Có bao nhiêu màu cơ bản

Màu sắc sẽ quyết định vai trò quan trọng trong việc thành công hay không của mỗi tác phẩm. Một số màu sắc luôn có một ý nghĩa nhất định trong việc.Thế nên để đạt được kết quả tốt nhất, bất cứ designer nào cũng phải nắm rõ những lý thuyết cơ bản về màu sắc. Bài viết sau đây, ITPlus Academy sẽ cùng bạn đọc ôn lại một số lý thuyết cơ bản về màu sắc. 

Màu sắc là gì?

Hiện nay, thật khó để tìm được một định nghĩa chính thống của màu sắc. Màu sắc là”con” của ánh sáng. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. Màu là chỉ ba màu sắc chính là Đỏ, Vàng và Xanh. Từ 3 màu này chúng có thể pha trộn được tất cả các sắc khác nhau. 

Có bao nhiêu màu cơ bản

Những thành phần cơ bản của màu sắc

Chúng ta có ba thành phần cấu thành giúp xác định màu sắc là độ màu sắc, độ bão hòa và độ sáng

  • Sắc độ (còn gọi là Hue): Sắc độ hiển thị vị trí trên vòng thuần sắc, nói cụ thể hơn là chúng đại diện sắc màu cơ bản của một màu.

  • Độ bão hòa (hay còn gọi là Saturation): Chúng đại diện cho độ màu màu của một màu sắc. Độ bão hòa thường có đơn vị là phần trăm.

  • Độ sáng (hay còn gọi là Brightness): Tương tự như độ bão hòa chúng sẽ có đơn vị là phần trăm. Ví dụ màu vàng có độ sáng 0% là màu đen, còn độ sáng là 100% ta sẽ có một màu vàng đúng nghĩa. 

Vòng tuần hoàn màu sắc

Khái niệm này đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Những vòng đầu tiên sẽ có các màu chính quây thành một vòng tròn. Sau đó chúng pha trộn các màu chính với tỷ lệ chính xác để có thể tạo ra màu thứ cấp và tam cấp. Vòng thuần sắc sẽ cho chúng ta thấy các mối quan hệ màu sắc một cách rõ rệt. Khi một màu kết hợp với màu nào đó để tạo ra ánh sáng trắng (đối diện), màu tương tự (nằm cạnh), màu bộ ba (3 màu đặt cách nhau 120 độ ở vòng thuần sắc)... và rất nhiều điều thú vị khác. 

Ta sẽ có các màu trong vòng tuần hoàn màu sắc gồm:

  • Màu cơ bản : Đỏ, vàng và xanh dương.

  • Màu bậc 2 : Xanh lá, cam và tím (hình thành từ việc trộn các màu cơ bản).

  • Màu bậc 3: Màu vàng cam, đỏ cam, đỏ-tím, xanh-tím, xanh lục và vàng xanh lục (hình thành từ việc trộn các màu cơ bản và màu bậc 2).

Có bao nhiêu màu cơ bản

Bánh xe màu

Bánh xe màu đã manh nha xuất hiện vào năm 1666 bởi Isaac Newton. Theo ông thì bánh xe màu gồm các màu cơ bản là Đỏ - Cam - Vàng - Lục - Lam - Chàm -Tím. Đây cũng là 7 màu của cầu vồng. Còn phương Đông thì dùng 5 màu ăn theo lý thuyết về âm dương ngũ hành đó là  Trắng -Xanh - Đen - Đỏ - Vàng tương ứng với Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Thế nhưng sự thật cuối cùng đã được Thomas Young - một nhà vật lý người Anh chỉ ra là chỉ có 3 màu cơ bản là Đỏ - Vàng - Xanh dương. Các màu còn lại chỉ từ việc pha trộn mà thôi.

Hệ thống màu sắc

Chúng ta sẽ có 2 hệ thống màu chính (dựa vào phương pháp mà các màu sắc được tạo ra) đó là additive và subtractive. Additive có thể hiểu là pha màu theo cách cộng màu, subtractive có thể hiểu là pha màu theo cách trừ màu (phản chiếu). 

Additive: Việc pha màu theo phép cộng màu hoạt động với bất cứ vật gì phát ra ánh sáng. Khi chúng ta pha trộn các bước sóng khác nhau của ánh sáng thì sẽ tạo ra màu sắc khác nhau. Và càng thêm ánh sáng thì sắc càng nhạt và sáng hơn. 

Subtractive: Pha màu theo phép trừ màu hoạt động dựa bởi cơ sở ánh sáng phản xạ. Có nghĩa thay vì đẩy ánh sáng ra ngoài thì sắc tố phản chiếu bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ xác định được màu sắc lên mắt người. 

