02/02 - 16/02/2012 Thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH ABC Kiểm tra các phần hành chủ yếu: Kiểm tra tài khoản vốn bằng tiền Kiểm tra tài khoản hàng tồn kho, giá vốn Kiểm tra tài khoản TSCĐ Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả Kiểm tra các tài khoản thuế Kiểm tra tài khoản nguồn vốn Kiểm tra tài khoản doanh thu Kiểm tra các tài khoản chi phí hoạt động Ngày 25/02/2012 Hoàn thiện File kiểm toán Tổng hợp số liệu và Lập Báo cáo kiểm toán Ngày 30/02/2012 Gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán 01 ngày sau khi nhận được ý kiến cuối cùng của Khách hàng về Báo cáo Kiểm toán Phát hành Báo cáo kiểm toán. Nhóm kiểm toán viên Nhóm kiểm toán gồm có 5 thành viên:
  • 44. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0344 Kiểm toán viên Chức vụ Vị trí trong nhóm kiểm toán Nguyễn Thị Hải Huế Phó Giám Đốc, trưởng phòng nghiệp vụ 2 Trưởng nhóm Đặng Minh Thu Trưởng phòng nghiệp vụ 1 Trợ lý Trần Thị Tâm Kiểm toán viên Trợ lý Nguyễn Thị Thảo Thực tập Thực tập Đặng Thị Minh Nguyệt Thực tập Thực tập Cụ thể phân công được thể hiện trên Bảng phân công: Trong đó Kiểm toán viên Đặng Minh Thu phụ trách kiểm toán khoản mục Thuế. 2.2.2.2 Thiết lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là khâu cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch. Trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán cho giai đoạn thực hiện kiểm toán. Những thủ tục này mang tính chất bắt buộc phải có khi thực hiện kiểm tra chi tiết vì vậy. Khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện sẽ dẫn chiếu giấy tờ làm việc chi tiết liên quan và ngày hoàn thành vào chương trình kiểm toán.Chương trình kiểm toán đối với khoản mục thuế GTGT được Kiểm toán viên thiết kế dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ASCO thường thiết lập chương trình kiểm toán sẵn đối với cuộc kiểm toán. Tuy nhiên tùy từng đối tượng đơn vị khách hàng có thể thiết kế thêm những thủ tục kiểm toán cần thiết.
  • 45. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0345 Bảng 2.7 Chương trình kiểm toán Thuế CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ASCO E330 1/3 Tên khách hàng: Công tyABC Tên Ngày Người lập CT Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người soát xét 1 Người soát xét 2 Nội dung: THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘPNGÂN SÁCH NHÀNƯỚC A. MỤC TIÊU Đảm bảo thuế và các khoản phải nộp NSNN là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNGYẾU CỦAKHOẢN MỤC Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người Tham chiếuthực hiện I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Kiểm tra phân tích 1 So sánh các TK thuế năm nay với năm trước để phân tích, đánh giá tính hợp lý của những biến động. 2 Kiểm tra xem xét các biên bản quyết toán thuế và đối chiếu số dư. III. Kiểm tra chi tiết * Thuế TNDN hiện hành và hoãn lại 1 Đối chiếu số thuế TNDN phải nộp với các biên bản quyết toán thuế gần nhất và bảng lập dự phòng về thuế TNDN phải nộp cuối năm. 2 Kiểm tra chứng từ nộp thuế và chứng từ nhận hoàn thuế trong kỳ (nếu có) 3 Kiểm tra bảng tính thuế TNDN hiện hành: 3.1 Kiểm tra tính đúng đắn của việc đối chiếu giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thông qua việc xem xét các khoản
  • 46. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0346 thu nhập và chi phí chịu thuế/không chịu thuế hoặc được khấu trừ/không được khấu trừ trên cơ sở kết quả kiểm toán ở các phần hành doanh thu/chi phí liên quan. 3.2 Đánh giá cách phân loại các khoản chênh lệch về thuế mang tính tạm thời hay vĩnh viễn để xác định cách hạch toán tài sản thuế hoãn lại/chi phí thuế hiện hành phù hợp. 3.3 Đánh giá tình trạng hiện tại của các khoản mang sang từ các năm trước (ví dụ: Lỗ lũy kế, thuế còn phải nộp, thuế hoãn lại). 3.4 Xem xét về việc thay đổi thuế suất, miễn giảm, ưu đãi về thuế hoặc quy định thuế trong năm. 3.5 Kiểm tra thuế suất áp dụng và tính chính xác của việc tính toán 4 Kiểm tra cơ sở ước tính, cách tính toán của thuế TNDN hoãn lại và xem xét tính đánh giá cuối kỳ. E330 2/2 STT THỦ TỤC Người thực hiện Tham chiếu * Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 1 Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định. 2 Ước tính thuế GTGT đầu ra dựa trên doanh thu và so sánh với số liệu của DN. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). 3 Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế, hoàn thuế GTGT trong năm. 4 Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm. 5 Đối chiếu số phát sinh, số dư thuế GTGT còn được khấu trừ/còn phải nộp trên sổ kế toán với số liệu tờ khai thuế hàng tháng và biên bản quyết toán thuế gần nhất. