Công thức tính tỷ lệ vốn hóa thị trường năm 2024

Vốn hóa thị trường được sử dụng để phân loại cổ phiếu của công ty, giúp nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu tùy theo khẩu vị rủi ro.

Giá trị vốn hóa thị trường là giá trị của tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công thức tính tỷ lệ vốn hóa thị trường năm 2024

Vốn hóa thị trường của một công ty là số liệu chính được sử dụng để đánh giá rủi ro và tiềm năng của cổ phiếu của công ty đó. Ảnh: ET Money

Công thức tính vốn hóa thị trường:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ, Apple có khoảng 16 tỷ cổ phiếu AAPL đang lưu hành. Giá cổ phiếu AAPL tại thời điểm ngày 25/8 là 168 USD. Vốn hóa thị trường của Apple tại thời điểm này là 16 tỷ x 168 USD = 2.688 tỷ USD.

Giá trị vốn hóa thị trường phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu của công ty. Giá trị này thay đổi theo từng ngày giao dịch. Khi giá cổ phiếu tăng lên thì vốn hóa thị trường tăng theo và ngược lại. Những thay đổi về số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa trị trường. Các công ty vẫn có thể phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn hoặc mua lại cổ phiếu. Giả sử giá cổ phiếu không đổi, việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của công ty và việc mua lại sẽ làm giảm giá trị vốn hóa.

Các danh mục vốn hóa thị trường và chiến lược đầu tư

Các công ty niêm yết được phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường của họ. Việc phân loại nhóm cổ phiếu dựa trên quy mô vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Các nhóm vốn hóa thị trường phổ biến nhất cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:

Nhóm Giá trị vốn hóa thị trường Vốn hóa siêu nhỏ (Microcap) Dưới 100 tỷ đồng Vốn hóa nhỏ (Smallcap) Từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng Vốn hóa vừa (Midcap) Từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng Vốn hóa lớn (Largecap) Trên 10.000 tỷ đồng

Vốn hóa siêu nhỏ (Micro-cap)

Đây là nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa chưa đến 100 tỷ đồng, thường được các nhà đầu tư ví là cổ phiếu "trà đá", vì giá của cổ phiếu chỉ tương đương giá cốc trà đá (tầm trên dưới 5.000 đồng/cp). Hầu hết những doanh nghiệp trong nhóm này hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp, hoặc đang bước vào chu kỳ suy thoái. Cổ phiếu các công ty này có tính rủi ro cao và có rất ít số liệu để đánh giá.

Vốn hóa nhỏ (Small-cap)

Các công ty vốn hóa nhỏ rất rủi ro, nhưng với giá trị vốn hóa thị trường từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, cũng được gọi là cổ phiếu penny. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty vốn hóa nhỏ có thể mang lại cơ hội tăng giá mạnh, đi kèm rủi ro cũng rất lớn. Do đó, nhiều nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thường chọn mua nhóm cổ phiếu này, nhưng chủ yếu là đầu cơ lướt sóng, không đầu tư dài hạn.

Vốn hóa vừa (Mid-cap)

Nhóm vốn hóa vừa thường là những công ty hoạt động ở tầm trung. Như tên gọi, các cổ phiếu vốn hóa vừa chiếm vị trí vừa phải trong mối quan tâm của các nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu này có thể rủi ro hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng vẫn tương đối an toàn so với cổ phiếu vốn hóa nhỏ, siêu nhỏ. Cổ phiếu nhóm này có thể biến động nhiều hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng cũng có thể có nhiều tiềm năng tăng giá hơn, vì nhiều công ty trong số này vẫn đang trên đà phát triển.

Vốn hóa lớn (Largecap)

Cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn còn được gọi là nhóm trụ hoặc Blue chip của thị trường chứng khoán. Trong khi nhiều nhà đầu tư coi các công ty nhỏ hơn, đang phát triển nhanh hấp dẫn hơn vì có thể sinh lời theo cấp số nhân, thì cổ phiếu vốn hóa lớn lại là cơ hội sinh lời an toàn cho các nhà đầu tư dài hạn, đầu tư theo giá trị. Lợi thế chính của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là rủi ro thấp, có mức tăng trưởng theo thời gian, dù có xuất hiện những nhịp điều chỉnh khi thị trường xuống giá, nhưng về dài hạn vẫn được đánh giá tốt. Các công ty vốn hóa lớn thường có nội tại tốt, với đội ngũ quản lý uy tín, xếp hạng tín nhiệm cao và lịch sử lợi nhuận lâu dài.

