Công thức tính tỉ khối nhiều chất trong hóa học

Với Công thức tính tỉ khối của chất khí chi tiết Hóa học lớp 9 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức tính tỉ khối của chất khí chi tiết từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính tỉ khối của chất khí chi tiết - Hoá lớp 9

  1. Định nghĩa

- Tỉ khối áp dụng cho các chất khí.

- Tỉ khối của chất khí A đối với khí B là tỉ lệ về khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB).

Dựa vào tỉ khối có thể biết được một chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

II. Công thức tính tỉ khối

1. Tỉ khối của chất A so với chất B

dAB=MAMB

2. Tỉ khối của chất A so với không khí

dAKK=MAMkk=MA29

3. Từ các công thức trên, ta rút ra các hệ quả sau

MA = dAB.MB

MA = dAkk.29

Trong đó:

MA; MB lần lượt là khối lượng mol khí A và khí B (đơn vị: g/mol).

III. Bài tập có lời giải

Bài 1. Cho các chất khí sau: N2, O2, Cl2. Hãy cho biết:

  1. Khí nào nặng hay nhẹ hơn khí H2 và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
  1. Khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng (hay nhẹ hơn) bao nhiêu lần?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: dAB=MAMB

+dN2H2=MN2MH2=282=14⇒ N2 nặng hơn H2 14 lần.

+dO2H2=MO2MH2=322=16⇒ O2 nặng hơn H2 16 lần.

+dCl2H2=MCl2MH2=712=35,5⇒ Cl2 nặng hơn H2 35,5 lần.

b)

Áp dụng công thức: dAKK=MAMkk=MA29

+ dN2kk=MN2Mkk=2829=0,97⇒ N2 nhẹ hơn không khí bằng 0,97 lần.

+dO2kk=MO2Mkk=3229=1,10⇒ O2 nặng hơn không khí 1,10 lần.

+dCl2kk=MCl2Mkk=7129=2,45⇒ Cl2 nặng hơn không khí 2,45 lần.

Bài 2: Tìm khối lượng mol (M) của các chất khí sau:

  1. Có tỉ khối đối với O2 là: 1,375
  1. Có tỉ khối đối với không khí là: 1,172

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: MA=dAB.MB

  1. M=32 . 1,375=44
  1. M= 29. 1,172 = 34

Xem thêm Công thức Hóa học lớp 8, 9 đầy đủ, chọn lọc chi tiết khác:

Bảng hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố đầy đủ nhất

Công thức tính số mol (n; đơn vị: mol)

Công thức tính nồng độ phần trăm (C%; đơn vị: %)

Công thức tính nồng độ mol (CM; đơn vị: mol/l)

Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)

Công thức tính khối lượng dung dịch (mdd; đơn vị: gam)

Công thức tính thể tích dung dịch (Vdd hoặc V)

Công thức tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp

Công thức tính thành phần phần trăm về thể tích các chất trong hỗn hợp

Công thức tính tỉ khối của chất khí

Công thức tính thể tích chất khí (Vkhí hoặc V; đơn vị: lít)

Công thức tính độ tan (S; đơn vị: gam)

Công thức tính độ rượu (đơn vị: độ, "°")

Công thức tính hiệu suất phản ứng (H; đơn vị: %)

Công thức tính khối lượng chất tham gia/sản phẩm khi có hiệu suất

Tỉ khối của chất khí là gì? Như chúng ta biết, trong hóa học có rất nhiều chất khí, làm thế nào để chúng ta nhận biết được thực chất khí nào nặng hơn, chất khí nào nhẹ hơn. Để giải quyết vấn đề này, người ta đưa ra khái niệm về tỉ khối của chất khí. Vậy tỉ khối này là gì, công thức tính tỉ khối và ý nghĩa của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Gọi MA và MB lần lượt là khối lượng mol của chất khí A và chất khí B. Để biết chất khí A nặng hơn hay nhẹ hơn chất khí B, ta so sánh tính tỉ lệ giữa MA và MB.

dA/B = MA/MB

dA/B: Được gọi là tỉ khối giữa khí A so với khí B.

Ví dụ: khí Oxy nặng hơn hay nhẹ hơn khí nitơ bao nhiêu lần?

Ta có: dO2/N2 = MO2/MN2 = 32/28 = 1.14

Vậy, khí oxi nặng hơn khí nitơ 1.14 lần.

Công thức tính tỉ khối nhiều chất trong hóa học

II. Tỉ khối của các chất khí so với không khí

Để biết chất khí A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta tính tỷ lệ hệ giữa khối lượng mol A so với không khí.

Gọi MA là khối lượng mol của chất khí A, ta có:

dA/kk = MA/29

dA/kk: Được gọi là tỉ khối giữa khí A so với không khí.

Ví dụ: khí SO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Ta có: dSO2/kk = 64/29 = 2.21

Vậy khí SO2 nặng hơn không khí 2.21 lần.

Ví dụ 2: khí hidro nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Ta có: dH2/kk = 2/29 = 1/14.5

Vậy khí hidro nhẹ hơn không khí 14.5 lần.

Lời kết

Như vậy chúng ta đã biết được tỉ khối của chất khí là gì. Dựa vào tỉ khối này chúng ta có thể biết được chất khí này nặng hơn hay nhẹ hơn chất khí kia. ngoài ra ra chúng ta không biết được một chất khí bất kỳ nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. Mong rằng bài viết này hữu ích với các bạn. Chúc các bạn học thật tốt và thành công nhé. Cảm ơn các bạn.

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!