Có bao nhiêu phương pháp quản lý y tế

Quản trị hệ thống y tế là việc đưa ra các quy tắc, chuẩn mực và hành động để chỉ đạo hệ thống y tế, cũng như xác định các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống để đạt được các mục tiêu của ngành và đẩy nhanh tiến độ Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC). Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị này – đồng thời đảm bảo sự tham gia và hợp tác đa ngành trong quá trình hoạch định và phát triển chính sách y tế. Các bên liên quan chính bao gồm: ủy ban nhân dân tỉnh và địa phương, đại diện của cộng đồng dân cư và các nhóm dân cư thiệt thòi ví dụ như các tổ chức xã hội dân sự, và khu vực tư nhân. Việc tăng cường quản trị hệ thống y tế ở các quốc gia là cốt lõi của toàn bộ hệ thống y tế , làm nền tảng cho sự phát triển của Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Hệ thống chính quyền tại Việt Nam được tổ chức dựa trên bốn cấp – trung ương, tỉnh, quận/huyện và xã/phường. Trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, có ba cấp độ dịch vụ chính - cấp cơ sở với tuyến huyện và xã, cấp tỉnh với các bệnh viện tuyến tỉnh và cấp trung ương với các bệnh viện trung ương thuộc sự quản lý của chính phủ trung ương. Kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành y tế bắt đầu tiến hành cải cách chi tiết trong cơ cấu ngành, từ cấp trung ương đến địa phương, bao gồm hợp nhất bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện thành một đơn vị, chuyển trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng với việc chuyển chức năng khám chữa bệnh sang cho bệnh viện, và hợp nhất các đơn vị kiểm soát chất lượng thực phẩm và thuốc.

Tại tuyến trung ương, trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2017/NDCP nhằm phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế giai đoạn 2016-2020. Ở tuyến tỉnh, Nghị định số 51/2015/TTLTBYT-BNV đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ phối hợp ban hành năm 2015 để hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở y tế tỉnh và phòng y tế huyện.

Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết tham gia Hiệp hội bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân 2030 (ban đầu là Hiệp hội y tế quốc tế, hay IHP+). Hiệp hội này giúp xây dựng các nguyên tắc để phát triển ngành y tế một cách hiệu quả . Một nhóm Đối tác Y tế được thành lập năm 2004, cũng đã và đang hỗ trợ đối thoại chính sách y tế cấp cao giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ.

  • 1. PHÁP MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 1. Nêu các tiêu chuẩn/tính chất của giải pháp 2. Phân tích các bước trong quá trình lựa chọn giải pháp 3. Xây dựng được bảng lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề đã lựa chọn NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn giải pháp 1.1. Mục tiêu của việc lựa chọn giải pháp Giải pháp là cách làm, hay là đường đi nước bước để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để đạt được mục tiêu, có thể có nhiều giải pháp mà người lập kế hoạch phải xác định, rồi từ đó sẽ chọn ra những giải pháp tối ưu để thực hiện. Lựa chọn giải pháp là một bước rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, nhằm làm giảm hoặc loại trừ các nguyên nhân gốc rễ đã được xác định trong bước phân tích vấn đề. Tuy nhiên đây là công việc không dễ dàng chút nào, nếu như một nhà quản lý không biết tìm và lựa chọn giải pháp thì việc quản lý chương trình không thể đạt được những kết quả mong muốn. 1.2. Tiêu chuẩn của giải pháp Một giải pháp được coi là tối ưu khi đảm bảo 5 tiêu chuẩn sau:  Có khả năng thực hiện được: Điều này liên quan đến nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, khả năng quản lý và thời gian) Phần này chúng ta nên lập bảng kiểm để xem xét các dữ liệu về nhân lực, vật lực, tài lực và trình độ quản lý cũng như thời gian có đủ không để chúng ta phát hiện các thiếu hụt rồi tìm cách giải quyết hoặc phải thay đổi mục tiêu đề ra. Các giải pháp có khả năng thực thi cũng phải phù hợp với các đường lối, chính sách kinh tế, xã hội và y tế.  Chấp nhận được: tức là không có những trở ngại quá khả năng có thể vượt qua của những người/cơ quan thực hiện, cũng như của những người sử dụng hay cộng đồng.  Có hiệu lực và hiệu quả cao Đây là mối liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch vụ và vấn đề được cải thiện (đầu ra), trong đó, tính hiệu lực nói đến khả năng giải quyết (loại bỏ hoặc làm giảm) nguyên nhân gốc rễ còn tính hiệu quả nói đến mối liên quan giữa việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ và chi phí cần bỏ ra. Có thể nói cách khác: Cùng một giá trị đầu tư, kết quả càng lớn thì hiệu quả càng cao.
