Cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024

Trong kháng chiến chống Mỹ, hoà chung vào khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các chàng trai, nhiều thiếu nữ chẳng quản thân gái dặm trường cũng xông pha ra nơi tuyến lửa. Các cô xẻ núi, phát cây, mở đường cho xe ra tiền tuyến. Bao hố bom địch cày xới cũng đã được những bàn tay con gái mảnh mai xóa lành vết thương cho những con đường ra trận. Họ là những cô TNXP, những Cô gái mở đường mà nhạc sĩ Xuân Giao ngợi ca trong bài hát cùng tên.

Câu hát mở đầu cũng là bối cảnh của bài hát: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”. Đó cũng là lời cuả một chiến sĩ đang hành quân đêm, dưới trời khuya, rừng Trường Sơn chỉ có ánh sao lấp lánh soi đường. Trong không gian ấy, vang lên một giọng hát con gái trong trẻo làm “lay động cây rừng”. Đúng là em - cô gái mở đường! Không thấy mặt nhưng anh nghe được giọng em trong trẻo cất lên, giúp xua tan bao nỗi mệt nhọc...

Em ở đâu trong giữa bạt ngàn Trường Sơn? Tuy không thấy mặt nhưng chàng chiến sĩ trẻ cũng hình dung ra chủ nhân cuả giọng hát trong veo ấy… “Em đi lên rừng - cây xanh mở lối, em đi lên núi - núi ngả cúi đầu…” Các cô gái TNXP thời đạn bom khói lửa ấy đã bắc bao nhịp cầu, lấp bao hố bom, bao lần thông đường để xe bộ đội qua, để bước chân các anh thêm vững chắc.

… Kháng chiến thành công, người còn người mất, người vĩnh viễn nằm lại chiến trường như 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Có cô gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường, có người mang trong mình nỗi đau da cam… Và tuổi xuân qua đi không thể nào lấy lại được...

Bài hát sáng tác năm 1966. Gần 50 năm trôi qua nhưng mỗi khi nghe giai điệu của "Cô gái mở đường" vang lên cùng “Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung, “Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương, “Đường tôi đi dài theo đất nước” của Vũ Trọng Hối... chắc hẳn mỗi người trong chúng ta lại thấy rất đỗi tự hào.

Đặc biệt “Cô gái mở đường” khi vang lên trước vong linh những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, như một nén tâm nhang ca ngợi công lao cuả các chị. Bài ca ấy khi vang lên giữa đời thường vẫn mãi là bản anh hùng ca về những con người quả cảm. Và lực lượng Thanh niên xung phong luôn vẹn nguyên niềm tự hào rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta giành được thắng lợi hoàn toàn, có công sức đóng góp một phần không nhỏ cuả các chị - những Cô gái mở đường năm xưa….

Xuân Giao (2 tháng 1 năm 1932 – 21 tháng 8 năm 2014) là một nhạc sĩ thuộc dòng nhạc cách mạng người Việt Nam. Ông được biết đến qua một số ca khúc như Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng, Em mơ gặp Bác Hồ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xuân Giao tên thật Trương Xuân Giao, sinh ngày 2 tháng 1 năm 1932 tại Hải Phòng nhưng quê quán ở Hưng Yên.

