Con người có the không ngủ trong bao lâu

Ban có thể sống sót tối đa bao lâu mà không cần ngủ? Hãy tiếp tục đọc, và tôi sẽ cho bạn biết những gì tôi đã tìm thấy về chủ đề này.

Dòng thời gian thức trắng 

24 giờ

Nếu bạn phải thức trắng để mài dùi kinh sử cho một cuộc thi hay chuẩn bị cho bài thuyết trình tại nơi làm việc, bạn sẽ ước gì mình đừng để nước đến chân mới nhảy như thế. Khi bạn đã trải qua 24 giờ mà không hề ngủ, bạn sẽ không thể suy nghĩ mạch lạc. Trên thực tế, bộ não của bạn sẽ hoạt động giống như một người có nồng độ cồn trong máu là 10, vượt quá giới hạn pháp lý vi phạm DUI ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Ngoài việc suy giảm nhận thức, bạn sẽ trải nghiệm những điều sau:

  • Thiếu phán đoán tốt
  • Trí nhớ kém
  • Ra quyết định kém
  • Giảm sự phối hợp tay-mắt
  • Thiếu tập trung
  • Nhạy cảm
  • Suy hại thính giác
  • Tăng nguy cơ tử vong do tai nạn chết người

36 giờ

Liên tục không ngủ  trong 36 giờ sẽ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra, việc hai ngày liên tiếp thiếu ngủ dẫn đến một thứ gọi là giấc ngủ mirco. Nếu bạn lặp lại nhiều lần với thói quen xấu này có thể dẫn đến bệnh tim mạch, huyết áp cao và mất cân bằng hormone. Bạn có thể bị mất trí nhớ hoàn toàn và không nhớ những gì đã xảy ra trong những giờ này.

Nếu ba ngày liên tục không ngủ, bạn có khả năng gặp ảo giác. Trong thực tế, bộ não của bạn đang đấu tranh để giữ sự tỉnh táo và kiểm soát ảo giác trong tâm trí. Tập trung, duy trì động lực và thậm chí có một cuộc trò chuyện đơn giản với mọi người xung quanh cũng có thể trở thành các nhiệm vụ tinh thần vất vả. 

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Mất ngủ – Nguyên nhân và triệu chứng có thể

Hội chứng Morvan

Trong một số trường hợp, thiếu ngủ không phải là sự lựa chọn. Cho dù chúng ta muốn nghỉ ngơi nhưng cơ thể chúng ta có thể đơn giản là không thể làm được. Một ví dụ điển hình về điều này là Hội chứng Morvan. Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn y học này được nghiên cứu và người ta đã phát hiện ra rằng, những người mắc chứng rối loạn này ngủ rất ít. Trường hợp cụ thể liên quan đến một người đàn ông ở Pháp đã trải qua vài tháng mà chỉ chợp mắt một ít. Anh ta có những giai đoạn bị ảo giác và đau đớn tứ chi. Bên cạnh việc đau đớn và mất ngủ, các triệu chứng khác của Hội chứng Morvan bao gồm co giật cơ, đổ mồ hôi và giảm cân.

Mất ngủ gây tử vong

Những người mắc chứng mất ngủ gây tử vong (FFI) có thể chết trong vòng sáu đến 30 tháng. Ngủ không đủ giấc liên quan đến hội chứng FFI dẫn đến suy nội tạng và thoái hóa các bộ phận của não. Nó được xem là một bệnh truyền nhiễm (cùng một nhóm với Bệnh bò điên) nhưng không phải vì thế mà bạn có thể nhiễm bệnh do đụng chạm thông thường hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Để bị nhiễm hội chứng FFI này, bạn phải tiếp xúc với não của người mắc bệnh hoặc được truyền máu từ máu người bệnh.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Có tới 22 triệu người Mỹ có thể bị ngưng thở khi ngủ. Rối loạn này xảy ra khi đường thở của bạn bị tắc nghẽn, ngăn chặn luồng khí. Những người mắc bệnh này có thể thức dậy nhiều lần mỗi đêm, gây mất ngủ trầm trọng nếu không được điều trị. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm béo phì, amidan lớn, rối loạn nội tiết, suy tim hoặc thận, rối loạn di truyền và sinh non. Nếu bạn gặp một trong những vấn đề này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ không chỉ của riêng bạn, mà còn của người đầu ấp tay gối với bạn. 