  • 2. Một giải pháp được coi là "thích hợp" khi các giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở những nơi mà chương trình hoặc kế hoạch được triển khai.  Có khả năng duy trì: Có nghĩa là nếu giải pháp được áp dụng thì khi triển khai, nơi nhận chương trình có đủ khả năng tiếp thu và thực hiện một cách có hiệu quả, và giải pháp này có thể duy trì được ở các giai đoạn khác nhau (chương trình mang tính bền vững). 2. Các bước để lựa chọn giải pháp Thông thường sau khi phân tích vấn đề và xác định được các nguyên nhân gốc rễ, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận để đề ra các giải pháp nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ này. Việc xây dựng “Bảng lựa chọn giải pháp” bao gồm bảy bước phân tích để tìm ra phương pháp thực hiện cho giải pháp đó một cách hữu hiệu nhất. 2.1. Tìm giải pháp - Giải pháp giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì?” - Nguyên tắc: Nguyên nhân gốc rễ nào - Giải pháp đó Mỗi nguyên nhân gốc rễ có thể có một hay nhiều giải pháp tương ứng để giải quyết, song ta chỉ chọn những giải pháp đáp ứng được các tiêu chuẩn đã nêu ở trên. Ví dụ: Nguyên nhân gốc rễ Giải pháp 1. Kỹ năng chuyên môn của cán bộ y tế kém. 1. Đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cán bộ y tế. 2. Cộng đồng thiếu kiến thức phòng bệnh 2. Cung cấp kiến thức phòng bệnh cho cộng đồng 3. Thiếu thuốc 3. Cung cấp đủ thuốc 2.2. Xác định phương pháp thực hiện - Phương pháp thực hiện giúp để trả lời cho câu hỏi "Chúng ta phải làm như thế nào để thực hiện giải pháp đó?" - Mỗi giải pháp có một hoặc nhiều phương pháp thực hiện tương ứng. Ví dụ: Giải pháp Phương pháp thực hiện 1. Đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cán bộ y tế 1. Mở lớp đào tạo ngắn hạn tại cơ quan 2. Gửi đi đào tạo 3. Đào tạo qua giám sát thường xuyên
  • 3. kiến thức phòng bệnh 1. Truyền thông đại chúng 2. Tư vấn trực tiếp 3. Đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học 4. Truyền thông qua tờ rơi, sách mỏng, tranh ảnh 3. Cung cấp đủ thuốc 1. Xin TTYTDP cấp thêm thuốc 2. Dùng tiền dự án Mua thuốc 3. Xin UBND cấp thêm kinh phí để mua thuốc. 2.3. Chấm điểm hiệu quả cho mỗi phương pháp thực hiện Cách cho điểm hiệu quả của phương pháp thực hiện dựa vào việc đánh giá xem phương pháp thực hiện đó sẽ làm giảm nguyên nhân gốc rễ tới mức nào. Phương pháp thực hiện nào có hiệu quả cao hơn thì cho điểm cao hơn. Mức độ hiệu quả của phương pháp thực hiện thường được cho điểm từ 1-5: Điểm 1: không hiệu quả Điểm 2: hiệu quả kém Điểm 3: hiệu quả trung bình Điểm 4: hiệu quả khá Điểm 5: hiệu quả cao Dựa vào biểu quyết của các thành viên trong tổ chức để chọn điểm hiệu quả cho mỗi phương pháp thực hiện. Có hai cách tính điểm của nhóm: Cách 1: Nhóm thảo luận và đưa ra các lí do cho điểm và thống nhất một điểm chung cho cả nhóm Cách 2: Từng người đưa ra điểm và lí do cho điểm của mình và sau đó cộng điểm của tất cả mọi người lại rồi chia trung bình. Cách này giúp nhanh chóng đưa đến ý kiến thống nhất trong toàn nhóm. 2.4. Chấm điểm khả thi cho mỗi phương pháp thực hiện Cách cho điểm khả thi của phương pháp thực hiện dựa vào các yếu tố như thời gian, chi phí, sự chấp nhận công việc cần thiết để thực hiện các phương pháp thực hiện. Phương pháp thực hiện nào có tính khả thi cao hơn thì cho điểm cao hơn. Mức độ khả thi và các bước thực hiện giống như bước chấm điểm hiệu quả. 2.5. Tính tích số điểm hiệu quả với điểm khả thi Kết quả khi nhân điểm hiệu quả với điểm khả thi sẽ được sử dụng làm căn cứ để lựa chọn ra những phương pháp thực hiện mà chúng ta thấy phù hợp. 2.6. Chọn phương pháp thực hiện Chọn những phương pháp thực hiện có số điểm cao hơn điểm mốc do nhóm quy định. Nếu chương trình có đủ nguồn lực thì có thể đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn hơn bằng cách triển khai nhiều phương pháp thực hiện cùng một lúc, và