Có bao nhiêu màu cơ bản

Gam màu

Có thể nói gam màu là một cách để mô tả đầy đủ phạm vi của phổ màu sắc mà hệ thống có thể mô phỏng. Ngoài ra, một thông tin quan trọng đó là phạm vi của phổ màu sắc trong CMYK có thể khác với RGB. Lý do có thể lý giải là bởi tính chất hai hệ thống khác nhau, những màn hình khác nhau không phải lúc nào cũng hiển thị được màu sắc như nhau. Ngoài ra, các sự phản chiếu của ánh sáng không đều cũng có thể làm giảm độ bão hòa.

Trong năm giác quan của chúng ta thì thị giác là cơ quan phát triển nhất ở hầu hết mọi người và không phải ngẫu nhiên mà 90% quyết định dùng thử sản phẩm của con người được quyết chỉ vì màu sắc bên ngoài của sản phẩm. Và để khách hàng ấn tượng và ghi nhớ logo thì màu sắc có vai trò quan trọng không thể thiếu.

Màu sắc là ngôn ngữ chung trong thiết kế. Nó có thể giúp chúng ta truyền tải cá tính thương hiệu, tạo ra sự nổi bật hay khơi gợi những cảm xúc tiềm ẩn. Yếu tố tâm lý màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và bạn đang tiến hành quá trình này dựa trên việc thiết kế logo.

Bản chất của màu sắc vượt xa những gì mắt ta nhìn thấy, chúng cũng có tính thực tế khi ứng dụng vào thiết kế logo cho những khách hàng hoặc thương hiệu khác nhau.

 Sau đây là 3 mẹo giúp bạn áp dụng nguyên lý màu sắc thật hiệu quả vào logo của mình.

  • Hiểu rõ vòng tuần hoàn màu sắc trong thiết kế logo

Điểm trọng tâm của nguyên lý màu sắc chính là vòng tuần hoàn màu. Được vẽ bởi Isaac Newton vào năm 1966, đây là một công cụ cần thiết khi muốn kết hợp màu sắc theo nhiều cách khác nhau. Phiên bản phổ biến nhất bao gồm 12 màu dựa trên mô hình màu RYB.

Trong đó, các màu cơ bản (Primary Colour) là đỏ, vàng và xanh dương, 3 màu cơ bản này có thế phối hợp với nhau tạo thành 3 màu bậc 2 (Secondary Colours) bao gồm xanh lá, cam và tím. Khi nhóm màu bậc 2 được phối hợp với nhóm màu cấp 1 sẽ tạo ra nhóm màu bậc 3 (Tertiary Colour) và nhờ đó chúng ta sẽ có được một vòng tròn màu khép kín với 12 sắc màu cơ bản.

Có bao nhiêu màu cơ bản

  • Để tạo ra sự hài hòa giữa các màu sắc, có 6 kỹ thuật phối màu cơ bản dựa trên vòng tuần hoàn này.

Phối màu tương phản (Complementary): Các cặp màu tương phản sẽ đối xứng với nhau tạo nên sự nổi bật cho nhau, thu hút ánh mắt người nhìn (như màu đỏ và xanh lá cây trong logo của Heineken hoặc xanh dương và vàng trên logo của IKEA).

Phối màu tương đồng (Analogous): Những màu tương đồng sẽ nằm cạnh nhau trong vòng tròn màu (thường là 2-4 màu liền kề nhau). Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không quá rối rắm và nhức mắt. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.

Phối màu kiểu đối xứng-bổ sung (Split-complementary): Với những người mới bắt đầu, đây là cách phối màu an toàn nhất. Nó sử dụng 1 trong 2 màu đối nhau trên vòng màu và hai màu liền kề với màu còn lại. Nếu muốn logo thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu thì phối màu kiểu này này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Phối màu đơn sắc (Monotone):

Đây là cách phối màu đơn giản nhất và cũng vô cùng hiệu quả. Khi sử dụng phối màu đơn sắc, bạn thường chỉ sử dụng 1 ô màu với các sắc độ đậm/nhạt khác nhau hoặc phối với các màu trung tính như đen, trắng, xám. Kiểu phối màu này sẽ tăng tính cộng hưởng, nét sang trọng, thanh lịch hoặc tạo cá tính.

Phối màu bộ ba (Triadic)

Đây là phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác đều.

