Công ty đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21, Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1 Điều 86 của Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 15 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHNVPQH; Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm năm 2013, thì hằng tháng người sử dụng lao động (công ty) có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT theo quy định và trích từ tiền lương phần trách nhiệm đóng của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, BHYT.

Theo đó, tổng mức đóng BHXH, BHYT hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 21,5%, còn người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng.

Vì vậy, đối với vấn đề ông nêu, người sử dụng lao động (công ty) yêu cầu người lao động đóng toàn bộ BHXH, BHYT, bao gồm phần thuộc trách nhiệm đóng của công ty là không đúng với các quy định của pháp luật. Vì vậy, ông nên đề nghị công ty thực hiện đúng quy định pháp luật, hoặc có thể đề nghị cơ quan chức năng như tổ chức Công đoàn vào cuộc, có ý kiến với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp đại diện cho người lao động đóng BHXH và BHYT với cơ quan BHXH. Do đó không phải ai cũng biết cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng vào quỹ này. Vậy người lao động tại doanh nghiệp phải đóng BHXH và BHYT bao nhiêu?

Công ty đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu

Mức đóng BHXH, BHYT của người lao động tại doanh nghiệp.

1. Quy định về việc tham gia BHXH, BHYT bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Bên cạnh đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT trong đó có:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
  • Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật.

2. Mức đóng BHXH, BHYT người lao động tại doanh nghiệp phải nộp

Căn cứ theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 9/9/2015 và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT có nêu rõ mức đóng của từng đối tượng như sau:

Công ty đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu

Người lao động lần lượt đóng 8% và 1% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ BHXH và BHYT

Các mức đóng bảo hiểm xã hội là 25,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 8%,
  • Doanh nghiệp đóng 17,5% gồm: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất (HT-TT); 3% vào quỹ ốm đau và thai sản (ÔĐ-TS); 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN).

Mức đóng BHYT là 4,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 1,5%;
  • Doanh nghiệp đóng 3%.

Ngoài ra, người lao động và doanh nghiệp còn phải đóng:

  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với mức đóng 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH: trong đó người lao động đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1%.
  • Đóng kinh phí công đoàn 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH do doanh nghiệp đóng. Trường hợp nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn.

Cụ thể mức đóng BHXH, BHYT, BHTN như bảng sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHYT

BHTN

BHXH

BHYT

BHTN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

3%

1%

8%

-

-

1,5%

1%

17,5%

8%

21,5%

10,5%

Tổng cộng đóng 32%

Bảng các mức đóng BHXH và BHYT của người lao động tại doanh nghiệp.

Lưu ý:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm 2022 nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện để đóng vào quỹ BHTN-BNN với mức đóng thấp hơn (0,3%) theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020.

Như vậy, vấn đề người lao động tại doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT bao nhiêu đã được Bảo hiểm xã hội điện tử eBH chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Người lao động cần đặc biệt lưu ý để có thể tính toán mức đóng BHXH, BHYT chính xác của mình để đảm bảo quyền lợi.

Bảo hiểm xã hội Công ty đóng bao nhiêu 2023?

Như vậy, theo quy định trên thì năm 2023, người lao động đóng BHXH 10.5%. Bên cạnh đó, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1%, mức đóng bảo hiểm y tế là 1,5%.

Công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên bao nhiêu phần trăm?

- Mức đóng BHXH của doanh nghiệp: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội công ty phải đóng bao nhiêu?

Mức đóng BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN) của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (bao gồm cả lương và các phụ cấp). NSDLĐ đóng là 21,5% các loại bảo hiểm. Như vậy, trường bạn đóng 50%, bạn đóng 50% số tiền tham gia BHXH là trái với quy định của pháp luật.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BHXH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.