Con vật biểu tượng seagame 31

Chúng là sản phẩm của doanh nghiệp xã hội Kym Việt. Doanh nghiệp của người khuyết tật đã liên lạc với Ban tổ chức SEA Games để xin phép sản xuất búp bê linh vật Sao La. Nhằm lan tỏa tinh thần SEA Games 31 "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn" đến cộng đồng và khuyến khích người dân, doanh nghiệp cùng đồng hành, tuyên truyền quảng bá cho SEA Games 31, góp phần vào thành công của Đại hội, Ban tổ chức đã có công văn đồng ý để Công ty Kym Việt sản xuất và kinh doanh sản phẩm thú nhồi bông sử dụng hình ảnh Sao La (linh vật của SEA Games 31).

Anh Phạm Việt Hoài, lãnh đạo doanh nghiệp xã hội Kym Việt, cho biết: "Những chú Sao La này là linh vật chính thức của SEA Games 31 và đây là một sản phẩm đồng hành, được BTC SEA Games 31 cấp phép cho Kym Việt sản xuất với độc quyền thiết kế về mẫu. Hướng tới ủng hộ SEA Games 31, Kym Việt đã thiết kế mẫu búp bê linh vật Sao La với hình tượng chú Sao La được nhân cách hóa một cách khỏe khoắn, đáng yêu. Đây là hoạt động bên lề, hưởng ứng ngày hội thể thao Đông Nam Á và chúng tôi cũng mong muốn truyền tải thông điệp bảo vệ động vật hoang dã nói chung và với loài Sao La - Kỳ Lân châu Á nói riêng".

Theo lời anh Hoài, những chú Sao La được nhồi bông chắc chắn với công nghệ hiện đại. Để làm được chú Sao La này, người thiết kế cũng phải xem rất nhiều hình ảnh của Sao La để nhân cách hóa loài vật này một cách giống nhất. Những chi tiết riêng của Sao La được thể hiện rõ ràng, để người xem nhìn thấy đây là Sao La chứ không phải là dê hay sơn dương.

Dưới đây là một số hình ảnh về quá trình sản xuất linh vật SEA Games 31 tại doanh nghiệp xã hội Kym Việt do Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi nhận:

Trò chuyện với Lao Động, họa sỹ Ngô Xuân Khôi - tác giả của mẫu biểu tượng Sao La đã chia sẻ rất nhiều về "đứa con tinh thần" của mình, cùng với đó là những chờ đợi ở SEA Games 31.

Con vật biểu tượng seagame 31
Họa sỹ Ngô Xuân Khôi - người đã vẽ linh vật Sao La, biểu tượng vui của SEA Games 31. Ảnh: NVCC

Thưa họa sỹ Ngô Xuân Khôi, vì dịch bệnh nên SEA Games 31 phải dời lại sang năm 2022, ông có cảm thấy hụt hẫng không khi hình ảnh Sao La (linh vật đại hội) phải chờ thêm 1 năm để được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á?

- Thực ra SEA Games 31 không phải lùi 1 năm mà chỉ chậm lại mấy tháng, tôi nghĩ đây là thời gian cần thiết để công tác chuẩn bị cho Đại hội được chu toàn hơn, hoàn mỹ hơn. Thời gian chờ đợi bao giờ cũng lâu, nhưng chờ đợi sự kiện lớn như SEA Games 31 để nó diễn ra trong sự an toàn thì không có gì gây “hụt hẫng” cả. Trái lại, đó là thời gian chờ đợi thú vị. Mối quan tâm của toàn xã hội thời gian qua là phòng chống dịch. Những hiểu biết và nhận thức về đại dịch COVID-19 của chúng ta đang ngày càng thay đổi và thích nghi dần.

Chuyện có ý kiến trái chiều về một tác phẩm dường như là vấn đề muôn thuở, và với Sao La cũng vậy. Hơn 1 năm từ ngày chính thức là linh vật của SEA Games 31, một bộ phận công chúng vẫn có ý kiến rằng "Sao La không thực sự thân thuộc với văn hóa Việt". Ông nghĩ sao về điều này và đón nhận những ý kiến ấy như thế nào?

- Nhiều người không biết đến Sao La cũng phải, nhất là thế hệ sau 8X, vì nó là động vật quý hiếm, bên bờ tuyệt chủng. Mãi đến năm 1992, một đoàn khảo sát của các nhà khoa học quốc tế cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam lần đầu tiên phát hiện Sao La tại khu rừng quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh.