  • 4. thực hiện được triển khai tới nhiều nhóm quần thể đích khác nhau. Tuy nhiên, nếu nguồn lực không dồi dào thì tốt nhất hãy nên tập trung triển khai một giải pháp cho tốt, hơn là phân tán các nguồn lực để thực hiện nhiều giải pháp. Trình tự thực hiện phương pháp có thể dựa vào cột tích số: điểm cao làm trước, điểm thấp làm sau 2.7. Phân tích khó khăn và thuận lợi của các phương pháp thực hiện được lựa chọn Bước này nhằm mục đích giúp cho nhóm làm việc lường trước được những khó khăn có thể xảy ra, đồng thời cũng phân tích được các điểm thuận lợi khi tiến hành các phương pháp thực hiện. Nhóm có thể dùng phương pháp động não để đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn và tận dụng những thuận lợi đó. Việc phân tích này sẽ giúp nhóm xây dựng được một bản kế hoạch hành động sát với tình hình thực tế bằng những công việc, hoạt động cụ thể để khắc phục được những khó khăn và tận dụng được tối đa những thuận lợi có sẵn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Khi phân tích khó khăn-thuận lợi, chúng ta cần lưu ý xem xét tới các yếu tố sau: - Con người - Môi trường - Cơ sở vật chất, trang thiết bị - Tài chính Ví dụ về một phân tích khó khăn và thuận lợi Giải pháp: Đào tạo Phương pháp thực hiện: Mở lớp tập huấn ngắn hạn tại cơ quan Khó khăn Thuận lợi - Chưa có chương trình tập huấn - Chi phí xây dựng tài liệu tập huấn và mua sắm trang thiết bị giảng dạy - Cơ quan có sẵn cơ sở vật chất - Lãnh đạo ủng hộ - Có sẵn giảng viên có kinh nghiệm Khi xây dựng các giải pháp, hãy thu thập thông tin để phân tích môi trường xung quanh để tìm hiểu xem các tổ chức/đơn vị khác có đang làm những việc liên quan đến giải pháp mà chúng ta định thực hiện hay không. Điều này sẽ tránh cho tổ chức thực hiện những công việc trùng lặp, lãng phí ngân sách một cách không cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cũng nên xem xét kỹ các khoản tài chính cho các hoạt động đưa ra. Ví dụ, khi cân nhắc xây dựng một cơ sở y tế mới, hãy nhớ rằng ngoài chi phí vốn xây dựng, chúng ta còn phải dành tiền cho hoạt động sau này của cơ sở. Chúng ta cần phải lập kế hoạch và lên ngân sách cho chi phí vốn cũng như chi phí thường xuyên cho các phương pháp thực hiện.
  • 5. lựa chọn giải pháp Mục tiêu Ng.nhân gốc rễ Giải pháp Phương pháp thực hiện Hiệu quả Khả thi Tích số Thực hiện Đưa nội dung về phòng tránh thai trong quá trình tư vấn 5 4 20 C Truyền thông qua loa phát thanh và truyền hình về các BP tránh thai 3 2 6 K Phát các tờ rơi, sách mỏng về các biện pháp tránh thai tại PK 4 5 20 C Chiếu video về tránh thai tại phòng chờ 4 5 20 C Đào tạo tập trung ngắn hạn 4 4 16 C Đạo tạo thông qua giám sát thường xuyên 4 3 12 K Lập kế hoạch giám sát phù hợp 4 4 16 C Xây dựng đầy đủ các bảng kiểm, biểu mẫu giám sát 4 5 20 C Xây dựng chế tài giám sát cho cả GSV và tư vấn viên 4 3 12 K Xây dựng QTTV trước, sau nạo hút thai dựa trên QT mẫu BYT 4 5 20 C Cán bộ y tế thiếu kỹ năng tư vấn Công tác giám sát chưa chặt chẽ Chưa có quy trình tư vấn Cung cấp thông tin về tránh thai cho tất cả KH Đào tạo về kỹ năng tư vấn cho cán bộ y tế Chú trọng giám sát các tư vấn viên Xây dựng quy trình tư vấn Khách hàng không được cung cấp thông tin Nâng tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ sau nạo hút thai từ 32% lên 70% từ tháng 1/2005 đến tháng 1/2006 tại TT CSSKSS tỉnh KH.