Hội chứng chân tay không yên

Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn hệ thống thần kinh làm cho chân có những cơn xung động không kiểm soát được. Nó đi kèm với cảm giác ngứa ran và co giật khó chịu, thường được mô tả như những chiếc ghim và kim hay côn trùng bò lổm ngổm trên chân. Bất kỳ ai cũng có thể bị các triệu chứng này và ước tính nó ảnh hưởng đến 10% dân số, phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên.

Khủng hoảng giữa đêm

Trẻ em đều từng trải nghiệm những đêm kinh hoàng. Không giống như những cơn ác mộng, nỗi kinh hoàng ban đêm giống như ảo giác kéo dài bất cứ nơi nào từ vài phút đến 30 phút. Đứa trẻ tỉnh táo trong cơn khủng hoảng nhưng chúng thường không nhớ những gì chúng thấy.

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Bạn có thể tỉnh táo bao lâu mà không cần ngủ?

Không có câu trả lời dứt khoát về thời lượng bạn có thể tỉnh táo mà không cần ngủ. Thậm chí còn có cuộc tranh luận về việc liệu chúng ta có cần tất cả các giai đoạn của giấc ngủ để tồn tại hay không. Ví dụ, trong khi hầu hết các nhà khoa học đồng ý rằng chu kỳ REM cần thiết cho sự sống còn. Tuy nhiên có trường hợp những người bị chấn thương não kéo dài làm mất đi chu kỳ này. Họ đã sống sót và thậm chí thay đổi sau những chấn thương ấy.  Vì vậy người ta vẫn đang tranh luận cho câu hỏi trên.

Có một câu chuyện kể về chàng trai trẻ ở Trung Quốc đã buộc mình phải thức và chết sau 11 ngày, nhưng cái chết của anh ta cũng có liên quan đến các yếu tố khác. Các vấn đề liên quan đến đạo đức khiến nhà khoa học rơi vào tình trạng khó xử khi không thể kiểm tra các ranh giới này để xác định một mốc thời gian cụ thể.

Các câu hỏi thường gặp

Bạn có thể chết vì thiếu ngủ?

Không ngủ sẽ không hoàn toàn giết chết bạn nhưng các tác động của nó lên cơ thể có thể gây tử vong. Sau vài ngày không ngủ, các cơ quan của bạn bắt đầu ngừng hoạt động, và các phần của não sẽ bị thoái hóa. Ngoài ra, việc thiếu nghỉ ngơi sẽ ức chế khả năng phán đoán và sự tỉnh táo, do đó bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định tồi tệ hoặc dẫn đến một vụ tai nạn.

Bạn bắt đầu ảo giác sau bao lâu không ngủ?

Mặc dù mỗi người là khác nhau, nhưng trung bình, ảo giác có thể bắt đầu sau 72 giờ không ngủ

Kết luận

Trí não có thể hấp dẫn để cố gắng dánh lừa cơ thể của bạn, khiến bạn buộc mình tỉnh táo. Như kiểu, bạn có thể hoàn thành được nhiều công việc hơn nếu bạn ngủ ít hơn, hoặc hoàn toàn không ngủ. Dựa trên nghiên cứu, bạn không nên ngăn cơ thể có những giấc ngủ ngắn, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài.

