Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Nhiều người mô tả phụ nữ mang thai là "nở nang" nhưng chính vì tăng cân nên hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khá khó chịu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Việc tăng cân khác nhau ở mỗi người nhưng trung bình phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị thừa cân từ trước, họ có thể tăng nhiều hơn mức trung bình này.

Trong khi một số trọng lượng này sẽ mất đi sau khi sinh (em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3kg), một số có thể sẽ kéo dài một vài tháng sau khi sinh. Mặc dù điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức nhưng cũng cần chấp nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển nhưng tránh tăng cân quá nhiều.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 9 tháng thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất. Ví dụ trước khi mang thai, cân nặng là 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

Thông thường, khi khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn, đặc biệt nếu bạn hơi nhẹ cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai.

2. Tăng cân khi mang thai ở mức nào dễ gây nguy cơ bệnh lý?

Theo BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. BS. Hà cảnh báo nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to, khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày.

Tăng cân quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là các biến chứng khi chuyển dạ, vì vậy chị em cần hết sức cẩn thận. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh thức ăn nhiều đường vì cùng với việc tăng cân quá mức, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và em bé vì dễ dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn như sinh con quá cân, nguy cơ chuyển dạ sinh non, hạ đường huyết sơ sinh...

Nhưng phụ nữ mang thai tăng cân quá ít cũng là một vấn đề, vì nó có nghĩa là con bạn sẽ có nguy cơ nhẹ cân. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa thường theo dõi cân nặng của bạn trong 3 giai đoạn của thai kỳ và sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến hoàn cảnh và nguy cơ biến chứng khác nhau của bạn.

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: mức tăng cân của bà bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Bà mẹ mang thai luôn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh theo dõi sức khỏe trong thai kỳ.

3. Kiểm tra chỉ số BMI khi mang thai

Bà bầu nên quản lý cân nặng của mình bằng nhiều cách, có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.

BMI = cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao:

  • Với phụ nữ nhẹ cân (BMI dưới 19,8), mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
  • Đối với phụ nữ cân nặng bình thường (BMI từ 19,8-26), khi mang thai tăng cân hợp lý từ 11-14kg.
  • Phụ nữ thừa cân (BMI từ 26-29) trong thời kỳ mang thai nên tăng cân hợp lý là từ 8-11kg.
  • Với phụ nữ béo phì (BMI trên 29), mức tăng cân hợp lý ở thai kỳ là 8kg.
  • Khi mang thai đôi hoặc sinh ba, đây là trường hợp đặc biệt nên mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Để giữ cân nặng phù hợp, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bà bầu cũng cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng có lợi cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, tập thể dục giúp làm giảm đau lưng và táo bón, cũng như giữ cho bạn thân hình cân đối - điều này sẽ hữu ích khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, để đảm bảo bạn chọn được bài tập phù hợp với nhu cầu của mình, hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ điều gì mới.

Căng thẳng khi mang thai cũng có thể có tác động tiêu cực, vì vậy, mặc dù cần theo dõi chế độ ăn uống của mình, nhưng điều quan trọng là mẹ bầu phải thư giãn và tận hưởng trải nghiệm thai kỳ càng nhiều càng tốt. Đối với các mẹ bầu, không cần thiết phải tính lượng calo một cách khắt khe mà nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn phong phú và lành mạnh.

Mẹ bầu tăng cân chính là một dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thai kỳ, chỉ số tăng cân của người mẹ cũng cần hợp lý vì tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt. Vậy mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu mang thai.

1. Tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu mang thai?

Đây là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là giai đoạn mà bạn không cần phải tăng cân quá nhiều. Trung bình bà bầu chỉ cần tăng 1kg trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với những trường hợp mang đa thai thì số cân nên tăng có thể lớn hơn đôi chút.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Giai đoạn đầu mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều

Tuy nhiên, với một số trường hợp không tăng cân hoặc thậm chí giảm cân trong 3 tháng đầu mang thai thì cũng không hoàn toàn có nghĩa rằng sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

