Cơ chế xác định giới tinh là gì năm 2024

1. Nhiễm sắc thể giới tính:

- Trong các tế bào lưỡng bội ngoài các NST thường giống nhau ở cả hai giới còn có 1 cặp NST giới tính + Tương đồng: XX + Không tương đồng: XY - NST giới tính mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính - Giới tính nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào VD: Ở người, động vật có vú,.... Cặp NST XX là giống cái, XY là giống đực. Ở chim, gà,.... cặp NST giới tính XX là giống đực, XY là giống cái.

2. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính:

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh - Cơ thể mang NST XX chỉ cho một loại giao tử mang NST X, thuộc giới đồng giao tử - Cơ thể mang NST XY cho hai loại giao tử là một loại mang NST X và một loại mang NST Y, thuộc giới dị giao tử

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính:

- Thuyết NST giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài lên sự phân hoá giới tính VD: + Bên trong cơ thể: Nếu dùng metyl testosterol tác động vào cá vàng cái sẽ làm cá vàng cái biến thành cá vàng đực về kiểu hình nhưng không làm thay đổi NST giới tính của cá cái + Bên ngoài cơ thể: Ở một số loài rùa, nếu trứng được ấp ở 28ºC sẽ nở thành con đực còn trên 32ºC sẽ nở thành con cái - Nắm được cơ chế xác định giới tính và ảnh hưởng của môi trường đến sự phân hoá giới tính người ta có thể ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất đặc biệt là điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi

Bài viết này không đề cập những vấn đề mang tính hàn lâm, nặng lí thuyết, mà chỉ mong tóm gọn những nội dung chủ yếu liên quan đến những đối tượng được đề cấp đến trong những bài thi cấp Bộ. Hi vọng giúp ích được cho các em học sinh và mong được trao đổi thêm cùng các đồng nghiệp.

Cơ chế xác định giới tính có nhiều kiểu khác nhau. Trong chừng mực THPT và ĐH – CĐ, chúng ta xét đến 4 cơ chế phổ biến sau:

1. Cơ chế xác định giới tính kiểu X – Y :

Ở người và các loài động vật có vú, cơ chế xác định giới tính được xác định bằng các nhiễm sắc thể X và Y. Giới cái có kiểu nhiễm sắc thể XX và giới đực có kiểu nhiễm sắc thể XY. Nhiễm sắc thể XY ở người chỉ có phần tương đồng rất nhỏ nằm ở hai đầu mút nhiễm sắc thể giúp chúng tiếp hợp với nhau trong quá trình giảm phân, phần còn lại rất lớn là không tương đồng – tức là, gen trên X không có gen tương ứng trên Y.

– Mặc dù giới tính ở người và động vật có vú khác đều được xác định theo kiểu XX – ♀ và XY – ♂, nhưng cơ chế này có một số điểm đặc biệt sau:

  • Nhiễm sắc thể Y giữ vai trò quan trọng trong việc qui định nam tính ở người. Khi có nhiễm sắc thể Y sẽ cho ra nam giới còn nếu không có Y sẽ là nữ giới. Xem ví dụ bên dưới để thấy rõ vấn đề này.
  • Trong hai nhiễm sắc thể X ở nữ giới chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động còn nhiễm sắc thể kia bị bất hoạt về mặt di truyền – hầu hết các gen trên đó đều không hoạt động. Việc nhiễm sắc thể nào bất hoạt là hoàn toàn ngẫu nhiên, và được truyền lại cho một nhóm các tế bào sinh dưỡng nằm gần nhau trong quá trình nguyên phân.

Ví dụ: Năm 1990, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra gen SR Y (sex determining region of Y – vùng xác định giới tính trên Y) nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể Y qui định sự phát triển của tinh hoàn. Gen này qui định protein có chức năng điều hòa hoạt động của các gen khác tham gia vào quá trình hình thành các đặc điểm giới tính nam. Nếu không có gen này thì phôi sẽ phát triển buồng trứng và hình thành cơ thể nữ. Hiện nay người ta đã biết trên nhiễm sắc thể Y của người có 78 gen mã hóa cho khoảng 25 loại protein khác nhau (số lượng gen nhiều hơn số loại protein vì nhiều gen trong số này được lặp lại nhiều lần – đặc trưng của các gen trên nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực). Khoảng một nửa số lượng gen trên Y hoạt động ở tinh hoàn, một số khác cần cho sự hoạt động bình thường của tinh hoàn – tức là, hơn 50% gen trên Y được dùng để xác định giới tính nam . Chương trình giải mã bộ gen người năm 2002 phát hiện thấy trên X có 754 gen – nhiều gấp 10 lần trên Y !! [Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học – NXB Giáo dục]

– Ở ruồi giấm, cơ chế xác định giới tính cũng theo kiểu XX – ♀ và XY – ♂ như ở động vật có vú. Tuy nhiên, nhiễm sắc thể Y của ruồi giấm lại không có chức năng trong việc xác định giới tính như ở động vật có vú. Nếu phôi của ruồi giấm có 2 nhiễm sắc thể X thì sẽ phát triển thành con cái, phôi chỉ có một nhiễm sắc thể X sẽ phát triển thành con đực.

2. Cơ chế xác định giới tính kiểu X – O :

Ở một số loài châu chấu, dế và một số loài côn trùng khác, con cái có hai nhiễm sắc thể X còn con đực chỉ có một nhiễm sắc thể X. Giới tính của cá thể phụ thuộc vào việc trứng được thụ tinh bởi tinh trùng có mang nhiễm sắc thể X hay không.

3. Cơ chế xác định giới tính kiểu Z – W :

Nội dung này chủ yếu được đề cập trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc ở cấp học ĐH – CĐ.

Ở chim và một số loài cá, một số loài côn trùng, con cái có nhiễm sắc thể Z và W, còn con đực có 2 nhiễm sắc thể Z. Như vậy, giới tính của cá thể phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính của trứng. Nếu trứng có nhiễm sắc thể W kết hợp với tinh trùng mang Z sẽ cho ra con cái, còn trứng mang nhiễm sắc thể Z kết hợp với tinh trùng mang Z sẽ cho ra con đực. Kiểu xác định giới tính này ngược với kiểu X – Y, và do nhiễm sắc thể giới tính trên trứng qui định.

4. Cơ chế xác định giới tính kiểu đơn bội – lưỡng bội (có ở loài động vật trinh sinh hay thực vật đơn bội)

Ở hấu hết các loài ong và kiến, tế bào không có nhiễm sắc thể giới tính riêng, và giới tính được xác định bằng mức bội thể. Nếu trứng được thụ tinh thì hợp tử 2n sẽ cho ra con cái (ong chúa hoặc ong thợ), còn nếu trứng không được thụ tinh (n) sẽ cho ra con đực.

(Trần Ngô Định Công – HọcTốtSinhHọc.wordpress.com. Theo TLGK chuyên Sinh THPT – Phạm Văn Lập, Trần Ngọc Danh, Đinh Đoàn Long, NXB Giáo dụcViệt Nam)

X0 là gì trong sinh học?

Hội chứng Turner (XO), đôi khi được gọi là hội chứng giảm sản buồng trứng bẩm sinh, là một dạng bất thường nhiễm sắc thể giới tính phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em gái và phụ nữ. Cụ thể hơn, đó là vấn đề với một trong hai nhiễm sắc thể X - cấu trúc giống như sợi bên trong tế bào được tạo ra từ ADN.