Sự kiện này gây chấn động giới nghiên cứu sinh học thế giới, vì loài vật này chỉ duy nhất có ở Việt Nam, trên dãy Trường Sơn và một số khu rừng Nam Lào. Cuối thế kỉ XX không ai nghĩ còn phát hiện loài vật to lớn như vậy nữa.

Trong thời gian tổ chức cuộc thi tìm kiếm linh vật cho SEA Games 31 và sau khi công bố kết quả có nhiều ý kiến trái chiều và khá gay gắt kể cả trong Hội đồng bình chọn. Theo tôi được biết thì đây cũng là một trong những lý do mà Việt Nam đã không có hình mẫu logo và linh vật cho SEA Games 31 lẽ ra phải công bố trong lễ bế mạc SEA Games 30 tại Philippines.

Sau rất nhiều cân nhắc trong các hình mẫu là ứng cử viên cho linh vật SEA Games 31, tôi tin là ban tổ chức đã chọn đúng. Tôi tâm đắc với với Sao La và thực sự xúc động khi Sao la được lựa chọn. Loài vật hiếm hoi, lẻ loi, lầm lũi trên dãy Trường Sơn có ngờ đâu nó đang được nhắc đến nhiều như thời gian qua.

Nó là quý hiếm, đừng đòi hỏi sự quen thuộc. Một cán bộ thuộc Tổ chức bảo vệ động vật quý hiếm tại Việt Nam nói với tôi rằng: “Công tác tuyên truyền vận động của chúng em mấy chục năm qua không thực sự được lan tỏa để nhiều người biết đến loài vật này như qua cuộc thi vừa rồi”.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta loài vật "có một không hai" trên trái đất này, tại sao không nhân dịp này để quảng bá điều kỳ diệu đó. Chưa quen rồi sẽ quen. Nếu không qua Thế vận hội Moscow chắc ít người biết đến gấu Misa. Cũng như vậy, gấu trúc của Trung Quốc sẽ không trở nên quen thuộc thế nếu nó không được chọn làm linh vật cho Thế vận hội 2008 trên đất nước Trung Hoa có bề dày văn hóa nhường kia. 

Con vật biểu tượng seagame 31
Việc trở thành linh vật SEA Games sẽ giúp công tác tuyên truyền bảo vệ Sao La đạt hiệu quả cao. Ảnh: TCTDTT 

19 năm rồi Việt Nam mới lại là chủ nhà SEA Games nên người hâm mộ đặt kỳ vọng rất lớn ở mọi khía cạnh. Linh vật tiền nhiệm "Trâu vàng" đã làm rất tốt nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, văn hóa dân gian Việt Nam đến bạn bè khu vực. Ông nghĩ rằng Sao La có gì khác biệt để làm tốt nhiệm vụ "truyền lửa" của mình?

- Các nước Đông Nam Á đều là văn minh lúa nước, logo của ASEAN chính là bó mạ. Con trâu là khá quen thuộc với các nước trong khu vực, nó không mang tính đặc trưng điển hình chỉ riêng chúng ta. SEA Games 22 đã rất thành công khi Việt Nam là nước chủ nhà và trâu vàng đồng hành cùng thành công đó.

Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á trở lại Việt Nam sau 19 năm khi vị thế, tiềm lược kinh tế và tầm vóc thể thao của chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc.

Bằng kinh nghiệm của lần tổ chức trước và sự học tập cách tổ chức các đại hội thể thao quốc tế thời gian gần đây, chắc chắn chúng ta sẽ lại thành công với tư cách nước chủ nhà. Sao La chắc chắn có sứ mệnh lớn hơn, bản thân nó đã hàm chứa niềm tự hào “có một không hai”. Tôi tin Sao La sẽ “tiếp lửa” cho các vận động viên của chúng ta thi đấu tưng bừng hơn, thành công vang dội hơn. Và với sự đặc biệt duy nhất của mình, Sao La sẽ là sứ giả của tinh thần thể thao, của tinh thần đoàn kết, hiểu biết gắn kết cộng đồng các nước ASEAN.

Trong rất nhiều các kỳ SEA Games, nước chủ nhà rất chú trọng việc đưa trang phục truyền thống vào hình tượng linh vật. Với Sao La, xin ông chia sẻ thêm về trang phục của hình tượng này?

