Con gái rượu của bố nghĩa là gì

Mỗi khi nhắc đến tình cảm giữa bố và con gái, người ta vẫn thường nhắc đến “Con gái rượu của bố”, đó chính là thanh âm mang những ngôn từ làm tan chảy bất cứ thứ gì trên thế giới này! Nhưng bạn có biết “Con gái rượu” bắt nguồn từ đâu không?

Ý nghĩa của “Con gái rượu”

Rất nhiều người trong số chúng ta tin rằng, các ông bố luôn muốn có quý tử đầu lòng. Điều đó chẳng sai, nhưng cũng cũng không hoàn toàn đúng.

“Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng”

Văn hóa của người phương Đông vẫn đặt nặng quan niệm “trọng nam khinh nữ”, các ông bố có được mụn con trai đầu lòng là mừng không để đâu cho hết bởi con trai là người giữ trách nhiệm thờ phụng, còn con gái được cho là con nhà người ta, mà các cụ ngày xưa vẫn thường gọi là “vịt giời”, khi đi lấy chồng thì về làm dâu nhà người, thế coi như là mất con.

Vì thế, những định kiến này mang đến sự ảnh hưởng tâm lí khá lớn trong đời sống gia đình tại Việt Nam nói chung và châu Á nói riêng.

Tuy nhiên xã hội hiện đại hơn cũng khiến tư duy của mọi người trở nên cởi mở và thoáng hơn, khi mà mọi thứ đã dần bình đẳng hóa, kể cả về giới tính, thì dù là gái hay trai đi nữa cũng không là vấn đề, con cái là của trời cho. Mái ấm có hạnh phúc hay không cốt yếu nằm ở sự yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

“Con gái rượu ơi, ra ngoài mua hộ bố một chai nào!”

Con gái rượu của bố nghĩa là gì

“Tình cảm bố dành cho con thực sự đặc biệt và thiêng liêng hơn cả.”

Thực tế, nếu bỏ qua áp lực đến từ câu chuyện “nối dõi tông đường” khi là con cả hay trưởng họ, việc làm người hùng của những cô công chúa cũng là điều khiến các đấng mày râu cảm thấy hạnh phúc và thú vị không kém.

Bởi thứ tình cảm giữa bố và con gái thực sự đặc biệt và thiêng liêng hơn cả. Nó không giống như sự cứng rắn bố răn dạy con trai, cũng không phải sự mềm mại, tâm tình như mẹ dành cho con gái.

Có mẹ nào, từng thắc mắc giống mẹ ớt chưa? Tại sao chỉ gọi là con gái rượu mà không gọi con trai rượu nhỉ? từ ngày sinh con gái ra đến giờ thỉnh thoảng bố ớt hay gọi, con gái rượu của bố ơi là mẹ ớt lại nhớ đến ngày xưa mẹ cũng hay được ông ngoại gọi là con gái rượu, gọi miết nhưng cũng chẳng biết là cái từ con gái rượu xuất phát từ đâu cả. Chắc tại con gái hay đi mua rượu cho bố chăng? Hôm qua khi lang thang trên mạng đọc tin tức mẹ ớt vô tình đọc được 1 bài viết về con gái rượu rất là hay và khá là ý nghĩa mời các mẹ có con gái cùng đọc để biết sao lại gọi là gái rượu nha:

Con gái "rượu"...

Mẹ đang khám thai và siêu âm, bố ngồi ngoài chờ đợi thấp thỏm rồi hốt hoảng khi thấy mẹ đi ra mặt buồn rười rượi: "Anh ơi! Bác sĩ bảo là con gái". Bố nhảy lên hét to sung sướng: "Con gái sao? Sướng quá!". Thấy mẹ mếu máo, bố "phang" luôn: "Sao em nỡ hắt hủi con gái anh?". Đến nước này mẹ cũng phì cười, bố "bồi" thêm: "Con trai chúa gây sự, nghịch ngợm lại khó dạy nên anh thích con gái hơn".

Mẹ hãnh diện đem chuyện này khoe với nhà ngoại, mọi người ai cũng tỏ vẻ ngưỡng mộ bố: "Đàn ông thời nay có khác". Ngày con gái chào đời, con gái khóc và bố cười. Bố gọi con gái là "con gái rượu" với tất cả những gì yêu thương nhất, đi đâu bố cũng dắt con gái theo.

Từ ngày có con gái, tần suất đi nhậu của bố giảm hẳn, dù được tiếng là "tay chơi tới bến". Những câu nhõng nhẽo của con gái: "Bố ơi! Cún muốn bố về ăn cùng cơ, Cún không ngủ được nếu không có bố bên cạnh..." là những mệnh lệnh tối thượng đối với bố. Bố nghiện thuốc là mười mấy năm nay, dù ông bà nội, mẹ đều yêu cầu bố cai nhưng vẫn vô hiệu.

Vậy mà, hôm rồi, bố ôm con gái vào lòng nựng nịu, đang thơm vào môi má phúng phính của con, chợt con đẩy bố ra: "Miệng bố hôi quá, nghỉ chơi với bố luôn thôi". Thế là chiến dịch cai thuốc lá đã được bố tuân thủ nghiêm ngặt, dù bố từng tuyên bố: "Công việc luôn căng thẳng đòi hỏi có phút thư giãn mà hút thuốc lại giảm được điều đấy!". Nhưng đổi lại được thơm vào má con gái thì cai thuốc là với bố là chuyện nhỏ.

Quả thực, các nhà tâm lý học đã kết luận: Có con gái khiến người đàn ông phát hiện ra hết sức mạnh tiềm tàng và bao điều thú vị khác về bản thân. Họ cũng trưởng thành và sống có trách nhiệm và trở nên "dịu dàng hơn" bao giờ hết.