Phối màu bộ bốn (Tetradic)

Đây là phối màu phức tạp nhất trong sáu phối màu cơ bản. Nhưng nếu bạn chịu bỏ công sức và thời gian để chọn lựa màu sắc kỹ càng, phối màu này sẽ như một phần thưởng khi nó sẽ mang đến cho thiết kế của bạn sự hiện đại và mới mẻ.

 

  • Thận trọng trong cách phối màu trên mẫu thiết kế logo

Để có được sự hài hòa về màu sắc như trên đây đòi hỏi bạn phải cực kỳ cẩn thận trọng khi phối màu. Muốn thiết kế được một chiếc logo hoàn hảo, bạn không nên sử dụng màu sắc với số lượng bằng nhau.

Ngoài ra, sử dụng nhiều màu sắc bổ sung có thể gây ra tình trạng cường điệu quá mức. Ví dụ, các màu tương đồng thường sẽ thiếu sự tương phản dù chúng mang lại cảm giác nhẹ nhàng và dịu mắt, lúc này bạn nên chọn một màu chủ đạo và chỉ sử dụng những màu khác để hỗ trợ và làm nổi bật màu chủ đạo.

Triadic là một cách phối màu giúp mẫu thiết kế trông rực rỡ hơn, nhưng tương tự trường hợp trên, bạn cũng chỉ nên chọn một màu chủ đạo trong 3 màu. Đối với người mới bắt đầu, bạn có thể chọn giải pháp an toàn hơn bằng cách phối màu Split để tận dụng sự cân bằng tự nhiên giữa độ tương phản và giúp thiết kế trông hài hòa hơn.

Tetradic là cách phối màu khá linh hoạt, nhưng bạn vẫn phải chọn ra màu chủ đạo, và nên đặc biệt chú tâm đến sự cân bằng giữa màu nóng và màu lạnh.

 

  • Sử dụng màu sắc để tạo cảm xúc

Màu sắc có khả năng truyền đạt và truyền tải ý nghĩa cũng như thông điệp mà không cần lời nói.

Khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, sức mạnh của màu sắc tác động đến cả cảm xúc và thực tiễn. Ở phương diện cảm xúc, màu sắc có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng khi họ nhìn vào thương hiệu, trong khi ở phương diện thực tế, nó có thể giúp một thương hiệu nổi bật trong đám đông.

Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa màu sắc và thương hiệu cho thấy có đến 90% sự nhận biết về sản phẩm có thể chỉ cần dựa vào màu sắc. Màu sắc đó ảnh hưởng tới việc người tiêu dùng nhìn thấy “tính cách” của thương hiệu như thế nào trong câu hỏi, và mối quan hệ giữa thương hiệu và màu sắc xoay quanh nhận thức về sự phù hợp của màu sắc cho những thương hiệu riêng biệt.

Cách lựa chọn bảng màu của bạn chính là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chiếc logo, một phần nguyên nhân là do yếu tố thẩm mỹ, còn lại là do tâm lý màu sắc.

 

MÀU XANH BLUE:Để tạo niềm tin của người dùng

Màu xanh là một trong những màu sắc được sử dụng nhiều, bởi nó có lí do chính đáng là có rất nhiều người thích màu xanh. Đọc qua các tài liệu về màu xanh và bạn sẽ đi qua các thông điệp như:

  • Màu xanh là màu của niềm tin, hòa bình, trật tự và lòng trung thành (nguyên bản)
  • Màu xanh là màu sắc của các công ty Mỹ, và nó thể hiện: “lạnh… tin tưởng và tin tưởng tôi… có niềm tin vào những gì tôi nói!” (nguyên bản)
  • Màu xanh gợi nhớ sự điềm tĩnh và cảm giác thanh thản. Nó thưởng được mô tả như là hòa bình, an toàn và trật tự. (nguyên bản). Có sự đồng thuận rộng rãi trong cộng đồng khi nghiên cứu về tác động tâm lý của màu xanh. Thông điệp của sự tin cậy và thanh thản là sự thật hiển nhiên.

Ví dụ như facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới sử dụng màu xanh. Đối với một công ty có giá trị cốt lõi là tính minh bạch và tin tưởng thì điều này là một sự lựa chọn lí tưởng. 

Có bao nhiêu màu cơ bản

 

MÀU VÀNG:Dành cho các cảnh báo, gây sự chú ý. Màu vàng là màu sắc của cảnh báo. Do đó màu vàng được sử dụng các dấu hiệu để

cảnh báo, tín hiệu giao thông.

Một nhà tâm lý học tuyên bố màu vàng là màu của hạnh phúc. Business Insider cho biết “những thương hiệu sử dụng màu vàng để chứng tỏ rằng họ đang vui vẻ và thân thiện”.

