Công nghệ thông tin Cử nhân hợp tác doanh nghiệp là gì

Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng ngành công nghệ thông tin (CNTT), trong số hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.

Có tới 61,5% số chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát nói rằng, khó khăn lớn nhất khi phụ trách tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là tìm kiếm ứng viên có năng lực; tiếp theo là hiểu yêu cầu tuyển dụng các vị trí của ngành… Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực CNTT dù số lượng đào tạo hằng năm của Việt Nam khá cao.

Nhu cầu nhân lực tăng mạnh

Trong 5 năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT Việt Nam không ngừng tăng cao. Theo TopDev, năm 2021, Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực ở ngành này, trong khi số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đạt khoảng 430.000 người. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên 530.000 người.

Theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về công ty công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, dự kiến có khoảng 70.000 công ty công nghệ với 1,2 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực này. Việt Nam đặt mục tiêu có 100.000 công ty công nghệ số, 1,5 triệu công nhân kỹ thuật số vào năm 2030.

Hiện chưa có chuẩn để đánh giá chất lượng đào tạo ngành CNTT, người học có thể dựa vào các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo trực tiếp để lựa chọn ngành học ở các trường, như sinh viên tốt nghiệp được làm đúng ngành, mức lương được trả, cơ hội thăng tiến sau tốt nghiệp (5-7 năm). Còn các yếu tố gián tiếp gồm điểm chuẩn đầu vào, điều kiện học tập.

Trước nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT luôn tăng nhanh và mạnh, báo cáo dự đoán mức lương của nhân viên CNTT được doanh nghiệp tuyển dụng trong thời gian tới sẽ được phân loại rõ ràng hơn tùy theo trình độ của họ.

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn vững vàng, những kỹ năng mềm như khả năng tư duy phát triển, giao tiếp, quản lý thời gian, trình độ ngoại ngữ... là yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển chọn và đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng.

Sự biến động của tình hình chung do dịch bệnh gây ra cũng như sự đổi mới liên tục của công nghệ đòi hỏi các lập trình viên khả năng thích ứng nhanh và nhạy bén với mọi sự biến đổi. Các lập trình viên cần nâng cao kỹ năng công nghệ của bản thân với sự hiểu biết về các công nghệ mới và đột phá, như an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và máy học, điện toán đám mây...

Đào tạo theo kiểu ăn xổi

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng, số liệu trên phản ánh đúng tình hình thực tế đào tạo ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay.

Đa số trường ĐH tại Việt Nam đều đào tạo ngành CNTT, nhiều trường thuần túy khoa học xã hội cũng đào tạo ngành này. Thậm chí có những trường có truyền thống về các ngành khác nhưng ngành thu hút thí sinh nhất lại là ngành CNTT.

Ông Dũng cho rằng, nguyên nhân là vốn bỏ ra để đầu tư cơ sở vật chất cho ngành CNTT không lớn, chỉ cần có máy tính và đội ngũ giảng viên.Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các trường không đồng đều.

“Ví dụ như ở TPHCM, nơi có mật độ các trường ĐH đào tạo ngành CNTT thuộc top lớn nhất cả nước, qua nghiên cứu thống kê từ tuyển sinh, chỉ có 4 trường ĐH chất lượng đào tạo tốt. Điều này được thể hiện bằng điểm chuẩn đầu vào cao qua các năm”, ông Dũng nói. Tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH cũng là một vấn đề.

“Nhiều trường đào tạo theo kiểu ăn xổi, chạy theo nhu cầu của người học để tuyển sinh. Ngành CNTT hay ngành kinh tế cũng đều trong thực trạng này”, ông Dũng nhận định.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định, chất lượng đào tạo được đánh giá thông qua năng lực của người tốt nghiệp gồm năng lực chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng xã hội.

Do đó, trong chương trình đào tạo, các trường phải tìm các giải pháp để tăng kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội cho sinh viên ngoài kiến thức chuyên môn.

Ông Điền đề xuất, Bộ GD&ĐT cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của mỗi ngành. Mỗi trường xây dựng chương trình đào tạo phải minh chứng được sinh viên tốt nghiệp đạt được chuẩn này.