Bố đã khóc khi con gái đi lấy chồng...

Con gái lớn chuẩn bị đi lấy chồng. Bố không cấm nhưng khuyên con rất nhiều để thêm một thời gian nữa, để con có thêm thời gian vui chơi, học hành, làm việc thoải mái trước khi vướng bận chuyện gia đình. Những thật tâm bố muốn được thấy con ở nhà trong vài năm nữa. Con hãy còn bé lắm, trong mắt bố mẹ, đặc biệt là bố thì con gái 25 tuổi vẫn nhõng nhẽo với bố vẫn vòi vĩnh trẻ con lắm, như thế con sẽ ra sao khi xa vòng tay bố mẹ?

Ngày con đi lấy chồng, con gái đứng trong buồng chờ thủ tục xin dâu. Bố bắt đầu nói với nhà trai: "Đây là con gái của tôi. Từ hôm nay tôi xin chính thức...", giọng bố nghẹn lại rồi nước mắt chảy xuống, mà trước đó chưa hề thấy bố khóc bao giờ. Bố là một "sếp" lớn, bố có thể nói mọi thứ với rất nhiều người mà không biết mệt. Nhưng chỉ có mấy lời thôi, để "trao" con gái cho nhà trai sao mà bố thấy khó khăn nghẹn ngào đến vậy. Mẹ đã giàn giụa nước mắt và con gái cũng không sao cầm được khóc khi bước chân ra khỏi nhà.

Ngồi trên xe hoa cứ nghĩ đến khuôn mặt bố lúc trao dâu, con gái lại nhạt nhòa nước mắt, khiến mọi người buồn cười trêu chọc: "Con gái lớn đi lấy chồng phải cười tươi lên chứ! Bom nổ chậm được phá rồi, có gì đâu mà khóc nhỉ?". Nhưng không ai biết rằng con khóc vì nghĩ thấy thương bố mẹ nhiều hơn.

Có ai đó đã từng nói, "Giáo dục tốt một bé trai, ta được một con người. Giáo dục tốt một bé gái, chúng ta có một gia đình". Khác với mẹ và con gái, mối quan hệ giữa bố và con gái trong quá trình trưởng thành có những quy tắc riêng. Bố là người đàn ông đầu tiên mà con gái yêu quý, cũng là người đàn ông đầu tiên có ảnh hưởng đến cuộc sống của con gái. Cách ứng xử của bố sẽ tác động không nhỏ đến lăng kính nhìn đời của con gái sau này.

Bởi vậy bố nên giúp con gái nhận ra các điểm mạnh của mình và phát huy tối đa để đạt được những mục tiêu nhất định trong cuộc sống. Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà, nếu con thích hoạt động thể thao, bố nên khuyến khích và cùng con tham gia như chọn một môn thể thao và cùng con gái tập luyện đều đặn mỗi ngày. Khi con còn nhỏ, hai bố con có thể chơi trò đuổi bắt. Con gái lớn hơn một chút, cả hai cùng chơi cầu lông hoặc đạp xe. Các hoạt động thể lực này chẳng những giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể mà còn là cơ hội để bố con gần nhau hơn.

Các "cục cưng" thường có khuynh hướng chọn bạn đời tương lai có những phẩm chất và tính cách giống bố. Chính vì thế, hãy là một trụ cột gương mẫu, nếu không, những ứng xử tiêu cực của người bố rất dễ tạo khoảng cách với con gái. Khi bước vào tuổi dậy thì, con gái sẽ có nhiều điều khó nói cùng bố.

Lúc này bố sẽ là người bạn lớn, quan tâm, hỏi han và tư vấn cho con gái những chuyện ở trường lớp, các mối quan hệ ứng xử với người thân, bạn bè. Bao bọc che chở con gái trong tình thương yêu là điều tốt. Nhưng đôi khi các ông bố cũng nên để con va chạm cuộc sống và thấy nỗi vất vả của bố mẹ. Như cho con gái thấy hoá đơn, những thứ phải chi tiêu của gia đình là cách dạy con gái biết quý đồng tiền có giá trị, đồng thời để con gái biết học cách tiết kiệm chi tiêu - một vấn đề lớn sau này khi con gái trở thành người vợ, người mẹ.

Đọc xong bài này các mẹ có con gái thì nên tự hào nha, đừng có buồn vì nghĩ là mình sinh con gái . Riêng đối với mẹ ớt rất là vui vì mình có con gái. Chúc các mẹ luôn vui vẻ, mẹ nào có con trai đọc bài nay xong cấm được ghen tị với các mẹ có con gái đó!

Con gái diệu nghĩa là gì?

"Diệu" có nghĩa là đẹp, là tuyệt diệu, ý chỉ những điều tuyệt vời được tạo nên bởi sự khéo léo, kì diệu. "Hương Diệu" mong muốn con là người xinh đẹp, dịu dàng, quyến rũ, con là điều tuyệt diệu đối với ba mẹ. Con có tất cả những gì kỳ lạ, huyền ảo, tác động đến tâm hồn mà con người không hiểu biết hết được.

Nữ nhi tựu là gì?

Khi con gái 18 tuổi, lấy chồng, họ sẽ múc 3 chén rượu đầu tiên đặt trên bàn thờ rồi đem dâng lên cha chồng, cha đẻ và chồng của cô dâu, nhằm chúc sức khỏe, trường thọ và thịnh vượng, sau đó đãi người thân, bạn bè, nên loại rượu này có tên là Nữ nhi hồng tửu hay Nữ nhi tửu.