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). * Thuế nhập khẩu (NK) và thuế GTGT hàng NK 1 Đối chiếu số thuế phát sinh phải nộp ghi nhận trên sổ kế toán với các tờ khai thuế trong năm và chứng từ liên quan, đảm bảo các khoản thuế này đã được hạch toán chính xác và đầy đủ. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). 2 Kiểm tra chi tiết chứng từ thanh toán cho thuế NK, thuế GTGT hàng nhập NK đã nộp trong năm. * Các loại thuế khác 1 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):Kiểm tra cách kê khai, hạch toán thuế TTĐB phải nộp, đã nộp đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, biên bản quyết toán thuế và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan. 2 Thuế nhà thầu: Thu thập danh sách nhà thầu nước ngoài, hàng hóa và dịch vụ thuê nước ngoài đã trả,xem xét tính đầy đủ và chính xác của các khoản trích lập thuế nhà thầu theo sổ sách và kê khai của công ty cũng như việc thanh toán. 3 Thuế thu nhập cá nhân: Kiểm tra việc tính toán, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu kế
  • 47. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0347 toán với các tờ khai thuế, bảng lương và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan. STT THỦ TỤC Người thực hiện Tham chiếu 4 Thuế và các khoản phải nộp khác (thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất…): Kiểm tra việc tính toán và kê khai và nộp thuế và các khoản phải nộp khác trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế và các khoản phải nộp, chứng từ nộp, đối chiếu với các văn bản quy định pháp lí có liên quan. * Kiểm tra tính trình bày các loại thuế trên BCTC IV. Thủ tục kiểm toán khác D. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được,ngoại trừ các vấn đề sau: E330 3/3 Chữ ký của người thực hiện:_______________ Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệmkiểmtoán (nếu có): 2.2.3 Thực hiện kiểm toán Trong thực tế đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, có vai trò quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng những bước công việc đã đề ra trong chương trình kiểm toán, tuẩn thủ đúng theo những chuẩn mực Kiểm toán để giảm thiểu rủi ro của cuộc kiểm toán và đảm bảo đạt hiệu quả. 2.2.3.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ- thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thông qua các biện pháp kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát tìm hiểu thực tế, kiểm tra tài liệu ... giúp kiểm toán viên có được những nhận xét đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Đối với cuộc kiểm toán tại khách hàng Công ty ABC kiểm toán viên cũng kết hợp các biện pháp trong đó biện pháp chủ yếu là là phỏng vấn và xem xét tài
  • 48. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0348 liệu của công ty. Việc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân có liên quan như Ban giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kê toán thuế…bằng hệ thống câu hỏi được xây dựng sẵn kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để KTV thu thập những thông tin liên quan. Trong quá trình kiểm tra tài liệu, kiểm toán viên nhận thấy một số lưu ý sau : Khi kiểm tra các biên bản quyết toán thuế và các văn bản của thuế. Kiểm toán viên nhận thấy trong Tháng 8 năm 2011 Cơ quan thuế tiến hành quyết toán thuế tại doanh nghiệp và phát hiện một số hóa đơn không đủ điều kiện được khấu trừ. Do đó doanh nghiệp phải nộp lại số thuế này và mức tiền phạt tương ứng. Kiểm tra chứng từ: đã thấy doanh nghiệp nộp số thuế không được khấu trừ và tiền nộp phạt vào Kho Bạc bằng tiền chuyển khoản(Giấy báo Nợ 0123456 NH Viettinbank) Qua phỏng vấn nhân viên kế toán thuế được biết mặc dù mới được tuyển vào công ty nhưng trước đây chị đã làm kế toán thuế một năm cho một công ty trong lĩnh vực thương mại, qua phỏng vấn nghiệp vụ về thuế chị tỏ ra khá chắc về kiến thức thuế và cập nhận những văn bản Thuế và pháp luật có liên quan, tuy nhiên trong một số nghiệp vụ có tính chất đặc biệt kê toán tỏ ra chưa thông suốt. Qua khảo sát kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn thực hiện được ở mức trung bình. Do thời gian và chi phí cho việc đánh giá, nên kiểm toán viên quyết định không thực hiện thêm thủ tục kiểm soát. Đồng thời kiểm toán viên cũng ghi nhận một số đề xuất để phía khách hàng xây dựng được hệ thống kiểm soát đảm bảo những mục tiêu: Do đó kiểm toán viên dự trù sẽ mở rộng kiểm tra chi tiết . 2.2.3.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết được thực hiện ngay sau khi kiểm tra khảo sát, nhằm xác định đúng phạm vi đảm bảo hiệu quả và giảm được chi phí kiểm toán. Kiểm tra chi tiết được thực hiện theo đúng chương trình kiểm toán, ngoài ra kiểm toán viên nhận thấy bằng chứng kiểm toán thu thập chưa đủ, những thủ tục kiểm toán