Năm 1950, ông đi bộ đội ở Đoàn Văn công Quân đội trong mười năm. Từ năm 1960, ông là cán bộ biên tập Nhà Xuất bản Âm nhạc. Ông nghỉ hưu năm 1992.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anh phi công ơi (thơ: Xuân Quỳnh) (1965)
  • Bài ca biên giới (1978)
  • Bài ca biên phòng
  • Bài ca trên máy kéo
  • Bàn tay mẹ
  • Bay trên bầu trời Tổ quốc
  • Bình minh Hạ Long
  • Bốn mùa đất nước gọi tên anh
  • Câu chuyện chăn nuôi
  • Con cò
  • Con cò cánh trắng
  • Cô gái mở đường (1966)
  • Cô gái trồng rừng
  • Cô mậu dịch viên
  • Cùng múa vui
  • Chào sông Mã anh hùng (1967)
  • Cháu yêu bà (1969)
  • Đất mỏ anh hùng
  • Đất nước
  • Đi tới những chân trời (1966)
  • Em mơ gặp Bác Hồ (1969)
  • Em yêu Thủ đô
  • Gửi các anh người chiến thắng
  • Gửi người bạn lái xe
  • Giấc mơ của bé (1992)
  • Giữ biển trời Quảng Bình – Vĩnh Linh (1965)
  • Hàng lên biên giới
  • Hát ở Cửu Long
  • Hát ru
  • Hát về Lê Mã Lương
  • Hát về thành phố tương lai
  • Hội cấy mùa xuân
  • Là măng non Thành phố Hồ Chí Minh
  • Một vùng lúa quê em
  • Múa cho mẹ xem (1966)
  • Mùa xuân gửi chú bộ đội
  • Mùa xuân vui trên mỏ Tĩnh Túc
  • Nghệ Tĩnh mình đây
  • Những đường dây hát
  • Sức trẻ mùa xuân
  • Ta lại kéo pháo vào trận địa
  • Tây Nguyên chiến thắng
  • Tiếng hát trên đồng lúa Nam Hà (1975)
  • Trước tượng đài Lý Tự Trọng
  • Về Đồng Hới

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Xuân Giao qua đời ngày 21 tháng 8 năm 2014, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 82 tuổi.

VOV.VN - Tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Cô gái mở đường”, “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Cháu yêu bà”...qua đời ngày 21/8 ở tuổi 82.

Theo một nguồn tin từ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Xuân Giao, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Cô gái mở đường”, “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Cháu yêu bà”...đã qua đời lúc 19h25 phút ngày 21/8, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 82 tuổi.

Cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024

Nhạc sĩ Xuân Giao (Ảnh: CAND)

Nhạc sĩ Xuân Giao sinh năm 1932, quê gốc ở Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, nhưng ông lại trưởng thành ở đất Kiến An, Hải Phòng. Ông bắt đầu con đường âm nhạc từ một diễn viên hát giọng nam trầm của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị.

Từ năm 1960, ông là cán bộ biên tập Nhà Xuất bản Âm nhạc. Vừa làm công tác biên tập vừa sáng tác, ông đã có nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là trong Kháng chiến chống Mỹ như “Bài ca biên phòng”, “Giữ biển trời Quảng Bình - Vĩnh Linh”, “Đi tới những chân trời”, “Cô gái mở đường”, “Chào sông Mã anh hùng”... Trong đó, “Cô gái mở đường” vẫn được xem là một trong những khúc ca hay nhất viết về thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn.

Ngoài hàng trăm ca khúc viết cho người lớn, Xuân Giao còn có một gia tài không nhỏ dành cho thiếu nhi. Trẻ em nhiều thế hệ vẫn thuộc nằm lòng bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Cháu yêu bà”… Trong đó, ca khúc “Em mơ gặp Bác Hồ” sáng tác năm 1969 là một trong những ca khúc đã đem về cho nhạc sĩ Xuân Giao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Nhạc sĩ Xuân Giao đến với âm nhạc một cách tự nhiên và để lại cho đời nhiều bài ca đặc sắc, dù ông chưa được học qua một trường lớp chính quy nào. Những bài hát của ông thường được sáng tác trên đàn ghi ta hay măngđôlin.

Những năm gần đây, nhạc sĩ Xuân Giao bị tai biến đến ba lần, rồi lại phải mổ túi mật khiến sức khỏe giảm sút nhiều. Cuộc sống của ông chủ yếu gắn với chiếc giường và nhờ vào bàn tay tần tảo, chịu thương chịu khó của người vợ cùng con cái. Tuy vậy, niềm say mê âm nhạc vẫn không hề tắt trong ông. Dù bị tai biến, nhạc sĩ Xuân Giao vẫn sáng tác. Tay run không viết được, ông nhờ con gái chép hộ khuông nhạc.

Dù khi còn công tác ở Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hay sau này về Nhà xuất bản Âm nhạc, nhạc sĩ Xuân Giao luôn được bạn bè yêu mến vì sự cần mẫn, tận tụy trong công việc. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và sự yêu mến của công chúng với những sáng tác của ông là quà tặng vô giá với một người nghệ sĩ./.

Lễ viếng và truy điệu nhạc sĩ Xuân Giao sẽ diễn ra từ 7h30 thứ 3, ngày 26/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).