Nếu nhà đầu tư có thể giữ danh mục của mình trong 5 năm trở lên và khẩu vị rủi ro thấp thì cổ phiếu vốn hóa lớn là phù hợp.

Vốn hoá thường được sử dụng để đánh giá kích thước của một công ty và đo lường giá trị của các cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Theo đó, một công ty có vốn hoá lớn hơn thường được xem là một công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp hoặc kinh tế quốc gia.

Công thức tính tỷ lệ vốn hóa thị trường năm 2024

Vốn hoá (tiếng Anh: market capitalization) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Nó là tổng giá trị thị trường của một công ty, được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường.

Trong thị trường chứng khoán, vốn hoá cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thị trường và sự biến động của giá cổ phiếu. Việc nghiên cứu và đánh giá vốn hoá của một công ty giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.

Công thức tính vốn hóa thị trường:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Phân loại công ty dựa trên vốn hoá

Dựa trên giá trị vốn hoá, các công ty có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau như sau:

Vốn hoá lớn: Các công ty với vốn hoá lớn trên thị trường được gọi là Large Cap. Đây thường là các công ty có giá trị vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng. Những công ty này có quy mô kinh doanh lớn, được công nhận và đánh giá cao trên thị trường chứng khoán. Các công ty này thường là các tập đoàn lớn, có thị phần đứng đầu trong ngành của mình và có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định.

Công thức tính tỷ lệ vốn hóa thị trường năm 2024

Vốn hoá trung bình: Các công ty có giá trị vốn hoá từ 1.000-10.000 tỷ đồng được xem là Mid Cap. Đây là các công ty có quy mô vừa phải và thường đang trong giai đoạn tăng trưởng, có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Vốn hoá nhỏ: Các công ty có giá trị vốn hoá dưới 1.000 tỷ đồng được xem là Small Cap. Đây là các công ty mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ, có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai nhưng cũng mang lại rủi ro đầu tư cao hơn.

Phân loại các công ty dựa trên giá trị vốn hoá giúp nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.

Ý nghĩa của vốn hoá trong thị trường chứng khoán

Đối với nhà đầu tư, “Vốn hoá” được coi là một chỉ số quan trọng và chứa đựng nhiều ý nghĩa trên thị trường chứng khoán. Một số có thể kể đến như sau:

Đánh giá quy mô công ty: Vốn hoá thị trường là chỉ số đo lường giá trị của toàn bộ cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. Vốn hoá thị trường càng lớn, thì quy mô của công ty càng lớn, năng lực tài chính càng mạnh.

Đánh giá tiềm năng tăng trưởng: Vốn hoá thị trường cũng cho biết mức độ tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Nếu vốn hoá thị trường của công ty tăng lên, có thể cho thấy nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của công ty và ngược lại.

Đánh giá rủi ro đầu tư: Vốn hoá thị trường có thể giúp đánh giá mức độ rủi ro đầu tư vào công ty. Những công ty có vốn hoá thị trường lớn thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cổ phiếu và thị trường, đồng thời có khả năng tài chính và sức mạnh cạnh tranh cao hơn.

Dễ dàng so sánh giá trị giữa các công ty: Vốn hoá thị trường là một chỉ số chuẩn để so sánh giá trị của các công ty trong cùng ngành. Nếu hai công ty có vốn hoá tương đương nhau, người đầu tư có thể cho rằng hai công ty có giá trị tương đương nhau trên thị trường.

Vốn hoá cũng thường được sử dụng trong các chỉ số chứng khoán, như VN-Index hay HNX-Index. Vì vậy, vốn hoá thị trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà đầu tư trong việc theo dõi và phân tích sự biến động của thị trường chứng khoán.