Nếu bạn thấy rằng bạn cần nhiều thời gian hơn và bạn thực sự muốn cắt giảm thời gian ngủ, hãy thử ngủ nhiều giấc trong ngày. Phương pháp này được chứng minh tăng năng suất và tăng số giờ không ngủ trong ngày lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng như một thói quen lâu dài, tính an toàn của phương pháp này vẫn đang còn gây tranh cãi.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Nếu bạn sống đến 78 tuổi thì bạn đã mất 9 năm xem ti vi, 4 năm lái xe, 92 ngày trong nhà việ sinh và 48 ngày quan hệ tình dục. Nhưng khi nói về hoạt động của con người thì có một hoạt động chiếm nhiều thời gian của chúng ta hơn hết: cũng với khoảng thời gian 78 năm như trên thì có thể bạn đã mất 25 năm để ngủ. Để lấy lại một phần trong thời gian đó có lẽ cũng là điều hợp lý nếu chúng ta tự hỏi: chúng ta có thể thức liên tục trong bao lâu và mất ngủ liên tục dẫn đến hậu quả gì?

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Tất cả những ai muốn tự mình kiểm nghiệm câu hỏi này sẽ cảm thấy rất khó thực hiện. “Sự thôi thúc bạn phải ngủ mạnh đến nỗi nó vượt cả nhu cầu cần phải ăn”, bà Erin Hanlon, một nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago cho biết, “Não bộ của bạn đơn giản là chìm vào giấc ngủ cho dù bạn có cố gắng đẩy lùi giấc ngủ như thế nào đi nữa”.

Tại sao nhu cầu phải ngủ lại mạnh như thế vẫn là một bí ẩn. “Chức năng chính xác của việc ngủ vẫn cần phải làm sáng tỏ” , bà Hanlon bổ sung thêm. Tuy nhiên, có điều gì đó trong giấc ngủ dường như ‘khởi động lại’ các hệ thống trong cơ thể chúng ta. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ thường xuyên và đủ giấc giúp chữa lành các căn bệnh, nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp trao đổi chất hợp lý và nhiều lợi ích khác nữa. Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn sau một giấc ngủ sâu.

Còn nếu bạn thiếu ngủ thì sẽ dẫn tới bạn có nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác. Ngoài ra chúng ta còn có những cảm giác rất khó chịu như thiếu năng lượng, cảm thấy choáng váng và cảm thấy mí mắt nặng trĩu đè trên mắt đang đau nhức. Nếu chúng ta tiếp tục đẩy lùi giấc ngủ thì khả năng tập trung cũng như trí nhớ ngắn hạn của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Nếu chúng bỏ qua tất cả những điều này và tiếp tục thức liên tục nhiều ngày thì đầu óc chúng ta sẽ trở nên mất thăng bằng. Chúng ta sẽ trở nên bộc phát cảm xúc, hoang tưởng và có ảo giác. “Người ta sẽ trở nên ảo tưởng và hơi bị điên”, bà Atul Malhotra, giám đốc Trung tâm Y khoa Giấc ngủ tại Đại học California, San Diego, cho biết. Các tài xế xe tải đường dài có một cách nói để mô tả chứng ảo giác do mất ngủ này: nhìn thấy một con chó màu đen. Đó là khi họ nhìn thấy một cái bóng xuất hiện bên đường thì đó là lúc nên dừng tay lái.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy sự suy sụp của cơ thể nếu như bị mất ngủ. Các hormones gây căng thẳng như adrenaline và cortisol tăng nhanh trong máu và làm cho huyết áp gia tăng. Trong khi đó, nhịp tim trở nên rối loạn và hệ miễn dịch trở nên yếu ớt, bà Malhotra giải thích. Những người mất ngủ luôn cảm thấy lo lắng và có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. “Nếu có hư tổn gì thì sẽ không sửa chữa được”, giáo sư Jerome Siegel tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ của Đại học California, Los Angeles, cho biết.

Nhưng chúng ta phải làm sao nếu giấc ngủ không đến? Một căn bệnh do gien gây ra hiếm gặp gọi là chứng mất ngủ FFI (Chứng mất ngủ chết người - Fatal Familial Insomnia) giúp chúng ta thấy được những hình ảnh đáng sợ nhất do hậu quả của chứng mất ngủ triền miên gây ra. Chỉ có khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới có gien gây ra FFI trong hệ di truyền của họ. Chỉ một gien khiếm khuyết khiến cho các protein trong hệ thần kinh biến thành các "prion" và bị mất đi chức năng thông thường của chúng.