  • 49. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0349 bổ sung sẽ được thiết kế thêm trong giai đoạn thực hiện. Trong thực tế đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất, có vai trò quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng những bước công việc đã đề ra trong chương trình kiểm toán. Theo đó giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm các bước sau :  Thực hịên thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp.  Thực hịên thủ tục kiểm tra chi tiết.  Soát xét, tổng hợp các kiến nghị * Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp Công việc này thường được kiểm toán viên ASCO tiến hành mỗi khi kiểm toán bất kỳ khoản mục nào. Theo chương trình kiểm toán thiết kế có sẵn trong phần lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành ngay các thủ tục phân tích, kiểm tra, đối chiếu với số liệu tổng hợp. Đây là thủ tục không được bỏ qua trong thủ tục kiểm tra chi tiết, tuy vậy khoản mục thuế GTGT có liên quan trực tiếp đến các khoản mục khác như doanh thu, khoản phải thu và chi phí, do đó khi kiểm toán viên tiến hành kiểm toán các khoản mục đó cũng sẽ tiến hành phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất cho doanh thu, phải thu, chi phí và cả khoản mục Thuế GTGT có liên quan.. Thường thì kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với các khoản mục trực tiếp ảnh hưởng tới thuế giá trị gia tăng như khoản mục doanh thu, giá vốn hàng bán, tài sản cố định… Kiểm toán viên lập một bảng phân tích, trong đó thể hiện số dư năm trước đã thực hiện kiểm toán, số phát sinh trong năm, số dư năm nay, số chênh lệch, tỷ lệ phần trăm chênh lệch đó về số thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và doanh thu… Về số dư năm trước, kiểm toán viên sẽ thu thập trên Bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán năm trước, tờ khai thuế tháng 1 năm nay. Về số dư năm nay, số phát sinh, kiểm toán viên sẽ thu thập trên Bảng cân đối kế toán năm nay (chưa được kiểm toán), và Bảng Cân Đối số phát sinh, tờ khai thuế giá trị gia
  • 50. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0350 tăng tháng 12. Các công việc này được KTV thực hiện trên Giấy làm việc, nguồn là các file lưu trữ tại phòng dự án công ty TNHH kiểm toán ASCO Bước đầu tiên trong công việc thực hiện thủ tục phân tích là thực hiện đối chiếu số thuế GTGT đầu kỳ với số thể hiện trên báo cáo tài chính năm trước hoặc trên biên bản quyết toán thuế và xác nhận về thuế, đối chiếu số dư cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh với báo cáo tài chính, sổ cái, sổ chi tiết. Sau đó so sánh số dư và số phát sinh các tài khoản giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích những biến động bất thường. Nhưng cần lưu ý nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết.
  • 51. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0351 Bảng 2.8 Tổng hợp thuế GTGT được khấu trừ CÔNGTYTNHH KIỂM TOÁNASCO ASCO AUDITINGCOMPANYLIMITED D610 1/1 Tên khách hàng: Công tyABC Tên Ngày Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người thực hiện Nội dung: Tổng hợp và phân tích thuế GTGTđược khấu trừ Người soát xét 1 Người soát xét 2 Giấy tờ 31/12/2011 Điều chỉnh thuần 31/12/2011 31/12/2010 Biến động Ghi chúTK Diễn giải chi tiết Trước KT Sau KT Sau KT Giá trị Tỷ lệ 133 Thuế GTGT được khấu trừ D640 - - - 137.211.090 (137.211.090) 100% 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ D640/3 - - - 137.211.090 (137.211.090) 100% 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ D640/3 - - - -- - 0% Phân tích biến động
  • 52. chính Luận văn tốt nghiệp SV:Đặng Thị MinhNguyệt Lớp: CQ46/22.0352 Bảng 2.9 Tổng hợp và phân tích thuế GTGT đầu ra phải nộp CÔNGTYTNHH KIỂM TOÁNASCO ASCO AUDITINGCOMPANYLIMITED E310 1/1 Tên khách hàng: Công tyABC Tên Ngày Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người thực hiện Nội dung: BẢNGSỐ LIỆU TỔNGHỢPTHUẾ VÀ CÁC Người soát xét 1 KHOẢN PHẢI NỘPNGÂN SÁCH NHÀNƯỚC Người soát xét 2 Giấy tờ 31/12/2011 Điều chỉnh thuần 31/12/2011 31/12/2010 Biến động Ghi chúTK Diễn giải chi tiết Trước KT Sau KT Sau KT Giá trị Tỷ lệ 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước E340 2.540.213.289 - 2.540.213.289 1.044.749.511 1.495.463.778 143,1% 3331 Thuế GTGT phải nộp E340/3 342.814.783 - 342.814.783 1.044.749.511 (701.934.728) 204,8% 33311 Thuế GTGT đầu ra E340/3 342.814.783 - 342.814.783 - - 100,0% 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu E340/5/2 - - - 1.044.749.511 (1.044.749.511) 100,0% Phân tích biến động