Tâm lý học màu sắc gắn chặt với những kỉ niệm và sự trải nghiệm. Vì vậy, nếu một người nào đó có một trải nghiệm rất dễ chịu với một ai đó mặc một chiếc áo màu vàng, ăn uống tại một quán thức ăn nhanh với những mái vòm màu vàng, hoặc sống trong một ngôi nhà với những bức tường màu vàng thì màu vàng có thể gây ra sự vui vẻ, thích thú bởi nó kết hợp với bộ nhớ của bạn.

Nhưng chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ màu vàng, vì nếu quá nhiều sẽ gây ra cảm giác lo lắng.

Có bao nhiêu màu cơ bản

MÀU XANH LÁ: là màu lí tưởng cho môi trường, sức khỏe và sản phẩm ngoài trời.

Có lẽ sự kết nối màu sắc trực quan nhất là màu xanh lá cây – màu sắc của ngoài trời, thân thiện thiên nhiên và môi trường. Màu xanh lá cây bản chất là biểu tượng cho sắc thiên nhiên.

Nếu chủ đề về sản phẩm của bạn có bất cứ điều gì liên quan đến thiên nhiên, sức khỏe, môi trường, tự nhiên hoặc ngoài trời thì màu xanh lá cây là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Có bao nhiêu màu cơ bản

MÀU CAM: Là một màu sắc thú vị để tạo cảm giác năng động, sôi nổi.

Các mặt tích cực của màu cam là nó có thể được sử dụng làm màu “vui vẻ”. Theo một số nguồn, màu cam giúp “kích thích hoạt động thể chất, cạnh tranh và sự tự tin”.

Màu cam tạo cảm giác vui vẻ, kích thích sự hành động. Màu cam có nghĩa là liên kết với nhau, bởi nó là một gam màu nóng. Tuy nhiên, khi sử dụng màu cam cần có sự cân nhắc để nó không quá áp đảo các thông điệp thực tế của quảng cáo.

MÀU ĐEN: Thể hiện sự sang trọng và giá trị “màu đen cũng có thể được xem là một màu sắc sang trọng. Khi sử dụng màu đen một cách chính xác có thể tạo sự quyến rũ, tinh tế và độc quyền”.

Nếu bạn đang bán mặt hàng tiêu dùng cao cấp, có giá trị cao thì chọn màu đen là tông màu chủ đạo sẽ là một lựa chọn tốt nhất.

Có bao nhiêu màu cơ bản

MÀU TRẮNG: Đừng bỏ qua màu trắng.

Trong hầu hết các tài liệu tâm lý học màu sắc tôi đọc, có một tính năng bị lãng quên. Có lẽ đó là bởi vì các nhà lý thuyết màu sắc không thể đồng ý về việc liệu màu trắng là một màu sắc hay không.

Đây là màu của sự trong sạch và tinh khiết, trẻ trung, đơn giản, ngây thơ trong trắng, tình bạn và hoà bình. Màu trắng đã trỏ thành màu phổ biển nhất cho màu nền của hầu hết các trang web. Bởi vì nó cho phép người đọc có cảm giác dễ chịu nhất trên màn hình.

Có bao nhiêu màu cơ bản

Qua bài viết này chúng tôi mong có thể giúp bạn hiểu hơn về màu sắc cơ bản trong việc thiết kế logo. Giúp cho việc thiết kế logo dễ dàng và thành công hơn khi có chiếc logo ấn tượng nhất với khách hàng của chính bạn.

Bài viết liên quan

Có bao nhiêu màu cơ bản

Design

Smar.vn – Khi bền vững, tích cực, vui tươi,…không chỉ là phong cách sống, mà là phong cách thiết kế đồ họa (graphic design trends) giúp giới

Xem chi tiết »

Teamcontent 31 Tháng Ba, 2021

Có bao nhiêu màu cơ bản

Chưa phân loại

Thiết kế website chuyên nghiệp thu hút người mua

Là một chủ doanh nghiệp, bạn biết rằng có sự hiện diện online mạnh mẽ là điều cần thiết trong thời đại kỹ thuật số

Xem chi tiết »

Teamcontent 26 Tháng Tám, 2022

Có bao nhiêu màu cơ bản

Marketing

Smar | 18 nguồn miễn phí để tự nghiên cứu thị trường – đối thủ

1. Google Trends Cho phép tìm kiếm và so sánh các từ khóa và mức độ từ khóa đó được tìm kiếm theo thời gian.