Trong chuẩn này, ông Điền đề nghị nên có 3 mục: chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, chuẩn về tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học. Sinh viên vào bất kỳ trường nào học đều phải đạt được chuẩn của ngành khi ra trường. "Còn đào tạo như hiện nay, mạnh trường nào trường đó làm, cùng dàn hàng ngang để tiến thì đúng là vàng thau lẫn lộn", ông nói.

Ông Điền cho rằng, không khó để lý giải vì sao muốn vào học ngành CNTT của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh năm nay phải đạt 30 điểm/tổ hợp, trong khi nhiều trường khác có khi chỉ cần gần 20 điểm là đỗ.

Công nghệ thông tin Cử nhân hợp tác doanh nghiệp là gì

Lễ ký kết hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực ngành Công nghệ thông tin

Với hợp tác này, sinh viên ngành Công nghệ thông tin ĐH Đông Á không chỉ được đảm bảo 100% cơ hội thực hành nghề nghiệp 3 học kỳ tại các doanh nghiệp trong khóa học mà còn được tham gia các dự án theo tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp, được phát triển các kỹ năng cần thiết hướng tới đội ngũ nhân sự có khả năng đưa ra ý tưởng, giải pháp cho khách hàng.

Trong cuộc đối thoại với các bạn tân sinh viên ngành CNTT, các doanh nghiệp chia sẻ, “con đường” nghề nghiệp CNTT bắt đầu với 60% chuyên môn và 40% kỹ năng, ngoại ngữ. Trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng tự học, tự đọc tài liệu để cập nhật thường xuyên, làm phong phú vốn kiến thức về công nghệ; kỹ năng học online để sẵn sàng thích nghi cho việc làm việc online trong thời đại công nghệ số là tất yếu.

Bên cạnh đó, lực lượng làm việc cũng cần trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc,… để sẵn sàng tham gia các dự án tại doanh nghiệp khi làm việc. Các doanh nghiệp cũng bày tỏ, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam và các nước như Nhật Bản lúc nào cũng dành cánh cửa rộng với các bạn SV có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tốt.

Công nghệ thông tin Cử nhân hợp tác doanh nghiệp là gì

Đối thoại doanh nghiệp và tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Đông Á về chuyên môn, kỹ năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong và ngoài nước

Các bạn tân sinh viên đã hào hứng đặt nhiều câu hỏi “hóc búa” trước các nhà tuyển dụng tương lai, trao đổi cởi mở về quá trình trau dồi chuyên môn từ giảng đường để không bị “lạc hậu” trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT, Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu, đặc biệt là các bạn luôn đặt tâm thế sẵn sàng cho việc trở thành nhân lực trình độ cao ngay từ khi chọn ngành, chọn trường.

Với câu hỏi: “SV cần chuẩn bị gì từ năm 1 để ra trường được tiếp nhận làm việc ngay”, ông Nguyễn Thanh Vương – Giám đốc Cty TNHH giải pháp công nghệ Paracel cho rằng, SV cần học từng bước một (step-by-step), bám sát theo khung chương trình đào tạo tích hợp các module nghề nghiệp tại trường, đã được các doanh nghiệp tham vấn, góp ý, tiệm cận cao nhất với thực tế tại doanh nghiệp.

Công nghệ thông tin Cử nhân hợp tác doanh nghiệp là gì
Tân sinh viên ngành CNTT tham gia đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp

Với câu hỏi đến từ các kỹ sư CNTT tương lai mong muốn phát triển nghề nghiệp tại thị trường Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, ông Ishizuki - Đại diện Công ty Global Design IT Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Global Design IT đã có quá trình hợp tác chặt chẽ với ĐH Đông Á hơn 5 năm qua. Đơn vị luôn dành đánh giá cao với các bạn sinh viên có năng lực học tập thành thạo ở các ngôn ngữ lập trình cùng với trình độ Nhật ngữ từ N3 trở lên vào làm việc tại các chi nhánh trong 3 năm trước khi làm việc tại trụ sở của công ty.

Hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực CNTT được kỳ vọng sẽ giúp gắn kết chặt chẽ đào tạo và yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp, đào tạo và việc làm cho sinh viên. Trong đó mỗi doanh nghiệp đều dành “chỉ tiêu” tiếp nhận ít nhất 10-15 sinh viên CNTT Đại học Đông Á thực tập và ưu tiên tuyển dụng sinh viên đã có học kỳ đi làm tại đơn vị vào làm việc chính thức mỗi năm.

Mở rộng và gắn kết sâu với mạng lưới doanh nghiệp liên kết theo nhóm ngành góp phần vào việc xác lập cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp và việc làm với hơn 6.000 vị trí việc làm tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước dành cho sinh viên Đại học Đông Á mỗi năm theo định hướng hội nhập toàn cầu.

Khánh Trinh 

GIỚI THIỆU:

Công nghệ thông tin (CNTT - tiếng Anh là Information Technology hay IT) hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng công nghệ hiện đại (chủ yếu là máy tính và viễn thông) vào việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.  Những ai theo đuổi ngành Công nghệ thông tin cần tìm hiểu rõ học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? và làm ở đâu?...khi chọn ngành này làm hành trang nghề nghiệp.

Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :

- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;

- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:

- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin; 

- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;

- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;

- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;

- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, có thể nói UTM  là một trong những trường tiên phong chú trọng khối kiến thức nghề toàn diện. Ngoài ra, sinh viên IT của UTM  còn có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp, những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hay tiếp cận những dự án kinh doanh các bạn tự tiến hành triển khai...Từ đó, sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp.

Với những thông tin trong bài viết thì vấn đề học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? và làm việc ở đâu? chắc chắn không còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các bạn khi chọn ngành học đấy sáng tạo này.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC CNTT TẠI UTM

Cấu trúc chương trình gồm 5 khối kiên thức và kỹ năng rõ ràng: không chỉ Kiến thức chuyên môn, Kiến thức xã hội mà còn chú trọng Ngoại ngữ, Phát triển cá nhân và Thực hành công nghiệp.

Mỗi giai đoạn được đào tại định hướng để sinh viên chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho việc phát huy khả năng của bản thân, lĩnh hội cao nhất kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Giai đoạn Học tập thực tế tạo doanh nghiệp (OJT) là điểm khác biệt đặc biệt: không chỉ giúp sinh viên cũng cố, áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được tích luỹ mà qua đó sinh viên tự khám phá, lên kế hoạch học tập, rèn luyện những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hoặc kỹ năng mềm khác cần tích luỹ, qua đó có thái độ học tập tốt hơn nữa trong giai giai đoạn học tiêp theo ở nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội

Các khối kiến thức được thiết kế vừa đảm bảo tính tích luỹ, vừa kích thích sự hứng khởi của sinh viên bằng việc học lập trình – phát triển phần mềm ngay từ học kỳ đầu tiên và được kéo dài giàn trải trong nhiều học kỳ tiếp theo

Chương trình học được thiết kế, cập nhật theo gợi ý của các tổ chức nghề nghiệp như ACM (Hiệp hội máy tính – Mỹ), VINASA (Hiệp hội phần mềm Việt Nam), tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp Công nghệ thông tin như FPT, IBM, tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco,...

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:

Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.

Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.

Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin bao gồm 03 khối kiến thức:

- Khối kiến thức đại cương: trang bị cho sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Khối kiến thức cơ sở ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng chung nhất về Công nghệ thông tin như: kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, đồ họa máy tính,…. để sinh viên sau đó có thể học tập các kiến thức chuyên ngành và tạo kiến thức nền tảng chung để làm việc trong lĩnh vực CNTT.

- Khối kiến thức chuyên ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như: thiết kế – phát triển website, lập trình trên thiết bị di động, lập trình phát triển phần mềm ứng dụng, lập trình mã nguồn mở, quản trị các hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thiết bị mạng, an ninh mạng, phát triển các hệ thống thông minh,