Lợi ích và rủi ro của việc đầu tư vào cổ phiếu dựa trên vốn hoá

Đầu tư vào cổ phiếu dựa trên vốn hoá có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thời mang theo một số rủi ro. Dưới đây là các lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào vốn hoá:

Lợi íchRủi ro

Tiềm năng sinh lời cao hơn: Cổ phiếu với vốn hoá lớn thường có tiềm năng sinh lời cao hơn vì nó cho thấy công ty có khả năng tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Do đó, đầu tư vào các công ty có vốn hoá lớn có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

Dễ dàng thanh khoản: Các công ty có vốn hoá lớn thường có số lượng cổ phiếu lớn trên thị trường, do đó, việc mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn và thanh khoản của cổ phiếu cũng được cải thiện.

Cơ hội đầu tư dài hạn: Các công ty có vốn hoá lớn thường là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính ổn định và tăng trưởng bền vững, do đó có thể trở thành các lựa chọn đầu tư dài hạn.

Rủi ro thị trường: Tuy rằng vốn hóa lớn thường mang lại nhiều lợi ích nhưng khi thị trường chung đi xuống, cổ phiếu với vốn hoá lớn cũng không thể tránh khỏi sự giảm giá.

Rủi ro doanh nghiệp: Việc đầu tư vào cổ phiếu vốn hoá lớn không đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ luôn đạt được thành công, có thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản, dẫn đến giá trị cổ phiếu giảm sút.

Rủi ro lạm phát: Lạm phát có thể ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ và cổ phiếu, ảnh hưởng xấu đến giá trị vốn hoá của công ty.

Việc đầu tư vào các công ty dựa trên vốn hoá lớn có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến công ty, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán cũng như theo dõi tình hình thị trường trước khi đầu tư vào cổ phiếu dựa trên vốn hoá để từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Công thức tính tỷ lệ vốn hóa thị trường năm 2024

Một số chiến lược đầu tư dựa trên yếu tố “vốn hoá"

Dưới đây là một số chiến lược đầu tư hiệu quả dựa trên vốn hóa:

Chiến lược đầu tư tập trung vào các công ty nhỏ với vốn hóa thấp: Những công ty có vốn hóa thấp thường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các công ty nhỏ cũng có rủi ro cao hơn do tính thanh khoản thấp hơn.

Chiến lược đầu tư tập trung vào các công ty có vốn hóa trung bình: Các công ty có vốn hóa trung bình thường có sức mạnh tài chính ổn định hơn so với các công ty nhỏ, đồng thời cũng có tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn.

Chiến lược đầu tư vào các công ty có vốn hóa lớn: Các công ty có vốn hóa lớn thường là các công ty đã được thị trường chấp nhận và có tầm ảnh hưởng lớn. Đầu tư vào các công ty có vốn hóa lớn có thể giúp đảm bảo tính thanh khoản và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Chiến lược đầu tư giá trị: Chiến lược đầu tư giá trị là một phương pháp đầu tư dựa trên việc tìm kiếm các công ty có giá trị thực cao hơn so với giá trị thị trường hiện tại của chúng. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các công ty có vốn hóa thấp.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng: Chiến lược đầu tư tăng trưởng là một phương pháp đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các công ty có vốn hóa trung bình và thấp.

Vốn hóa thị trường tính như thế nào?

Kỳ vọng điều gì từ quyết định của FOMC❗ Vốn hóa thị trường là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty. Nó được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của công ty đang lưu hành với giá hiện tại của một cổ phiếu. Cổ phiếu đang lưu hành là những cổ phiếu công ty do các cổ đông của nó nắm giữ.

Vốn hóa thị trường chứng khoán là gì?

1. Vốn hóa là gì? Vốn hóa có tên tiếng Anh "Capitalization" được hiểu là tổng giá trị hiện tại của một công ty, trong một thời gian xác định. Vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại của một doanh nghiệp.

Tỷ trọng vốn hóa là gì?

Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước của một thời kỳ nhất định (thường là một năm) theo giá thực tế. Phân tổ chủ yếu: Sàn giao dịch chứng khoán.

Vốn hóa ngân hàng là gì?

Vốn hóa là tổng giá trị của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trên thực tế, vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu đang lưu thông, nợ dài hạn và lợi nhuận giữ lại, tức là tổng số tiền cần chi trả để sở hữu doanh nghiệp tại thời điểm hiện hành.