Điều này được giải thích như sau: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi và rất nhiều trường hợp bị ốm nghén, thường chán ăn, khó ăn, rất hay buồn nôn và nôn. Ngay cả với những món ăn mà bạn từng rất yêu thích trước đây cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh khi bạn nhìn thấy nó. Vấn đề ăn uống của mẹ bầu bị ốm nghén trong thời gian này rất khó khăn và không dễ khắc phục. Đây chính là lý do khiến mẹ bầu không thể tăng cân hoặc thậm chí giảm cân trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, khi đi khám định kỳ, bạn cần cung cấp thông tin về tình trạng ốm nghén và chế độ ăn uống của mình cho bác sĩ sản khoa. Nếu tình trạng giảm cân hoặc tăng cân quá mức, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Vì thực tế, dù tăng cân hay giảm cân quá nhiều đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cách tốt nhất là hay tăng cân một cách hợp lý.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Cụ thể, mức tăng cân trung bình cho mỗi bà bầu như sau:

  • Trong 3 tháng mang thai đầu: Nên tăng 1 kg.
  • Trong 3 tháng mang thai giữa:Nên tăng 4 đến 5 kg.
  • Trong 3 tháng mang thai cuối: Nên tăng 5 đến 6 kg.

Tuy nhiên, với những thai phụ có thể trạng gầy, có thể tăng cân nhiều hơn một chút hoặc nếu thai phụ có vấn đề thừa cân trước khi mang thai thì có thể tăng ít hơn một chút. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi khám thai định kỳ.

2. Vì sao giảm cân quá nhiều hoặc tăng cân quá nhiều đều không tốt cho bà bầu và thai nhi?

2.1. Những nguy cơ rủi ro của việc tăng cân quá ít hoặc giảm cân

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu tăng cân ít, thậm chí giảm cân nhưng phôi thai vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu giảm cân quá nhiều thì rất có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe

Trong cả thai kỳ, nếu bạn tăng cân quá ít thì có thể dẫn tới tăng tỉ lệ sinh non, thậm chỉ sảy thai, hoặc có thể mắc suy dinh dưỡng bào thai, khiến trẻ sinh ra sẽ ảnh hưởng phát triển thể chất, dễ mắc bệnh và có thể phát triển chậm hơn so với những trẻ sinh ra với mức cân nặng hợp lý.

2.2. Những nguy cơ rủi ro khi tăng cân quá nhiều

Thời kỳ mang thai, bạn thường phải ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, cần có một chế độ ăn hợp lý để vẫn đảm bảo tăng cân giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều để xảy ra tình trạng tăng cân vượt quá mức khuyến cáo. Nếu tăng cân quá nhiều khi mang thai, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ sau:

Đối với mẹ bầu

  • Nguy mắc tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn tăng cân quá mức, đặc biệt ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và trong tương lai về sau.
  • Tăng cân quá nhiều còn gây ra tình trạng tăng huyết áp khiến cho thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh non và nguy cơ phải sinh mổ cao.
  • Nguy cơ cao gây hình thành cục máu đông trong thời kỳ hậu sản.
  • Dẫn đến thừa cân, béo phì.

Có bầu tăng cân như thế nào là hợp lý năm 2024

Nên vận động nhẹ nhàng khi mang thai

Đối với thai nhi

Khi mẹ tăng cân quá nhiều, bé cũng có thể tăng cân nhiều hơn khi đang trong bụng mẹ. Vì thế, khi sinh ra, trẻ có nguy cơ cao có cân nặng lớn hơn mức trung bình. Điều này khiến cho việc sinh nở của người mẹ trở nên khó khăn hơn và mức rủi ro cao hơn, đồng thời nguy cơ phải sinh mổ cũng rất lớn.

3. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, bạn nên có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Một số loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bạn như các loại ngũ cốc, trái cây, các loại thịt, chất béo lành mạnh, sữa,…

Ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể chị em chưa cần bổ sung thêm calo mà thông thường chỉ cần đảm bảo một chế độ ăn bổ dưỡng, nghĩa là không cần ăn quá nhiều mà chỉ cần ăn đủ chất.

Về vấn đề vận động, mẹ bầu cần lựa chọn những bài tập phù hợp với cơ thể, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga. Nên tập đều đặn nhưng không nên tập với cường độ nặng, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Theo dõi cân nặng cũng là một việc làm cần thiết đối với mỗi bà bầu để có thể điều chỉnh chế độ ăn và kiểm soát cân nặng của mình một cách tốt nhất. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu mang thai”. Nếu có bất cứ băn khoăn gì, mẹ bầu không nên ngần ngại mà hãy nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ sản khoa để được tư vấn kịp thời.

Bạn có thể liên hệ tới 1900 56 56 56 - Đường dây nóng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn trực tiếp.