Có những phương pháp nào để nâng cao việc sản xuất giá trị thặng dư

TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không thay đổi. Ví dụ : Nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, thì :

                                                                  

Có những phương pháp nào để nâng cao việc sản xuất giá trị thặng dư

Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (4 giờ) thì thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, thì

                                                                       

Có những phương pháp nào để nâng cao việc sản xuất giá trị thặng dư

Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua sức lao động tìm mọi cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động (tăng cường độ lao động có tác dụng giống như kéo dài ngày lao động). Tuy nhiên, ngày lao động bị giới hạn về tự nhiên (thời gian một ngày, tâm sinh lý của người lao động) và giới hạn về mặt xã hội (phong trào đấu tranh của công nhân). Tăng cường độ lao động bị giới hạn ở khả năng chịu đựng của con người.

Tóm lại, ngày lao động luôn phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và không thể vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi thậm chí rút ngắn. Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư thì m’ = 100%. Nếu thời gian lao động tất yếu giảm còn 2 giờ, thì thời gian thặng dư là 6 giờ khi đó m’ = 300%.

Thời gian lao động tất yếu giảm, có nghĩa là người lao động cần ít thời gian lao động hơn trước nhưng có thể tạo ra được lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động,hay nói cách khác, giá trị sức lao động đã giảm một cách tương đối so với tổng giá trị mới mà người lao động tạo ra trong ngày. Để có được điều đó, cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Điều này chỉ có thể có được khi năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra các tư liệu sinh hoạt đó tăng lên.

Trong nền kinh tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng lẻ, hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó những xí nghiệp này sẽ thu được giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư vượt trội đó gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét toàn bộ xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Do chạy theo giá trị thặng dư siêu ngạch dẫn đến năng suất lao động của xã hội tăng, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá thị thặng dư tương đối.

Trong thực tiễn lịch sử phát triển của kinh tế thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động (cách mạng quản lý, tổ chức, tư liệu lao động, đối tượng lao động…) mở ra những điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng phát triển nhanh.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Có những phương pháp nào để nâng cao việc sản xuất giá trị thặng dư

(Last Updated On: 02/04/2022)

Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn, nhà tư bản dùng nhiều biện pháp khác nhau. Có 2 phương pháp cơ bản để sản xuất giá trị thặng dư: tuyệt đối và tương đối.

Giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Thí dụ: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10 đơn vị, thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị thặng dư là:

m’ = 40/40 x 100%

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, trong khi mọi điều khác vẫn như cũ, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 60 và m’ cũng tăng lên thành:

m’ = 60/40 x 100%

Nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày lao động của người công nhân, nhưng việc kéo dài đó không thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân. Vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài thời gian lao động còn bị sự phản kháng của giai cấp công nhân đấu tranh đòi giảm giờ làm.

Giai cấp tư sản muốn kéo dài ngày lao động, còn giai cấp công nhân lại muốn rút ngắn thời gian lao động. Do đó, độ dài ngày lao động được xác định tùy thuộc vào so sánh lực lượng trong cuộc đấu tranh hai giai cấp nói trên, điểm dừng của độ dài ấy là điểm mà ở đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và của người lao động được thực hiện theo một thỏa hiệp tạm thời.

Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động, tức là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

Giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.

Giả dụ ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư (m’) tăng từ 100% lên 150%.

Giá trị sức lao động được quyết định bởi giá trị các tư liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Do đó, cần phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ; xí nghiệp nào tăng năng suất trước thì thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.

Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác ở chỗ là một bên là tăng năng suất lao đông xã hội và một bên là tăng năng suất lao động cá biệt.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.

Tuy giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối có sự khác nhau nhưng cả hai loại đó đều là một bộ phận giá trị mới do công nhân tạo ra, đều có nguồn gốc là lao động không được trả công.

Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, song trong thế kỉ XX thì sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế hơn. Ngày nay, để sản xuất giá trị thặng dư (m) nhà tư bản vẫn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nói trên.

Ý nghĩa

– Hai phương pháp này có ý nghĩa đối với việc sản xuất ra của cải vật chất, cụ thể:

+ Trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, việc kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động có ý nghĩa giải quyết được khó khăn về đời sống hoặc hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

+ Cải tiến kĩ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học mới, tăng năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất có ý nghĩa lâu bền.

Việc chạy đua giành giá trị thặng dư siêu ngạch có tác dụng thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, điều đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa, thì hai phương pháp này có ý nghĩa tích cực trong việc đem lại của cải vật chất cho xã hội, góp phần gia tăng phúc lợi xã hội, tái sản xuất mở rộng ở nước ta.