“Prion là các protein có những hình thù ngộ nghĩnh khiến cho người ta thức khuya”, giám đốc Malhotra nói. Các prion này dồn lại ở các mô thần kinh, giết chết chúng và tạo ra những lỗ trong não bộ. Một bộ phận đặc biệt bị tổn thương nặng nề nhất ở các bệnh nhân FFI là vùng đồi thị, một vùng sâu của não bộ giúp kiểm soát giấc ngủ.

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Bệnh nhân mắc chứng mất ngủ này bất thình lình sẽ hoạt động liên tục không nghỉ ngơi và phát sinh những triệu chứng kỳ quặc như đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim hay mồ hôi tuôn. Sau một vài tuần, bệnh nhân FFI rơi vào tình trạng mê tỉnh. Họ dường như là bị mộng du hay thể hiện những động tác cơ không chủ ý mà những người bình thường thường làm khi đi vào giấc ngủ. Sau đó họ sẽ bị giảm cân và mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong. “Tôi không nghĩ là mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho các bệnh nhân này”, Siegel nói. Tương tự, chiến thuật tra tấn thường dùng là khiến tù nhân mất ngủ đã không khiến cho tù nhân nào phải tử vong mặc dù họ cũng rất đau khổ.

Các thí nghiệm làm mất giấc ngủ ở động vật cũng đã cho thấy bằng chứng rằng việc mất ngủ tự thân nó không dẫn đến tử vong nhưng cái làm cho mất ngủ mới chính là thủ phạm. Nghiên cứu của Giáo sư Allan Rechtschaffen tại Đại học Chicago vào những năm 1980 đã từng đặt những con chuột trên những chiếc đĩa đặt trên một khay nước. Hễ mỗi lần các con chuột này muốn ngủ như dấu hiệu về sự thay đổi sóng não cho thấy thì chiếc đĩa sẽ xoay tròn khiến cho chuột tỉnh trở lại.

Tất cả các con chuột được thí nghiệm đều chết sau một tháng liên tục như thế mặc dù nguyên nhân không rõ. Giáo sư Siegel cho rằng rất có thể đó là áp lực bị đánh thức trung bình ‘một ngàn lần một ngày’ đã khiến cho các hệ thống cơ quan của chuột bị mỏi mòn. “Đó là vấn đề của việc diễn giải các nghiên cứu về giấc ngủ ở con người và động vật. Bạn không thể tước mất giấc ngủ của người và động vật hoàn toàn mà không có sự hợp tác của đối tượng hoặc không dùng một áp lực nào đó vừa đủ”, Siegel giải thích, “Nếu xảy ra tử vong thì vấn đề là nguyên nhân là do áp lực hay do mất ngủ? Phân tích chúng ta không hề dễ dàng”.

Con người có the không ngủ trong bao lâu

Randy Gardner - người giữ kỷ lục thức 11 ngày liên tiếp mà không có vấn đề gì xảy ra.

Tất cả những điều này sẽ khiến chúng ta khám phá giới hạn không ngủ của con người. Nhưng câu hỏi vẫn khiến nhiều người quan tâm là: chúng ta có thể thức được bao lâu? Kỷ lục được mọi người nhắc đến nhiều nhất về một người tự nguyện thức liên tục là của Randy Gardner. Vào lúc thực hiện kỷ lục này, Gardner chỉ mới là học sinh trung học 17 tuổi ở San Diego, California. Để phục vụ một dự án khoa học hồi năm 1964, Gardner đã không ngủ liên tục 264 giờ, tức là hơn 11 ngày, theo các nhà khoa học đã theo dõi ông. Mặc dù vậy, tháng 6/2012, một người đàn ông Trung Quốc 26 tuổi đã chết sau khi thức liên tục 11 ngày để theo dõi giải EURO 2012. Tuy nhiên, do ông này đã sử dụng rất nhiều rượu và thuốc lá nên người ta chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân cái chết là do thiếu ngủ.

Tham khảo BBC