- Trang phục của Sao La, tôi cũng có ý làm gần với trang phục truyền thống của người nông dân Việt. Đỏ, vàng, nâu, gam màu nóng dễ tạo sự vui tươi, khơi gợi năng lượng. Người Việt mình yêu màu đỏ, màu của sự may mắn, hanh thông. Nâu của đất vàng của lúa chín, xanh của mạ non. Màu sắc và trang phục này còn gợi liên tưởng tới những môn võ cổ truyền dân tộc.

Tôi nhớ tại SEA Games 22, trang phục cho linh vật Trâu vàng là đóng khố, cũng khiến nhiều người liên tưởng ngay đến môn vật truyền thống. Tất nhiên, tại một kỳ Đại hội thể thao khu vực, đề cao tính thể thao là sự lựa chọn hợp lý nhưng liệu chúng ta có đang có đặt nặng? Ông có bao giờ nghĩ việc "mặc" các loại áo dài truyền thống Việt Nam lên người linh vật, và ông nghĩ sao về ý tưởng đó?

- Sao La với đặc điểm nhận dạng là các đốm trắng bên má, cặp sừng suôn gọn là không thể trộn lẫn. Việc mặc các trang phục truyền thống cho linh vật là cách làm khá phổ biến nhưng không nhất thiết phải vậy, nhất là khi mà áo dài cho nam giới cần phải có khăn đóng chẳng hạn? Trong nhiều bộ môn thi đấu trang phục của Sao La cũng sẽ thay đổi cho phù hợp.

Con vật biểu tượng seagame 31
Trang phục của Sao La gần gũi với người nông dân Việt, và gợi liên tưởng đến những môn võ cổ truyền. Ảnh: Bùi Lượng

Hơn 1 năm qua, hình ảnh Sao La cũng đã dần quen với một bộ phận khán giả. Nhưng đến năm 2022, khi SEA Games 31 diễn ra, độ phủ sóng của biểu tượng này hứa hẹn sẽ "bùng lên" thực sự. Ông có chờ đợi những đánh giá, sự đón nhận tích cực hơn từ người hâm mộ và bạn bè quốc tế?

- Có chứ. Như trên đã nói về sự đặc biệt, sự quý hiếm của Sao La thông qua sự kiện thể thao lớn của khu vực sẽ được lan tỏa. Với 40 môn thi đấu, hàng trăm bộ huy chương được trao, địa điểm thi đấu trải khắp 9 tỉnh thành phía Bắc, nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin, hàng ngàn vận động viên của các nước sẽ làm cho hình ảnh Sao La bùng lên thực sự. 

Sao La sẽ lên truyền thông đa phương tiện, hình chuyển động với các bộ môn thi đấu, tạo hình 3D, kích thước khổng lồ, in hình trên các vật phẩm, quà tặng, in hình trên khinh khí cầu…

Là tác giả của hình tượng Sao La được chọn làm linh vật SEA Games 31, tôi mong muốn đại dịch sớm được khống chế, Việt Nam với tư cách chủ nhà sẽ tổ chức thành công Đại hội thể thao khu vực, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Các vận động viên sẽ thi đấu hết mình, mang vinh quang về cho đất nước.

Và Sao La với dáng vẻ khỏe khoắn, tự tin, nhanh nhẹn, hóm hỉnh mà rất đỗi hiền lành ấy sẽ mang thông điệp đến bạn bè quốc tế: Việt Nam là đất nước tươi đẹp, thiên nhiên đa dạng phong phú, con người nhân ái, hiếu khách, thân thiện và thượng võ. Nói đến thể thao Việt Nam là nói đến chiến binh Sao vàng, chiến binh Sao La.

Xin chân thành cảm ơn họa sỹ Ngô Xuân Khôi vì những chia sẻ này!

SEA Games 31 SEA Game 31 Đại hội Thể thao Đông Nam Á Linh vật sao la Linh vật SEA Games Ngô Xuân Khôi

Bowling Việt Nam chuẩn bị thế nào cho SEA Games 31?

Khẩu hiệu, logo và linh vật chính thức của SEA Games 31

Vì sao Lan Ngọc là diễn viên triệu USD với khối tài sản "khủng"?

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Phạm Hồng Hải

cái quan trọng không chỉ nằm ở việc lựa chọn con vật nào, mà còn nằm ở cách thể hiện nó ra sao. Cách vẽ của họa sĩ trên không xấu, tuy nhiên không còn phù hợp với hiên tại và mặt bằng chung linh vật của các đại hội lớn nhỏ trên thế giới. Sự thật là các họa sĩ trẻ đã vẽ lại linh vật Sao la này rất tốt và năng động, trong khi bản gốc của họa sĩ này rất có vấn đề.